Việc dạy bé tự tin giới thiệu bản thân có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình phát triển tâm lý xã hội của trẻ. Đây là một kỹ năng cơ bản trong việc giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non. Vậy ba mẹ nên dạy bé tự tin giới thiệu bản thân như thế nào cho đơn giản, hiệu quả? Cùng UPO tham khảo các bước hiệu quả ở bài viết dưới đây ba mẹ nhé!
Các bước hướng dẫn bé tự tin giới thiệu bản thân
Bước 1 – Đứng
Khi con trẻ đứng thẳng và tự tin khi giới thiệu bản thân sẽ tạo ấn tượng tốt với người khác và giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn. Ba mẹ hãy chỉ cho con cách đứng thẳng, đôi chân hơi rộng hơn vai và tay để tự nhiên. Kèm theo đó là một nụ cười ở trên môi để xua tan căng thẳng và người đối diện sẽ thấy thiện cảm, gần gũi hơn.

Bước 2 – Giao tiếp bằng mắt
Dạy trẻ giao tiếp bằng mắt sẽ tạo được sự liên kết với người khác và bản thân cảm thấy tự tin hơn khi giao tiếp giới thiệu bản thân. Ba mẹ hãy hướng dẫn con nhìn thẳng vào mắt người khác khi giới thiệu bản thân hoặc giao tiếp. Điều này sẽ giúp đối phương và bản thân mình cảm thấy được lắng nghe và được chia sẻ, họ sẽ chú tâm nghe bé giới thiệu hơn.

Bước 3 – Biểu cảm thân thiện
Biểu cảm thân thiện giúp trẻ thu hút sự quan tâm từ người khác và cảm thấy dễ chịu khi giới thiệu bản thân. Ba mẹ hướng dẫn con thể hiện thái độ tích cực, biểu cảm thân thiện khi giới thiệu bản thân. Hãy chỉ cho con cách cười nhẹ, mỉm cười hoặc cử chỉ tay để chào hỏi.

Bước 4 – Tự giới thiệu
Đây là một trong những phần quan trọng ba mẹ nên lưu ý khi dạy trẻ giới thiệu bản thân. Ba mẹ có thể hướng dẫn cho con cách tự giới thiệu tự tin và rõ ràng với một thái độ tôn trọng. Hãy giúp con luyện tập viết và nói giới thiệu về bản thân, bao gồm tên, tuổi, sở thích và những kỹ năng đặc biệt của mình. Ngoài ra cần dạy thêm cho trẻ chú ý đối phương là ai để lựa chọn đại từ nhân xưng, kính ngữ nếu cần.
Ví dụ: Con chào cô chú, con tên là Thảo Anh, bố mẹ hay gọi con là Bông. Năm nay con 7 tuổi ạ. Con thích phụ giúp bố mẹ làm việc nhà và con múa rất đẹp.

Xem thêm: 12 kinh nghiệm “VÀNG” dạy trẻ giao tiếp với bạn bè TỰ TIN
Bước 5 – Hỏi thăm
Hỏi thăm người khác về thông tin của mọi người sẽ giúp trẻ tạo sự tương tác và trao đổi thông tin một cách tự nhiên. Ba mẹ dạy con ghi nhớ thông tin của đối phương để cbi bước 6, tuy nhiên bước 5 và 6 thường có thể thay đổi vị trí cho nhau tùy thuộc vào đối tượng và mục đích giới thiệu bản thân của con.
Ba mẹ hướng dẫn trẻ nên chủ động hỏi thông tin của đối phương trước khi tự giới thiệu, câu hỏi có thể là bạn có khỏe không, tên của bạn là gì, mình cũng muốn biết thêm về bạn,… Ngoài ra ba mẹ có thể dạy con hỏi đáp những thông tin sâu hơn về tuổi, sở thích, tên trường… với người giao tiếp, tùy hoàn cảnh đối tượng đó là ai.

Bước 6 – Lắng nghe và phản hồi
Lắng nghe và phản hồi thông tin của người khác giúp trẻ tạo sự chân thành và tôn trọng người đối diện. Ba mẹ dạy cho con cách lắng nghe và phản hồi thông tin của người khác. Bởi vì, không còn là cuộc hội thoại nếu như nó diễn ra theo một chiều, chỉ thấy người giới thiệu mà không có người đáp lại. Ba mẹ hướng dẫn sau khi con đã giới thiệu tên, tuổi của bản thân, thì con cần chờ đợi phản hồi từ người đối diện để tiếp tục giao tiếp nhé.
Điều quan trọng là người khác sẽ thích nếu được nhớ và nhắc tên của mình, ba mẹ hướng dẫn con nên xưng hô gọi tên của đối phương nhiều hơn. Một vài chủ đề để hỏi đơn giản chuẩn bị trước cho trẻ như: bạn thích chơi trò chơi gì nhất?, Sở thích của bạn là gì vậy?, Món ăn mà bạn yêu thích là gì?,…

Bước 7 – Kết thúc
Ba mẹ hãy hướng dẫn trẻ kết thúc cuộc trò chuyện một cách lịch sự và tự tin. Trẻ có thể gửi lời chào kết thúc như: Chào bạn! Hẹn gặp lần tới nhé; Tạm biệt cậu; Cháu chào bác, cháu xin phép về ạ… điều này giúp trẻ thể hiện sự tôn trọng với người đang giao tiếp. Cơ bản thì chỉ cần chào lễ phép, nhưng con trai có thể hướng dẫn bé bắt tay lịch sự.
Bên cạnh đó, ba mẹ đừng quên nhắc nhở và tập cho con thói quen chào tạm biệt mọi người khi về nhà, chào thầy cô khi rời khỏi trường học, chào ông bà, bạn bè nhé!

Xem thêm: Dạy trẻ quy tắc giao tiếp – Vun đắp chuẩn mực và sự tử tế
Trẻ nên biết cách giới thiệu bản thân khi mấy tuổi?
Trẻ nên được học cách giao tiếp từ khi bắt đầu biết nói và nên biết cách giới thiệu bản thân trước khi vào mẫu giáo. Việc biết cách giới thiệu bản thân sẽ giúp trẻ tự tin hơn khi giao tiếp và xây dựng mối quan hệ với những người mới.

Làm thế nào để trẻ giới thiệu bản thân tự tin hơn?
Chú ý ngoại hình
Việc giữ cho ngoại hình của trẻ luôn sạch sẽ và gọn gàng sẽ giúp trẻ tự tin trong giao tiếp. Ngoài việc giúp trẻ tự tin hơn cũng giúp trẻ giữ gìn sức khỏe và giữ vệ sinh cá nhân.
Tuy nhiên, ba mẹ cần nhớ rằng giữ cho ngoại hình của trẻ sạch sẽ là việc làm hàng ngày, không chỉ đơn thuần là để giúp trẻ tự tin khi giới thiệu bản thân. Ngoài ra, ba mẹ cần khuyến khích con trẻ giữ cho cơ thể và quần áo của mình luôn sạch sẽ và gọn gàng, đồng thời giải thích cho trẻ hiểu rằng điều này là cần thiết để giữ gìn sức khỏe và sự tự tin của mình trong cuộc sống hàng ngày.

Khen thưởng khi con làm tốt
Khen thưởng là một phương pháp tích cực để khích lệ và động viên trẻ khi trẻ làm tốt, hoàn thành bài giới thiệu bản thân tốt. Khi ba mẹ khen ngợi và động viên trẻ sẽ giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn về bản thân và khuyến khích con tiếp tục phát triển, làm tốt hơn trong những lần sau.
Khi khen thưởng con trẻ, ba mẹ hãy chú ý đến những thành tựu cụ thể mà trẻ đã đạt được. Nói với trẻ những từ động viên và khích lệ con, ví dụ như “Chúc mừng con đã biết cách giới thiệu bản thân, ba mẹ rất tự hào về con!”.

Xem thêm: TOP 10 trò chơi giúp trẻ tự tin thể hiện tài năng và cá tính
Tự giới thiệu mình với bố mẹ, đứng trước gương hoặc các món đồ chơi
Để giúp trẻ tự tin hơn cho việc giới thiệu bản thân, ba mẹ có thể cho trẻ luyện tập tự giới thiệu mình với bố mẹ, đứng trước gương hoặc các món đồ chơi. Hướng dẫn trẻ giới thiệu bản thân bằng cách nói tên mình và một số thông tin cơ bản như tuổi, sở thích, tên trường học và các thành tựu của trẻ. Khi trẻ giới thiệu bản thân, ba mẹ hãy lắng nghe và động viên trẻ bằng cách nói những lời động viên tích cực.

Tự giới thiệu bản thân là kỹ năng cơ bản và quan trọng ĐẦU TIÊN trong giao tiếp. Hy vọng với 7 bước hiệu quả trên sẽ giúp bé tự tin giới thiệu bản thân hơn với mọi người xung quanh và giúp ba mẹ rèn luyện kỹ năng giao tiếp, giúp trẻ dần hoàn thiện trong quá trình trưởng thành.
Bên cạnh đó, ba mẹ hiện nay sẽ đăng ký cho trẻ tham gia các lớp dạy giao tiếp cho trẻ như lớp SpeakUP của trường đào tạo kỹ năng sống UPO. SpeakUP là nơi giúp con trẻ thỏa sức thể hiện bản thân, được giao tiếp một cách “con người” nhất.

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- Kiên trì và cố chấp – Sự khác biệt mong manh tới thành công
- 100 câu nói hay về sự kiên trì – dành cho ai đang gục ngã
- Làm sinh trắc vân tay bao nhiêu tiền? – Bảng giá tham khảo
- [BẬT MÍ] 10+ kinh nghiệm rèn luyện tính kiên trì cho trẻ
- 20+ tấm gương về lòng kiên trì – khơi nguồn động lực bất tận
- 80 câu ca dao tục ngữ về siêng năng kiên trì đầy sâu sắc!
- Làm sinh trắc vân tay cho bé là gì? Có an toàn hay không?
- 20 trò chơi rèn tính kiên trì cho trẻ – Dạy con thông minh
- Dạy con kiếm tiền với 7 hoạt động cực ĐƠN GIẢN và NĂNG ĐỘNG
- Dạy con cách tiêu tiền thông minh – Cẩm nang cho bố mẹ!