Định hướng phát triển nhận thức cho trẻ em được xem là một khía cạnh quan trọng trong quá trình đào tạo trẻ. Vậy đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ em sẽ bao gồm những nội dung nào? Hãy cùng UPO đi sâu tìm hiểu quá trình, yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nhận thức của trẻ ngay bên dưới.
Nhận thức là gì? Phát triển nhận thức của trẻ em là như thế nào?
Nhận thức (tiếng Anh: cognition) là hành động hay quá trình tiếp thu kiến thức và những am hiểu thông qua suy nghĩ, kinh nghiệm và giác quan, bao gồm các quy trình như là tri thức, sự chú ý, trí nhớ, sự đánh giá, sự ước lượng, sự lý luận, tính toán, việc giải quyết vấn đề, việc đưa ra quyết định, sự lĩnh hội và việc sử dụng ngôn ngữ.
Phát triển nhận thức cho trẻ mầm non là quá trình gia tăng khả năng nhận biết, hình thành tư duy cho trẻ dựa trên các lĩnh vực chủ đạo như: làm quen toán học, khám phá khoa học, am hiểu xã hội.
Quá trình phát triển nhận thức trẻ mầm non đòi hỏi một lộ trình, phương pháp giáo dục cụ thể khoa học. Độ tuổi mầm non là thời điểm vàng để con hình thành khả năng nhận thức, từng bước hoàn thiện bản thân và có cơ hội trang bị những kỹ năng sống cần thiết.

Tư duy nhận thức giúp trẻ am hiểu, có sự cảm nhận và phân tích đối với các lĩnh vực thuộc đời sống như nhận thức về văn hóa, tự nhiên, xã hội, nghệ thuật và nhiều khía cạnh khác. Để làm được điều đó, cha mẹ cần lưu ý đến 5 mục tiêu cơ bản giúp trẻ phát triển nhận thức.
- Khơi gợi niềm yêu thích, sự tò mò của bé đối với mọi sự vật và hiện tượng xung quanh.
- Hướng trẻ tới tinh thần tự giác học hỏi, tự tìm cách giải quyết vấn đề đơn giản.
- Để trẻ được hiểu và nói lên suy nghĩ của mình thông qua cử chỉ, lời nói, hành động.
- Dạy trẻ về những kiến thức cơ bản như khái niệm sơ đẳng về toán học, những hiểu biết đơn giản về con người hay sự vật, hiện tượng đời sống.
- Tạo lập thói quen sống, thường xuyên tạo môi trường để trẻ có thể phát triển nhận thức một cách bài bản và thành thạo nhất.
Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ em theo mô hình của Piaget
Nổi tiếng với những nghiên cứu về sự khác biệt trong giai đoạn phát triển nhận thức và trí tuệ thời thơ ấu, Jean Piaget – một nhà tâm lý học và sinh vật học người Thụy Sĩ đã thành công khi xây dựng mô hình phát triển nhận thức của trẻ thành các độ tuổi khác nhau.
Giai đoạn cảm giác vận động
Giai đoạn phát triển nhận thức ở trẻ đầu tiên kéo dài từ sơ sinh đến khoảng 2 tuổi. Ở thời điểm phát triển này, trẻ nhận biết thế giới chủ yếu thông qua các giác quan và vận động cơ thể. Khi ấy, mọi vận động của bé đều xuất phát từ những kích thích cơ bản. Đây cũng là giai đoạn hoàn hảo để trẻ hoàn thiện các phản xạ bẩm sinh như cầm nắm, phản xạ bú, bước đi,..

Ví dụ như khi bé bị thu hút bởi một món đồ chơi nào đó vừa lạ vừa bắt mắt, con sẽ có hành vi được chạm vào và khám phá món đồ ấy. Trẻ em trong giai đoạn này thích những kích thích sáng, bóng, chuyển động, có nhiều tương phản.
Giai đoạn tiền thao tác
Sau cảm giác vận động, giai đoạn phát triển tiếp theo sẽ kéo dài từ 2 tuổi đến 7 tuổi mang tên giai đoạn tiền thao tác. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ chủ yếu hình thành và phát triển biểu hiện ngôn ngữ và yêu thích các trò chơi mang tính biểu tượng. Trẻ có xu hướng tưởng tượng những món đồ chơi như búp bê, siêu nhân, gấu bông, xe ô tô,… có lời nói, có cảm xúc giống con người và bắt đầu tự trò chuyện cùng chúng.

Giai đoạn thao tác cụ thể
Giai đoạn thứ ba mang tên giai đoạn thao tác cụ thể thuộc quá trình phát triển nhận thức sẽ kéo dài từ 7 tuổi đến xấp xỉ 11 tuổi. Lúc này, tư duy logic đầu tiên trong trẻ em đã bắt đầu xuất hiện. Tuy nhiên, các con vẫn còn gặp khó khăn, cản trở khi phân biệt với tư duy lý thuyết và trừu tượng.

Hầu hết các bé khi bước vào giai đoạn này đều có khả năng nhìn nhận thế giới, sự vật bên ngoài từ những góc nhìn khác nhau. Con hiểu được rằng, sự biến đổi về vị trí hay hình dáng của vật sẽ không là ảnh hưởng đến khối lượng của vật đó.
Giai đoạn hoạt động chính thức
Hoạt động chính thức là giai đoạn cuối của quá trình phát triển nhận thức, nó kéo dài từ 12 tuổi đến lứa tuổi trưởng thành. Trẻ em trong giai đoạn này bắt đầu có những suy nghĩ trừu tượng hơn và tư duy nhiều hơn về các vấn đề mang tính giả thiết. So với các giai đoạn ở trên, giai đoạn này sức ảnh hưởng lớn lao đến sự hình thành và phát triển nhận thức của trẻ. Con bắt đầu ưu thích sự suy luận, ham mê khám phá logic, những khái niệm mang tính trừu tượng, thậm chí có thể tự lên kế hoạch cho mình,…

Cha mẹ cũng có thể thấy được rằng trẻ em sau 12 tuổi cũng có khả năng đưa ra nhiều giải pháp cho các vấn đề và có những suy nghĩ khoa học, thực tế hơn về cuộc sống. Ví dụ khi được hỏi rằng: “Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Mặt Trời biến mất khỏi Trái Đất?”, trẻ có thể tự suy luận và đưa ra nhiều phán đoán về hậu quả mà loài người mất đi ánh sáng tự nhiên.
Những yếu tố ảnh hưởng đến cách nhận thức của trẻ em
Phát triển nhận thức của trẻ em cần trải qua các giai đoạn thay đổi hành động và trí tuệ. Vậy điều gì đã làm nên sự thay đổi giữa các giai đoạn này, cùng tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng đến cách trẻ học hỏi và phát triển sau.
“Giản đồ tri thức” của cá nhân
Giản đồ tri thức được hiểu là tên một lược đồ bao gồm cả một phạm trù kiến thức và quá trình đạt được kiến thức đó. Khi có những trải nghiệm mới lạ, trẻ sẽ thêm các thông tin mới này vào hoặc thay đổi các lược đồ đã tồn tại trước đó để có được tri thức hoàn thiện, đa dạng hơn.
Chẳng hạn, một em bé có lược đồ cơ bản về một chú cún nhỏ, có lông và bốn chân rất ngắn. Tuy nhiên, khi bắt gặp một chú cún đã trưởng thành, có bộ lông xù và bốn chân dài hơn, bé sẽ có xu hướng tiếp nhận thông tin mới này từ đó sửa đổi, bổ sung kiến thức trong lược đồ trước đó.

Sự đồng hoá
Cũng trong quá trình tiếp nhận thông tin mới vào các sơ đồ đã tồn tại, xu hướng sửa đổi trải nghiệm và thông tin để phù hợp với niềm tin có sẵn của bản thân được gọi là quá trình đồng hóa. Theo như ví dụ trên, việc nhìn thấy một chú cún và dán nhãn nó là “cún” cũng được xem là một trường hợp đồng hóa con vật đó vào trong cấu trúc sơ khai về loài chó của trẻ em.
Khả năng cập nhật “giản đồ tri thức” cá nhân
Giản đồ tri thức của trẻ sẽ luôn được đổi mới, bổ sung các thông tin trong suốt quá trình con lớn khôn. Bên cạnh lược đồ cũ, các lược đồ mới cũng có thể được phát triển trong quá trình này.

Sự cân bằng
Nhà tâm lý học Piaget tin rằng tất cả trẻ em đều cố gắng và có khả năng đạt được sự cân bằng giữa đồng hóa và thích nghi. Khi chuyển sang một giai đoạn phát triển nhận thức mới, trẻ không đánh mất năng lực của giai đoạn cũ. Sự cân bằng giúp giải thích cách trẻ em có thể chuyển từ giai đoạn suy nghĩ này sang giai đoạn tiếp theo.
Tóm lại, đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ em ở mỗi giai đoạn sẽ giúp bé có cách nhìn nhận về thế giới quan sẽ khác nhau. Hiểu được điều đó, Tổ chức giáo dục UPO đã cho ra mắt chương trình Sinh Trắc Vân Tay để giúp cha mẹ có thể tìm hiểu tính cách của con cũng như có thể theo sát, định hướng sự phát triển nhận thức trẻ.
Hy vọng những thông tin trên bài viết trên đây sẽ giúp bố mẹ dễ dàng hơn trong việc lên kế hoạch giáo dục trẻ ở từng giai đoạn. Bố mẹ hãy tiếp tục theo dõi các bài viết mới nhất từ UPO để cập nhật thêm nhiều kiến thức thú vị và bổ ích nhé!

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- 15 lớp kỹ năng sống cho trẻ 14 tuổi DANH TIẾNG NHẤT hiện nay
- 7 phương pháp dạy trẻ kỹ năng sống BỀN VỮNG mà ĐƠN GIẢN
- “Điểm danh” 10+ lớp học kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi TỐT NHẤT
- Sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non qua các giai đoạn
- 5 lớp học cho trẻ thiếu tự tin ở Đà Nẵng thể hiện bản thân
- Các lớp học cho trẻ thiếu tự tin ở Nha Trang hấp dẫn nhất
- TOP 10 trò chơi giúp trẻ tự tin thể hiện tài năng và cá tính
- 12 cách dạy trẻ tư duy phản biện NHANH NHẠY và TỐI ƯU
- 20 trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non ĐƠN GIẢN
- Cách dạy trẻ nhận thức chậm – Cẩm nang đồng hành cùng con