Đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo và trẻ ấu nhi

Mỗi bé sẽ có những sự phát triển tư duy khác nhau theo các giai đoạn khác nhau, tùy theo sự giáo dục và môi trường sống. Bố mẹ hãy cùng UPO tìm hiểu cụ thể hơn về đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo và trẻ ấu nhi theo từng lứa tuổi trong bài viết dưới đây.

Đặc điểm tư duy trẻ mầm non từ 3 tháng – 1 tuổi

Trẻ từ 3 tháng đến 1 tuổi là giai đoạn tư duy của trẻ phát triển nhưng chưa thể phát triển đến mức hiểu và sử dụng ngôn ngữ như chúng ta. Trẻ ở độ tuổi này rất thích khám phá mọi thứ xung quanh bằng cách quan sát và ngắm nhìn mọi thứ. Lúc này trẻ có thể hình thành một số phản xạ cơ bản và cử chỉ tự nhiên như cầm nắm, hút nước,… Ngoài ra trẻ còn bắt đầu học tương tác xã hội bằng cách cười, khóc, và sử dụng tiếng ồn để thu hút mọi người hoặc có thể bập bẹ nói những từ đơn giản như “mamama”, “babababa”,… Cùng tìm hiểu 3 giai đoạn phát triển cơ bản của bé trong khoảng thời gian này.

Bé 3 – 5 tháng tuổi

Đến tháng thứ 3, bé bắt đầu đã hình thành những nhận thức và tư duy còn chưa có sự phát triển nhiều. Trẻ biết được sự tồn tại của bản thân và những người xung quanh. Bé sẽ có thể nhận biết một số biểu hiện trên khuôn mặt của bố mẹ và mỉm cười khi bố mẹ vui vẻ và lo lắng khi bố mẹ khó chịu hoặc mệt mỏi. Tuy nhiên lúc này bé chưa thể phân biệt rõ ràng một người nào đó, đối với bé mọi người đều như nhau.

Biểu hiện của bé khi 3 tháng: Bắt đầu chơi với các ngón tay, giữ đồ vật trong một khoảng thời gian ngắn, chạm và vuốt vào các đồ vật được treo lủng lẳng, thích được ôm và âu yếm, nhận biết được vú mẹ hoặc bình sữa, giật mình trước những tiếng động lớn, có thể quay đầu, mỉm cười với mọi người, khóc khi cảm thấy khó chịu.

Bắt đầu đã hình thành những nhận thức, biết được sự tồn tại của bản thân và những người xung quanh là đặc điểm của tư duy trẻ em 3 tháng tuổi
Bắt đầu đã hình thành những nhận thức, biết được sự tồn tại của bản thân và những người xung quanh là đặc điểm của tư duy trẻ em 3 tháng tuổi

Biểu hiện của bé khi 4 tháng: Cười nhiều hơn, cười to thành tiếng, đá chân, thích tất cả mọi người, quan tâm đến mọi thứ xung quanh, thích thú với một số hoạt động như tắm, khi được người khác đùa giỡn hoặc nói chuyện, lăn từ trước ra sau, nhấc đầu và ngực, vẫy tay chân khi nằm sấp hoặc vui mừng, cầm nắm và nghịch các ngón chân, bình tĩnh hơn khi được dỗ và an ủi, bắt đầu quan sát kỹ hơn khuôn mặt, khóc theo nhiều cách khác nhau để thể hiện nhu cầu khác nhau như đói, đau,…

Biểu hiện của bé khi 5 tháng: Lấy đồ chơi và nắm lấy các đồ vật khi bố mẹ cầm chúng đưa lại gần bé.

Trong thời gian này, bố mẹ có thể cho bé làm quen các hoạt động như nói chuyện với bé, tạo ra tiếng động để thu hút sự chú ý của bé như hát cho bé nghe, đưa cho bé một vật sáng để bé nhìn, đặt một số đồ vật trong tầm với của trẻ để trẻ có thể cố gắng chạm vào chúng,…

Bé 6 – 9 tháng tuổi

Khi trẻ từ 6 đến 9 tháng tuổi, trẻ sẽ nhận thức được các hành động và những người riêng biệt. Bé bắt đầu di chuyển như ngồi dậy, lăn, vươn người ra,… Bé có thể chơi các đồ chơi khi bố mẹ đưa với cho chúng một cách an toàn hơn. Bé sẽ hình thành một số lo lắng khi nhận thấy bố mẹ đi xa.

  • Nhận biết được sự khác biệt: Bé sẽ bắt đầu nhận biết được sự khác biệt giữa thế giới bên trong và bên ngoài của bé. Bé phân biệt được sự khác nhau giữa bố mẹ và mọi người. Vì vậy bé sẽ hình thành cảm giác lo lắng khi không có mẹ cạnh bên.
  • Bày tỏ cảm xúc: Bé sẽ nhận ra những cảm giác khác nhau của cơ thể như đói bụng, vui vẻ hoặc lo lắng,… Vì vậy bé có thể biểu hiện những cảm xúc và cảm giác này một cách rõ ràng để tìm sư trợ giúp của bố mẹ.
  • Có mong muốn riêng: Bé sẽ hình thành suy nghĩ và mong muốn của riêng bản thân. Ví dụ bé biết được mình muốn cầm đồ vật đó, muốn được ôm,…
  • Biết lạ: Bé sẽ biết được ai là người thường xuyên tiếp xúc với bé,. Khi tiếp xúc với những người người quen bé sẽ tỏ ra thích thú và lo lắng, ngại ngùng khi gặp những người lạ hoặc ít tiếp xúc.
  • Thể chất: Bé sẽ biết lăn, tự ngồi mà không bị ngã, thực hiện các động tác chống đẩy, nâng ngực và nâng đỡ cơ thể,… Bé biết bò và đổi cách cầm đồ chơi từ tay này sang tay khác, nghịch chân thậm chí là cho chân vào miệng để chơi,…Ngoài ra bé đã có thể ăn một số thức ăn nghiền, mềm như bột, cháo,…
  • Nghe và nhìn: Bé có thể tập trung nhìn các vật nhỏ. Bé sẽ nhận biết được âm thanh, biết đâu là giọng nói quen thuộc đâu là giọng nói xa lạ, bé cũng sẽ bập bẹ nói chuyện và tìm cách tạo ra âm thanh như đập đồ chơi xuống sàn, đập các đồ vật vào nhau,…
Đặc điểm tư duy trẻ mầm non từ 6 đến 9 tháng tuổi gắn liền với các khả năng vận động như ngồi dậy, lăn, vươn người ra...
Đặc điểm tư duy trẻ mầm non từ 6 đến 9 tháng tuổi gắn liền với các khả năng vận động như ngồi dậy, lăn, vươn người ra…

Xem thêm: Sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non qua các giai đoạn

Đặc điểm của tư duy trẻ em từ 10 – 12 tháng tuổi

Trong 10 đến 12 tháng tuổi bé đã có thể di chuyển xung quanh, biết tạo ra những âm thanh khác nhau và chỉ vào các đồ vật mà trẻ biết. Bé có thể cố gắng để bắt chước và nói theo người lớn hoặc biết lắc đầu và gật đầu.

  • Nhận biết người bên cạnh: Bé sẽ nhận biết được sự hiện diện của mẹ, và sẽ sợ hãi khi không có mẹ cạnh bên.
  • Cảnh giác với người lạ: Bé sẽ bắt đầu cảnh giác với người lạ và sẽ biểu hiện như khóc, sợ, lo lắng,…
  • Nhìn thấy và không nhìn thấy: Bé nhận thức rằng nên bé không nhìn thấy bố mẹ thì bố mẹ cũng sẽ không nhìn thấy bé, vì vậy bé rất thích lấy tay che mắt và chơi trò  “Ú òa”, “Trốn tìm”,…
  • Nhận biết sự tồn tại: Bé bắt đầu nhận biết được sự tồn tại của mình và hình ảnh trong gương có thể là chính bản thân.
  • Nhận thức nhu cầu: Biết được những nhu cầu của mình và nhận thức được sự thích và không thích rõ ràng. Có thể chống lại một việc nào đó mà trẻ không thích như thay tã, tắm,…
  • Làm theo: Bé có thể học và làm theo một số cử chỉ hoặc hoạt động đơn giản.
  • Hiểu từ “Không”: Bé có thể hiểu từ “Không” một cách chưa quá rõ ràng thông qua những hành động và cử chỉ của bố mẹ và những người xung quanh.
  • Lắc đầu: Bé có thể hiểu rằng lắc đầu là “Không”.
  • Quan sát: Bé sẽ tập trung và quan sát khi một vật gì đó rơi xuống.
  • Bé độc lập hơn: Bé có thể chỉ ngón tay, di chuyển một số đồ vật vừa sức, nhặt đồ vật, ngồi lâu hơn, uống bằng cốc thay vì bình sữa như khi còn nhỏ, học ăn,…
  • Nói: Bé có thể nói các từ đơn giản như “mẹ”, “bố” hoặc bắt chước âm thanh, yêu thích âm nhạc và dần lắc lư theo nhịp điệu,…
Bé 10 -12 tháng tuổi có thể chỉ ngón tay, di chuyển một số đồ vật vừa sức, nhặt đồ vật, ngồi lâu hơn
Bé 10 -12 tháng tuổi có thể chỉ ngón tay, di chuyển một số đồ vật vừa sức, nhặt đồ vật, ngồi lâu hơn

Sự phát triển tư duy của trẻ ấu nhi 1 tuổi

Giai đoạn trẻ 1 tuổi là giai đoạn bé hoàn toàn có thể di chuyển và tìm hiểu mọi thứ xung quanh bằng cách kéo để đừng, bám để đi và học đi. Bé sẽ có thể hiểu và sử dụng một số cử chỉ đơn giản như vẫy tay chào tạm biệt, lắc đầu “không”, và đặc biệt là cố gắng nói thành lời, thành câu. Mặc dù bé đang học hỏi thêm nhiều điều mới mẻ nhưng vẫn chưa thể nắm bắt được những khái niệm trừu tượng hay nói một cách khác là bé chưa có tư tưởng rõ ràng và nghiêm ngặt. Bé cũng đang dần học nói và bắt chước những âm thanh khác nhau. Ngoài ra bé còn được học thêm những kỹ năng như tự ăn bằng thìa, uống nước bằng cốc,…

Từ khoảng 15 tháng đến 36 tháng là giai đoạn tư duy trực quan hành động phát triển, được thể hiện điển hình ở phương pháp “thử và sai” trong quá trình trẻ hành động.

Giai đoạn trẻ 1 tuổi là giai đoạn bé đang dần tập đi, di chuyển và tìm hiểu mọi thứ xung quanh bằng cách kéo để đừng, bám để đi
Giai đoạn trẻ 1 tuổi là giai đoạn bé đang dần tập đi, di chuyển và tìm hiểu mọi thứ xung quanh bằng cách kéo để đừng, bám để đi

Một số tư duy mà bé học được trong giai đoạn này (1 tuổi đến 18 tháng tuổi) có thể kể đến như:

  • Làm theo chỉ dẫn: Bé sẽ có thể hiểu được bố mẹ đang nói và yêu cầu trẻ làm những việc đơn giản như nhặt, lấy các đồ vật quen thuộc.
  • Đập đồ: Bé trong giai đoạn này sẽ thích khám phá bằng cách đập, ném, lắc, gõ những đồ vật đó.
  • Lấy đồ vật ra khỏi thùng, hộp: Bé có thể lấy một số đồ vật ra khỏi thùng hoặc hộp thông qua sự chỉ dẫn của bố mẹ.
  • Chạm bằng ngón trỏ: Bé sẽ có thói quen dùng ngón trỏ để chạm vào những đồ dùng hoặc đồ mới lạ đối với trẻ. Điều này là do trẻ chưa cảm nhận được sự chắc chắn hay an toàn về đồ vật đó. Ngoài ra bé còn dùng ngón trỏ để chỉ để yêu cầu giúp đỡ từ bố mẹ hoặc những người khác.
  • Không cần giúp đỡ: Bé sẽ có thể có xu hướng để mọi thứ trôi qua và không cần sự giúp đỡ. Điều này là do bé chưa thể ý thức được sự quan trọng và cần thiết của vấn đề đó.
  • Sử dụng các đồ vật cơ bản: Bé sẽ có thể biết và sử dụng một số đồ vật cơ bản như dùng thìa, dùng lược để chải tóc, dùng chổi quét nhà,…
  • Quan tâm người khác: Bé quan tâm đến những người xung quanh, người lạ và những người thân thuộc của bé. Đặc biệt bé sẽ rất thích thể hiện sự quan tâm đến những đứa trẻ khác.
  • Đưa tay chân để mặc quần áo: Bé đã có thể nhận thức được việc mặc đồ, vì vậy bé sẽ hợp tác đưa tay chân để bố mẹ mặc đồ cho bé.
  • Giả vờ: Bé sẽ biết giả vờ làm một số hoạt động để đánh lừa bố mẹ, ví dụ như nhắm mắt vờ ngủ, hoặc giả vờ cho em bé ăn,…
  • Thích bắt chước: Bé ở độ tuổi này sẽ rất thích bắt chước những hành vi của người khác ví dụ như vỗ tay, lắc đầu, cất giày dép, chào hỏi,…
  • Thể hiện cảm xúc: Bé sẽ thường xuyên thể hiện những cảm xúc của bản thân như khóc, giận dữ, sợ hãi, vui vẻ hoặc bám theo những người quen thuộc khi phải thích nghi với một tình huống mới.
  • Chỉ vào bộ phận của cơ thể: Bé đã có thể phân biệt, biết được các bộ phận trong cơ thể mình và chỉ vào từng bộ phận khác nhau.
  • Biết được công dụng của đồ vật: Bé sẽ biết được những đồ vật thông thường sẽ có công dụng gì và được sử dụng để làm gì. Ví dụ như cái thìa để ăn cơm, tivi để xem nghe nhạc,…
  • Thích thú với các đồ chơi: Bé sẽ tỏ ra thích thú với các món đồ chơi, đặc biệt là gấu bông hoặc các đồ chơi búp bê, siêu nhân,…
  • Thích lật trang sách: Bé sẽ thích lật sách và xem những hình ảnh trong cuốn sách đó.
  • Viết hoặc vẽ nguệch ngoạc: Bé sẽ cảm thấy thú vị về việc tạo ra những hình ảnh màu sắc mới thông qua vẽ bút chì, bút chì màu vào giấy.

Tư duy cho bé 2 tuổi

2 tuổi là độ tuổi mà bé có tốc độ tăng trưởng chậm lại so với khoảng thời gian trước đó. Bé đã có thể đi và chạy tốt, vì vậy sẽ rất năng động và trở nên độc lập hơn với các hoạt động hằng ngày. Đặc điểm của tư duy trẻ em tuổi này là bé có thể hiểu làm theo một số hướng dẫn đơn giản như đội mũ vào, mang giày dép. Bé thực sự muốn tìm hiểu mọi thứ xung quanh và tìm hiểu về chính bản thân bé. Trong thời gian này bé sẽ nhận định được mình muốn hay không muốn làm gì, vì vậy những nhu cầu và đòi hỏi và cảm xúc của bé trở nên mạnh mẽ hơn. Đồng thời khi giao tiếp bé sẽ tự tin hơn, vốn từ vựng của bé cũng được nâng cao.

2 tuổi là độ tuổi mà bé đã có thể đi và chạy tốt, vì vậy sẽ rất năng động và trở nên độc lập hơn với các hoạt động hằng ngày
2 tuổi là độ tuổi mà bé đã có thể đi và chạy tốt, vì vậy sẽ rất năng động và trở nên độc lập hơn với các hoạt động hằng ngày

Một số đặc điểm phát triển tư duy trẻ ấu nhi 2 tuổi có thể kể đến như:

  • Không thích chờ đợi: Bé cảm thấy khó khăn trong việc chờ đợi, đây là lý do mà nhiều bé trong độ tuổi này không thể chờ đến lượt của mình.
  • Sắp xếp các đồ vật hình dạng và các khối màu sắc: Bé nhận thức được các đồ vật có hình dạng hoặc màu sắc khác nhau. Vì vậy trong độ tuổi này bé rất thích phân biệt và sắp xếp những đồ vật này lại với nhau. Đây cũng là thời điểm thích hợp để dạy trẻ nhận biết màu sắc.
  • Khó đưa ra lựa chọn: Bé sẽ cảm thấy khó khăn khi phải đưa ra lựa chọn vì bé chưa ý thức được các vấn đề cần giải quyết một cách rõ ràng.
  • Bé có thể nhận thức được sự sở hữu: Bé biết được quyền sở hữu “của mình”.
  • Bắt chước: Đây là giai đoạn bé học tập và học hỏi theo người lớn, vì vậy bé rất thích bắt chước người lớn về hành vi và cả ngoại hình.
  • Quản lý cảm xúc: Bé thường giận dữ, tỏ vẻ khó chịu khi người khác không đáp ứng những mong muốn của bé hoặc do bé không làm được điều đó. Đồng thời bé chưa thể quản lý được các cảm xúc của mình. Ngoài ra, nhiều bé cũng sẽ cố gắng không bộc lộ các cảm xúc của mình ra bên ngoài.
  • Giải quyết vấn đề: Bé đang bắt đầu tập giải quyết các vấn đề.
  • Lời nói: Nhiều bé thường xuyên nói “Không” với các yêu cầu của bố mẹ
  • Phân biệt thực tế và tưởng tượng: Bởi vì bé chỉ có thể nhìn thấy 1 phần hoạt động của một việc gì đó, phần còn lại bé sẽ tưởng tượng ra, vì vậy bé sẽ gặp khó khăn trong việc phân biệt giữa thực tế và tưởng tượng. 
  • Lẫn lộn giữa thật và giả: Bé không thể hiểu được điều gì có thật và điều gì không có thật. Ví dụ như những bộ phim hoạt hình trên ti vi, bé sẽ tin các nhân vật đó là sự thật.
  • Biết mình là nam hay nữ: Bé ở độ tuổi này có thể biết được mình là nam hay nữ
  • Nghĩ rằng bố mẹ hiểu suy nghĩ của mình: Bé trong giai đoạn này và trước đó đều được ba mẹ đáp ứng các nhu cầu của mình. Vì vậy bé sẽ thường nghĩ rằng bố mẹ sẽ hiểu được những gì mà trẻ suy nghĩ. Vì vậy bé thường không diễn đạt cái mà mình muốn đến với bố mẹ mà thay vào đó khóc khi không được như ý muốn.
  • Sợ sai: Cảm thấy rất tệ và lo lắng khi nghĩ rằng mình đang làm sai một điều gì đó.
  • Cố gắng hiểu người khác: Bởi tính tò mò ham học hỏi ở độ tuổi này, bé sẽ thường xuyên lắng nghe những cuộc nói chuyện xung quanh. Tuy nhiên trẻ lại rất dễ dàng hiểu sai ý của người nói dẫn đến ảnh hưởng đến tâm lý của bé như lo lắng, sợ hãi,…
  • Không biết chia sẻ: Bé vẫn chưa thể hiểu được chia sẻ là gì và tại sao cần chia sẻ.
  • Trẻ không suy nghĩ đến các mức độ ở giữa: Trẻ sẽ suy nghĩ rằng chỉ A hoặc B, ví dụ chỉ có thể là xấu hoặc tốt, chỉ đúng hoặc sai,…
  • Thưởng đổ lỗi: Bé sẽ thường đổ lỗi cho một số thứ khác ví dụ như khi bị ngã, bé sẽ nghĩ là do mặt đường hoặc một chiếc cốc bị rơi là do chiếc cốc muốn chứ ko phải lỗi của bé.
  • Nhìn mọi thứ bằng quan điểm của mình: Bé sẽ nghĩ mọi người đều có cảm nhận và suy nghĩ của mình, vì vậy bé sẽ không nhìn nhận từ quan điểm của người khác.
  • Gọi tên các đồ vật: Bé có thể gọi tên của một số đồ vật đơn giản trong sách như con chó, con mèo, em bé, ô tô, xe,…
  • Hoàn thành câu, vần điệu trong câu: Bé có thể nói tốt và hoàn thành các câu tốt hơn, vần điệu cũng được cải thiện rõ rệt so với 1 tuổi.
  • Thích sách và một số câu chuyện đơn giản: Bé sẽ thích và bắt đầu tò mò với những câu chuyện dễ hiểu và đơn giản.

Cuối giai đoạn ấu nhi cũng là lúc khả năng tư duy trực quan hình ảnh xuất hiện – là mức độ tư duy cao hơn so với tư duy trực quan hành động. Loại tư duy này sẽ hoạt động hiệu quả khi trẻ đã nắm vững các “biểu tượng” trong đầu mình cũng như công dụng của chúng.

Đặc điểm phát triển tư duy trẻ 3 tuổi

3 tuổi, bé sẽ phát triển cảm xúc, tình bạn mạnh mẽ hơn, đồng thời ghi nhớ cũng tốt hơn. Bé có thể chạy nhảy một cách dễ dàng, nói những câu đơn giản nhưng lại thường nói vấp, ngọng và bé đặc biệt thích những hoạt động thể chất như nảy bóng, chạy nhảy,… Bé sẽ thích giữ thăng bằng tốt và bắt đầu thích đi trên một thanh, tấm ván nhỏ, thích chạy nhảy và nghịch nước. Bé trong giai đoạn 3 tuổi có nội tâm rất mạnh mẽ. Bé sẽ không thể phân biệt được giả vờ và sự thật, cũng như không thể biết được liệu mình có mọc cánh như trong bộ phim hoạt hình hay không. Và đặc biệt trẻ sẽ không biết nói dối, bé luôn nghĩ gì và nói đó.

Cũng đến giai đoạn 3 tuổi này, tư duy của trẻ bị chi phối mạnh bởi những suy nghĩ chủ quan – những điều trẻ thích, luôn lấy mình làm trung tâm.

Sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo 3 tuổi: Bé hiểu được mỗi người sẽ có một suy nghĩ khác nhau
Sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo 3 tuổi: Bé hiểu được mỗi người sẽ có một suy nghĩ khác nhau

Một số tư duy mà bé học được có thể kể tới giúp bố mẹ dạy trẻ 3 tuổi thông minh:

  • Hiểu được mỗi người có những suy nghĩ khác nhau: Khác với 2 tuổi, bé 3 tuổi sẽ có thể hiểu rằng suy nghĩ và tâm trí của bản thân khác với những người khác, và người khác sẽ không đọc được suy nghĩ của bản thân.
  • Hiểu được một số định nghĩa: Bé có thể hiểu được ý nghĩa của cao, thấp, to, béo, nhỏ, một, hai,…
  • Chưa hiểu được kích thước: Bé sẽ chưa hiểu được các kích thước như chiều cao, chiều rộng. Vì vậy bé có thể sẽ gặp phải những khó khăn khi rót nước vào những ly có kích thước khác nhau, trẻ sẽ dễ hiểu lầm rằng một ly cao sẽ đựng được nhiều nước hơn so với một chiếc ly thấp, to.
  • Nhận biết màu sắc: Bé nhận biết các màu sắc giống và khác nhau như các đồ vật có màu giống nhau. Từ đó biết cách phân loại, sắp xếp. Đây là lúc bé bắt đầu xuất hiện tư duy logic và bố mẹ có thể bắt đầu rèn luyện tư duy logic cho trẻ.
  • Vui chơi: Bé có thể chơi các trò chơi đơn giản như xếp 3 – 4 tấm hình với nhau, chơi các trò chơi về động vật và con người, búp bê, ghép và sắp xếp các đồ vật theo hình dạng, màu sắc khác nhau,..
  • Vặn, tháo một số đồ vật: Bé có thể tháo và vặn một số nắp bình, xoay tay nắm cửa.
  • Lật sách: Bé có thể lật sách, vở theo từng trang một.
  • Hiểu biết về thời gian: Lúc này bé đã có những hiểu biết về ngày, đêm, ngay mai hoặc hôm qua,…
  • Biết tuổi: Bé có thể cho người khác biết tuổi của mình.
  • Vẽ hình: Bé có thể vẽ theo, sao chép một hình tròn bằng bút.
  • Thay phiên: Bé biết chờ đến lượt mình, thay phiên nhau chơi hoặc làm một điều gì đó.
  • Phân biệt giới tính: Bé sẽ có những nhận thức và ý tưởng mạnh mẽ về giới tính, ví dụ như con trai và con gái sẽ nên thế nào, các bạn gái sẽ mặc váy đẹp và các bạn nam thì mặc đồ giống siêu nhân.
  • Không hiểu rõ về giới tính: Bé có thể biết và nói người này là con trai hoặc con gái, nhưng trẻ chỉ có thể nhận ra điều này ở vẻ bề ngoài nhưng lại không ý thức được đây là một điều vĩnh viễn.
  • Hiểu một câu nói dài hơn: Ngoài các câu nói ngắn gọn, bé ở độ tuổi này cũng đã hiểu được ý nghĩa của một câu nói dài hơn, phức tạp hơn.
  • Không bám mẹ: Khác với những độ tuổi trước, bé không còn bám mẹ và dễ dàng tách khỏi mẹ, vui chơi, hoạt động.
  • Học được cách chờ đợi: Bé sẽ biết được cần chờ đợi và luân phiên nhau làm một điều gì đó, chờ đợi một việc mà mình mong muốn.
  • Thói quen: Bé bắt đầu có những thói quen, thích nghi và có thể có cảm giác khó chịu với một sự thay đổi lớn.
  • Bắt chước: Ở độ tuổi này bé vẫn thích học hỏi và bắt chước lời nói, cử chỉ của bố mẹ và mọi người.
  • Đặt câu hỏi: Bé thường có những câu hỏi “tại sao” và có thể chỉ vào một vật, một bức tranh khi hỏi bé những câu đơn giản về chúng.
  • Thích chơi với bạn: Bé thích chơi với các bạn trong một khoảng thời gian, tuy nhiên bé 3 tuổi vẫn chưa thể học được cách chia sẻ và đồng cảm thực sự.
  • Có những người bạn nhờ trí tưởng tượng: Bé sẽ tưởng tượng những người bạn khác nhau để chơi cùng trong độ tuổi này, ví dụ là những người bạn trong trò chơi nhập vai bác sĩ và bệnh nhân, bé sẽ tưởng tượng những chú gấu bông là bệnh nhân và khám bệnh cho họ.
  • Không thể kiểm soát được cảm xúc: Bé trong độ tuổi này vẫn chưa thể kiểm soát tốt được các cảm xúc của bản thân, bé có thể giận dữ và la hét khi nhận thấy bố mẹ không đáp ứng nhu cầu của trẻ nhưng với tần suất ít hơn lúc 2 tuổi.
  • Quan tâm: Bé có thể quan tâm và thể hiện điều đó đối với một người mà không cần phải nhắc nhỡ.
  • Giải quyết vấn đề: Khi gặp một vấn đề nào đó, bé sẽ cố gắng tự mình giải quyết vấn đề mà ít cần sự giúp đỡ của bố mẹ như trước.
  • Thích giúp đỡ: Bé thường thích hoạt động và giúp đỡ bố mẹ như thích cầm chổi, thích quét nhà.
  • Mặc quần áo: Bé có thể tự cởi và mặc một số quần áo đơn giản, dễ mặc.
  • Khả năng ghi nhớ: Bé có thể ghi nhớ được một số vần điệu và bài hát đơn giản hoặc một sự kiện nào đó.
  • Nói lên nhu cầu của mình: Bé có thể nói lên nhu cầu vệ sinh hoặc tự có thể đi vệ sinh nếu được bố mẹ hướng dẫn rõ ràng.
  • Phát triển cảm xúc, khiếu hài hước: Bé ở độ tuổi này đang phát triển khiếu hài hước, thích cười và lặp lại những tình huống gây cười cho người khác.
  • Nỗi sợ: Bé có thể sợ bóng tối, quái vật, tiếng ồn, sấm chớp, con vật,…

Xem thêm: Rèn kỹ năng cho trẻ 3 tuổi, tuổi không lúc nào chịu ngồi yên

Sự phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo 4 tuổi

4 tuổi là độ tuổi mà bé đã bắt đầu có cái nhìn tổng thể về thế giới, bé bắt đầu nhận ra sự khác biệt giữa người với người, các mối quan hệ, giới tính và chủng tộc,… Bé sẽ bắt đầu tìm hiểu thế giới bằng cách đặt các câu hỏi, vui chơi, và cả việc làm sai của bản thân để học hỏi và trau dồi thêm những kiến thức mới. Những câu chuyện cổ tích, những con số và vui chơi, hoạt động thể chất là những điều thú vị mà bé yêu thích ở độ tuổi này. Ngoài ra bé cũng bắt đầu có thể làm quen với các hoạt động sáng tạo, tư duy như đọc sách, chơi các đồ chơi tư duy cho bé, giải các câu đố đơn giản, nấu ăn,…

4 tuổi là độ tuổi mà bé bắt đầu có thể làm quen với các hoạt động sáng tạo, tư duy như đọc sách
4 tuổi là độ tuổi mà bé bắt đầu có thể làm quen với các hoạt động sáng tạo, tư duy như đọc sách

Một số tư duy mà bé học được trong giai đoạn 4 tuổi có thể kể đến như:

  • Học về cảm xúc và nhu cầu của người khác: Bé ở giai đoạn 4 tuổi đã có thể suy nghĩ về người khác nhiều hơn, đồng cảm với học và có thể nhường nhịn và chia sẻ những món đồ của mình cho người khác và chơi thay phiên nhau. Ví dụ là chia sẻ đồ chơi cho em, nhường nhịn em,…
  • Hiểu các con số, số lượng: Bé 4 tuổi đã có thể hiểu được số lượng như 3 chiếc xe có nghĩa là gì.
  • So sánh kích thước và khối lượng của vật: Bé có thể sắp xếp các đồ vật theo kích thước hoặc màu sắc, đồng thời có thể so sánh được vật nào có khối lượng lớn hơn.
  • Ghép câu: Bé biết nói những câu phức tạp hơn và có thể ghép 4 đến 5 từ lại với nhau để tạo một câu nói hoàn chỉnh hơn.
  • Vẽ người (ít nhất 3 bộ phận): Bé lúc này đã có thể vẽ một người với các bộ phận cơ bản như đầu, thân, tay, chân,…
  • Hát: Bé có thể ghi nhớ và hát được một số bài hát đơn giản nếu được bố mẹ dạy thường xuyên.
  • Có thể buộc, thắt: Bé có thể tự buộc, thắt một số nút đơn giản mà không cần sự trợ giúp của bố mẹ hoặc người khác. 
  • Nhận biết được sự khác biệt: Bé có thể nhận biết được một số sự khác biệt cơ bản như, sự khác nhau của đồ vật này và đồ vật khác,… sự khác nhau về thời gian như giữa buổi sáng và buổi chiều
  • Có thể đếm số: Bé đã có thể ghi nhớ và đếm các số từ 1 đến 20 nếu được dạy.
  • Nhận biết chữ cái: Bé có thể nhận biết một số chữ cái đơn giản khi được bố mẹ dạy.
  • Sử dụng kéo: Bé có thể sử dụng kéo và cắt giấy cơ bản, tuy nhiên bố mẹ hãy cẩn thận khi bé sử dụng kéo.
  • Ghen tị: Nhiều bé sẽ ghen tị với những người khác khi nhận thấy mình không được như họ. Ví dụ bé sẽ cảm thấy ghen tị với em khi em được bố mẹ yêu thương và chiều chuộng nhiều hơn.
  • Tuân theo quy tắc: Bé 4 tuổi có thể tuân theo một số quy tắc của bố mẹ, tuy nhiên bé vẫn chưa thể hiểu rõ đúng sai.
  • Sao chép các chữ cái: Bé có thể nhìn nhận và sao chép một số chữ cái cơ bản.
  • Chơi trò chơi trên bàn: Bé có thể chơi một số trò chơi đơn giản trên bàn.
  • Kể chuyện: Bé có thể cho bố mẹ biết một số diễn biến tiếp theo của một câu chuyện.
  • Nhận biết màu sắc: Bé có thể nhận biết một số màu cơ bản và nhiều hơn nếu bố mẹ dạy bé nhiều hơn.
  • Dễ từ bỏ: Bé sẽ cảm thấy thú vị với một điều gì đó nếu chưa biết và hiểu rõ về nó. Tuy nhiên khi thực hiện trong một khoảng thời gian, khi đã hiểu rõ về vấn đề và ý nghĩa của việc làm đó, bé sẽ trở nên rất dễ chán và từ bỏ.
  • Khám phá thông qua thói quen hàng ngày: Ở độ tuổi này, bé sẽ cần được cung cấp một số thói quen nhất định để làm cơ sở cho các hoạt động khám phá. Ví dụ khi có thói quen tốt vào bữa sáng, bé sẽ biết được những công việc gì xảy ra vào buổi sáng khi thức dậy, và để làm được điều này thì buổi tối cần phải làm gì. Tương tự là các thói quen như rửa tay, tự vệ sinh cá nhân, gọn gàng,…
  • Nổi giận khi không đạt được những điều mình muốn: Bé sẽ trở nên khó chịu và nổi cơn tức giận nếu không làm hoặc không đạt được những điều mình mong muốn.

Xem thêm: Dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi – lứa tuổi con đầy sự tò mò!

Đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo 5 tuổi

Lên 5 tuổi, bé sẽ học hỏi được nhiều kiến thức mới và có những cảm xúc phức tạp hơn, độc lập hơn. Bé thích làm vui lòng các bạn, thích ca hát và nhảy múa, và tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ hơn. Bé cũng hay có những sự so sánh và muốn được như bạn, vì vậy thường có những sự ghen tị nhất định. Ở độ tuổi này, bố mẹ đã có thể dạy trẻ làm một số công việc nhà đơn giản, rèn luyện tư duy qua các trò chơi phát triển tư duy cho trẻ 5 tuổi và điều chỉnh các hành vi đối với bạn bé, người lớn và trong lớp học. Bố mẹ cũng đã có thể nói chuyện với con một cách rõ ràng hơn, hỏi về cảm nhận và cảm xúc của trẻ nhiều hơn.

Ở giai đoạn này, sự hình thành tư duy trực quan hình tượng của trẻ mẫu giáo đạt đến một mức độ cao hơn, tư duy logic và tư duy trừu tượng bắt đầu được phát triển, trẻ bắt đầu nhận biết, phân biệt được các dấu hiệu quan trọng và các đặc tính thiết yếu của một đối tượng cụ thể, cùng với đó sự xuất hiện của khả năng so sánh, khái quát hóa.

Bé 5 tuổi thích làm vui lòng các bạn, thích ca hát và nhảy múa, và tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ hơn
Bé 5 tuổi thích làm vui lòng các bạn, thích ca hát và nhảy múa, và tìm kiếm những trải nghiệm mới mẻ hơn

Một số tư duy mà bé học được trong giai đoạn 5 tuổi có thể kể đến như:

  • Có thể ghi nhớ một số thông tin: Bé 5 tuổi đã có thể ghi nhớ một số thông tin cơ bản như tên, tuổi, địa chỉ, số điện thoại,… nếu bố mẹ dạy bé.
  • Vẽ được hình: Bé lên 5 đã có thể vẽ một số hình ảnh cơ bản như hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình thoi, và một số hình học khác khi nhìn thấy. 
  • Thích trải nghiệm mới: Bé ở độ tuổi này luôn thích và mong muốn khám phá thế giới, khám phá những điều mới mẻ hơn.
  • Hiểu được cách sử dụng của một số vật dụng: Bé có thể hiểu một số vật dụng cơ bản hàng ngày như thức ăn để ăn, nồi cơm điện để nấu cơm, tiền để mua các đồ chơi,…
  • Ghép câu: Bé biết nói những câu phức tạp hơn và có thể ghép 6 đến 8 từ lại với nhau để tạo một câu nói hoàn chỉnh hơn.
  • Mong muốn như bạn bè: Bé ở độ tuổi này sẽ luôn mong muốn được như bạn bè, đồng thời bé cũng muốn làm vui lòng các bạn.
  • Vẽ người (ít nhất 6 bộ phận): Bé 5 tuổi đã có cái nhìn tổng quan về người và các bộ phận cơ thể, vì vậy trẻ có thể vẽ người với ít nhất 6 bộ phận cơ thể.
  • Hiểu về thời gian: Bé lúc này đã có tư duy và khái niệm về thời gian, bé có thể biết được mấy giờ và bắt đầu hỏi giờ, lúc này bố mẹ có thể chỉ cho bé xem thời gian cụ thể trong ngày. Ngoài ra bé còn biết các ngày trong tuần.
  • Có thể viết tên mình: Bé có thể nhận ra tên của mình và biết viết tên của mình nếu bố mẹ dạy bé.
  • Nhận biết màu sắc: Bé có thể nhận biết các màu cụ thể và gọi tên của chúng, bé có thể biết ít nhất 4 màu sắc khác nhau.
  • Đếm số: Bé có thể đếm được 10 đồ vật trở lên.
  • Khả năng chú ý: Bé có thể chú ý vào một vấn đề nào đó lâu hơn.
  • Đọc truyện tranh cơ bản: Bé đã có thể đọc một số truyện tranh ngắn và đọc một số từ cơ bản nến được bố mẹ chỉ dạy. Ngoài ra nhiều bé chưa thể đọc chữ, bé có thể đọc truyện bằng cách xem hình ảnh kết hợp với trí tưởng tượng của bé để hiểu.
  • Hiểu tầm quan trọng của các quy tắc: Bé lúc này đã có thể thích nghi và làm theo một số quy tắc cơ bản, đồng thời cũng hiểu được lý do phải làm một việc nào đó, lý do phải tuân thủ quy tắc này. Vì vậy bé dễ dàng đồng ý với các quy tắc.
  • So sánh: Bé có thể có những so sánh với các bạn bè như so sánh về các quy tắc mà bố mẹ đặt ra cho trẻ. 
  • Độc lập cao: Bé càng ngày càng thể hiện rằng mình độc lập hơn, đồng thời cũng dễ dàng bày tỏ quan điểm như thích hoặc không thích. Bé có thể hiện những hành vi đòi hỏi hoặc hợp tác với người nào đó.
  • Viết chữ: Bé có thể sao chép và viết một số chữ cơ bản nếu được chỉ dạy.

Xem thêm: “Bỏ túi” 20 kỹ năng sống cho trẻ mầm non 5 tuổi MẠNH MẼ!

Hiểu được đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo và ấu nhi, bố mẹ có thể biết được con đang có những suy nghĩ như thế nào, và lý do con suy nghĩ như vậy để hiểu rõ con hơn và đưa ra những phương pháp giảng dạy phù hợp nhất. Hy vọng bài viết phần nào giúp quý phụ huynh hiểu rõ được tầm quan trọng của sự phát triển tư duy của bé, hiểu con hơn và có những phương pháp phát triển tư duy cho trẻ mầm non phù hợp.

Ngoài những tư duy theo các độ tuổi trên, bố mẹ có thể cho con làm kiểm tra Sinh Trắc Vân Tay tại UPO để có thể biết được những tính cách, tư duy, tài năng tiềm ẩn của trẻ, điểm mạnh, điểm yếu của trẻ. Từ đó đưa ra hướng đi cụ thể hay phương pháp đúng đắn và phù hợp nhất cho sự phát triển của trẻ.

Bố mẹ hãy đăng ký chương trình Sinh Trắc Vân Tay cho bé TẠI ĐÂY!!!

Trainer Lê Đặng Minh Nhật

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Icon Facebook tác giả    Icon Youtube tác giả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được
Tư vấn & Test tính cách Miễn phí

    Thông tin liên lạc

    Công ty cổ phần Tiềm năng vô hạn

    Mã số thuế: 4201892928

    Người đại diện theo pháp luật: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

    Theo dõi chúng tôi icon FB icon YT

    background footer

    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x