Bên cạnh tình mẫu tử thiêng liêng, cao cả thì tình yêu thương anh em cũng là một nhân tố quan trọng trong việc phát triển nhân cách cho trẻ. Tuy nhiên, cách dạy của cha mẹ cũng ảnh hưởng một phần tới việc con yêu thương anh em. Dưới đây là các cách dạy con yêu thương anh em, có thể phần nào giúp cha mẹ nhận thức và định hướng giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ rõ ràng hơn.
Làm thế nào để dạy con yêu thương anh em trong gia đình?
Bên dưới đây là gợi ý những cách thắt chặt tình yêu thương giữa anh chị em để cha mẹ tham khảo và giúp con xây dựng mối quan hệ gia đình gần gũi, tích cực hơn:
Dành thời gian cho nhau
Dành thời gian cho nhau cũng là một cách nuôi dưỡng mối quan hệ yêu thương giữa anh em. Bố mẹ hãy lên kế hoạch cho những chuyến picnic để các con yêu có nhiều thời gian chung dành cho nhau, giúp các con yêu thêm hiểu nhau, để các con yêu có thời gian lắng nghe và chia sẻ cảm xúc một cách chân thành.

Tạo những hoạt động chung, nấu ăn hoặc tham gia một khóa học hay trại hè để các con yêu tạo thêm gắn kết mối quan hệ anh em, chia sẻ những niềm vui, thách thức và tạo ra những kỉ niệm đáng nhớ.
Bố mẹ có thể cho các con yêu còn nhau tham gia vào các hoạt động từ thiện và giúp đỡ cộng đồng, việc hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn giúp các con yêu thể hiện được tinh thần đoàn kết đồng thời tạo ra mối liên kết sâu sắc và kết nối giữa anh em với nhau, trân trọng nhau hơn.
Luôn sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau
Anh em luôn sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau là một trong những yếu tố quan trọng để xây dựng mối quan hệ yêu thương và đoàn kết giữa anh em.
Khi anh em gặp khó khăn, bố mẹ hãy dạy con yêu sẵn sàng đưa ra sự giúp đỡ. Có thể là việc giúp đỡ trong học tập, trong công việc gia đình hoặc các hoạt động hàng ngày khác.
Trong cuộc sống khi các con gặp phải những vấn đề khó khăn, bố mẹ hãy làm gương để các con noi theo động viên và sát cánh bên nhau. Ba mẹ hãy tạo cho các con yêu tinh thần đồng đội, luôn sẵn sàng lắng nghe và cung cấp sự hỗ trợ của tinh thần.
Hãy nói với các con rằng trong bất kỳ tình huống nào anh em trong nhà hãy luôn đứng về phía nhau, đặc biệt khi đối mặt với khó khăn hoặc là xung đột và biết trân trọng tình cảm anh em, bảo vệ lợi ích của anh em. Sự sẵn sàng giúp đỡ nhau phải tồn tại trong một tinh thần tôn trọng và lòng nhân ái và ba mẹ hãy luôn nhắn nhủ con yêu rằng anh em luôn biết lắng nghe và đồng hành cùng nhau trong cuộc sống.
Xem thêm: Kỹ năng sống bảo vệ cây xanh – Dạy trẻ bảo vệ tương lai chính mình
Sẵn sàng chia sẻ với nhau
Cha mẹ hãy định hướng các con yêu luôn sẵn lòng hỗ trợ và giúp đỡ nhau trong công việc và cuộc sống hàng ngày, dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ. Điều này giúp con tăng cường sự đoàn kết và tình yêu thương anh em. Ba mẹ cần là người hướng dẫn và truyền cảm hứng cho con về giá trị của việc các con sẵn sàng chia sẻ với nhau.

Ba mẹ là mô hình tốt nhất cho con về việc chia sẻ, ba mẹ hãy thể hiện sự sẵn lòng chia sẻ, từ việc chia sẻ thức ăn, đồ đạc cho đến việc chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của mình, con yêu sẽ học từ việc quan sát và nhìn thấy bố mẹ làm như thế đối xử lại với anh em như vậy.
Cha mẹ hãy tạo cơ hội cho con chia sẻ với anh em, ví dụ như khi anh hoặc em cần sự giúp đỡ, ba mẹ hãy khuyến khích con chia sẻ và hỗ trợ cho anh em và hãy nói cho con biết tại sao chia sẻ là một điều quan trọng và giá trị trong cuộc sống. Ba mẹ truyền đạt cho con yêu về lòng tử tế và lòng nhân ái và tình cảm yêu thương giữa anh em.
Thường xuyên liên lạc
Việc liên lạc thường xuyên với anh em giúp xây dựng mối quan hệ đáng tin cậy và yêu thương trong gia đình, xây dựng sự gắn kết giữa các thành viên trong gia đình. Ba mẹ hãy khuyến khích con hỏi thăm và quan tâm đến cuộc sống của anh em, bao gồm những thành công, khó khăn và mục tiêu của anh em. Điều này giúp con phát triển lòng thông cảm và sự quan tâm đến anh em.

Hãy chỉ cho con yêu việc quan trọng của việc duy trì liên lạc với anh em, tạo môi trường mở để con có thể thoải mái chia sẻ việc của một ngày hôm nay, những điều mà con đã được học và trải nghiệm thú vị mà con đã có, có niềm vui và nỗi buồn làm tăng cường mối quan hệ giữa anh em trong nhà.
Xem thêm: Kỹ năng sống về giá trị yêu thương – Nuôi dưỡng tâm hồn trẻ
Bỏ qua những mâu thuẫn
Bố mẹ có thể dạy con cách giao tiếp một cách hiệu quả và thương lượng để giải quyết xung đột và tranh chấp giữa anh em. Kỹ năng này giúp con hiểu và đáp ứng một cách hợp tác và lắng nghe quan điểm của nhau để bỏ qua những mâu thuẫn anh em. Đồng thời đó cũng là cách giúp xây dựng môi trường gia đình hòa thuận và tình cảm.
Bố mẹ nên khuyên con giữ bình tĩnh trong trường hợp xảy ra mâu thuẫn, dạy con cách lắng nghe và thấu hiểu quan điểm, cảm xúc của anh em. Hãy để con cảm nhận và hiểu rằng mỗi người đều có quan điểm riêng và có sự khác biệt trong suy nghĩ và cảm nhận. Và ba mẹ hãy dạy con giữ thái độ trung lập và công bằng trong việc xem xét mâu thuẫn giữa anh em, không thiên vị hoặc đánh giá một phía trước khi hiểu rõ các vấn đề.
Bố mẹ nên định hướng rõ cho con yêu không nên đào sâu vào cảm xúc tiêu cực sau một mâu thuẫn tránh trường hợp thù dai khiến anh em xảy ra bất hòa thường xuyên, hướng dẫn con vượt qua những cảm xúc tiêu cực và tìm cách chấp nhận và tha thứ cho anh em. Hãy luôn nhắc nhở con rằng gia đình là nơi rèn luyện nên sự thông cảm, sẵn lòng tha thứ và tạo ra một môi trường yêu thương và hòa thuận.
Cha mẹ luôn làm gương cho con trẻ noi theo
Việc ba mẹ làm gương cho con yêu thương anh em trong gia đình bắt đầu từ việc thực hiện hóa những giá trị yêu thương và xây dựng mối quan hệ tốt đẹp. Ba mẹ có thể thực hiện các hành động và áp dụng các nguyên tắc sau đây:
- Thể hiện tình yêu và quan tâm: Bố mẹ nên thể hiện sự quan tâm và tình yêu chân thành đối với các con và làm cho con cảm thấy rằng tình yêu của bố mẹ dành cho anh em là vô điều kiện. Ba mẹ có thể dành thời gian lắng nghe và tương tác với anh em, khuyến khích sự phát triển tình yêu thương giữa anh em.
- Thể hiện sự công bằng: Bố mẹ nên đảm bảo rằng giữa mối quan hệ anh em được đối xử một cách công bằng và hợp tình hợp lý. Tránh thiên vị và đảm bảo rằng giữa anh em để có cơ hội và quyền lợi bình đẳng như nhau.
- Dạy con về giá trị gia đình: Bố mẹ dạy con yêu phải đoàn kết, lo lắng và bảo vệ lẫn nhau như một sự đoàn kết và hỗ trợ cùng nhau.
- Khuyến khích và ủng hộ: Ba mẹ nên khuyến khích và ủng hộ con trong việc yêu thương và chăm sóc anh em. Tạo cơ hội cho con thể hiện tình yêu thương với anh em, đánh giá cao những hành động tích cực của con.
- Thúc đẩy các hoạt động chung: Bố mẹ hãy tạo ra các hoạt động cho cả gia đình như: dạo chơi, thể thao, chơi game hoặc nấu ăn. Các hoạt động được tạo ra nhằm tăng cường sự gắn kết gia đình nói chung và tình cảm giữa anh em nói riêng.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của mối quan hệ này
Ba mẹ nên dạy con về giá trị gia đình, như sự đoàn kết, sự tôn trọng và sự hỗ trợ lẫn nhau. Giải thích với con rằng mối quan hệ anh em là một phần quan trọng của gia đình và rằng yêu thương và chăm sóc anh em là trách nhiệm của mỗi thành viên. Ba mẹ hãy dành thời gian để truyền đạt và thảo luận với con về tầm quan trọng của mối quan hệ yêu thương giữa anh em.

Tạo ra một môi trường gia đình yêu thương và ủng hộ. Ba mẹ có thể khuyến khích anh em chia sẻ cảm xúc, hỗ trợ và phát triển lẫn nhau và cùng nhau phát triển như vậy con sẽ hiểu được tầm quan trọng của mối quan hệ này.
Dạy con yêu thương anh em bằng cách cho các bé làm việc, học tập chung với nhau
Ba mẹ hãy cho các con học tập và khám phá cùng nhau, điều này bao gồm việc hỗ trợ nhau trong việc học tập, đọc sách, hoặc khám phá những điều mới mẻ. Cùng nhau tìm hiểu về các chủ đề quan tâm và trao đổi kiến thức giúp mối quan hệ anh em trở nên gắn kết hơn.
Đồng thời ba mẹ hãy khuyến khích anh em làm việc cùng nhau trong các hoạt động, dự án hay trò chơi để phát triển kỹ năng hợp tác và xây dựng mối quan hệ tốt hơn. Tạo điều kiện cho con phát triển các mối quan hệ với anh em thông qua việc chia sẻ sở thích, sự quan tâm và thời gian chất lượng.
Ba mẹ có thể thành lập ra những dự án nho nhỏ để các con có thể tham gia cùng nhau. Ví dụ như cùng nhau vẽ một bức tranh, cùng nhau làm một cái bánh hoặc trồng cây thì các bé sẽ hợp tác và cùng nhau hoàn thành những mục tiêu chung vừa tạo nên sự hiểu biết vừa tạo sự đồng lòng của anh em.
Nhớ rằng, việc xây dựng tình yêu thương giữa anh em là một quá trình dài. Quan trọng nhất là tạo cơ hội cho các con được tiếp xúc, tương tác và tạo dựng mối quan hệ yêu thương giữa anh em.
Dạy cho trẻ hiểu tầm quan trọng của việc đoàn kết
Khi cha mẹ dạy cho trẻ hiểu tầm quan trọng của việc đoàn kết giữa anh em, hãy kiên nhẫn chỉ dạy con, vì muốn con hiểu được giá trị của sự đoàn kết là một quá trình dài.

Các bậc phụ huynh hãy bắt đầu từ việc giải thích ý nghĩa của đoàn kết, ví dụ như nếu anh em cùng nhau hỗ trợ, chia sẻ và làm việc với nhau, cùng nhau đoàn kết thì các con đã tạo ra được lá chắn để vượt qua những khó khăn gặp phải, từ đó trân trọng tình nghĩa anh em hơn.
Không khuyến khích sự ganh đua trực tiếp giữa các con trong nhà
Trong quá trình các bậc cha mẹ dạy con về tầm quan trọng của tình yêu thương giữa anh em, cha mẹ nên để tâm tới việc không khuyến khích sự ganh đua giữa các con.
Cha mẹ nên dạy con hiểu rằng anh em trong nhà, mỗi người đều có những cá tính độc đáo và giá trị riêng, đều có những ưu điểm và khuyết điểm riêng, và không cần phải so sánh hoặc ganh đua với anh em. Hãy khuyến khích con tập trung vào việc phát triển bản thân mà không phải so sánh, phân bì với anh em trong nhà.
Không thiên vị
Cha mẹ hãy luôn đảm bảo rằng không thiên vị anh em trong nhà là rất quan trọng để tạo ra một môi trường công bằng và lành mạnh trong gia đình. Bố mẹ hãy thử tham khảo những nguyên tắc dưới đây để tránh việc thiên vị giữa các con:
- Ba mẹ phải luôn đối xử công bằng với tất cả các con, không ưu ái dành quyền lợi cho ai nhiều hơn ai..
- Ba mẹ đưa ra thời gian để nghe những suy nghĩ, cảm xúc và ý kiến của các con một cách tôn trọng.
Vì sao nên dạy trẻ biết yêu thương anh chị em trong gia đình từ sớm?
Dạy trẻ biết yêu thương không chỉ giúp con có mối quan hệ tốt hơn với anh chị em ruột thịt mà còn giúp trẻ nhận thức tầm quan trọng của gia đình cũng như định hướng hành vi, suy nghĩ về các mối quan hệ xã hội sau này.

- Xây dựng mối quan hệ gia đình mạnh mẽ: Tình yêu thương giữa anh chị em tạo nên mối liên hệ gắn kết, hạnh phúc và ổn định góp phần tạo nên một gia đình hạnh phúc.
- Phát triển các kỹ năng xã hội: Bằng việc tương tác và yêu thương anh chị em, các con sẽ phát triển những kỹ năng quan trọng như lắng nghe, thương lượng, kiên nhẫn giải quyết vấn đề. Điều này giúp các con tự tin hơn trong việc giao tiếp và tạo mối quan hệ với người khác.
- Phát triển lòng nhân ái: Yêu thương anh chị em có thể giúp con hiểu rằng con là một phần của cộng đồng và có trách nhiệm đối với hạnh phúc của người khác.
- Hình thành giá trị gia đình: Tình yêu thương anh chị em trong gia đình giúp con nhận thức được giá trị của gia đình và sự quan trọng của việc tôn trọng. Điều này tạo nên nền tảng vững chắc cho con để xây dựng các cốt lõi của giá trị gia đình như tình yêu, sự chia sẻ và sự đoàn kết.
- Biết hỗ trợ và an ủi: Khi con yêu thương anh chị em, con sẽ học được cách đồng cảm và hỗ trợ lẫn nhau trong những thời điểm gặp khó khăn.
Xem thêm: Dạy trẻ nói lời yêu thương – Ươm mầm tâm hồn cho bé
Những yếu tố khiến các bé thường xảy ra mâu thuẫn với nhau?

Các bé trong gia đình nếu thường xảy ra mâu thuẫn với nhau thì là điều không thể tránh khỏi. Nên việc bố mẹ phải nhận thức được những yếu tố khiến các bé thường xảy ra mâu thuẫn là việc nên phải tìm hiểu rõ ngọn ngành, sau đây là một số yếu tố mà các bé hay xảy ra mâu thuẫn:
- Tính cách cá nhân: Mỗi bé đều có tính cách, sở thích và nhu cầu riêng. Sự khác biệt này có thể dẫn đến mâu thuẫn khi các con không hiểu nhau và không chấp nhận nhau.
- Chênh lệch tuổi tác: Nếu anh chị em cách nhau khoảng 1 – 2 tuổi thường xảy ra tranh cãi và mâu thuẫn nhiều hơn so với những anh chị em trong nhà chênh lệch số tuổi lớn. Những bé chênh lệch số tuổi lớn thường yêu thường và nhường nhịn nhau hơn. Còn gần tuổi nhau các bé thường có xu hướng hơn thua và ganh tỵ nhau.
- Thái độ của cha mẹ: Cũng là yếu tố quan trọng trong việc các bé xảy ra mâu thuẫn với nhau. Nếu các con thấy cha mẹ đối xử không công bằng thì các bé sẽ cảm thấy rằng có sự thiên vị và không công bằng, điều đó dẫn tới anh em trong nhà ghen tị lẫn nhau, cạnh tranh và ganh đua tạo ra mâu thuẫn và gây xích mích của các con.
Biết cách yêu thương cũng là một trong các kỹ năng sống cho trẻ mầm non và cần liên tục trau dồi trong suốt quãng đời. Quan trọng nhất khi dạy con yêu thương anh em, ba mẹ cần thể hiện sự yêu thương và quan tâm đối với tất cả các con trong gia đình, không phân biệt đối xử và tạo một môi trường sống lành mạnh cho các con.
Nếu các bố mẹ đang tò mò không biết tính cách con sẽ như thế nào ở hiện tại và trong tương lai gần thì chương trình Sinh Trắc Vân Tay tại UPO sẽ là điểm đến hấp dẫn. Không những thế, bố mẹ sẽ còn được tư vấn lộ trình giáo dục con hợp lý với tính cách của bé nữa!
Đăng ký Sinh Trắc Vân Tay MIỄN PHÍ cho bé

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- Kiên trì và cố chấp – Sự khác biệt mong manh tới thành công
- 100 câu nói hay về sự kiên trì – dành cho ai đang gục ngã
- Làm sinh trắc vân tay bao nhiêu tiền? – Bảng giá tham khảo
- [BẬT MÍ] 10+ kinh nghiệm rèn luyện tính kiên trì cho trẻ
- 20+ tấm gương về lòng kiên trì – khơi nguồn động lực bất tận
- 80 câu ca dao tục ngữ về siêng năng kiên trì đầy sâu sắc!
- Làm sinh trắc vân tay cho bé là gì? Có an toàn hay không?
- 20 trò chơi rèn tính kiên trì cho trẻ – Dạy con thông minh
- Dạy con kiếm tiền với 7 hoạt động cực ĐƠN GIẢN và NĂNG ĐỘNG
- Dạy con cách tiêu tiền thông minh – Cẩm nang cho bố mẹ!