7 phương pháp dạy trẻ kỹ năng sống BỀN VỮNG mà ĐƠN GIẢN

Bố mẹ hãy cảm nhận con và xem thử con đã sẵn sàng tự lập chưa

Việc dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non là rất cần thiết, vì đây là độ tuổi trẻ phát triển về tư duy, tính cách nhanh nhất. Bước vào độ tuổi đi học, việc dạy kỹ năng sống như: kỹ năng tư duy, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng xử lý tình huống,.. lại càng tỏ ra cấp thiết hơn. Vậy bố mẹ cần giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non như thế nào?

Tại sao việc chọn cách giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non lại quan trọng?

Trẻ từ 3 tháng – 5 tuổi chưa nhận thức được nhiều, việc chọn cách xây dựng kỹ năng sống cho trẻ là rất quan trọng vì nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình hình thành và sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non cũng như tư duy, kỹ năng khác. Bố mẹ không thể áp dụng cách giáo dục trẻ Tiểu học, Trung học cho trẻ mầm non vì mỗi độ tuổi, mỗi hoàn cảnh sẽ tư duy khác nhau và dẫn đến kết quả khác nhau. Vì vậy trước khi rèn kỹ năng sống cho con, ba mẹ cần tìm hiểu những phương pháp phù hợp, hiệu quả nhất.

Các phương pháp dạy trẻ kỹ năng sống nhất định bố mẹ cần biết

Đóng vai

Đây là phương pháp các cô giáo mầm non và phụ huynh thường áp dụng vì cách này rất thiết thực, hiệu quả. Con được học tập và thực hành thông qua tình huống thực tế. Trẻ có thể đóng vai nhân vật, đóng vai trò là giáo viên, bố mẹ, đóng vai trong các tình huống khác nhau để học cách xử lý vấn đề, đưa ra quyết định, giải quyết xung đột. Giúp trẻ nâng cao kỹ năng tưởng tượng, kỹ năng tư duy, kỹ năng đàm phán.

Trò chơi đóng kịch có hiệu quả rất lớn trong việc giúp trẻ phát triển tự tin
Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non qua phương pháp đóng vai

Xem thêm: 20+ kỹ năng sống cho trẻ mầm non – Bước đệm tương lai cho bé

Giao nhiệm vụ

“Giao nhiệm vụ” là phương pháp thường được các cô giáo áp dụng trong việc dạy trẻ mầm non. Các con sẽ được giao một nhiệm vụ bắt buộc phải hoàn thành, vì vậy con sẽ quyết tâm, tập trung, nghĩ mọi giải giáp để hoàn thành công việc được giao. Điều này sẽ giúp trẻ nâng cao kỹ năng trách nhiệm, quản lý thời gian, kỹ năng giải quyết vấn đề. Bố mẹ cũng cần lưu ý nên giao nhiệm vụ phù hợp với khả năng của con, không áp lực quá nhiều lên trẻ để trẻ tự tin thực hiện nhiệm vụ; đạt được kết quả tốt sẽ thúc đẩy con mong muốn hoàn thành những nhiệm vụ tiếp theo.

Kỹ năng phân tích giúp trẻ tìm hiểu rõ hơn về các yếu tố và thông tin liên quan đến vấn đề; sau đó phản biện về các thông tin mà con đã phân tích được
Dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non qua phương pháp giao nhiệm vụ

Hình thức giáo dục kỹ năng sống qua các trò chơi

Trẻ em thường rất thích thú với các trò chơi và hoạt động vui nhộn, vì vậy rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non thông qua trò chơi là một phương pháp rất hiệu quả và hấp dẫn. Bố mẹ nên chọn những trò chơi thích hợp với độ tuổi và sở thích của trẻ, khiến cho trẻ thích thú khi tham gia. Ví dụ như trò xếp hình, rèn cho trẻ kỹ năng tư duy logic, kỹ năng xử lý vấn đề.,..Bố mẹ cũng có thể tổ chức trò chơi cho trẻ em trong khu tập thể, xóm làng để trẻ có thể vừa học kỹ năng qua trò chơi và vừa học kỹ năng giao tiếp, đoàn kết, giải quyết tình huống với đồng đội của mình.

Trẻ cần phải học cách tổng hợp các ý kiến và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau để có thể đưa ra quyết định và lập luận phản biện
Dạy trẻ mầm non kỹ năng sống thông qua các trò chơi

Xem thêm: 20 trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non ĐƠN GIẢN

Phương pháp dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non qua truyện kể, phim ảnh

Phụ huynh cũng nên dạy trẻ kỹ năng sống thông qua truyện kể, phim ảnh vì đây là một cách tuyệt vời giúp trẻ tiếp thu kiến thức nhanh chóng mà không bị nhàm chán. Bố mẹ hãy dành ra thời gian 10-15 phút mỗi ngày để đọc truyện ngắn, xem phim hoạt hình cùng con; chọn lọc những bộ phim về cảm xúc để giúp trẻ học cách biểu đạt và quản lý cảm xúc của mình; các câu chuyện xử lý tình huống vấn đề để trẻ tăng khả năng tư duy, biết cách xử lý nếu gặp phải tình huống tương tự. 

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua truyện kể, phim ảnh
Dạy trẻ mầm non kỹ năng sống thông qua truyện kể, hình ảnh

Thảo luận nhóm

Hãy chọn chủ đề phù hợp, trang bị một số kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non đơn giản để con cùng các bạn thảo luận. Các bé độ tuổi mầm non thường có trí tưởng tượng phong phú, giáo viên nên có những bảng tranh ảnh, hình minh họa đi kèm để con nâng cao kỹ năng tưởng tượng, sáng tạo. Trong một cuộc thảo luận, trẻ có thể có quan điểm và suy nghĩ khác nhau. Giáo viên cần tạo điều kiện cho các em thảo luận một cách tôn trọng, tạo sự thoải mái cho trẻ để thể hiện suy nghĩ của mình một cách tự nhiên.

Dạy trẻ kết bạn và hoà nhập để nâng cao tự tin giao tiếp 
Dạy trẻ mầm non kỹ năng sống thông qua thảo luận nhóm

Qua chính các hoạt động đời sống hàng ngày

Thứ quan trọng bố mẹ và thầy cô cần dạy cho con đó là kỹ năng chăm sóc bản thân, kỹ năng giao tiếp với môi trường xung quanh. Bằng cách bố mẹ áp dụng phương pháp dạy trẻ độ tuổi mầm non thông qua chính các hoạt động đời sống hàng ngày. Bố mẹ có thể giúp con trẻ rèn luyện kỹ năng độc lập bằng cách hướng dẫn trẻ tự đi giày, đánh răng, mặc quần áo,… Ngoài ra còn có thể phụ giúp gia đình các công việc đơn giản như lau chùi, quét nhà, thu dọn đồ chơi của mình,…Điều này giúp trẻ phát triển kỹ năng tự lực và học cách làm việc cho hiệu quả.

Bố mẹ nên dành thời gian vào cuối tuần để cùng trẻ đi dã ngoại, tham gia các hoạt động ngoài thiên nhiên để trẻ mở các giác quan, gặp mặt nhiều người nâng cao kỹ năng giao tiếp, tự tin, bản lĩnh.

Ba mẹ nên chọn một không gian sống an ninh, thoải mái
Dạy trẻ mầm non kỹ năng sống thông qua chính các hoạt động đời sống hàng ngày

Xem thêm: Dạy kỹ năng sống ở trường học – Giáo dục đổi mới tương lai

Tham gia các khóa học, trại hè kỹ năng sống

Hình thức giáo dục kỹ năng sống qua các khóa học, trại hè kỹ năng sống không chỉ giúp trẻ mầm non phát triển các kỹ năng sống như kỹ năng tương tác xã hội, kỹ năng giao tiếp, làm việc nhóm, thể chất, lãnh đạo,… mà còn giúp trẻ phát triển lòng tự tin và sự độc lập. Tuy nhiên, trước khi cho trẻ tham gia các hoạt động này, bố mẹ cần đảm bảo rằng chương trình uy tín, phù hợp với độ tuổi, năng lực của con và đảm bảo an toàn cho con.

Nhà vô địch của buổi học Fly Up tại Tổ chức giáo dục UPO cơ sở Hà Nội
Dạy trẻ mầm non kỹ năng sống bằng cách tham gia các khóa học, trại hè kỹ năng sống.

Đăng ký trại hè CampUP NGAY

Một số lưu ý dành cho bố mẹ khi dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Không áp đặt con

Bố mẹ nên nhớ trong quá trình xây dựng kỹ năng sống cho trẻ, nếu quá quan trọng vấn đề kết quả, thường áp đặt con có thể khiến trẻ cảm thấy bị ép buộc và không muốn học hỏi. Thay vào đó, bố mẹ nên tạo một môi trường thú vị và khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động kỹ năng sống theo cách tự nguyện của chính trẻ. Bố mẹ hãy tạo ra một không gian thuận lợi để trẻ có thể tự do thử nghiệm và học hỏi. Và đảm bảo rằng trẻ không bị giữ lại bởi những rào cản hay áp lực.

Trong quá trình dạy kỹ năng sống bố mẹ không nên áp đặt con
Trong quá trình dạy kỹ năng sống bố mẹ không nên áp đặt con

Không đánh giá gay gắt, hãy khuyến khích!

Không đáng giá con gay gắt là lưu ý quan trọng bố mẹ cần nhớ trong quá trình rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Các bé đang trong độ tuổi phát triển rất dễ bị tự ái, tự tin vì lời nói gay gắt của bố mẹ; khiến cho trẻ không có hứng thú học nữa. Thay vì chỉ trích và phê bình, bố mẹ nên khuyến khích và động viên con khi bé hoàn thành một kỹ năng sống, luôn khen ngợi và tôn trọng thành quả của con. Thêm vào đó, bố mẹ nên chia sẻ kinh nghiệm của bản thân về việc tiếp thu kỹ năng sống. Việc này sẽ giúp trẻ thấy rằng con không đơn độc trong việc học hỏi và có thể học tập từ bố mẹ.

Duy trì thói quen cho trẻ nhận thức chậm là rất quan trọng để giúp các con phát triển tốt hơn
Trong quá trình dạy kỹ năng sống bố mẹ không đánh giá gay gắt, hãy khuyến khích con

Xem thêm: Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non để con phát triển CÂN ĐỐI và LÀNH MẠNH

Chọn thời điểm rèn kỹ năng sống cho trẻ thích hợp

Việc bố mẹ chọn thời điểm dạy thích hợp rất quan trọng liên quan đến hiệu quả học tập của con. Thời điểm không nên dạy là lúc con đang mệt mỏi, cảm xúc con đang không được tốt. Bố mẹ nên chọn thời điểm không quá bận rộn để dạy kỹ năng sống cho trẻ. Thời điểm này có thể là sau bữa ăn hoặc trước khi trẻ đi ngủ. Ngoài ra nên dạy con vào thời điểm khi trẻ đang có hứng thú, lúc đó con sẽ dễ dàng học hỏi và đạt được hiệu quả tốt nhất.

Bố mẹ đưa ra các tình huống giả định và hướng dẫn con
Ba mẹ chọn thời điểm thích hợp để dạy kỹ năng sống cho con

Con trẻ cần sẵn sàng!

Để dạy trẻ kỹ năng sống hiệu quả, bố mẹ cần lưu ý rằng con trẻ cần phải sẵn sàng để học tập và thực hành những kỹ năng đó. Các bước để giúp bố mẹ dạy kỹ năng sống cho con được hiệu quả nhất, đó là:

  • Làm người đồng hành cùng con, luôn bên cạnh con 
  • Tạo niềm tin cho con sẽ giúp con tự tin hơn trong quá trình thực hành 
  • Tạo môi trường thuận lợi để con học tập được tốt nhất, chuẩn bị từ không gian yên tĩnh, vật dụng đầy đủ,…
  • Ân cần đưa ra lời khuyên và hướng dẫn con một cách tỉ mỉ
  • Khuyến khích con thực hành thường xuyên
Trẻ tự lập sẽ nhìn nhận mọi việc một cách tư duy hơn, quyết đoán hơn
Con trẻ cần sẵn sàng để học tập kỹ năng sống tốt nhất

Xem thêm: Kỹ năng sống bảo vệ bản thân – Dạy con mạnh mẽ trước xã hội

Chú ý độ khó của các bài tập

Khi giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, bố mẹ cần chú ý đến độ khó của các bài tập để đảm bảo rằng các bài tập đó phù hợp với khả năng, trình độ của con. Bố mẹ nên chọn các bài tập thú vị, thiên về khả năng nghe và tưởng tượng, vượt ải lấy điểm để con không cảm thấy bị nhàm chán. Rồi sau đó bố mẹ hãy tăng độ khó bài tập nên từ từ, điều này giúp con nâng cao khả năng học tập nhanh hơn.

Bố mẹ cần giáo dục con chăm sóc bản thân mình để con có trách nhiệm hơn với bản thân
Bố mẹ chú ý độ khó của bài tập khi dạy kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Chú trọng vào các trải nghiệm tích cực trong mỗi bài học

Bố mẹ cần chú trọng vào việc tạo ra những trải nghiệm tích cực trong mỗi bài học cho con. Điều này sẽ giúp con có động lực học tập và phát triển kỹ năng một cách tự nhiên, hiệu quả hơn. Bố mẹ có thể sử dụng các trò chơi, hoạt động vui nhộn, bài hát, truyện cổ tích và các hoạt động thực tế để giúp trẻ hứng thú, tham gia tích cực.

Hãy khích lệ và động viên con rèn luyện kỹ năng sống tự lập
Bố mẹ chú trọng vào trải nghiệm tích cực của con trong mỗi bài học kỹ năng

Dạy trẻ kỹ năng sống, đừng gấp gáp!

Dạy kỹ năng sống cho trẻ đặt biệt là con ở lứa tuổi mầm non, bố mẹ phải có đủ tính kiên nhẫn không thể gấp gáp rằng con sẽ làm được luôn. Việc học kỹ năng sống là một quá trình dài, yêu cầu sự tiếp thu từng bước và thực hành đều đặn. Con phải cần thời gian để hiểu và áp dụng những kỹ năng đó vào cuộc sống hàng ngày. Bố mẹ hãy dạy con một cách từ từ, cùng với sự đồng hành, hỗ trợ và khuyến khích của mình. Quan trọng là con có được trải nghiệm tích cực khi học, điều này giúp cho hiệu quả tiếp thu của con tốt hơn. 

Những mẩu truyện chứa đựng nhiều bài học và khơi gợi được sự đồng cảm của trẻ
Con trẻ cần thời gian tiếp thu kỹ năng, ba mẹ đừng gấp gáp

Xem thêm: Dạy trẻ phòng tránh điện giật với 10+ kỹ năng “vàng” sau đây!

Các bước cơ bản để rèn kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Con trẻ quan sát bạn!

Bố mẹ rèn kỹ năng sống cho trẻ, cách nhanh nhất và hiệu quả nhất đó là làm mẫu cho con, bố mẹ có thể làm mẫu cho con việc: thu dọn đồ chơi, gấp quần áo, vứt rác, tưới cây,… Trẻ ở độ tuổi mầm non rất nhanh bắt chước làm theo, nên bố mẹ hãy làm mẫu với tâm thế tích cực, yêu thương để trẻ vừa học về kỹ năng, vừa học về cảm xúc khi làm việc. 

Ba mẹ tìm hiểu trẻ muốn nói về điều gì bằng cách lắng nghe chân thành
Dạy trẻ bằng cách để trẻ quan sát ba mẹ làm việc

CÙNG NHAU thực hiện nhiệm vụ

Bố mẹ có thể chọn một nhiệm vụ đơn giản để cùng hoàn thành với con như: vẽ tranh, nấu ăn, dọn nhà,…Trong quá trình làm cùng, trẻ sẽ vừa làm việc của mình và quan sát ba mẹ những cách xử lý mà bé chưa biết.

Khi trẻ trải nghiệm những điều mới, các con sẽ phải đối mặt với các tình huống khác nhau và giải quyết những vấn đề một cách sáng tạo và phản biện.
Bố mẹ cùng con thực hiện nhiệm vụ là cách dạy trẻ kỹ năng sống tự tin hơn

Xem thêm: “Bí kíp” rèn luyện kỹ năng sống tự lập cho trẻ BÀI BẢN NHẤT

Quan sát con, đừng giám sát con

Quan sát con và giám sát con là hai khái niệm khác nhau. Giám sát con là ba mẹ theo dõi và kiểm soát hành vi của con, trong khi quan sát con là cách để bố mẹ hiểu được nhu cầu, sở thích, và tính cách của con, từ đó giúp bố mẹ tương tác, giáo dục con một cách hiệu quả hơn.

“Con trai chị đã rất tự hào khi nó đập quả trứng mà không có mảnh vỏ nào trong bát. Anh ấy cứ nhìn chị lúc bật bếp để đảm bảo rằng anh ấy đã làm đúng. Chị rất vui khi đã ở đó để trở thành người cổ vũ của anh ấy và để giữ an toàn cho anh ấy” – Chị Nga chia sẻ sau khi tham gia khóa học Phụ huynh tại trường đào tạo kỹ năng UPO. 

Một đứa trẻ có các kỹ năng sống tự lập sẽ có thể thích nghi tốt với môi trường mới
Bố mẹ hãy quan sát con, đừng giám sát con

Để con độc lập!

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non cần thiết phải để con độc lập. Đầu tiên bố mẹ cần phải thay đổi thái độ, tư duy của mình: “con em còn nhỏ nó chưa làm được đâu, nó làm hỏng thì thôi để chị làm cho nhanh,..”. Điều này sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển và tinh thần làm việc độc lập của con sau này. Ngay từ khi còn ở độ tuổi mẫu giáo, bố mẹ cần phải kiên trì xây dựng thói quen độc lập cho con: tự mang bát vào chậu khi ăn xong, tự xúc cơm ăn, tự buộc dây giày, tự vệ sinh cá nhân,… 

Trẻ tự lập giúp bố mẹ có nhiều thời gian và đỡ vất vả hơn
Ba mẹ cần kiên trì rèn cho con tính tự lập khi còn ở độ tuổi mầm non

Trên đây là những chia sẻ từ đội ngũ chuyên gia giáo dục kỹ năng trẻ Việt Nam UPO, mong có thể giúp quý phụ huynh giải quyết khó khăn trong quá trình dạy trẻ kỹ năng sống cũng như xây dựng các hình thức giáo dục kỹ năng sống phù hợp cho bé. Bố mẹ hãy tiếp tục theo dõi các bài viết mới nhất từ UPO để cập nhật thêm nhiều tin tức bổ ích nhé!

Trainer Lê Đặng Minh Nhật

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Icon Facebook tác giả    Icon Youtube tác giả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được
Tư vấn & Test tính cách Miễn phí

    Thông tin liên lạc

    Công ty cổ phần Tiềm năng vô hạn

    Mã số thuế: 4201892928

    Người đại diện theo pháp luật: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

    Theo dõi chúng tôi icon FB icon YT

    background footer

    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x