Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non để con phát triển CÂN ĐỐI và LÀNH MẠNH

Bí quyết giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Song hành cùng sự phát triển thể chất trí tuệ, phát triển cảm xúc lành mạnh cũng đóng vai trò quan trọng đối với trẻ mầm non và là một thành phần thiết yếu trong các kỹ năng sống cho trẻ mầm non. Để tìm ra phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non hiệu quả, cha mẹ hãy cùng UPO khám phá ngay bài viết bên dưới.

Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non là gì?

Trong độ tuổi mầm non, giáo dục cảm xúc được hiểu là việc trang bị và phát triển cho trẻ các kỹ năng về cảm xúc và xã hội. Giáo dục cảm xúc giúp trẻ biết cách kiểm soát tâm trạng, tự đặt mục tiêu, tự bản thân quyết định và học được cách hòa thuận với mọi người xung quanh.

Nhờ đó, bé nhanh chóng thích nghi với những hoàn cảnh sống khác nhau, tự làm chủ được bản thân trong mọi tình huống.

Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non có quan trọng không?
Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non có quan trọng không?

Trẻ được giáo dục cảm xúc sẽ thấu hiểu cảm xúc của bản thân, có khả năng diễn tả và đáp lại cảm xúc của người khác. Thông qua đó, bé sẽ có khả năng lắng nghe, cảm thông và thấu hiểu mọi người.

Các phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Để con suy nghĩ và tự đưa ra quyết định

Nhiều cha mẹ hiện nay vẫn duy trì cách trì cách dạy con truyền thống “yêu cho roi cho vọt, ghét cho ngọt cho bùi”. Thay vì bắt trẻ phải vâng lời và làm theo ý muốn của cha mẹ, bạn hãy để con có quyền được suy nghĩ và tự đưa ra quyết định. Điều này sẽ giúp con cảm thấy mình được tôn trọng và được cha mẹ lắng nghe nhiều hơn. Đây cũng là cách để rèn trẻ tự lập hiệu quả!

Cho con quyền được tự đưa ra quyết định.
Cho con quyền được tự đưa ra quyết định.

Ví dụ con không muốn ăn cơm đúng bữa, bạn hãy đưa ra sự lựa chọn và để con được quyết định. Một là con ăn ngoan và được cha mẹ cho đi chơi, hai là con bỏ bữa và không được phép đòi ăn khi cảm thấy đói. Phương pháp giáo dục tự chủ này sẽ dạy con biết chịu trách nhiệm với tất cả quyết định của mình, không dạy con cách nói dối hay trốn chạy.

Xem thêm: Trí thông minh cảm xúc là gì mà chiếm đến 80% thành công?

Rèn luyện qua những câu chuyện

Những câu chuyện thiếu nhi được xem là công cụ không thể thiếu trong việc giúp trẻ phát triển EQ. Những cuốn sách không chỉ chứa nội dung bổ ích giúp cha mẹ nuôi dưỡng cảm xúc cho bé

Những câu chuyện khơi nguồn cảm hứng để trẻ mầm non được bộc lộ cảm xúc.
Những câu chuyện khơi nguồn cảm hứng để trẻ mầm non được bộc lộ cảm xúc.

Thông qua những bài học, hình ảnh minh họa sinh động, cha mẹ vừa tập thói quen đọc sách cho trẻ vừa giúp trẻ có nguồn cảm hứng để bộc lộ cảm xúc. Đó là giá trị tuyệt vời mà những cuốn sách mang lại.

Giáo dục cảm xúc tích cực cho trẻ mầm non thông qua những trò chơi

Giáo dục cảm xúc cho bé thông qua các trò chơi hằng ngày là phương pháp giáo dục không gượng ép và đem lại hiệu quả rất tốt. Chơi mà học học mà chơi sẽ giúp bé mầm non hứng thú và dễ dàng tiếp thu các kiến thức hơn. Việc giáo dục cảm xúc trẻ thông qua các trò chơi biểu cảm như mặt nạ cảm xúc, dự đoán cảm xúc qua tranh ảnh, hoạt hình, video, đóng kịch thể hiện cảm xúc nhân vật,… Cha mẹ hãy chơi cùng con để làm tăng sự kết nối với bé.

Các trò chơi cũng giúp con yêu nhận biết các loại cảm xúc.
Các trò chơi cũng giúp con yêu nhận biết các loại cảm xúc.

Xem thêm: 30 trò chơi giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non ĐỘC ĐÁO NHẤT

Khuyến khích con chia sẻ cảm xúc của bản thân

Thói quen chia sẻ luôn là cách để con người xích gần lại và thấu hiểu nhau hơn. Đối với các bé nhỏ, bạn hoàn toàn có thể khuyến khích con học cách chia sẻ cảm xúc cá nhân này. Hãy quan tâm tới cảm xúc của con bằng câu hỏi: “Ngày hôm nay của con như thế nào?”, cha mẹ cũng nên chia sẻ cảm xúc của mình với bé để cùng con có những kết nối chặt chẽ.

Ba mẹ khuyến khích con chia sẻ cảm xúc của bản thân.
Ba mẹ khuyến khích con chia sẻ cảm xúc của bản thân.

Giúp con đặt mình vào vị trí người khác

Không chỉ hiểu cảm xúc của chính mình, trẻ mầm non còn có khả năng liên hệ và đồng cảm với cảm xúc của người khác. Để con học cách quan sát và nhận biết cảm xúc của mọi người, cha mẹ cần dẫn dắt và tạo sự tò mò cho trẻ như “con có biết bạn Thóc đang cảm thấy như nào không” “tại sao bạn lại khóc nhỉ”,… Việc cha mẹ đưa ra những câu hỏi gợi nhắc sẽ buộc con phải quan sát và quan tâm đến cảm xúc của mọi người. Cách làm này còn góp phần giàu cảm xúc cho trẻ đồng thời giúp con trở thành người tinh tế, lịch sự hơn.

Dạy trẻ biết quan tâm tới cảm xúc của người khác cũng là phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non
Dạy trẻ biết quan tâm tới cảm xúc của người khác cũng là phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Xem thêm: Dấu hiệu trẻ có EQ thấp – Nguyên nhân không phải ai cũng biết!

Giúp trẻ nhận biết, gọi tên cảm xúc

Thực chất, các bé đều có những cảm xúc rõ rệt tuy nhiên con chưa thể tự nhận biết và gọi tên rõ ràng những cảm xúc ấy. Để giúp bé, cha mẹ hãy cùng con thực hành gọi tên cảm xúc.

Bố mẹ có thể dạy trẻ cảm xúc sợ hãi, vui vẻ, buồn bực… bằng trò chơi với chính hình vẽ có các khuôn mặt mang sắc thái cảm xúc đó, sau đó hãy diễn tả cảm xúc thông qua biểu cảm trên khuôn mặt của mình và trẻ sẽ gọi tên cảm xúc đó. Khi con đoán đúng và bắt chước theo những biểu cảm ấy, con có thể ghi nhớ và hiểu hơn về những cảm xúc của mình.

Cùng bé chơi trò đặt tên cảm xúc.
Cùng bé chơi trò đặt tên cảm xúc.

Tham gia các hoạt động tập thể, lớp kỹ năng sống

Một phương pháp phát triển cảm xúc cho trẻ mầm non cực kỳ hiệu quả khác là cho con tham gia các hoạt động tập thể hay các lớp học kỹ năng sống quả là một ý tưởng không tồi. Đó sẽ là nơi trẻ được tiếp xúc và tương tác xã hội rất nhiều, trẻ còn có cơ hội được tiếp xúc với các bạn đồng trang lứa, được tham gia các trải nghiệm đầy mới lạ và thú vị. Từ đó trẻ có thể thoải mái và tự tin bộc lộ cảm xúc cũng như tham gia các hoạt động bổ ích có ý nghĩa.

Tại Tổ chức giáo dục kỹ năng sống UPO, các bé sẽ được giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non thiết yếu, hướng dẫn học tập và tham gia các hoạt động tập thể một cách bài bản, khoa học và vô cùng hiệu quả. Ngoài ra, các bé sẽ có cơ hội được giao lưu, kết bạn và xây dựng những cảm xúc tích cực từ đó giúp bé nâng cao khả năng kiểm soát cảm xúc, thấu hiểu và biết cách sẻ chia cùng bạn bè.

Khám phá khóa học tại Tổ chức giáo dục UPO ngay hôm nay.
Khám phá khóa học tại Tổ chức giáo dục UPO ngay hôm nay.

Khóa học KidUP tại UPO rất phù hợp dành cho các bé trong độ tuổi mầm non. Đúng với tên gọi, khóa học chủ yếu nhấn mạnh đến việc hình thành tư duy tự thức cho trẻ xoay quanh các kỹ năng về tư duy, thái độ và trí thông minh cảm xúc bao gồm sự biết ơn, thấu hiểu, yêu thương,… 

Đăng ký khoá học KidUP NGAY

Tại sao cần giáo dục cảm xúc sớm cho trẻ?

Kỹ năng làm chủ và thấu hiểu cảm xúc rất cần được trang bị cho trẻ mầm non bởi đây là giai đoạn tâm sinh lý của trẻ đang phát triển mạnh mẽ. Con thường có những cảm xúc lẫn lộn và không biết cách truyền đạt với ba mẹ. Trẻ có thể bị căng thẳng, có xu hướng chống đối nếu cha mẹ không hiểu và quát mắng con. 

Những lợi ích mà giáo dục cảm xúc sớm mang lại?
Những lợi ích mà giáo dục cảm xúc sớm mang lại?

Giáo dục cảm xúc sớm cho trẻ mầm non không chỉ là giải pháp giúp con cân bằng và làm chủ được cảm xúc của mình. Giáo dục trí tuệ cảm xúc cho trẻ mầm non nhằm trang bị cho trẻ những kỹ năng đương đầu với những khó khăn và thử thách trong cuộc sống, giúp trẻ trở thành một người tốt, có ích cho gia đình và xã hội khi trưởng thành.

Nguyên tắc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non

Để trẻ nhận biết và kiểm soát cảm xúc cá nhân, cha mẹ cần lưu ý tới một vài nguyên tắc giáo dục sau.

Tính cá nhân hoá trong phương pháp giáo dục

Trong độ tuổi mầm non, các bé đã bắt đầu hình thành ý thức cá nhân và có cá tính mạnh mẽ. Nhiều em bé đã thể hiện hành động theo suy nghĩ riêng như vòi vĩnh, không nghe lời, thậm chí cãi lời cha mẹ… Đối mặt với sự thay đổi này của trẻ, cha mẹ không cần quá lo lắng mà hãy thật sự kiên nhẫn và khuyên răn con từng chút một.

Trẻ mầm non bắt đầu hình thành tính cá nhân hóa.
Trẻ mầm non bắt đầu hình thành tính cá nhân hóa.

Để giáo dục trẻ đúng cách, cha mẹ cần có những định hướng ngay từ ban đầu, sẵn sàng đồng hành, nhẫn nhịn và từ từ uốn nắn bé. Đặc biệt, tránh khen chê hay trách phạt con trước mặt mọi người, điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy tự ti hoặc quá tự mãn về bản thân.

Đi đôi với rèn luyện thói quen

Phương châm giáo dục cảm xúc cho bé mọi lúc mọi nơi sẽ đem lại sự thay đổi nhanh chóng và rõ rệt. Tại mọi thời điểm, dù là môi trường sinh hoạt tại nhà hay ở trường mầm non, cha mẹ cũng có thể rèn luyện thói quen cho trẻ như: rửa tay trước khi ăn, gấp quần áo, thu dọn đồ chơi đúng nơi quy định,…

Mẹ cùng bé tập thói quen rửa tay trước khi ăn.
Mẹ cùng bé tập thói quen rửa tay trước khi ăn.

Bố mẹ, người lớn làm gương

Nguyên tắc cuối cùng mà cũng là nguyên tắc quan trọng nhất, quyết định phần lớn hiệu quả của phương pháp giáo dục trẻ nhỏ đó là người lớn tập làm gương. Bởi cha mẹ, tất cả mọi người mà bé có tiếp xúc đều sẽ trở thành hình mẫu của cảm xúc, hành vi giao tiếp và ứng xử. 

Ba mẹ là tấm gương để trẻ noi theo.
Ba mẹ là tấm gương để trẻ noi theo.

Con trẻ có xu hướng học hỏi và bắt chước rất nhanh vậy nên cha mẹ cần xây dựng cho bé môi trường sống và giao tiếp lành mạnh. Những ứng xử sai lệch có thể khiến bé cho là đúng và học theo, điều này vô tình làm ảnh hưởng đến sự phát triển ở trẻ trong những giai đoạn tiếp theo.

Hy vọng bài viết chia sẻ về những phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non trên đây đã phần nào giúp cha mẹ hiểu được cách nuôi dưỡng và kiểm soát cảm xúc cho bé. Cùng theo dõi những bài viết mới nhất từ UPO để cập nhật nhiều hơn nữa những kiến thức và kinh nghiệm quý báu cha mẹ nhé!

Trainer Lê Đặng Minh Nhật

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Icon Facebook tác giả    Icon Youtube tác giả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được
Tư vấn & Test tính cách Miễn phí

    Thông tin liên lạc

    Công ty cổ phần Tiềm năng vô hạn

    Mã số thuế: 4201892928

    Người đại diện theo pháp luật: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

    Theo dõi chúng tôi icon FB icon YT

    background footer

    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x