Kỹ năng sống bảo vệ bản thân – Dạy con mạnh mẽ trước xã hội

Phương pháp dạy trẻ tự bảo vệ bản thân

Kỹ năng sống bảo vệ bản thân kỹ năng sống cho trẻ quan trọng và cần thiết nhất để giúp bé phòng tránh các nguy hiểm hiện nay. Tuy nhiên nhiều bố mẹ hiện nay vẫn chưa tìm được phương pháp giáo dục hiệu quả. Bài viết này sẽ giúp quý phụ huynh có thêm thông tin về những kỹ năng sống bảo vệ bản thân và cách dạy trẻ phù hợp nhất.

Thế nào là kỹ năng bảo vệ bản thân?

Kỹ năng bảo vệ bản thân là vận dụng sự hiểu biết và nhận thức của trẻ về một vấn đề hay một sự việc xung quanh có thể không đúng hoặc đe dọa và gây nguy hiểm đến trẻ. Từ đó trẻ có thể có những hành động để có thể tránh xa những mối nguy hại đó hoặc bé có thể đề phòng và chỉ ở trong những phạm vi an toàn.

Giai đoạn trẻ còn nhỏ, chưa thực sự hiểu biết và ý thức được những vấn đề nguy hiểm xung quanh là giai đoạn dễ bị kẻ xấu lợi dụng nhất. Hơn nữa bố mẹ cũng không thể nào giám sát con trẻ 24/24 để đảm bảo con được an toàn mọi lúc.

Giai đoạn trẻ còn nhỏ, chưa thực sự hiểu biết và ý thức được những vấn đề nguy hiểm xung quanh là giai đoạn dễ bị kẻ xấu lợi dụng nhất
Giai đoạn trẻ còn nhỏ, chưa thực sự hiểu biết và ý thức được những vấn đề nguy hiểm xung quanh là giai đoạn dễ bị kẻ xấu lợi dụng nhất

Ngoài ra thời buổi công nghệ phát triển, những thủ đoạn càng ngày càng tinh vi hơn, mạng xã hội cũng là một nơi khá phức tạp có thể tiếp cận trẻ bất kỳ lúc nào. Tình trạng tội phạm bắt cóc, xâm hại trẻ em cũng ngày càng tăng lên đáng kể.

Theo báo điện tử Đảng Cộng Sản Việt Nam: “Từ năm 2018 đến 2020, cơ quan điều tra các cấp đã tiếp nhận, xử lý hơn 5.200 tin báo, tố giác liên quan đến tội phạm xâm hại trẻ em, mua bán người, người chưa thành niên vi phạm pháp luật và bạo lực gia đình”.

Vì vậy bố mẹ cần phải chuẩn bị cho trẻ những kỹ năng sống bảo vệ bản thân cho bé ngay từ nhỏ để bé có thể đề phòng và tránh xa những tệ nạn xã hội và những mối nguy hiểm xung quanh.

Các kỹ năng sống bảo vệ bản thân trẻ cần học từ sớm

Một số kỹ năng sống bảo vệ bản thân trẻ cần học từ sớm để phòng tránh nguy hiểm từ kẻ xấu lợi dụng hiện nay mà bố mẹ cần quan tâm.

Kỹ năng an toàn khi vui chơi

Trẻ thường xuyên chơi đùa chạy nhảy khắp nơi, nhưng không phải lúc nào bé vui chơi cũng có thể đảm bảo được an toàn. Nhiều khi mãi vui chơi trẻ không chú ý đến những nguy hiểm xung quanh dẫn đến một số sự cố xảy ra. Vì vậy bố mẹ cần hướng dẫn con vui chơi nhưng vẫn không quên đảm bảo an toàn.

Bố mẹ cần hướng dẫn con vui chơi nhưng vẫn không quên đảm bảo an toàn
Bố mẹ cần hướng dẫn con vui chơi nhưng vẫn không quên đảm bảo an toàn

Bố mẹ nên diễn giải cho con hiểu những nơi nguy hiểm như ngoài đường thường xảy ra tai nạn, không leo trèo cao hoặc nhảy từ trên cao xuống, không chơi gần những khu vực có hố sâu, ao hồ sông nước,…  Hoặc khi bé vui chơi ở trong nhà, bố mẹ vẫn nên hướng dẫn bé tránh xa các vật dụng như ổ điện, bếp gas, dao kéo và các vật sắc nhọn.

Xem thêm: Kỹ năng sống hòa nhập – Bạn có chắc mình đã hiểu đúng?

Kỹ năng phòng tránh bị xâm hại

Theo báo cáo của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, từ tháng 6/2019 đến tháng 6/2021, trên địa bàn cả nước có hơn 4.000 trẻ em bị xâm hại, trong số đó, có hơn 3.600 trẻ là các bé gái.

Đây là tình trạng đáng báo động, bố mẹ nên hướng dẫn trẻ những kỹ năng phòng tránh bị xâm hại.

Tình trạng bé bị xâm hại đang ngày càng tăng cao trên cả nước
Tình trạng bé bị xâm hại đang ngày càng tăng cao trên cả nước

Trẻ thật sự chưa thể hiểu hết được các vấn đề xâm hại hiện nay, nên bố mẹ có thể bắt đầu dạy con kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em bắt đầu với việc con hiểu về các bộ phận của cơ thể và giáo dục giới tính cho bé ngay từ nhỏ như: Luôn phải mặc đồ bảo hộ đặc biệt là các bé gái thường xuyên mặc váy, không để người khác chạm vào những điểm nhạy cảm, nam và nữ rất khác biệt nhau trẻ nên cần tinh tế trong giao tiếp và khi tiếp xúc, hãy chống trả khi có người cố tình chạm vào người hãy hét thật lớn và nhờ sự giúp đỡ của những người khác,…

Kỹ năng tham gia giao thông an toàn

Bố mẹ cần dạy con trẻ những kỹ năng sống bảo vệ bản thân như tham gia giao thông an toàn và phòng tránh những tai nạn như:

  • Nhận biết các biển báo, đặc biệt là biển báo qua đường, tín hiệu đèn giao thông,…
  • Đi đúng phần đường đi bộ
  • Khi qua đường phải thật sự chú ý quan sát
  • Đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe đạp và xe máy
  • Không chạy ngược chiều xe
  • Khi ngồi trên các phương tiện giao thông, không tự ý thò đầu hoặc cho tay ra ngoài cửa sổ,..
Luôn đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe đạp và xe máy
Luôn đội mũ bảo hiểm khi ngồi xe đạp và xe máy

Đây là những kỹ năng sống bảo vệ bản thân về an toàn giao thông cơ bản mà bé cần nắm bắt được để đảm bảo an toàn cho mình và những người xung quanh.

Xem thêm: Kỹ năng sống an toàn khi ngồi trên xe máy cho bé đảm bảo ATGT

Kỹ năng sống bảo vệ bản thân khi ở nhà

Dạy trẻ an toàn khi ở nhà bao gồm việc giáo dục trẻ có kỹ năng xử lý với mọi vật, mọi việc trong nhà và các mối nguy hiểm từ bên ngoài. Khi trẻ ở nhà một mình, bố mẹ cần hướng dẫn con những kỹ năng phòng tránh các nguy hiểm từ các đồ vật trong nhà. Đồng thời chỉ trẻ không được mở cửa cho người lạ, không trả lời nếu có người lạ gọi.

Chỉ cho bé những vật nguy hiểm và chỉ chơi các trò chơi an toàn
Chỉ cho bé những vật nguy hiểm và chỉ chơi các trò chơi an toàn

Chỉ mở cửa cho bố mẹ hoặc có thể chỉ bé những câu hỏi bí mật, mật khẩu chỉ có trẻ và bố mẹ biết. Nếu có người cố tình vào nhà, hãy chỉ trẻ cách trốn vào nơi an toàn và gọi điện cầu cứu bố mẹ, người thân.

Kỹ năng an toàn khi gặp người lạ

Trẻ em là đối tượng dễ lừa gạt và rất cả tin, vì vậy bố mẹ cần hướng dẫn con kỹ năng an toàn khi gặp người lạ để tránh những trường hợp xấu xảy ra. Bố mẹ có thể hướng dẫn con một số kỹ năng sống khi gặp người lạ như sau:

  • Không đứng quá gần người lạ, hãy giữ khoảng cách ít nhất là 3m.
  • Không đi theo người lạ kể cả họ có đề nghị dẫn trẻ về nhà hoặc cho bánh kẹo.
  • Không nhận quà, kẹo bánh từ người lạ và từ chối một cách khéo léo.
  • Hét toa cảnh báo cầu cứu hoặc không quen người này để nhờ sự giúp đỡ của những người xung quanh khi cảm thấy nguy hiểm.
  • Tuyệt đối không mở cửa cho người lạ.
  • Không để người lạ chạm vào thân thể của mình.
  • Để con ghi nhớ địa chỉ và số điện thoại của bố mẹ để có thể tìm và liên lạc với bố mẹ khi có trường hợp xấu xảy ra. 
  • Hướng dẫn con cầu cứu những người xung quanh và những người đáng tin như chú cảnh sát, bác bảo vệ, nhân viên cây xăng,…
Kỹ năng sống bảo vệ bản thân dạy trẻ không mở cửa cho người lạ
Kỹ năng sống bảo vệ bản thân dạy trẻ không mở cửa cho người lạ

Xem thêm: Dạy trẻ dùng mạng xã hội với 7 mối nguy cơ TIỀM ẨN hiện nay

Kỹ năng an toàn phòng cháy chữa cháy

Vấn đề cháy nổ hiện nay thường xuyên diễn ra, vì vậy bố mẹ cần trang bị những kỹ năng phòng cháy chữa cháy cũng như dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy ngay từ nhỏ. Hãy chỉ bé cách thông báo với người lớn khi phát hiện cháy, hoặc nhận biết các tín hiệu báo cháy và tìm cách trốn thoát ra ngoài bằng cửa thoát hiểm hoặc bảng chỉ dẫn, thông báo.

Dạy trẻ bịt mũi miệng bằng khăn ướt và bò thấp người để thoát hiểm khi hỏa hoạn
Dạy trẻ bịt mũi miệng bằng khăn ướt và bò thấp người để thoát hiểm khi hỏa hoạn

Dạy bé cách tránh hít phải khói độc bằng cách làm ướt một miếng vải gần đó để che mũi và miệng. Không đứng thẳng người, chỉ nên cúi đầu và chạy thoát hiểm để tránh hít phải khói độc. Dạy bé cách gọi điện nhờ sự giúp đỡ, hét lớn hoặc khóc to để nhờ người cầu cứu.

Kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp

Bố mẹ hãy dạy trẻ ghi nhớ địa chỉ và số điện thoại của bố mẹ để liên lạc với bố mẹ phòng trường hợp xấu. Nếu xảy ra các trường hợp nguy hiểm khác, hãy dạy trẻ kỹ năng sống bảo vệ bản thân bằng cách chỉ cho bé hét thật to nhờ giúp đỡ, đồng thời vẫy tay để gây sự chú ý từ những người xung quanh. Phản kháng, cắn và vùng vẫy nếu bị ép hay bị bắt lại.

Dạy bé nhờ sự giúp đỡ của các bác bảo vệ 
Dạy bé nhờ sự giúp đỡ của các bác bảo vệ

Kỹ năng khi bị lạc

Trẻ rất dễ bị lạc bởi tính tò mò xung quanh, mãi đi theo những thứ hấp dẫn sẽ làm con bị lạc với bố mẹ, đặc biệt là những chỗ đông người như công viên, sở thú, chợ, siêu thị,…

Trẻ nên bám theo bố mẹ, đặc biệt là ở nơi đông người như siêu thị
Trẻ nên bám theo bố mẹ, đặc biệt là ở nơi đông người như siêu thị

Vì vậy bố mẹ hãy hướng dẫn con luôn bám theo và cầm tay mẹ khi đi đến những nơi đông người. Nếu không may đi lạc hãy đứng im tại chỗ chờ bố mẹ đến đón. Bé cũng có thể tìm đến sự giúp đỡ của những người đáng tin như chú cảnh sát, chú bảo vệ, nhân viên cây xăng hoặc nhân viên bán hàng gần đó, ghi nhớ thông tin bố mẹ và số điện thoại để liên lạc với bố mẹ cũng như dạy trẻ kỹ năng khi bị lạc khác.

Kỹ năng xử lý khi gặp chó dữ

kỹ năng sống bảo vệ bản thân khi bị chó dữ tấn công
Kỹ năng sống bảo vệ bản thân khi bị chó dữ tấn công

Do bản tính trẻ hiếu động, nghịch ngợm và cũng hồn nhiên khi suy nghĩ chú chó nào cũng thân thiện như chó nhà, nên đã có không ít trường hợp trẻ đùa nghịch, trêu chọc khiến bản thân bị chó lạ tấn công để lại những vết thương nghiêm trọng, thậm chí có thể tử vong. Để đề phòng chó dữ tấn công, bố mẹ có thể dạy con những lưu ý sau:

  • Không tự ý cho ăn, trêu chọc, có những hành vi bạo lực, tấn công chó lạ và thậm chí là cả chó do gia đình nuôi, đặc biệt là khi chó đang ăn, sợ hãi, gầm gừ xù lông – đây là những dấu hiệu chó đang phòng thủ và “đánh dấu” kẻ thù.
  • Không tự ý vào nhà ai khi không có bố mẹ, chủ nhà hoặc chủ chó đi cùng.
  • Nếu gặp chó lạ trên đường, hãy dặn con giữ khoảng cách và đi từ từ, không được chạy hay kích động chó bằng âm thanh hay nhìn chằm chằm vào mắt chúng (trong thế giới tự nhiên, việc nhìn chằm chằm vào đối phương là dấu hiệu gây chiến), thậm chí có thể đứng đợi cho chó đi qua.

Còn nếu trong trường hợp trẻ ở một mình và bị chó dữ tấn công hoặc có ý định tấn công, bố mẹ hãy hướng dấn con thực hiện theo các bước sau đây:

  • Luôn phải giữ bình tĩnh trước tiên!
  • Tuyệt đối không bỏ chạy hay hét toáng lên nếu ở một mình, nếu có người lớn ở ngay gần có thể gọi người lớn tới trợ giúp.
  • Ném đồ vật khác để đánh lạc hướng, ví dụ như chai lọ, quần áo hay giày dép… do bản năng của chó sẽ tạm quên đi mục tiêu số 1 khi chú ý đến mục tiêu thứ 2 xuất hiện.
  • Từ từ đi lùi lại để giữ khoảng cách với chó và rời đi
  • Nếu chó lao tới tấn công, với chó nhỏ có thể dùng đồ vật đánh vào mũi chó như cành cây, chai lọ,… do mũi là bộ phận nhạy cảm của chó. Tuy nhiên nếu chẳng may bị ngã, hay gặp cho lớn hơn tấn công thì hãy dạy con vừa kêu cứu, vừa dùng sức bảo vệ phần đầu, mặt và bộ phận sinh dục.

Những lưu ý khi bố mẹ giáo dục kỹ năng sống bảo vệ bản thân cho con

Bố mẹ sẽ có nhiều cách để dạy con những kỹ năng sống bảo vệ bản thân cho con. Những không phải ai cũng có thể giáo dục một cách đúng đắn và giúp con trẻ dễ hiểu nhất. Một số lưu ý dành cho bố mẹ như sau:

Hãy trò chuyện với con

Bố mẹ nên thường xuyên trò chuyện với con để có thể biết được con đang suy nghĩ điều gì, đồng thời kéo dần khoảng cách với con và tạo niềm tin cho con. Hãy hỏi con nhiều hơn những câu hỏi “hôm nay con thế nào?”, “Con suy nghĩ như thế nào về vấn đề này”, “Con có biết về nó không? Mẹ sẽ giải thích cho con nhé”,….

Bố mẹ nên đi dạo và trò chuyện với con để hiểu con hơn
Bố mẹ nên đi dạo và trò chuyện với con để hiểu con hơn

Bố mẹ có thể đi dạo với con, chơi đùa, cùng làm việc nhà, kể chuyện cho con,… để hiểu con hơn mỗi ngày.

Đừng la mắng, quát tháo

Nhiều bố mẹ thường xuyên áp lực với câu việc, về nhà lại gặp các câu hỏi, sự nghịch ngợm của con làm cho bực tức, la mắng và quát tháo con. Từ đó sẽ hình thành nỗi sợ hãi và cảm xúc xấu cho con, con có thể học theo những phản ứng và lời quát tháo đó của bố mẹ.

Bố mẹ không nên áp đặt con quá mức, hãy đặt mình vào tính huống của con để giải quyết
Bố mẹ không nên áp đặt con quá mức, hãy đặt mình vào tính huống của con để giải quyết

Vì vậy, bố mẹ hãy bình tĩnh, không nên áp đặt con quá mức, hãy đặt mình vào tính huống của con để giải quyết vấn đề một cách hợp lý.

Hãy để trẻ hiểu những nguy hiểm tiềm ẩn và lý do tại sao cần tự bảo vệ bản thân

Để con có thể thực hiện tốt theo đúng các kỹ năng, bố mẹ cần để cho trẻ hiểu những nguy hiểm tiềm ẩn xung quanh trẻ. Đồng thời chỉ trẻ cách tự bảo vệ bản thân. Tuy nhiên bố mẹ chỉ cần giải thích nhẹ nhàng, không nên hù dọa trẻ khiến trẻ sợ hãi và lo lắng và trở nên nhút nhát hơn.

Bố mẹ nên giáo dục kỹ năng sống bảo vệ bản thân cho bé càng sớm càng tốt
Bố mẹ nên giáo dục kỹ năng sống bảo vệ bản thân cho bé càng sớm càng tốt

Không thể cảnh giác bất kỳ điều gì, vì vậy bố mẹ cần giáo dục trẻ những kỹ năng sống bảo vệ bản thân cho bé. Với những kỹ năng cơ bản trên, hy vọng bố mẹ sẽ có thêm những thông tin và phương pháp bổ ích để giáo dục trẻ phòng tránh những nguy cơ cho bản thân một cách hiệu quả.

Ngoài ra bố mẹ có thể tham khảo thêm các phương pháp dạy trẻ kỹ năng sống, khóa học KidUP tại UPO sẽ là lựa chọn hoàn hảo! Khoá học tập trung giáo dục và rèn luyện tư duy tự thức giúp bé tự ý thức được hành vi, thái độ và cảm xúc của mình. Nhờ đó bé có thể tiếp thu và học hỏi một cách dễ dàng và hiệu quả.

Đăng ký khoá học KidUP NGAY

Trainer Lê Đặng Minh Nhật

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Icon Facebook tác giả    Icon Youtube tác giả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được
Tư vấn & Test tính cách Miễn phí

    Thông tin liên lạc

    Công ty cổ phần Tiềm năng vô hạn

    Mã số thuế: 4201892928

    Người đại diện theo pháp luật: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

    Theo dõi chúng tôi icon FB icon YT

    background footer

    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x