20+ kỹ năng sống cho trẻ mầm non – Bước đệm tương lai cho bé

Bé mầm non cần các kỹ năng gì?

Trang bị kỹ năng sống mầm cho trẻ non dành là vô cùng cần thiết và là xu hướng giáo dục hiện đại. Bởi vì thời gian này, trẻ có thể học hỏi và tiếp thu rất nhanh. Việc dạy trẻ những kỹ năng sẽ là nền tảng để trẻ phát triển tốt khi trưởng thành. UPO sẽ giới thiệu một số kỹ năng sống cho trẻ mầm non thiết yếu trong bài viết dưới đây.

Khái niệm kỹ năng sống cho trẻ mầm non

Nhiều bố mẹ vì quá thương con nên đã bao bọc con quá kỹ mà quên đi rằng cần phải dạy những kỹ năng sống cho bé cần thiết để con có thể trở thành “phiên bản tốt nhất”.

Kỹ năng sống mầm non là những kỹ năng quan trọng cho bé phát triển 
Kỹ năng sống mầm non là những kỹ năng quan trọng cho bé phát triển

Kỹ năng sống cho trẻ bao gồm những kỹ năng quan trọng để giúp trẻ trở nên tự tin, hòa đồng và dễ dàng thích nghi với môi trường xung quanh. Ngoài ra những kỹ năng này có thể:

  • Giúp bé phát triển thể chất tốt hơn
  • Giúp bé phát triển toàn diện về nhận thức
  • Giúp bé phát triển cảm xúc

Đồng thời, mầm non là độ tuổi mà bé thường hay tò mò về mọi thứ nên bé sẽ tiếp thuhọc hỏi rất nhanh, tuy vậy quá trình hình thành kỹ năng sống cho trẻ cũng đòi hỏi thời gian và sự kiên trì. Do đó đây sẽ là thời điểm thích hợp để bố mẹ tạo cho bé những bước đệm đầu tiên để phát triển toàn diện hơn mỗi ngày.

Các kỹ năng sống cho bé thuộc nhóm Nhận Thức

Trẻ ở độ tuổi mầm non vẫn chưa thể phân biệt được về đúng, sai, hay đưa ra quyết định đúng đắn. Ở độ tuổi này bé sẽ tập trung quan sát nhiều hơn đồng thời sẽ tiếp thu tốt những gì mình đã quan sát được và học hỏi. Vì vậy bố mẹ cần dạy con những kỹ năng sống mầm non thuộc nhóm nhận thức để trẻ có thể phát triển toàn diện.

Kỹ năng ra quyết định

Quyết định là những điều đơn giản mà bé đã được làm từ khi con nhỏ, bé bắt đầu lựa chọn từ những thứ đơn giản nhất như bánh hay kẹo, màu xanh hay màu đỏ, đồ chơi máy bay hay tàu hỏa,… Tuy nhiên khi lớn dần bé sẽ biết được là mình đã quyết định đúng hay sai và những phần thưởng hay hậu quả của những quyết định bé đã chọn.

Quyết định sáng suốt là kỹ năng sống mầm non rất quan trọng dành cho bé
Quyết định sáng suốt là kỹ năng sống mầm non rất quan trọng dành cho bé

Vì vậy, quyết định một cách sáng suốt là kỹ năng rất quan trọng dành cho bé. Bố mẹ cần hướng dẫn con nên quyết định theo những bước sau đây:

  • Cung cấp sự chỉ dẫn: Cung cấp cho bé các hướng dẫn một cách khéo léo sao cho bé không lạm dụng vào những chỉ dẫn đó. Đồng thời đóng góp những ý kiến cho bé khi bé cần. Tuy nhiên bố mẹ đừng quá lo lắng khi bé đưa ra những quyết định sai, vì đôi khi những sai lầm có thể làm bé học hỏi thêm nhiều điều. Việc của bố mẹ là luôn bên bé những lúc thành công cũng như thất bại.
  • Xác định vấn đề: Hãy tập cho bé cách xác định vấn đề và biết được con đang suy nghĩ điều gì, bố mẹ có thể đặt một số câu hỏi cho bé như “ Con đang nghĩ điều gì đang xảy ra?”
  • Quyết định linh hoạt: Hãy cho con biết được mình có thể tìm cách giải quyết bằng nhiều hướng khác nhau, hoàn toàn không cố định 1 hay 2 phương án nào.
  • Xem xét ưu nhược điểm: Hãy tập cho bé xem xét từng ưu điểm và nhược điểm về quyết định của bé, từ đó sẽ giúp bé lựa chọn được phương án tốt nhất.
  • Đưa ra quyết định: Bước cuối cùng, bố mẹ hãy cho bé động lực để quyết định, xem xét và hỗ trợ bé với những quyết định đó.

Xem thêm: Tự thức là gì? Thổi bùng ngọn lửa bên trong mỗi đứa trẻ!

Kỹ năng quan sát – học hỏi

Một trong những kỹ năng sống mầm non quan trọng cho bé là kỹ năng quan sát – học hỏi. Trẻ ở độ tuổi mầm non sẽ thường hay quan sát mọi thứ, tò mò và thường xuyên khám phá. Vì vậy bố mẹ cần tạo không gian, môi trường để bé có thể rèn luyện và phát huy được những kỹ năng quan sát và học hỏi.

Bố mẹ cùng chơi với con tại công viên để tăng khả năng quan sát và học hỏi của trẻ
Bố mẹ cùng chơi với con tại công viên để tăng khả năng quan sát và học hỏi của trẻ

Những công viên, sở thú, khu vui chơi là những địa điểm lý tưởng để bố mẹ dắt bé tham quan và học hỏi thêm nhiều trải nghiệm. Đồng thời tập cho bé những thói quen học hỏi thông qua việc tập đọc và quan sát những người xung quanh. Bố mẹ cũng nên cho bé làm quen với những câu hỏi “cái gì?” “tại sao?”, “do ai” là những câu hỏi có thể giúp bé học hỏi được nhiều điều hơn.

Một số kỹ năng sống dành cho trẻ mầm non thuộc nhóm Xã Hội

Kỹ năng sống mầm non thuộc nhóm xã hội là những kỹ năng rất cần thiết cho bé, để bé có thể hòa nhập được với những môi trường xung quanh. Những kỹ năng này có thể là kỹ năng cá nhân, kỹ năng sinh tồn và giải quyết vấn đề, xung đột.

Kỹ năng tự ăn uống

Nhiều bố mẹ hiện nay vì quá thương chiều con mà thường xuyên đút cho con ăn nhưng lại quên đi rằng ở độ tuổi mầm non là lúc con trẻ cần học được tính tự lập thông qua việc tự ăn uống. Việc lúc nào cũng được bố mẹ chăm sóc sẽ tập cho bé tính ỷ lại vào bố mẹ và những người khác.

Kỹ năng tự ăn uống là kỹ năng sống cho trẻ mầm non cơ bản nhất
Kỹ năng tự ăn uống là kỹ năng sống cho trẻ mầm non cơ bản nhất

Hãy bắt đầu bằng cách cho bé làm quen với thìa và đũa, tạo cho bé cảm giác phấn khích khi tự có thể ăn một mình mà không cần sự giúp đỡ của người khác.

Kỹ năng chăm sóc – vệ sinh cá nhân

Một kỹ năng sống mầm non quan trọng khác mà bố mẹ nên hướng dẫn con ngày từ mầm non đó là kỹ năng tự chăm sóc và vệ sinh cá nhân. Hướng dẫn bé tự đánh răng, tự ăn uống, đi giày dép và quần áo. Việc này sẽ tăng tính tự lập của bé lên rất nhiều. Đây là một trong những kỹ năng mầm non tốt nhất để dạy bé những kỹ năng khác. Song song đó, bố mẹ có thể tiết kiệm được một số thời gian đáng kể.

Ở những lần đầu tiên bố mẹ nên hướng dẫn bé cụ thể về các kỹ năng chăm sóc, đồng thời cùng làm các kỹ năng đó với bé trong thời gian đầu, tạo cho bé thói quen tự lập tốt.

Kỹ năng chịu trách nhiệm

Một trong những kỹ năng sống mầm non cần thiết cho trẻ là chịu trách nhiệm. Khi trẻ biết chịu trách nhiệm trước những hành vi của mình sẽ giúp bé biết được mình sai ở đâu và sửa lỗi sai đấy. Đây cũng là một phẩm chất tốt để bé lớn lên có thể trở thành một người tốt, có ích cho xã hội.

Hãy giúp trẻ đứng lên mỗi lần vấp ngã và chịu trách nhiệm về lỗi lầm của mình.
Hãy giúp trẻ đứng lên mỗi lần vấp ngã và chịu trách nhiệm về lỗi lầm của mình.

Bố mẹ hãy bắt đầu dạy con những điều cơ bản nhất như tự đứng lên khi vấp ngã, tự nhận lỗi nếu đó là lỗi của con, có thể là do con chạy quá nhanh và không chịu nhìn đường chứ không phải lỗi do người khác.

Nhiều bố mẹ hiện nay đang gặp trường hợp thương con quá mức, khi con ngã thì lại thường xuyên đổ lỗi cho sàn nhà, cho bàn, ghế,… Điều này là không nên bố mẹ nhé, vì càng như vậy con sẽ càng hình thành suy nghĩ tất cả là do những thứ khác chứ không phải lỗi do bé và không chịu trách nhiệm, lâu dần trẻ sẽ có thể làm nhiều hành động không tốt vì trẻ nghĩ mình không cần có trách nhiệm với những hành động đó.

Kỹ năng giao tiếp

Giao tiếp là một phần rất quan trọng đối với mỗi người, vì vậy bố mẹ hãy dạy giao tiếp cho trẻ em ngay từ độ tuổi mầm non. Khi giao tiếp tốt bé sẽ dần học được những kỹ năng lắng nghe và thấu hiểu bày tỏ mong muốn và truyền tải thông tin đến người khác một cách hợp lý nhất. Đồng thời kỹ năng này cũng giúp trẻ không khóc lóc hay than vãn, mè nheo đối với một sự việc, thay vào đó sẽ tự tin nói lên vấn đề trẻ muốn.

Khi trẻ giao tiếp tốt, trẻ sẽ nhận được nhiều sự quý mến từ bạn bè 
Khi trẻ giao tiếp tốt, trẻ sẽ nhận được nhiều sự quý mến từ bạn bè

Khi trẻ giao tiếp tốt, trẻ sẽ nhận được nhiều sự quý mến từ người khác, dễ dàng làm quen với các bạn mới và thích nghi với môi trường mới tốt hơn.

Với kỹ năng này, bố mẹ nên dạy con bắt đầu bằng những cách xưng hô lễ phép với người khác, chào hỏi khi gặp người lớn. Thường xuyên hỏi trẻ về những điều trẻ đang mong muốn để trẻ có thể nói lên suy nghĩ của mình một cách tự tin hơn. Giao tiếp là kỹ năng mà bố mẹ cần nhiều thời gian để chỉ dạy cho trẻ, vì vậy những trung tâm uy tín cho trẻ học giao tiếp cũng là một phương pháp giúp trẻ giao tiếp hiệu quả.

Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non – Tổng hợp từ A đến Z

Kỹ năng ứng xử

Ở độ tuổi mầm non trẻ rất thường hay bắt chước và học hỏi theo những hành động và lời nói của người khác. Vì vậy đây là lúc bố mẹ nên dạy chỉ con nhiều hơn để con hình thành những thói quen ứng xử tốt như lễ phép, chào hỏi, nhường nhịn,…Đồng thời ngăn chặn con hình thành những thói quen xấu.

Với kỹ năng sống mầm non về ứng xử, bố mẹ nên tránh nói những lời không tốt đẹp trước mặt con phòng con học theo. Hãy tập trẻ cách chào hỏi khi gặp người lớn, nhận và đưa bằng hai tay,…

Kỹ năng sắp xếp đồ đạc

Kỹ năng sắp xếp đồ đạc là kỹ năng giúp trẻ có thể ngăn nắp và gọn gàng hơn. Vì ở độ tuổi mầm non, bé thường chơi đùa chạy nhảy và bày bừa, hay xả rác lung tung, bố mẹ hãy tập cho con thói quen sắp xếp thay vì dọn thay cho con. Hãy tập cho bé biết cách dọn dẹp những đồ dùng của chính mình bày bừa vào lại chỗ cũ đồng thời không ỷ lại vào người khác làm thay.

Bé tự treo quần áo vào tủ đồ và sắp xếp ngay ngắn
Bé tự treo quần áo vào tủ đồ và sắp xếp ngay ngắn

Để dạy kỹ năng sống xếp đồ đạc cho trẻ em, bố mẹ hãy bắt đầu bằng cách sắp xếp gọn gàng các đồ đạc ngăn nắp theo nề nếp. Hãy để cho con quen với sự ngăn nắp và vị trí của đồ dùng, sau đó yêu cầu những thành viên trong đó có trẻ phải để lại đồ dùng sau khi sử dụng lại vị trí cũ.

Chỉ với 7 đến 10 lần sắp xếp đồ đạc, trẻ đã có thể quen dần với việc ngăn nắp và ý thức được sự quan trọng của việc dọn dẹp đồ đạc. Từ đó trẻ có thể dễ dàng tìm kiếm đồ vật trong gia đình mà không cần tìm kiếm quá lâu và nhờ đến sự giúp đỡ của bố mẹ.

Bơi lội

Bơi lội là bộ môn quan trọng giúp bé có thể tự bảo vệ sự an toàn của bản thân, phát triển toàn diện về thể chất và cải thiện trí não, giúp bé tập trung hơn, khỏe mạnh và tự tin hơn. Vì vậy bơi lội đã sớm trở thành một kỹ năng sống ở mầm non thiết yếu cho các bé.

Bố mẹ hãy dành thời gian để con làm quen với nước, sau đó từ từ tập dần kỹ năng bơi cho bé bằng cách mỗi tuần cho bé đi bơi vài lần. Nếu có thể hãy tạo cho con thói quen đi bơi, và yêu thích bộ môn thể thao này. Bố mẹ cũng có thể cho trẻ nhận thức được sự quan trọng của việc bơi lội thông qua những video tình huống đời thường về những sự cố gặp phải khi không biết bơi trên ti vi hoặc sách báo.

Kỹ năng quản lý và sử dụng tiền hợp lý

Nhiều bố mẹ rất yêu thương con nên thường che chở và bảo bọc con vô điều kiện, tuy nhiên điều này sẽ dẫn đến việc trẻ ỷ lại vào bố mẹ và không chịu làm việc và học hỏi sau này. Bố mẹ cần rèn luyện kỹ năng quản lý và sử dụng tiền hợp lý cho trẻ có thể tự lập hơn, tiêu tiền một cách hợp lý và không phung phí. Từ đó trẻ sẽ trân trọng tiền kiếm ra và công sức lao động của bố mẹ và cả của trẻ.

Bố mẹ cần phải cho bé biết được cách kiếm tiền rất khó và cực khổ
Bố mẹ cần phải cho bé biết được cách kiếm tiền rất khó và cực khổ

Để tập cho bé kỹ năng sống mầm non này, bố mẹ cần phải cho bé biết được cách kiếm tiền rất khó và cực khổ. Đồng thời cho trẻ tự làm một việc gì đó và thưởng tiền cho bé, để bé cảm nhận được phải làm việc mới có thể có tiền và nó đáng giá như thế nào. Sau đó hãy cho bé biết được những thứ đáng và không đáng để tiêu tiền và tập cho bé đánh giá món đồ đó có đáng để mua hay không.

Kỹ năng phòng tránh nguy hiểm khi gặp người lạ

Khi còn ở độ tuổi mầm non trẻ thường chưa thể phân biệt được các trường hợp nguy hiểm, nên trẻ là đối tượng dễ bị người lạ lợi dụng dụ dỗ bởi. Vì vậy bố mẹ cần tập cho con những kỹ năng sống mầm non về vấn đề phòng tránh nguy hiểm cho bé khi gặp người lạ.

Bố mẹ cần dạy trẻ cảnh giác và từ chối khi được nhận yêu cầu của người lạ, đặc biệt là lúc có người cho quà bánh, đồ ăn hoặc muốn dẫn trẻ về nhà, bám theo trẻ, muốn trẻ mở cửa cho vào nhà,… Đây là những trường hợp bé nên cảnh giác.

Hãy chỉ bé cách từ chối người lạ một cách khéo léo và tìm những người tin cậy như chú cảnh sát, bảo vệ hoặc nhân viên cây xăng, nhân viên bán hàng,… Đồng thời chỉ cho bé cách hét cảnh báo (hét cầu cứu) và cách lấy bình tĩnh nếu gặp những trường hợp bị bắt ép.

Xem thêm: Kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em THIẾT YẾU NHẤT

Kỹ năng tham gia giao thông an toàn

Kỹ năng sống về an toàn giao thông thường sẽ được thầy cô hướng dẫn tại trường lớp. Tuy nhiên bố mẹ vẫn nên rèn luyện thường xuyên để tạo thành thói quen cho con mỗi khi ra đường hoặc tham gia giao thông.

Chỉ con qua đường khi có đèn xanh dành cho người đi bộ và đi đúng vạch kẻ đường
Chỉ con qua đường khi có đèn xanh dành cho người đi bộ và đi đúng vạch kẻ đường

Bố mẹ có thể chỉ con những kỹ năng cơ bản như:

  • Tập cho con đi bộ trên vỉa hè và làn đường đúng với quy định giao thông. 
  • Hiểu và tuân theo các tín hiệu của đèn giao thông.
  • Chỉ con cách qua đường khi thấy đèn xanh dành cho người đi bộ và đi đúng với vạch kẻ đường.
  • Hãy quan sát thật cẩn thận xung quanh và giơ tay sang đường khi muốn băng qua đường.
  • Luôn đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông để bảo vệ an toàn cho bản thân bé.

Rèn kỹ năng cho trẻ mầm non – An toàn điện

Ở độ tuổi mầm non, bé vẫn chưa có thể nhận biết được những trường hợp nguy hiểm và hậu quả của nó. Điện là một trong những nguy cơ nguy hiểm cho bé, bởi vì bé thường tò mò và hay nghịch ngợm, chạm lung tung vào các vật dụng là và nếu không may chạm phải ổ điện sẽ rất nguy hiểm.

Bố mẹ hãy cho bé biết những hậu quả nếu chạm phải ổ điện và cách bảo vệ an toàn cho bản thân nếu không may chạm phải thông qua các chương trình kỹ năng thực tế trên ti vi. Nhắc bé không được chơi gần ổ điện và nếu có thể bố mẹ hãy bịt những ổ điện nếu không sử dụng hoặc có thể dời những ổ điện lên cao hơn. Đặc biệt là những đồ dùng điện mà bố mẹ thường sử dụng, bởi vì trẻ sẽ rất thường hay làm theo hoặc bắt chước bố mẹ, điều này rất nguy hiểm nếu bé ở nhà một mình.

Xem thêm: Kỹ năng sống khi bị điện giật – Cẩm nang an toàn cho trẻ

Kỹ năng bảo vệ môi trường

Là một người có đạo đức phải biết bảo vệ môi trường mình đang sống là những kỹ năng sống mầm non mà bé nên biết. Môi trường ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và điều kiện sống của mình.

Bố mẹ nên dạy bé trồng cây để bé thêm yêu cây cối và thiên nhiên
Bố mẹ nên dạy bé trồng cây để bé thêm yêu cây cối và thiên nhiên

Hãy dạy trẻ bảo vệ môi trường bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt nhất như bỏ rác đúng nơi quy định, không tự ý phá hoại cây xanh, đồng thời lên án các bạn hoặc những người xung quanh nếu không biết bảo vệ môi trường. Ngoài ra bố mẹ có thể dạy bé cách chăm sóc cho cây hoặc trồng cây để bé thêm yêu cây cối và thiên nhiên. Từ bé sẽ thêm thích thú hơn với những thứ xung quanh mình.

Kỹ năng chăm sóc động vật

Trẻ thường yêu thích và hứng thú với những con vật xung quanh, nếu trẻ được tiếp xúc thường xuyên với chúng sẽ giúp trẻ cảm thấy thoải mái hơn, tâm hồn và tính cách phong phú hơn. Từ đó có thể giúp bé quan tâm hơn đến mọi vật xung quanh, vui vẻ và yêu đời hơn. 

Bố mẹ hãy chỉ con cách chăm sóc và quan tâm những con vật xung quanh, có thể là những con vật gần gũi nhất với bé như chó, mèo, bằng cách chỉ bé cho chúng ăn, vuốt ve và chơi đùa cùng chúng.

Kỹ năng đọc sách

Sách là nguồn kiến thức dồi dào, khi đọc sách càng nhiều trẻ phát triển trí não, nhận thức nhiều hơn.

Hãy tập cho bé những kỹ năng sống mầm non về đọc sách thông qua những câu chuyện hay ý nghĩa trong sách hoặc những kiến thức mới để bé quan tâm và yêu thích chúng. Từ đó bé cũng sẽ nhận được các bài học quý giá, những bài học đúng sai, hành vi tốt và hành vi xấu,…

Hãy tập cho bé những kỹ năng đọc sách thông qua những câu chuyện hay ý nghĩa 
Hãy tập cho bé những kỹ năng đọc sách thông qua những câu chuyện hay ý nghĩa

Song song đó, bố mẹ là người cần làm gương để bé noi theo. Hãy đọc sách cùng con, lúc đầu bố mẹ nên đọc cho con nghe, sau khi trẻ lớn dần thì cùng đọc với trẻ và nêu cảm nhận cùng trẻ về những kiến thức trong sách. Lâu dần bé sẽ trở nên yêu thích việc đọc sách.

Làm việc nhóm

Làm việc nhóm là kỹ năng sống ở mầm non cần thiết cho bé và ngày càng được huấn luyện bài bản từ nhỏ. Bởi vì giai đoạn này bé sẽ được tiếp xúc với những môi trường, người bạn mới, nếu bé không thể hòa đồng và giao tiếp được với các bạn thì sẽ rất khó khăn. Vì vậy bé cần được tập cho những kỹ năng làm việc nhóm để có thể tự tin và có nhiều mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Bé và các bạn cùng làm việc nhóm với nhau
Bé và các bạn cùng làm việc nhóm với nhau

Để bắt đầu dạy con kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non, bố mẹ cần thường xuyên cho con tham gia các hoạt động ngoại khóa nhiều hơn để biết cách chia sẻ khó khăn, hỗ trợ và giúp đỡ lẫn nhau. Tạo một môi trường rèn luyện ngay tại nhà bằng cách nhờ sự hỗ trợ của con vào những công việc thường ngày,…

Dạy trẻ vượt khó

Trong cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận lợi và đúng theo mong muốn của bé, vì vậy bố mẹ cần phải dạy cho bé kỹ năng vượt khó. Giúp bé kiên định và cố gắng hơn mỗi khi gặp sự cố hay các vấn đề không mong muốn. Từ đó hình thành được sức chịu đựng và tính kiên cường, dũng cảm cho bé sau này.

Cho trẻ chơi những bộ môn như leo núi để rèn luyện kỹ năng vượt khó
Cho trẻ chơi những bộ môn như leo núi để rèn luyện kỹ năng vượt khó

Hãy dạy trẻ khả năng vượt khó bằng cách dạy con tự giải quyết các tình huống thay vì nhờ đến sự giúp đỡ của người khác. Nếu trẻ không đủ tự tin hay vấp ngã, hãy ân cần động viên con và khuyến khích trẻ tự do sáng tạo để giải quyết vấn đề một cách thông minh nhất. Song song đó, dạy trẻ tự chịu trách nhiệm với chính những quyết định của mình, nếu có sai lầm thì hãy tiếp tục cố gắng hơn nữa, phải thật bình tĩnh và lạc quan để có thể xử lý tính huống một cách khéo léo.

Bố mẹ có thể rèn kỹ năng cho mầm non về tính vượt khó thông qua những bộ môn thể dục thể thao và hoặc các trò chơi.

Các kỹ năng sống dành cho trẻ em thuộc nhóm Cảm Xúc

Cảm xúc là một phần thiết yếu của con người, vì vậy việc rèn luyện những kỹ năng cảm xúc sẽ giúp ích rất nhiều cho bé khi đi học và khi trường thành.

Dạy trẻ tự tin

Sự tư tin là một kỹ năng sống mầm non quan trọng đối với trẻ, vì nếu trẻ có sự tự tin trẻ sẽ có thể thoải mái thể hiện bản thân một cách tốt nhất trong mọi tình huống. Đồng thời trẻ có thể khám phá mọi thứ xung quanh và học hỏi được nhiều điều mới mẻ, giúp ích cho bản thân nhiều hơn. Nếu trẻ không có sự tự tin sẽ trở nên rụt rè trước mọi thứ, từ đó trẻ sẽ ít hơn những mối quan hệ và cơ hội đạt được ước muốn của bản thân.

Trẻ có sự tự tin trẻ sẽ có thể thoải mái thể hiện bản thân một cách tốt nhất
Trẻ có sự tự tin trẻ sẽ có thể thoải mái thể hiện bản thân một cách tốt nhất

Bố mẹ có thể tập cho con tự tin hơn bằng cách cho trẻ gặp gỡ với nhiều người hơn, từ đó sẽ giúp bé mạnh dạn hơn khi gặp nhiều người. Đồng thời thường xuyên động viên trẻ về những điều mà trẻ đã đạt được, làm được. Hãy thấu hiểu và lắng nghe trẻ, biết được trẻ đang suy nghĩ vấn đề gì để khích lệ trẻ.

Kỹ năng thể hiện sự cảm thông – yêu thương, giúp đỡ mọi người

Kỹ năng thể hiện sự cảm thông – yêu thương, giúp đỡ mọi người là một trong những kỹ năng sống mầm non thiết yếu đối với bé. Bởi vì đây cũng chính là chuẩn mực đạo đức của một con người, giúp bé biết cách yêu thương bản thân và những người xung quanh để tăng thêm những gia vị của cuộc sống.

Trẻ giúp đỡ những người xung quanh
Trẻ giúp đỡ những người xung quanh

Bố mẹ hãy dạy cho bé yêu thương những người xung quanh bằng cách thường xuyên chào hỏi và chia sẻ và động viên họ. Đồng thời vào những dịp đặc biệt bố mẹ hãy chuẩn bị bé những món quà tặng bạn bè và người thân để bé học được cách yêu thương. Dạy cho bé chia sẻ những điều tốt đẹp với những người xung quanh và cách trao đi những yêu thương chân thành nhất.

Xem thêm: Kỹ năng sống về giá trị yêu thương – Nuôi dưỡng tâm hồn trẻ

Kỹ năng quản lý thời gian

Thời gian là tài sản rất quý giá đối với mỗi người. Vì vậy hãy dạy cho bé cách quý trọng thời gian của mình bằng cách tạo thói quen cho bé. Thói quen tốt lúc nhỏ sẽ giúp bé có thể duy trì dễ dàng đến khi lớn, và khi quản lý được thời gian hợp lý trẻ sẽ làm được rất nhiều điều khi trưởng thành.

Bố mẹ hãy bắt đầu rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian cho trẻ từ những việc nhỏ nhất nhứ đi học đúng giờ, ngủ đúng giờ. Bố mẹ có thể lên một lịch trình thời gian cụ thể và cùng làm theo với bé, để bé cảm thấy việc quản lý thời gian là điều dễ dàng.

Các kỹ năng sống cho trẻ mầm non trên đây là những kỹ năng cơ bản và hữu dụng nhất bố mẹ cần rèn luyện trẻ mạnh mẽ, vững vàng cũng như để bảo vệ con trong xã hội. Đồng thời cũng là hành trang để trẻ ứng dụng trong suốt quá trình phát triển của mình. Hy vọng bố mẹ có thể có thêm những thông tin bổ ích để giúp con trẻ phát triển toàn diện.

Ngoài ra bố mẹ có thể lựa chọn phương pháp rèn luyện kỹ năng sống cho bé thông qua các khoá học kỹ năng sống như trung tâm UPO – Trường đào tạo kỹ năng được cấp phép bởi sở Giáo dục và Đào tạo. Tại khóa học KidUP bé sẽ được trang bị đầy đủ những tư duy cho bé, đặc biệt là tư duy tự thức giúp bé có những tư duy, thái độ, trí thông minh và những cảm xúc được cải thiện và tích cực hơn. Từ đó bé sẽ tiếp thu những kỹ năng và bài học một cách nhanh hơn và hiệu quả hơn.

Bố mẹ hãy đăng ký khoá học KidUP cho bé ngay TẠI ĐÂY!!!

Trainer Lê Đặng Minh Nhật

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Icon Facebook tác giả    Icon Youtube tác giả

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được
Tư vấn & Test tính cách Miễn phí

    Thông tin liên lạc

    Công ty cổ phần Tiềm năng vô hạn

    Mã số thuế: 4201892928

    Người đại diện theo pháp luật: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

    Theo dõi chúng tôi icon FB icon YT

    background footer

    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x