Trẻ nhỏ luôn cần sống trong tình yêu thương và sự dìu dắt của cha mẹ tuy nhiên không phải lúc nào bạn cũng có thể kèm cặp bên bé. Vậy nên, việc rèn cho con có kỹ năng sống ở nhà một mình là vô cùng cần thiết, đây cũng là một trong những bước đi đầu tiên hướng tới xây dựng sự tự lập cho trẻ. Những kỹ năng sống ở nhà một mình an toàn cho bé dưới đây sẽ là hành trang quý báu giúp trẻ và bố mẹ vượt qua cửa ải khó khăn đầu tiên trong cuộc đời của con!
Những nguy hiểm và vấn đề cần quan tâm khi trẻ ở nhà một mình
Theo một số nghiên cứu, trẻ em bắt đầu khả năng và sẵn sàng cho việc ở nhà một mình khi con từ 10 đến 12 tuổi. Trước khi để con trải nghiệm việc ở nhà một mình, cha mẹ cần dạy con ghi nhớ những mối nguy hiểm có thể xảy ra với con và dạy con cách xử lý các tình huống đó.
Dưới đây là một số vấn đề mà cha mẹ nên hết sức lưu ý khi để bé ở nhà một mình:
- Người lạ hỏi thăm: Khi có người lạ đến hỏi thăm, tuyệt đối không để con tiếp xúc và giao tiếp với người lạ.
- Các thiết bị có điện: Các thiết bị sử dụng nguồn điện như ổ điện, ấm siêu tốc, lò vi sóng dễ gây nguy cơ bị giật điện.
- Vòi nước: Trẻ có thể vặn vòi nước và quên khoá lại, trẻ bị đuối nước tại bể bơi ở nhà, bồn tắm hay bể chứa nước vô cùng nguy hiểm.
- Những vật dụng, hoá chất nguy hiểm: Vật dụng sắc nhọn sẽ làm trẻ bị thương và con có thể uống hoặc khám phá những hóa chất độc hại.
- Cầu thang: Cầu thang cũng là một trong những mối nguy hiểm, con rất dễ bị ngã hoặc trượt chân khi lên xuống.
- Cháy nổ, hoả hoạn rất dễ xảy ra khi cha mẹ quên không khoá bình ga và để con yêu một mình.

Nhìn chung, có rất nhiều mối nguy hiểm có thể xuất hiện khi để bé ở nhà một mình. Vậy nên, trang bị cho bé yêu những kỹ năng sống, kỹ năng xử lý các tình huống bất ngờ là vô cùng quan trọng.
7+ kỹ năng sống khi ở nhà một mình cho trẻ QUAN TRỌNG NHẤT
Đối với mỗi tình huống đặc thù, trẻ cần sở hữu các kỹ năng sống khác nhau và biết vận dụng chúng vào thực tế.
Kỹ năng quản lý cảm xúc – giữ tâm lý bình tĩnh
Đầu tiên, kỹ năng quản lý cảm xúc được hiểu là khả năng con người nhận thức rõ ràng về cảm xúc của bản thân và biết cách điều chỉnh cảm xúc trong các tình huống nhất định.
Đối với trẻ nhỏ, cảm xúc là điều rất khó để kiềm chế, con sẽ cảm thấy vui vẻ khi được an toàn, được yêu thương và ngược lại con sẽ cảm thấy lo lắng khi gặp những tình huống bất ngờ, nguy hiểm.

Khi trẻ ở nhà một mình, con cần biết cách làm chủ cảm xúc của mình, đặc biệt là giữ tâm lý bình tĩnh. Nhiều em bé có xu hướng lo sợ khi ở một mình, sợ người xấu xuất hiện, sợ ma,… Vậy nên, việc cha mẹ trấn an con trước khi rời đi sẽ giúp trẻ an tâm hơn.
Kỹ năng sống khi ở nhà một mình – Tự chăm sóc bản thân
Tiếp đến, tự chăm sóc bản thân cũng là một trong những kỹ năng quan trọng khi để con yêu ở nhà một mình. Một bạn nhỏ sẵn sàng cho thử thách một ngày ở nhà là khi con đã thành thục các vấn đề về sinh hoạt như: con tự biết đánh răng, vệ sinh cá nhân, tự biết ăn uống, rửa bát, đi ngủ đúng giấc, chơi đúng giờ,…

Ghi nhớ các SĐT khẩn cấp
Khi để con ở nhà một mình, có rất nhiều vấn đề có thể xảy đến với con trong thời gian bạn đi vắng. Vậy nên, hãy dạy trẻ ghi nhớ số điện thoại của bố mẹ, anh chị em trong nhà, người thân thích nhất. Nếu con bạn còn quá nhỏ, hay dán số điện thoại khẩn cấp lên tường hoặc bàn học để trẻ có thể gọi cho cha mẹ bất cứ khi nào.

Dạy trẻ an toàn khi ở nhà – Cảnh giác với người lạ
Sự ngây thơ, dễ tin người của trẻ luôn là điều bất lợi khi gặp kẻ xấu. Để đảm bảo sự an toàn tuyệt đối cho trẻ, bạn nên dặn con phải luôn cảnh giác với người lạ, không để người lạ đến gần con, không mở cửa và tiếp chuyện với người lạ, đặc biệt là không cho trẻ nhận bất kỳ món đồ nào từ người lạ. Trong trường hợp xấu nhất khi người lạ có ý định tấn công hay dụ dỗ con, hãy dặn trẻ hét thật to để yêu cầu sự giúp đỡ từ hàng xóm và những người lớn gần đó.

Xem thêm: Kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em THIẾT YẾU NHẤT
Luôn khoá cửa chính và cửa sổ
Để an toàn khi ở nhà một mình, UPO khuyên bạn nên khóa trái các cửa, kể cả cửa chính và phụ hay cửa sổ hoặc dạy trẻ làm những hành động đó khi cha mẹ rời đi. Con có thể ở trong nhà cả ngày nếu cha mẹ giao cho bé các thử thách hay việc làm vui nhộn, bổ ích để con không cảm thấy chán nản.

Kỹ năng nhận biết, sử dụng các đồ vật thiết yếu trong nhà
Bên cạnh kỹ năng chăm sóc bản thân, trẻ cũng cần biết cách nhận biết và sử dụng những đồ vật thiết yếu trong nhà như: biết bật quạt, lấy nước ở bình, mở tivi, bật tắt đèn, quay lò vi sóng,… Không những vậy, nhận biết các đồ vật nguy hiểm, có thể gây sát thương (dao, kéo) hay cháy nổ (bình ga, phích nước) cũng là cách giúp bé được an toàn và tự tin hơn khi ở một mình. Hãy chỉ rõ cho trẻ thấy mức độ nguy hiểm của các vật dụng đó để trẻ hiểu và không cố gắng thử khám phá chúng.

Trải nghiệm ở nhà một mình sẽ giúp con học được cách sống tự lập, không dựa dẫm hay ỉ lại vào sự giúp đỡ của cha mẹ và các thành viên trong gia đình. Thay vào đó, con sẽ có xu hướng thích thể hiện kỹ năng nhiều hơn và thích giúp đỡ mọi người.
Kỹ năng an toàn khi sử dụng điện
Đi kèm với việc sử dụng đồ điện tử, các thiết bị thông minh trong gia đình, cách sử dụng đồ điện cũng là một trong các kỹ năng sống an toàn khi ở nhà rất cần được trang bị cho bé yêu. Luôn dặn con cách tắt các thiết bị điện khi không dùng tới, biết cách sử dụng bình cứu hỏa để phòng tránh và xử lý khi xảy ra hỏa hoạn, cháy nổ.

Kỹ năng sơ cứu khẩn cấp
Các em bé thường rất hiếu động khi ở nhà, nhất là khi không có sự giám sát của cha mẹ, con hoàn toàn có thể làm mình bị thương. Vậy nên, một vài kỹ năng sơ cứu khẩn cấp như: biết rửa vết thương bằng oxy già, dùng bông y tế để sát khuẩn, băng vết thương,… là vô cùng cần thiết. Giúp con học được kỹ năng này, cha mẹ hãy đồng hành và xây dựng trò chơi bác sĩ để con ghi nhớ tốt hơn.

Để con ở nhà một mình là một thử thách khó dành cho cả cha mẹ và bé yêu. Bố mẹ có thể dạy con bằng cách xây dựng các tình huống giả định hay đồng hành cùng con thời gian đầu. Thế nhưng, bạn không thể phủ nhận rằng, kỹ năng sống ở nhà một mình sẽ giúp con khôn lớn, tự lập và ngày càng hoàn thiện bản thân từng ngày. Vậy làm sao để con ghi nhớ và biết cách vận dụng các kỹ năng sống nêu trên?
Hiểu được tầm quan trọng của việc giúp con tự lập khi sống ở nhà một mình, UPO đã cho ra mắt khóa học DreamUP nhằm trang bị tư duy cùng các kỹ năng sống hữu ích dành cho các bé ở độ tuổi từ 9 đến 16 tuổi. Bằng sự khéo léo và tình yêu trẻ, UPO sẽ lồng ghép các kỹ năng sống, kỹ năng tư duy, thái độ và trí thông minh cảm xúc thông qua những câu chuyện hấp dẫn, trò chơi vui nhộn. Hãy đăng ký cho bé khóa học DreamUP ngay hôm nay để trang bị cho con các kỹ năng sống nói chung và kỹ năng sống ở nhà một mình nói riêng bạn nhé!

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- 15 lớp kỹ năng sống cho trẻ 14 tuổi DANH TIẾNG NHẤT hiện nay
- 7 phương pháp dạy trẻ kỹ năng sống BỀN VỮNG mà ĐƠN GIẢN
- “Điểm danh” 10+ lớp học kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi TỐT NHẤT
- Sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non qua các giai đoạn
- 5 lớp học cho trẻ thiếu tự tin ở Đà Nẵng thể hiện bản thân
- Các lớp học cho trẻ thiếu tự tin ở Nha Trang hấp dẫn nhất
- TOP 10 trò chơi giúp trẻ tự tin thể hiện tài năng và cá tính
- 12 cách dạy trẻ tư duy phản biện NHANH NHẠY và TỐI ƯU
- 20 trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non ĐƠN GIẢN
- Cách dạy trẻ nhận thức chậm – Cẩm nang đồng hành cùng con