“Bật mí” cách rèn nề nếp thói quen cho trẻ mầm non TỐT NHẤT

Để rèn nề nếp thói quen cho trẻ, bố mẹ cần giúp trẻ thực hiện các hành động một cách nhất quán, bằng cách đặt ra các quy tắc và thời gian biểu cụ thể cho con

Nhiều bố mẹ không khỏi đau đầu khi con trẻ không tạo cho bản thân những thói quen tốt. Bé rất nhanh chán khi phải làm những công việc có tính lặp đi lặp lại, thay vào đó chỉ mải mê xem tivi, chơi game, bừa bộn, không ăn rau,… Đừng quá lo lắng, bố mẹ có thể tham khảo một số cách để rèn nề nếp thói quen cho trẻ mầm non trong bài viết dưới đây.

Hướng dẫn từng kỹ năng, thói quen một

Trẻ ở độ tuổi mầm non vẫn chưa thể hiểu được những hành động của mình sẽ đem lại ý nghĩa như thế nào, cũng như con không thể hiểu được tại sao mình phải làm điều này, và làm như thế nào. Vì vậy, nếu bố mẹ chỉ bảo trẻ làm một việc gì đó mà không hướng dẫn cụ thể, giải thích cho trẻ hiểu về những lợi ích và vai trò của các kỹ năng, hành động này, trẻ sẽ khó có thể ghi nhớ và yêu thích chúng.

Giả sử, nếu bố mẹ muốn rèn luyện thói quen vệ sinh cho trẻ, bố mẹ cần phải cho bé hiểu được tại sao phải rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh, hậu quả như thế nào, đồng thời chỉ bé thực hiện đúng cách

Không chỉ rửa tay trước khi ăn, trẻ cần được dạy rửa tay những lúc cần thiết
Tạo thói quen rửa tay trước khi ăn cho trẻ, cần cho bé hiểu vai trò của việc rửa tay và hậu quả khi không rửa tay, đồng thời chỉ bé cách rửa tay đúng

Không nên quá dồn dập trẻ học nhiều kỹ năng, thói quen một lúc, vì điều này sẽ làm trẻ bị ngợp trước các kiến thức và hành động mới, đôi lúc sẽ bị nhầm lẫn giữa các hành động với nhau. Bé có thể cảm thấy quá sức với mình, thất bại nếu không làm được hoặc miễn cưỡng chấp nhận thói quen đó. Chính vì thế, bố mẹ nên cho con tập từng thói quen một, khi một hành động của trẻ đã trở thành một thói quen thì mới bắt đầu chuyển đến hành động hay thói quen khác.

Làm mọi thứ đơn giản với con

Mỗi bố mẹ đều mong con mình có thể tạo được nhiều thói quen tốt, nhưng đối với con, mong muốn kỳ vọng của bố mẹ đôi khi lại quá lớn. Những kỹ năng hay thói quen bố mẹ tưởng chừng như đơn giản nhưng nó lại là một điều mới mẻ đối với trẻ, con cần có thời gian để tiếp thu. Bố mẹ hãy rèn nề nếp cho trẻ mầm non từ những thói quen nhỏ, đơn giản hơn với con và quản lý được những kỳ vọng của bản thân.

Bố mẹ có thể dạy trẻ kỹ năng gọn gàng ngăn nắp bằng cách dạy bé dọn dẹp đồ chơi sau khi chơi xong
Tạo thói quen nhỏ là dọn dẹp đồ chơi cho bé để hình thành thói quen ngăn nắp

Ví dụ khi bố mẹ muốn tạo thói quen ngăn nắp cho con, bố mẹ nên chia thói quen này thành nhiều thói quen nhỏ hơn như cất đồ chơi sau khi chơi xong, để giày dép vào kệ mỗi khi từ ngoài về, không bày bừa các đồ vật lung tung,… Tiếp theo, hãy từ từ hướng dẫn con làm từng thói quen một, sau khi con tạo được một thói quen thì tiếp tục hướng dẫn con thói quen tiếp theo. Cuối cùng khi đã học được tất cả thói quen nhỏ con sẽ tự khắc tạo được thói quen lớn đó chính là ngăn nắp.

Xem thêm: Rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ với 10 “bí quyết” sau

Rèn nề nếp thói quen cho trẻ mầm non với thời gian biểu rõ ràng

Những thói quen được tạo lập nhờ sự lặp đi lặp lại của các hành động. Vì vậy để rèn con vào nề nếp, bố mẹ cần giúp trẻ thực hiện các hành động này một cách nhất quán, bằng cách đặt ra các quy tắc và thời gian biểu cụ thể cho con. Thời gian biểu của bé cần có những mốc thời gian cố định cho những hoạt động như thức dậy, chuẩn bị đi học, làm bài tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giờ đi ngủ,…

Để rèn thói quen cho trẻ mầm non, bố mẹ cần giúp trẻ thực hiện các hành động một cách nhất quán, bằng cách đặt ra các quy tắc và thời gian biểu cụ thể cho con
Để rèn thói quen cho trẻ mầm non, bố mẹ cần giúp trẻ thực hiện các hành động một cách nhất quán, bằng cách đặt ra các quy tắc và thời gian biểu cụ thể cho con

Khi con lặp đi lặp lại các hành động của thời gian biểu, sẽ tạo cho con một thói quen tích cực. Lưu ý rằng bố mẹ không nên quá khắt khe, hãy tạo cho con những cảm giác thoải mái, đặc biệt là trong lúc thực hiện những hoạt động trong thời gian biểu. Nếu có thể hãy cùng con lập cho mình một thời gian biểu mà con yêu thích với sự hỗ trợ của bố mẹ. Điều này sẽ giúp trẻ yêu thích và tuân thủ thời gian biểu nhiều hơn.

Đừng quá kỳ vọng cao và hãy kiên trì

Không phải tất cả những điều bé làm đều có thể diễn ra đúng theo kế hoạch của bố mẹ. Những kỳ vọng quá cao của bố mẹ trong quá trình rèn con vào nề nếp có thể sẽ vô tình gượng ép con khiến cho cả bố mẹ và con đều không thể thoải mái và mệt mỏi. Sẽ có những ngày bé ngủ quên và dậy trễ hơn thường ngày, hoặc quên việc cất dép vào kệ, ngủ quên mà không đánh răng,… Điều này là hoàn toàn bình thường, không sao cả, đây là một phần trong quá trình trưởng thành của con. 

Ngay cả người lớn cũng có thể mắc phải những sai lầm, và chúng ta đều không muốn bị khiển trách mà thay vào đó là những lời nhắc nhở, lời khuyên chân thành, nhẹ nhàng và thuyết phục. Đừng chỉ rèn cho trẻ tính kiên trì, hãy kiên trì với con trẻ!

Hạn chế quát nạt trẻ

Những lời nói của bố mẹ vô tình có thể làm con trẻ bị tổn thương, đặc biệt là quát mắng con sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ và làm trẻ trở nên tiêu cực hơn – đây vẫn là một điều rất rất phổ biến khi rèn con vào nề nếp của cha mẹ Á Đông. Một số trẻ sẽ hình thành sự sợ hãi khi bị quát nạt, nhưng cũng có một số trẻ lại hình thành “sự phản kháng ngầm”. Điều này sẽ không khiến con tốt lên mà thay vào đó là con sẽ càng xa lánh bố mẹ hơn và có những thái độ tiêu cực, không hợp tác với bố mẹ.

Cha mẹ không nên tức giận, lôi kéo hay quát mắng khi trẻ ăn vạ.
Những lời nói của bố mẹ có thể làm con trẻ bị tổn thương, đặc biệt là quát mắng con sẽ làm ảnh hưởng đến tâm lý của trẻ và làm trẻ trở nên tiêu cực hơn

Vì vậy, hãy hạn chế việc quát nạt trẻ bằng cách lắng nghe trẻ nhiều hơn, hỏi những ý kiến của con về những việc con cần làm để biết được con suy nghĩ như thế nào, từ đó giải thích cho trẻ hiểu, đồng thời khuyên con một cách nhẹ nhàng.

Xem thêm: Những câu chuyện dạy trẻ biết nghe lời HAY và NHÂN VĂN NHẤT

Cách rèn trẻ vào nề nếp qua những mệnh lệnh cụ thể

Nhiều trẻ vẫn chưa thể ý thức được mình phải làm gì, vì vậy việc của bố mẹ là nên đưa ra một mệnh lệnh cụ thể cho con. Ví dụ như thay vì nói con “Dọn dẹp đồ chơi”, bố mẹ hãy nói con “Lấy tất cả đồ chơi của con bỏ lại vào trong giỏ”. Điều này giúp trẻ hình dung được những công việc mình cần phải làm một cách cụ thể và làm theo dễ dàng.

Đồng thời khi đưa ra những mệnh lệnh này, bố mẹ cần cho con biết được đây là việc quan trọng, bắt buộc con phải làm để con trẻ không ỉ lại. Lưu ý rằng, hãy điều chỉnh mức độ vừa phải, không quá gắt để con có thể làm theo mà không bị áp lực hãy quá sợ hãi.

Rèn con vào nề nếp – Đừng quên khích lệ con

Sự khích lệ và động viên là vô cùng cần thiết đối với mỗi người, với con trẻ cũng vậy. Sự khích lệ có thể làm con phấn chấn và tự tin hơn cho những kế hoạch, dự định và thói quen tiếp theo. Đồng thời bé sẽ cảm nhận được những ghi nhận xứng đáng cho các công sức mình đã bỏ ra. Khen ngợi con dù là những hành động nhỏ nhất cũng sẽ thúc đẩy con tốt hơn.

Bố mẹ cần ghi nhận và khen ngợi và cỗ vũ con khi con đã cố gắng làm tốt, điều này sẽ giúp con cảm thấy việc cố gắng là xứng đáng và càng ngày càng phấn đấu tiến bộ hơn
Sự khích lệ có thể làm con phấn chấn và tự tin hơn cho những kế hoạch, dự định và thói quen tiếp theo

Nếu con chưa làm tốt, bố mẹ hãy cho con biết rằng “Con đã cố gắng, nhưng vẫn còn thiếu một chút gì đó nên chưa thể hoàn thành tốt, hãy cố gắng hơn trong lần tiếp theo và bố mẹ tin rằng con sẽ làm được”. Chỉ với câu nói này, bố mẹ đã có thể tiếp sức cho con tiếp tục hành trình phát triển bản thân hay tạo những thói quen tốt cho bản thân.

Xem thêm: Rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ với 10 “bí quyết” sau

Hãy làm gương cho con

Khi còn nhỏ, trẻ sẽ thường xuyên bắt chước và học hỏi từ những người xung quanh có thể là thầy cô giáo, bạn bè, ông bà,… Những điều này sẽ đúng hơn bởi trẻ có thể xem là một “bản sao” của bố mẹ. Để “bản sao” này hoàn hảo bố mẹ hãy tự làm cho bản thân mình trở nên hoàn hảo trước để làm gương cho con trẻ.

Rèn cho con trẻ thói quen hạn chế xem tivi nhưng bố mẹ không làm gương cho con khiến con trẻ cảm thấy bất công
Rèn cho con trẻ thói quen hạn chế xem tivi nhưng bố mẹ không làm gương cho con khiến con trẻ cảm thấy bất công

Vì vậy bố mẹ cũng nên rèn luyện nề nếp thói quen mỗi ngày cùng với trẻ. Thử nghĩ, nếu bố mẹ muốn con hạn chế thói quen xem phim và thay vào đó là đọc sách. Nhưng nếu bố mẹ lại thường xuyên xem phim và không bao giờ đọc sách sẽ khiến cho bé cảm thấy bất công, có thể lúc này bé sẽ hình thành những suy nghĩ như “tại sao bố mẹ xem phim mà mình không được?”, “tại sao mình phải đọc sách trong khi đó bố mẹ thì không?”

Phần thường sẽ là động lực tuyệt vời

Những phần thưởng là động lực tuyệt vời đối với con trẻ. Tuy nhiên ý nghĩa của các phần thưởng này thường bị nhiều bố mẹ hiểu sai, nhiều người thường lấy những phần thưởng là giá trị vật chất, tiền bạc để làm động lực cho con khi rèn nề nếp cho trẻ mầm non nói chung hay khi yêu cầu con làm điều gì đó nói riêng. Tuy nhiên việc này sẽ dẫn đến con ỉ lại vào giá trị phần thưởng chứ không thật sự mong muốn thực hiện thói quen đó. Khi bố mẹ không cho con những phần thưởng đó nữa con lập tức sẽ không muốn làm các thói quen này.

Phần thưởng dành cho bé ở đây có thể là những phần thưởng tinh thần như một cái ôm, một tràng vỗ tay,… Ngoài ra bố mẹ có thể dùng những “Biểu đồ khuyến khích” để làm phần thưởng cho con, đây là một phương pháp được chứng minh đem lại hiệu quả cao đối với trẻ. Biểu đồ nhãn dán là một quá trình để bé đạt được nhiều thành tích hoặc kết quả rèn luyện tốt và giúp con cảm thấy việc rèn luyện các thói quen trở nên thú vị hơn. 

Phần thưởng dành cho bé có thể là những phần thưởng tinh thần như một tràng vỗ tay cũng khiến con trẻ phấn khích và vui vẻ
Phần thưởng dành cho bé có thể là những phần thưởng tinh thần như một tràng vỗ tay cũng khiến con trẻ phấn khích và vui vẻ

Ví dụ khi bé thực hiện đánh răng trước khi ngủ trong vòng 3 ngày liên tục sẽ được một nhãn dán điểm 10. Cứ như vậy bé đạt được 10 nhãn dán thì bố mẹ sẽ tặng cho con 1 phần thưởng bất ngờ để khích lệ con. Bố mẹ có thể tạo một “Biểu đồ khuyến khích” cho riêng mình để cùng thi đua với con xem ai hoàn thành tốt nhất. Điều này sẽ vô cùng kích thích trẻ hành động.

Xem thêm: 9 cách rèn trẻ tự đi vệ sinh TỰ GIÁC và vài lưu ý quan trọng

Cân nhắc các thói quen xấu có “xấu mọi lúc” hay không?

Rèn nề nếp thói quen cho trẻ mầm non không phải luôn luôn là việc tập một thói quen tốt mới và xoá hẳn những thói quen xấu. Đôi khi một số thói quen của con không cần phải được thay đổi, thay vào đó bố mẹ chỉ cần điều chỉnh thói quen đó để nó trở nên tốt hơn. Hãy cân nhắc rằng các thói quen xấu của con có phải xấu hoàn toàn không, có lúc nào thói quen này tốt hơn hay không và bố mẹ có thể chấp nhận thói quen đó của con hay không. Sau khi cân nhắc, hãy tìm cách loại bỏ, giữ lại hoặc điều chỉnh thói quen cho con phù hợp nhất.

Ví dụ trẻ thường xuyên cắn móng tay, đây là một thói quen mà đa số mọi người đều cho là xấu vì nó có thể gây tổn thương và nhiễm khuẩn. Nhưng ở một khía cạnh khác, việc cắn móng tay có thể giúp trẻ giảm stress, căng thẳng và lo lắng. Trong một số trường hợp, việc trẻ cắn móng tay chính là để tự an ủi và xoa dịu bản thân.

Cắn móng tay có thể giúp trẻ giảm stress, căng thẳng và lo lắng và có thể tự an ủi, xoa dịu bản thân.
Cắn móng tay có thể giúp trẻ giảm stress, căng thẳng và lo lắng và có thể tự an ủi, xoa dịu bản thân.

Hoặc nếu trẻ xem tivi quá nhiều, đây chính là một thói quen xấu gây ảnh hưởng đến mắt và sức khỏe của bé. Tuy nhiên trong một số trường hợp, việc xem tivi có thể giúp trẻ tăng các kiến thức xã hội nhiều hơn, khám phá và học hỏi các kỹ năng, bài học mới mẻ. Vì vậy đây chính là một thói quen không xấu, và bố mẹ chỉ nên điều chỉnh giảm thời gian xem tivi của con, đồng thời cho trẻ xem nhiều chương trình truyền hình phù hợp, chương trình tiếng anh cho bé, chương trình khám phá thế giới,…

Tạo động lực bằng cách cho con thấy những ích lợi nhận được

Nhiều trẻ thường không thích một hoạt động hay làm một việc gì đó, có thể bé còn tự ti về khả năng của mình. Thay vì chỉ trích, bắt ép trẻ làm việc đó, bố mẹ hãy tạo động lực cho con trẻ bằng những lời nói tích cực hơn hoặc cho con thấy những lợi ích nhận được khi làm việc đó.

Thay vì chỉ trích, bắt ép trẻ làm việc đó, bố mẹ hãy tạo động lực cho con trẻ bằng những lời nói tích cực hơn hoặc cho con thấy những lợi ích nhận được khi làm việc đó
Thay vì chỉ trích, bắt ép trẻ làm việc đó, bố mẹ hãy tạo động lực cho con trẻ bằng những lời nói tích cực hơn hoặc cho con thấy những lợi ích nhận được khi làm việc đó

Ví dụ, khi rèn con tính tự giác học tập, nếu trẻ không thích học toán, bố mẹ hãy giải thích cho con hiểu những lợi ích khi học toán, cho bé biết rằng môn toán không khô khan và không khó nếu con cố gắng. Đồng thời hãy động viên trẻ “ Bây giờ có thể con không học giỏi toán nhưng nếu con cố gắng học tập con sẽ giỏi hơn. Bố mẹ sẽ luôn bên cạnh con”. Chỉ với một lời nói này, con trẻ cũng đã có được một động lực to lớn để học tập hơn.

Rèn thói quen cho trẻ mầm non qua những “tấm gương”

Một trong những cách rèn trẻ vào nề nếp cực kỳ hiệu quả từ trước đến nay đó là tận dụng những nhân vật trẻ “hâm mộ” và gần gũi để làm gương. Những nhân vật hoạt hình hoặc thần tượng của bé sẽ là một “tấm gương” cho trẻ học hỏi rất tốt. Bố mẹ có thể áp dụng những thần tượng của con để cổ vũ con tạo những thói quen tích cực. 

Ví dụ nếu con thích thuỷ thủ Popeye và rất ghét ăn rau. Bố mẹ có thể khuyên trẻ như sau: “Con biết không thuỷ thủ Popeye rất khỏe mạnh là nhờ ăn nhiều rau xanh đó. Nếu con muốn trở nên mạnh mẽ như thuỷ thủ Popeye, con hãy tập ăn nhiều rau xanh vào nhé!”

Việc dùng các tấm gương để giúp con tốt hơn rất hiệu quả, tuy nhiên nhiều bố mẹ lại thường mắc phải những sai lầm là tạo cho bé cảm giác so sánh bé với những bạn bè đồng trang lứa. Điều này sẽ khiến con cảm thấy không thoải mái, tự ti về bản thân và nhiều khi không thích các bạn bè giỏi hơn mình. Con vẫn có những mặt chưa tốt nhưng con chính là con, con vẫn có những điểm rất tích cực, bố mẹ không nên đăm đăm vào những điểm chưa tốt và so sánh con mình. Hãy chấp nhận và kiên trì giúp con tốt lên thay vì tạo những áp lực tâm lý cho con bố mẹ nhé.

Ở độ tuổi mầm non, con chỉ mới tập làm quen với những hành động của bản thân và bắt đầu nhận thức mọi thứ. Vì vậy việc rèn nề nếp thói quen cho trẻ mầm non cần rất nhiều sự kiên trì từ bố mẹ. Rèn nề nếp cho trẻ 3 tuổi, 4 tuổi hay 12 tháng tuổi trên lý thuyết không khác biệt quá nhiều, những thay đổi lớn chỉ thể hiện ở tính chất, độ phức tạp của công việc, thói quen và các yếu tố ảnh hưởng từ tính cách của trẻ.

Hy vọng những phương pháp dạy trẻ trong bài viết trên sẽ có thể giúp đỡ phần nào cho bố mẹ trong quá trình nuôi dưỡng con trẻ.

Nếu bố mẹ đang tò mò không biết tính cách của con sẽ như thế nào, hay làm thế nào để định hướng giáo dục trẻ phù hợp, chương trình Sinh Trắc Vân Tay chắc chắn là điểm dừng bổ ích!

Đăng ký Sinh Trắc Vân Tay MIỄN PHÍ cho bé

Trainer Lê Đặng Minh Nhật

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Icon Facebook tác giả    Icon Youtube tác giả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được
Tư vấn & Test tính cách Miễn phí

    Thông tin liên lạc

    Công ty cổ phần Tiềm năng vô hạn

    Mã số thuế: 4201892928

    Người đại diện theo pháp luật: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

    Theo dõi chúng tôi icon FB icon YT

    background footer

    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x