Một trong những phương pháp rèn luyện tư duy cho trẻ là kể chuyện tư duy cho bé. Những câu chuyện này thường mang màu sắc tuổi thơ với ý nghĩa và nhân văn sâu sắc. Trẻ được làm quen với những câu chuyện này dần sẽ hình thành được những nhận thức tốt, cách suy nghĩ tính cực góp phần rèn luyện đạo đức tốt hơn, đồng thời cũng có thể phát huy tính sáng tạo và khả năng ghi nhớ của con.
Truyện cổ tích Việt Nam
Truyện cổ tích là những câu chuyện hư cấu, gắn liền với các hình ảnh đời sống thường ngày của con người, kết hợp với màu sắc huyền ảo và trí tưởng tượng nhằm thể hiện ước nguyện có được cuộc sống an vui, công bằng của con người. Đây se là những mẩu chuyện hay để trẻ học các bài học về đạo đức và tư duy sáng tạo.
Câu chuyện Tấm Cám
Tấm là một cô gái mồ côi mẹ từ sớm, cô rất hiền lành và xinh đẹp. Sau đó bố Tấm cũng mất, Tấm phải sống với người dì ghẻ có tâm địa ác độc và một cô em gái tên Cám. Những ngày sống cùng dì ghẻ, Tấm bị hành hạ, ngược đãi và đánh đập, và phải làm việc quần quật cả ngày.
Tất cả những công việc dù nặng hay nhẹ đều đến tay Tấm. Trong khi đó Cám thì được thương yêu, cưng chiều hết mực. Dù tấm có làm nhiều đến đâu, ngoan ngoãn nghe lời đến đâu thì vẫn luôn bị mẹ con dì ghẻ đánh đập, ức hiếp.

Mỗi khi Tấm tủi thân khóc, ông Bụt sẽ hiện ra an ủi và giúp đỡ nàng. Một ngày nọ, nhà vua mở một lễ hội tuyển vợ. Nhờ hiền lành và xinh đẹp, cùng sự sự giúp đỡ của ông Bụt, Tấm đã được vua yêu thích và trở thành hoàng hậu.
Nhưng mẹ con Cám độc ác, vẫn luôn tìm cách giết Tấm để Cám được làm hoàng hậu. Sau khi Tấm chết, nàng đã hóa thân thành chim vàng anh, cây xoan đào, khung cửi và quả thị nhưng vẫn bị mẹ con Cám hãm hại đến cùng.
Ở hiền ặp lành, cuối cùng Tấm vẫn có thể trở về với nhà vua. Còn mẹ con Cám độc ác thì bị trừng phạt vì những tội ác mà mình gây ra.
Ý nghĩa rút ra: Câu chuyện cổ tích Việt Nam về người dì ghẻ và người em ác độc muốn nhắn nhủ đến con rằng: Trong cuộc sống, người hiền lành, tốt bụng sẽ được ông trời giúp đỡ và che chở. Còn những người sống ác, luôn tìm cách hãm hại, gây họa cho người khác thì sớm muộn gì cũng sẽ nhận báo ứng, những trừng phạt thích đáng mà mình đã gây ra. Người “Ở hiền ắt sẽ gặp lành” đó là quy luật của cuộc sống.
Câu chuyện Bánh Chưng Bánh Giầy
Vào đời Hùng Vương thứ 6, nhà vua đã đưa ra một thử thách cho các con của mình tìm lễ vật cúng vừa ý sẽ truyền lại ngôi vua của mình. Các hoàng tử ai nấy đều lên đường tìm vật phẩm quý hiếm trên rừng và dưới biển. Tuy nhiên Lang Liêu – người con trai thứ 18 không biết tìm vật phẩm gì vì từ nhỏ anh đã quen với những công việc đồng áng.
Vào một đêm, Lang Liêu nằm mơ thấy một vị thần đến chỉ bảo rằng hãy làm một loại bánh từ gạo nếp, thịt lợn và đậu xanh. Bánh làm hình tròn tượng trưng cho trời và bánh làm hình vuông tượng trưng cho đất. Lang Liêu đã dâng lên Vua cha món vật phẩm này, và được ông ưng ý nhất và truyền lại ngôi vua, đồng thời chọn bánh làm vật tế lễ.

Kể từ đó, vào dịp lễ tết người ta sẽ có phong tục gói bánh chưng bánh giầy, đây trở thành một phong tục truyền thống của người dân ta.
Ý nghĩa rút ra: Câu chuyện cho ta biết được lý do tại sao ngày tết con lại thường thấy bánh Chưng bánh Giầy cúng tổ tiên cũng như ý thức thờ cúng tôn kính tổ tiên. Đồng thời qua câu chuyện cũng đã nâng cao những sức lao động, làm nông của ông cha ta từ những ngày đầu dựng nước.
Câu chuyện Cây Tre Trăm Đốt
Ngày xưa, có một anh chàng trai nọ tên là Khoai, anh mồ côi từ nhỏ, tính tình rất hiền lành, tốt bụng và rất thật thà. Anh làm thuê cho một phú ông trong làng. Vào một ngày, phú ông ra một điều kiện với Khoai phải làm việc chăm chỉ và hứa xong việc sẽ gả con gái cho Khoai.
Đến gần ngày cưới, phú ông lại đưa ra một thử thách cho Khoai là phải đi tìm được một cây tre trăm đốt thì sẽ đồng ý gả con gái. Tuy vậy, Khoai vẫn quyết tâm đi vào rừng để tìm cây tre có trăm đốt như phú ông đã nói, anh tìm mãi cũng không tìm thấy loại tre đó, bất lực nên anh đã ngồi khóc.

Bỗng nhiên ông Bụt xuất hiện chỉ dẫn cho Khoai đi chặt một trăm đốt tre rời, sau đó chỉ cho anh hai câu thần chú “Khắc nhập, khắc nhập” để các đốt tre liền lại với nhau thành cây tre trăm đốt. Và “Khắc xuất, khắc xuất” để có thể tách rời chúng ra.
Đến cuối cùng, phú ông đã phải đồng ý gả con gái cho Khoai. Sau khi lấy được con gái phú ông, hai vợ chồng họ sống hạnh phúc bên nhau đến cuối cuộc đời.
Ý nghĩa rút ra: Câu chuyện cổ tích Cây Tre Trăm Đốt đã cho chúng ta một bài học quý giá rằng những người sống hiền lành, chăm chỉ ắt sẽ gặp được nhiều việc may mắn, đồng thời sẽ được sự giúp đỡ, trợ giúp từ người khác. Còn những người sống tham lam, ích kỹ sẽ phải nhận quả báo cho những việc làm của mình.
Câu chuyện Nàng Tiên Ốc
Ngày xưa có một cụ bà nghèo khổ, sống đơn độc trong một ngôi nhà. Ngày qua ngày, bà đều đi ra đồng mò cua bắt ốc để có tiền trang trải, lo cho cuộc sống. Vào một ngày nọ, bà bắt được một con ốc với vỏ ngoài rất đẹp.
Vì con ốc quá đẹp, bà không nỡ bán đi mà đem về nhà bỏ vào chum nước. Sau đó, mỗi ngày khi đi làm về bà đều thấy nhà cửa sạch sẽ tươm tất, giường như ai đó đã làm hết việc nhà cho bà.

Vì vậy, vào ngày hôm sau bà giả vờ đi làm như thường lệ, nhưng khi đi được một nửa đường thì bà đã quay về nhà để xem ai đã giúp bà làm hết việc nhà. Bỗng nhiên bà thấy một cô gái bước ra từ trong chum nước, cô gái đẹp như tiên giáng trần. Bà không khỏi bất ngờ, sau đó bà nhẹ nhàng đến gần chum nước và đập vỡ vỏ ốc đi. Cô gái vội chui lại vỏ ốc nhưng đã quá muộn. Bà cụ liền nói với cô gái rằng: “Con gái ơi! Hãy ở lại đây với mẹ!” Sau đó cô gái và bà cụ sống hạnh phúc bên nhau.
Ý nghĩa rút ra: Câu chuyện kể trên phần nào muốn nhắn nhủ con cách sống đạo đức, phải biết yêu thương lẫn nhau. Đối với những con vật nhỏ bé cũng cần được chăm sóc và yêu thương, nếu bé biết quý trọng những con vật đó thì chúng sẽ yêu quý bạn, và giúp đỡ bạn những lúc khó khăn.
Xem thêm: TOP 10 lớp học tư duy cho trẻ em Đà Nẵng được đánh giá CAO NHẤT
Câu chuyện Dã Tràng
Dã Tràng là một chàng trai tốt bụng và lương thiện, chàng đã được tặng một viên ngọc quý vì đã cứu giúp rắn đực. Viên ngọc đã giúp Dã Tràng hiểu được tất cả tiếng nói của những động vật. Cũng chính vì viên ngọc này mà chàng bị cả dân làng phản bội và hãm hại. Nhưng chàng cũng thoát được tội diệt thân nhờ vào viên ngọc đó.
Sau đó chàng cứu được một đôi ngỗng và lại được tặng một viên ngọc khác. Nhưng Dã Tràng vì tức giận bởi sự phản bội của vợ mà đã đem cát đi lấp biển. Sau đó chàng đã kiệt sức và chết đi, chàng đã trở thành một con Dã Tràng, hàng ngày xe cát biển đông.

Ý nghĩa rút ra: Câu chuyện đem đến thông điệp nhân văn cho trẻ chính là con người nếu quá tham lam sẽ bị báo ứng thích đáng. Phải biết giúp đỡ, làm việc gì cũng cần suy nghĩ thấu đáo.
Câu chuyện Cây Khế
Ngày xửa ngày xưa, một gia đình nọ có 2 anh em, cha mẹ mất sớm nên để lại rất nhiều gia tài. Nhưng vợ chồng người anh tham lam chiếm hết tài sản và chỉ chia cho người em một mảnh đất nhỏ với một cây khế.
Tuy nhiên vợ chồng người em lại không hề oán trách, vẫn vui vẻ đón nhận và chăm chỉ làm việc ngày qua ngày. Đến mùa khế, cây cho rất sai quả, quả nào quả nấy to, ngọt, căng mọng nước, đây là thành quả vì người em đã chăm sóc cây khế rất chu đáo.

Bỗng nhiên vào một hôm, có một con đại bàng đến ăn khế, nó ăn rất nhiều. Người em thấy vậy rất buồn và than khóc kể khổ. Đại bàng liền bảo rằng “Ăn một quả, trả một cục vàng, may túi ba gang, mang theo mà đựng”. Cũng nhờ vậy mà người em được đại bàng đưa ra đảo lấy vàng và trở nên giàu có nhất làng.
Biết tin người em trở nên giàu có lạ thường, người anh liền đến dò hỏi cách làm giàu và đòi đổi hết gia tài của mình để lấy cây khế vàng. Mùa khế lại đến, đại bàng lại tiếp tục đến ăn và cũng nói lại câu nói như đã nói với người em.
Vốn dĩ tham lam nên người anh sau khi được chở ra đảo lấy vàng đã đem rất nhiều vàng. Trên đường về, vì thấy quá nặng nên đại bàng đã thả người anh xuống biển.
Ý nghĩa rút ra: Những người sống tham và ích kỹ như người anh trong truyện sẽ có một kết cục bi thảm. Nếu tốt bụng, siêng năng, chăm chỉ làm việc ắt sẽ được thành công.
Câu chuyện Bảy Điều Ước
Ngày xửa ngày xưa có 2 anh em đều mồ côi mẹ từ sớm. Người anh bản tính tham lam, ham chơi, rượu chè, cờ bạc, lười biếng. Còn người em thì hiền lành, tốt bụng, chăm chỉ làm việc. Một hôm người em vô tình cứu được một cô tiên nọ, cô ấy liền tặng cho người em 7 điều ước. Bởi thật thà, tốt bụng và thương yêu anh nên người em đã dành tặng 4 điều ước cho anh.
Cũng vì vậy mà người anh tham lam đã phải trả giá đắt cho những điều ước của mình là phải chết. Tuy nhiên người em đã dùng điều ước cuối cùng để cứu anh mình. Sau khi mọi việc xảy ra, người anh đã trở nên lương thiện, tu chí làm ăn. Sau đó cả hai anh em đều cưới được vợ xinh đẹp và giỏi giang, họ sống bên nhau hạnh phúc cả đời.
Ý nghĩa rút ra: Câu chuyện cho chúng ta thấy rằng người tốt bụng, hiền lành và chăm chỉ rồi sẽ tìm được những thành công cho mình. Ngược lại người tham lam, lười nhác sẽ giành thất bại, thậm chí là những cái giá rất đắt.
Kể chuyện tư duy cho bé – Truyện ngụ ngôn Việt Nam
Truyện ngụ ngôn là những câu chuyện mang đến một giá trị nhân văn nhất định, đôi lúc còn gây cười cho người đọc người nghe. Truyện thường nhân hóa và ẩn dụ sự vật, sự việc, con người và động vật để lên án những thói hư tật xấu của mọi người. Truyện giúp cho trẻ trở nên tích cực hơn, sống đạo đức, biết thương yêu và làm việc chăm chỉ,… Đồng thời con giúp con trẻ ghi nhớ và rút ra bài học, nâng cao khả năng tư duy và nhận định tốt hơn. Bố mẹ có thể thông qua truyện ngụ ngôn để kể chuyện tư duy cho bé.
Truyện ngụ ngôn Cháy nhà hàng xóm
Trong một ngôi làng nọ có một căn nhà không may bị cháy. Tất cả mọi người trong làng đều cố gắng dập lửa và chữa cháy cho ngôi nhà. Riêng chỉ có một nhà kế bên là không quan tâm, đoái hoài đến căn nhà bị cháy bởi vì người đó suy nghĩ việc nhà ai nấy lo. Bỗng nhiên có một ngọn gió thổi qua làm lửa cháy bén qua nhà bên cạnh đó. Lúc này người đó mới sợ hãi và tìm cách dập lửa nhưng đã không còn kịp.

Ý nghĩa rút ra: Truyện phê phán những người có lối sống ích kỉ, không quan tâm đến người khác và chỉ đặt lợi ích của mình lên hàng đầu. Bỏ qua những vấn đề của những người xung quanh, gần gũi với mình cho đến lúc người đó gặp hoàn cảnh như vậy ắt sẽ phải chịu hậu quả.
Truyện ngụ ngôn Ếch ngồi đáy giếng
Có một chú ếch sống rất lâu ở một cái giếng nọ, tiếng kêu của chú ếch luôn làm những chú ếch, ốc, cua nhỏ xung quanh sợ hãi. Chú thường nhìn lên bầu trời, và chỉ thấy bầu trời to như một cái vung.
Vào một năm, trời mưa to làm cho nước giếng đầy lên, đồng thời cũng đưa chú ếch ra khỏi miệng giếng. Mặc dù chú ếch đã thoát ra khỏi miệng giếng và nhìn ngắm bầu trời rất to, chú vẫn cố tỏ vẻ ra oai và liên tục kêu lên. Tuy nhiên không có ai quan tâm đến tiếng kêu nhỏ bé của cậu, và cuối cùng chú ếch đã bị một chú trâu đi ngang dẫm chết.

Ý nghĩa rút ra: Truyện phê phán những người có kiến thức hạn hẹp nhưng vẫn thường hay ra vẻ để được người khác nể nang. Đồng thời nếu sống quá lâu trong một tư duy cũ, bạn sẽ khó có thể thích nghi với hoàn cảnh mới và không vươn lên được.
Truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi
Có năm ông thầy bói mù cùng nhau đi xem con voi như thế nào. Ông thứ nhất sờ vào vòi voi thì bảo con voi giống con đỉa. Ông thứ hai sờ vào ngà voi thì bảo con voi giống đòn càn. Ông thứ ba sờ vào tai voi nên bảo nó giống cái quạt thóc. Ông thứ tư sờ vào chân voi nên bảo con voi giống cái cột đình. Và ông thứ năm sờ vào đuôi voi thì bảo nó giống cái chổi sể. Mỗi ông miêu tả con voi mỗi khác nên không ông nào chịu thua ông nào, cuối cùng đánh nhau toác đầu chảy máu.

Ý nghĩa rút ra: Truyện phản ảnh những người vốn không hiểu biết nhiều nhưng vẫn cố tỏ ra là hơn người. Đồng thời khuyên chúng ta nên có một cái nhìn tổng quan, nhiều chiều hướng và suy nghĩ thật thấu đáo trước mọi sự việc xảy ra.
Truyện ngụ ngôn Đẽo cày giữa đường
Có một bác nông dân ở một làng nọ sống bằng công việc cấy cày. Bác luôn mong muốn có một cái cày bền đẹp giúp bác làm việc. Vào một ngày bác xin được một khúc gỗ đẹp nhưng lại không biết đẽo cày như thế nào. Vì vậy bác đã mang khúc gỗ ra đường để đẽo cùng lúc đó là xin ý kiến của những người xung quanh. Mỗi người đều góp ý nhiệt tình cho bác những mỗi người lại có những ý kiến khác nhau. Cuối cùng bác chỉ còn lại một khúc gỗ nhỏ và không đẽo được cái cày nào.

Ý nghĩa rút ra: Thông điệp của câu truyện là khuyên chúng ta phải có lập trường và suy nghĩ riêng cho mình. Việc nhận góp ý từ người khác không sai nhưng cần phải có chọn lọc và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi thực hiện để có thể đạt được đúng với mục tiêu ban đầu của mình.
Con quạ thông minh
Có một con quạ nọ rất khát nước, nó đã phải bay rất lâu để đi tìm nước uống nhưng cũng chẳng tìm được giọt nước nào. Mệt quá nó đành đậu xuống một cành cây để nghỉ, nhìn xung quanh nó bỗng thấy một bình nước rất ít nước dưới gốc cây.
Quạ tìm mọi cách để lấy nước trong bình uống nhưng dù mỏ có dài đến đâu nó cũng không thể chạm vào nước dưới đáy bình. Cuối cùng nó đã tìm cách gắp những viên sỏi xung quanh bỏ vào bình. Chẳng mấy chốc mà nước đã dâng lên đến miệng bình và quạ đã có thể uống nước.

Ý nghĩa rút ra: Với trí thông minh và tư duy, sự nỗ lực quạ đã có thể uống được nước mát. Chính vì vậy, truyện đã truyền tải thông điệp đến mỗi người chúng ta rằng không nên từ bỏ, luôn cố gắng và kiên trì, tìm cách để vượt qua thì thành quả sẽ đến nhanh chóng.
Câu chuyện Thỏ và Rùa
Trong một khu rừng nọ có một đôi bạn thân là Thỏ và Rùa sống rất vui vẻ với nhau. Vào một ngày nọ vì cãi nhau nên cả hai đã đưa ra quyết định cùng thi một cuộc thi chạy đua để phân thắng thua. Khi có hiệu lệnh xuất phát, Thỏ chạy rất nhanh, lao về phía trước như một mũi tên, ngược lại Rùa lại đi rất chậm.
Tuy nhiên bởi vì Thỏ quá chủ quan rằng mình chạy nhanh và bỏ xa Rùa nên Thỏ đã nghỉ lại dưới gốc cây và ngủ. Trong lúc này Rùa vẫn dốc hết sức chạy và về đích. Khi Thỏ tỉnh dậy thì mọi chuyện đã kết thúc, Rùa đã về tới đích và giành chiến thắng.

Ý nghĩa rút ra: Qua câu chuyện trên đã cho ta thấy rằng là con người cần phải có tính kiên trì, siêng năng và không được chủ quan, khinh địch. Khi cần cù và chăm chỉ dù có khó khăn thế nào thì ắt cũng sẽ có được thành công.
Câu chuyện Bó đũa
Ở gia đình nọ, có bốn anh em khi còn nhỏ sống rất hòa thuận yêu thương và che chở lẫn nhau. Nhưng đến khi lớn lên, họ không còn thân thiết và yêu thương nhau như xưa, bốn anh em sau khi có vợ thì tình cảm rạn nứt, thường xuyên gây gổ cãi vã.
Người cha rất lo lắng và buồn phiền về tình cảm giữa các anh em. Vào một ngày nọ, ông gọi bốn người đến gặp và đưa cho họ 1 bó đũa thử thách các anh em rằng ai bẻ gãy được tất cả các số đũa này sẽ được một phần thưởng lớn.

Tất cả mọi người cùng cố gắng bẻ đũa, nhưng không ai có thể thực hiện được điều này. Vào lúc này, người cha đã lấy từng chiếc đũa và bẻ gãy chúng một cách dễ dàng. Tuy nhiên các con đều không phục và cho rằng việc bẻ từng chiếc đũa thì chẳng có gì khó.
Người cha lúc này mới ân cần giải thích với các con về sức mạnh của sự đoàn kết cũng như hậu quả nếu nội bộ bị chia rẽ. Sau đó bốn người con liền hiểu ra ý nghĩa của việc thử thách này, liền hứa với cha rằng sẽ yêu thương đùm bọc và đoàn kết với nhau.
Ý nghĩa rút ra: Câu chuyện là một bài học về sự đoàn kết và ý nghĩa của chúng trong cuộc sống hằng ngày, Là anh em trong nhà phải biết yêu thương và che chở lẫn nhau, đặc biệt là lúc khó khăn hoạn nạn.
Truyện giúp bé thông minh ngoan ngoãn – Truyện cổ tích thế giới
Truyện Cô bé bán diêm
Ngày xửa ngày xưa, có một cô bé nọ mồ côi mẹ và bà, cô bé sống với một người bố nghiện rượu, cô bé phải bán diêm để sống qua ngày nhưng vẫn luôn bị bố đánh đập. Vào đêm giao thừa, trời rất lạnh mà cô bé vẫn chưa bán được que diêm nào. Cô bé đành ngồi bên góc tường lấy diêm sưởi ấm cơ thể.

Lần đầu tiên quẹt diêm, cô bé đã tưởng tượng một chiếc lò sưởi ấm. Lần thứ 2 là một bàn tiệc đầy món ngon. Lần thứ 3 cô bé tưởng tượng một cây thông Noel lộng lẫy. Que diêm thứ 4 cô bé thấy đang được bà yêu thương. Vì vậy để níu giữ hình ảnh của bà, cô bé đã quẹt hết số diêm còn lại của mình. Vào hôm sau, cô bé đã chết, cô nằm cuộn mình bên vệ đường với một đôi má ửng hồng, và mỉm cười hạnh phúc.
Ý nghĩa rút ra: Truyện đã mang đến một thông điệp đầy nhân văn rằng, giữa con người với nhau chúng ta cần tình yêu thương, quan tâm lẫn nhau. Đặc biệt là đối với những mảnh đời bất hạnh, những đứa trẻ đáng thương.
Truyện Anh và em gái
Hai anh em bị mụ dì ghẻ hãm hại, bà ta cũng chính là một phù thủy độc ác. Mụ đã biến người anh thành con Mang khiến cả hai anh em phải sống lang thang trong rừng.
Một lần nhà vua đi vào rừng để đi săn, và rồi gặp hai anh em, người đã đưa cả hai về cung điện. Đem lòng yêu mến cô em gái, nhà vua đã cưới cô làm vợ. Nhưng mụ phù thủy vẫn không tha cho hai anh em và tìm đến để giết họ. Và lần này người hiền lành đã chiến thắng, mụ phù thủy đã bị trừng trị thích đáng.
Ý nghĩa rút ra: Câu chuyện nhắc chúng ta phải sống yêu thương lẫn nhau, sống hiền lành sẽ gặp những điều tốt đẹp, còn những người mang dã tâm độc ác sẽ phải trả giá đắt.
Truyện Alibaba và 40 tên cướp
Ngày xưa, có hai anh em là Casim và AliBaba, bố mẹ mất nên Casim đã dành hết tài sản, sống sung túc với một cô vợ giàu. Ngược lại Alibaba lại sống cảnh nghèo khó, một hôm anh may mắn phát hiện một hang kho báu, anh vốn hiền lành nên đã kể cho anh trai mình là Casim.

Casim vốn tham lam nên đã đến hang động lấy rất nhiều vàng và báu vật, tuy nhiên cũng vì tham lam anh ta đã quên mất câu thần chú để ra khỏi hang và chịu cái kết thảm là bị bọn cướp giết chết.
Ý nghĩa rút ra: Câu chuyện nâng cao tinh thần lao động của người dân Ả Rập xưa, đồng thời ca ngợi sự lương thiện chất phát sẽ có được những điều tốt đẹp. Còn người tham lam, độc ác sớm muộn cũng phải trả giá.
Truyện Momotaro – Cậu bé quả đào
Tóm tắt nội dung: Một trái đào trôi nổi trên sông đã sinh ra được một cậu bé. Vô tình hai ông bà lão nhặt được cậu bé và đặt tên là Momotaro. Vài năm sau, cậu bé lớn lên và bắt đầu đi chiến đấu với lũ quỷ để mang lại cuộc sống bình yên cho mọi người và gia đình. Sau khi chiến thắng, Momotaro đã trở về nhà và sống một cuộc sống hạnh phúc.

Ý nghĩa rút ra: Câu chuyện cho ta biết rằng mỗi người đều có những điểm mạnh và điểm yếu khác nhau. Vì vậy hãy tận dụng những điểm mạnh của mình để làm nhiều điều có ý nghĩa cho xã hội. Đồng thời khắc phục và đón nhận sự giúp đỡ từ nhiều người khác trong những lĩnh vực mình còn yếu kém. Từ đó yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau, cùng nhau đem lại lợi ích và ý nghĩa của cuộc sống.
Truyện Non-bu và Heng-bu
Ngày xưa có hai anh em là Non-bu và Heng-bu, cả hai đều có tính cách trái ngược nhau hoàn toàn. Người em Heng-bu hiền lành tốt bụng còn người anh thì xấu xa, độc ác và rất tham lam.
Bởi vì tính lương thiện nên người em đã cứu chú chim gãy chân và được chim trả ơn và có cuộc sống sung túc, hạnh phúc. Người anh thấy vậy, vì tham lam nên anh ta đã cố tình làm gãy chân của chim và đòi trả ơn. Cuối cùng người anh bị trừng phạt trở thành một tên ăn mày sống cảnh nghèo khổ đến cuối đời.

Ý nghĩa rút ra: Câu chuyện đã cho ta thấy rằng một xã hội công bằng, cái thiện sẽ chiến thắng cái ác. Những người sống lương thiện sẽ được đền đáp xứng đáng, còn ngược lại những kẻ xấu, lòng dạ độc ác sẽ có kết cục bi thảm. Vì vậy là con người chúng ta phải biết yêu thương và đùm bọc lẫn nhau, đồng thời phải biết yêu cuộc sống, môi trường và động vật.
Truyện Củ cải khổng lồ
Ngày xửa ngày xưa, có một lão nông dân trồng một cây củ cải, cây được ông chăm sóc chu đáo và lớn thành một cây củ cải khổng lồ. Một ngày nọ ông muốn thu hoạch và nhổ củ cải lên nhưng không tài nào nhổ được. Ông đành nhờ vợ phụ giúp nhưng cây vẫn không nhúc nhích. Sau đó ông đành nhờ đến cô cháu gái. Cô cháu gái liền nhờ sự giúp sức của các trợ thủ khác là mèo, chuột, chó cùng nhổ củ cải. Với sự đoàn kết của tất cả mọi người nên ông lão đã nhổ được cây củ cải của mình.

Ý nghĩa rút ra: Câu chuyện cho ta bài học rằng siêng năng cần cù thì ắt sẽ gặt hái được thành quả tốt như ông lão. Đồng thời ngợi ca tinh thần đoàn kết, tương trợ lẫn nhau của các thành viên trong gia đình.
Truyện Cô bé quàng khăn đỏ
Ngày xửa ngày xưa có một cô bé quàng khăn đỏ vốn ham chơi nên khi mang đồ ăn qua cho bà ngoại bị ốm cô đã đi theo đường rừng, mặc kệ lời dặn dò của mẹ. Vì vậy cô đã gặp một con sói hung ác lừa đi hái hoa để sói đem đồ ăn đến nhà bà giúp cô bé. Sói đã ăn thịt bà Ngoại và giả vờ mặc đồ của bà nằm lên giường chờ cô bé.
Khi cô bé quàng khăn đỏ đến nhà bà thì sói đã nuốt luôn cô bé vào bụng rồi lăn ra ngủ. Đúng lúc đó, có một chú thợ săn đi ngang qua đã giết sói và cứu cô bé quàng khăn đỏ và bà ra khỏi bụng con sói tàn ác.

Ý nghĩa rút ra: Qua câu chuyện, đã cho ta một bài học rằng là con trẻ cần phải biết vâng lời bố mẹ, không được đi chơi la cà. Phải thật sự cảnh giác với những người lạ vì có thể họ sẽ gây hại cho chúng ta. Đồng thời phản ánh những kẻ độc ác như sói sẽ có một kết cục thích đáng.
Truyện ngụ ngôn thế giới
Chú chó và người đầu bếp
Trong một gia đình giàu có, có nuôi một chú chó. Một hôm ông chủ quyết định mở tiệc lớn và mời rất nhiều người đến tham dự. Vì vậy chú chó cũng tự cho mình quyền mời bạn bè đến dự tiệc.
Vào ngày đãi tiệc, chú chó rất vui mừng và vẫy đuôi với những người bạn, bỗng dưng người đầu bếp đã tóm chú chó và ném ra ngoài đường. Đau đớn chú kêu to, các bạn của chú chó cũng chạy lại hỏi thăm. Ngại quá chú chó đành trả lời rằng vì nhậu quá say nên không nhớ gì cả, không biết đã ra khỏi buổi tiệc như thế nào.
Ý nghĩa rút ra: Câu chuyện muốn phê phán những người có tính vụng trộm, chưa được cho phép nhưng đã tự ý quyết định, đồng thời khuyên răng chúng ta không nên khoe khoang, khoác lác, đặc biệt là những gì mà mình chưa có được.
Suy bụng ta ra bụng người
Có một con Quạ nó tìm thấy xác một con chuột thối bèn đem chuột lên cành cây mà rỉa. Diều Hâu thấy vậy liền bảo con chuột bị ngấm thuốc độc chết, bảo anh quạ đừng ăn kẻo chết. Nào ngờ Quạ không tin con nghi ngờ Diều Hâu muốn cướp ăn với mình. Vì vậy nên đã ăn con chuột bị ngấm thuốc và chết.
Ý nghĩa rút ra: Trong cuộc sống sẽ có những người tốt và người không tốt, không phải ai cũng xấu, vì vậy trước khi có hành động hoặc lời nói gì khiến người khác buồn, gây hại cho người khác cần xem xét kỹ lưỡng. Hãy xác định xem lời khuyên của người khác đúng hay sai để hành động đúng đắn.
Bài học đầu tiên của gấu con
Gấu con được mẹ dặn dò nếu làm sai điều gì cũng cần phải xin lỗi, và khi được giúp đỡ cần phải cảm ơn người đã giúp đỡ mình. Và khi Gấu con ra ngoài chơi, Gấu đã không may va phải bạn Sóc làm đổ hết giỏ nấm của Sóc. Nhưng sau đó Gấu lại cảm ơn Sóc khiến Sóc rất khó hiểu.

Một lúc sau, Gấu bị trượt chân rơi xuống hố sâu, lúc nãy bác Voi đã đến để kéo Gấu lên mặt đất. Lúc này Gấu lại xin lỗi bác Voi ríu rít, bác Voi cũng vậy, bác không thể hiểu được hành động của Gấu.
Khi về nhà Gấu con vui vẻ kể lại câu chuyện với mẹ, mẹ liền giải thích cho Gấu rằng khi Gấu làm đổ nấm của Sóc, Gấu cần phải xin lỗi bạn. Còn khi được cứu bởi bác Voi, Gấu phải cần cảm ơn bác Voi mới là đúng.
Ý nghĩa rút ra: Nói cảm ơn và xin lỗi là những bài học đầu tiên mà trẻ được làm quen và học hỏi. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng nên nói cảm ơn và xin lỗi, con cần phải nói xin lỗi và cảm ơn đúng hoàn cảnh và tình huống mới thực sự đúng đắn.
Một kẻ hợm hĩnh
Một chú gà trống đậu lên hàng rào và ngưỡng cao đầu lên bầu trời. Khi chị Vịt hỏi, anh ta liền nói rằng sẽ cất cao đôi cánh và bay cao hơn bầu trời, thách thức với các hành tinh, anh sẽ kiêu hãnh và trở về với biển xanh.

Nói đến đó, Gà trống bỗng dưng chóng mặt và ngã nhào vào vũng nước bên dưới. Sau khi phủ nhận rằng mình đang chìm trong vũng nước, anh Gà đã thấy một con giun và ăn nó như bao nhiêu chú gà khác.
Ý nghĩa rút ra: Câu chuyện phê phán những người thường hay ba hoa, khoác lác nhưng không hề có năng lực.
Gã keo kiệt
Một người đàn ông keo kiệt đã bí mật chôn vàng của mình vào một nơi trong vườn nhà. Mỗi ngày ông đều đào lên và đếm xem số vàng có còn nguyên hay không. Bởi vì ngày nào ông cũng kiểm tra như vậy nên đã bị một tên trộm để ý. Vào ngày nọ tên trộm đã lẻn lấy hết số vàng đi.
Người đàn ông phát hiện ra số vàng bị mất thì liền đau đớn khóc và kể cho một người đi ngang qua. Sau khi nghe hết câu chuyện, biết rằng người đàn ông quá keo kiệt, thậm chí còn không dám xài số vàng đó. Người đi đường đã ném một hòn đá vào chỗ chôn vàng và bảo ông ta lấp lại bởi vì nó cũng sẽ chẳng khác gì lúc ông chôn số vàng, cũng đáng giá bằng số vàng đó thôi.

Ý nghĩa rút ra: Một vật dù có xinh đẹp giá trị đến đâu mà không được sử dụng được, không tạo ra được giá trị thì nó cũng trở nên không có giá trị. Một đồ vật có giá trị khi và chỉ khi chúng ta có thể tạo nên thành phẩm từ chúng. Đối với con người cũng vậy, chỉ khi chúng ta làm những việc có ích cho xã hội cho cộng đồng thì mới thực sự có giá trị của chính mình. Đồng thời chuyện phê phán những người quá keo kiệt.
Cáo cụt đuôi
Có một con cáo già không may bị dính bẫy nên đã phải bỏ lại cái đuôi để chạy thoát. Tuy nhiên khi mất đuôi thì con cáo vô cùng buồn bã, sợ các con cáo khác chê cười và chế giễu mình. Nhưng nó lại sợ phải sống cô độc một mình.

Vào một ngày cáo già đã tụ họp tất cả các con cáo khác lại để diễn thuyết về sự bất tiện của cái đuôi. Rằng là những con cáo khác gặp nạn chỉ vì cái đuôi nặng nề, bị vướng vào bụi gai, và con người rất thích đuôi cáo nên mới đi săn chúng. Cuối cùng cáo già khuyên mọi người nên cắt bỏ cái đuôi đi để giữ an toàn. Tuy nhiên lũ cáo cũng rất thông minh, chúng không bị mắc lừa vì những lời của cáo già và đã cười lão.
Ý nghĩa rút ra: Khi con người có cảm giác thua kém họ sẽ dễ sinh lòng đố kỵ và ganh ghét. Đôi lúc có thể làm cho người khác cảm thấy áy náy về sự thành công và cố gắng của mình. Vì vậy đừng để họ tác động đến sự tự tin, kiên quyết của chính mình. Thay vì ghen ghét, hãm hại người khác chúng ta phải bỏ qua sự đố kỵ đó, đồng thời cố gắng nhiều hơn.
Ếch và chuột
Một chú Chuột Nhắt vốn thích phiêu lưu, một hôm chú chạy dọc theo bờ ao để xem cách Ếch sinh sống. Ếch thấy chuột liền mời chào đến nhà của mình. Mặc dù rất thích nhưng chuột cũng rất sợ vì mình không bơi được lâu dưới nước. Lúc này Ếch mới nghĩ ra một cách là buộc chân Chuột vào một cây sậy và kéo Chuột xuống ao.
Chuột bị sặc nước đòi bơi vào bờ nhưng Ếch lại không tha, muốn Chuột chết đuối, kéo Chuột lặn xuống nước để dìm chết Chuột. Khi Chuột đã chết, nó nổi lềnh bềnh trên mặt nước và đã bị một con Diều Hâu lao xuống quắp đi. Tuy nhiên cây sậy vẫn được cột ở chân Chuột và Ếch, thế là Ếch cũng bị Diều Hâu tha đi làm con mồi.

Ý nghĩa rút ra: Câu chuyện này ý muốn nói về “Gậy ông đập lưng ông”, tức là những người độc ác, luôn tìm cách hãm hại người khác có một kết cục bi thảm. Những người này thường sẽ tự hại chính bản thân mình bằng những chiêu trò độc ác của mình đã làm cho người khác.
Bố mẹ hãy kể chuyện tư duy cho bé để bé có thể phát triển kỹ năng, nhận thức thông qua những tình huống của truyện cũng như tăng trí sáng tạo. Đây cũng là một cách để giáo dục cảm xúc, rèn luyện đạo đức vô cùng hiệu quả cho trẻ nhỏ.
Ngoài ra bố mẹ có thể cho con học những khóa học kỹ năng sống để rèn luyện tư duy nhận thức cho con hiệu quả nhất. Hiện nay, khóa học KidUP tại UPO với những phương pháp dạy mới mẻ thông qua khai phóng và tư duy tự thức. Phương pháp này giúp trẻ có thể hiểu được chính mình, có suy nghĩ và thái độ tích cực đối với những người xung quanh và với xã hội.

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- 15 lớp kỹ năng sống cho trẻ 14 tuổi DANH TIẾNG NHẤT hiện nay
- 7 phương pháp dạy trẻ kỹ năng sống BỀN VỮNG mà ĐƠN GIẢN
- “Điểm danh” 10+ lớp học kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi TỐT NHẤT
- Sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non qua các giai đoạn
- 5 lớp học cho trẻ thiếu tự tin ở Đà Nẵng thể hiện bản thân
- Các lớp học cho trẻ thiếu tự tin ở Nha Trang hấp dẫn nhất
- TOP 10 trò chơi giúp trẻ tự tin thể hiện tài năng và cá tính
- 12 cách dạy trẻ tư duy phản biện NHANH NHẠY và TỐI ƯU
- 20 trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non ĐƠN GIẢN
- Cách dạy trẻ nhận thức chậm – Cẩm nang đồng hành cùng con