Kỹ năng sống từ chối là gì? Nghệ thuật khi nói “KHÔNG”

Chuẩn bị trước lý do hoặc góp ý giải pháp để họ tự giải quyết vấn đề của mình

Làm vừa lòng mọi người là một chuyện rất khó! Từ chối một ai đó bằng việc nói “KHÔNG” ngay lập tức thì thật sỗ sàng. Chính vì vậy mà cách từ chối khéo không để lại “SẸO” luôn được nhiều người quan tâm. Vậy làm sao để có kỹ năng sống từ chối mà không mất lòng người khác, không làm rạn nứt mối quan hệ và cả hai người đều không cảm thấy khó xử?

Kỹ năng từ chối là gì?

Trong cuộc sống, sẽ có lúc bạn phải đối mặt với những lời đề nghị, yêu cầu mà bạn không muốn làm. Điều này sẽ đẩy bạn vào tình thế khó xử, sợ mất lòng người khác mà cũng sợ mất hình tượng cá nhân. Những lúc như thế này, kỹ năng xử lý từ chối khéo léo lại trở nên vô cùng quan trọng.

Kỹ năng từ chối cũng là một kỹ năng sống mà bạn cần phải có
Kỹ năng từ chối cũng là một kỹ năng sống mà bạn cần phải có

Kỹ năng từ chối không chỉ đơn giản là nói “không” mà bạn phải sử dụng cử chỉ, ngôn ngữ, hành động đi kèm với kỹ năng lắng nghe, cảm thông, đưa ra lý do, giải pháp thay thế. Sau đó nói “không” một cách lịch sự và tế nhị.

Tuy nhiên nếu bạn ngại nói lời từ chối thì tình trạng nhận được lời đề nghị mà mình không mong muốn ngày càng nhiều. Dẫn đến bạn bị mất nhiều thời gian vì việc không thích, không muốn làm thậm chí còn bị người khác lợi dụng. Vì vậy nghệ thuật từ chối như là kỹ năng sống mà bạn cần phải học, nắm bắt tâm lý người khác, lựa chọn thời điểm và thái độ từ chối phù hợp.

Tại sao từ chối cũng là một kỹ năng sống?

Khi biết được lợi ích của việc từ chối đúng nơi, đúng lúc, đúng thời điểm bạn sẽ thấy nó vô cùng quan trọng, gần như là một kỹ năng sống cần phải có ở mỗi người.

  • Bảo vệ quyền lợi, có nhiều thời gian cho bản thân để làm những việc bản thân mình thích. Bạn sẽ có nhiều thời gian để nghỉ ngơi, đi chơi với bạn bè, có thời gian cho người thân của mình. 
  • Giảm stress và áp lực kéo dài: Đôi khi việc bạn làm quá nhiều công việc cùng lúc sẽ khiến bạn trở nên quá tải, khó chịu. Vì vậy việc từ chối khéo léo là cách để bạn có nhiều thời gian nghỉ ngơi để đầu óc thoải mái 
  • Tập trung vào những mục tiêu, giá trị của bản thân: Nếu bạn biết cách từ chối tinh tế, thông minh sẽ giúp cho giá trị bản thân của bạn tăng lên, người khác sẽ tôn trọng bạn hơn thay vì nghĩ bạn là người dễ bị sai vặt. Đồng thời trong lúc đó bạn sẽ có nhiều thời gian dành cho bản thân để làm mục tiêu, dự án của bạn; học hỏi kiến thức để tăng giá trị của bản thân theo đúng nghĩa.
  • Giúp bạn phát triển kỹ năng giao tiếp: Trong kỹ năng từ chối sẽ bao gồm: lắng nghe, thấu hiểu, đưa ra lý do, giải pháp thay thế. Việc sử dụng các kỹ năng này sẽ giúp bạn giao tiếp chuyên nghiệp và hiệu quả hơn.
Từ chối cũng là một kỹ năng sống?
Từ chối cũng là một kỹ năng sống?

Cách rèn luyện kỹ năng từ chối đối với người lớn

Hiểu chính mình và khả năng của bản thân

Điều quan trọng nhất là bạn cần hiểu rõ chính mình và khả năng của bản thân. Điều này giúp bạn hiểu được thực sự chính bản thân mình có thực sự muốn đồng ý với đề nghị của người khác hay không. Nó còn ảnh hưởng đến chất lượng công việc và tình cảm đồng nghiệp. Bạn cần hiểu rõ khả năng của mình liệu có hoàn thành tốt việc mà đồng nghiệp nhờ vả. Có rất nhiều trường hợp cả nể, sợ mất tình cảm, hình tượng cá nhân và vội đồng ý nhờ vả từ đồng nghiệp dẫn đến công việc của mình không kịp hoàn thành mà việc được nhờ cũng không xong. 

Vì vậy việc hiểu rõ chính mình và khả năng của bản thân là một bước quan trọng trong quá trình rèn luyện kỹ năng từ chối. Đây là lý do giúp bạn từ chối khéo léo về vấn đề khả năng của bản thân. Hãy cố gắng thực hành và hoàn thiện kỹ năng này để có thể sử dụng nó một cách hiệu quả trong cuộc sống và công việc của bạn.

Hiểu chính mình và khả năng của bản thân
Hiểu chính mình và khả năng của bản thân

Chú ý thái độ

Với kỹ năng sống từ chối, điều đầu tiên bạn cần thể hiện thái độ tự tin và rõ ràng. Hãy biểu đạt một cách rõ ràng những lý do chính đáng để từ chối. Nếu bạn tỏ ra lúng túng hoặc bất an, người khác sẽ khó tin tưởng vào lời từ chối của bạn. Quan trọng là bạn cần giữ thái độ lịch sự và tế nhị. Đừng làm tổn thương hay trách móc người khác, điều này có thể làm họ tổn thương, hãy giải thích lý do một cách chân thành.

Chú ý thái độ khi từ chối người khác
Chú ý thái độ khi từ chối người khác

Xem thêm: Kỹ năng sống hòa nhập – Bạn có chắc mình đã hiểu đúng?

Lý do cho sự từ chối

Lý do là một yếu tố quan trong khi bạn từ chối yêu cầu hay lời đề nghị từ người khác. Bạn cần chuẩn bị trước những lý do từ chối cho từng trường hợp bạn có thể biết trước. Và bạn hãy sử dụng ngôn ngữ một cách tích cực cho lý do từ chối của mình. Thay vì nói “Tôi không thể làm điều đó”, bạn có thể nói “Tôi đang tập trung vào những việc khác và không có thể dành thời gian để làm điều đó”.

Ngoài ra bạn cũng có thể đưa ra ý kiến, đề xuất giải pháp để họ có hể tự giải quyết vấn đề của mình. 

Chuẩn bị trước lý do hoặc góp ý giải pháp để họ tự giải quyết vấn đề của mình
Chuẩn bị trước lý do hoặc góp ý giải pháp để họ tự giải quyết vấn đề của mình

Bỏ suy nghĩ “nể nang” và “mất lòng

Có rất nhiều người cảm thấy khó khăn khi từ chối vì lo lắng về sự phản ứng của người khác, cảm thấy nể nang hay sợ mất lòng họ. Bạn cần hiểu rằng việc từ chối là hoàn toàn bình thường và hợp lý. Bạn không thể đáp ứng mọi yêu cầu và nếu bạn cố gắng làm như vậy, bạn sẽ cảm thấy căng thẳng, mệt mỏi nếu không hoàn thành tốt việc được nhận hoặc bạn không thấy vui vẻ khi tham gia cùng. Hơn nữa, nếu bạn tự cho mình quá nhiều trách nhiệm, bạn sẽ không có đủ thời gian và năng lượng để làm những điều quan trọng hơn.

Bỏ suy nghĩ “nể nang” và “mất lòng” khi từ chối 
Bỏ suy nghĩ “nể nang” và “mất lòng” khi từ chối

Học hỏi qua sách tham khảo, tư liệu

Điều dễ dàng khiến bạn học cách nói lời từ chối là qua sách tham khảo, tư liệu. Bạn có thể tham khảo cuốn “Từ chối và không bị từ chối” của Nguyễn Thị Như Trâm. Đây là một cuốn sách hữu ích về cách từ chối một cách lịch sự, cũng như cách xử lý khi bị từ chối. Và có rất nhiều cuốn sách khác như: Lời từ chối hoàn hảo, Nghệ thuật từ chối,…

Học kỹ năng từ chối qua sách tham khảo, tài liệu
Học kỹ năng từ chối qua sách tham khảo, tài liệu

Ngoài ra bạn có thể học qua các video tình huống thực tế ngoài cuộc sống. Sẽ giúp bạn hình dung và học kỹ năng một cách dễ hơn.

Trẻ con cũng nên được rèn luyện kỹ năng sống từ chối!

Luôn cảm ơn trước khi từ chối

Khi con bạn đến độ tuổi đi học, chúng sẽ phải giao tiếp rất nhiều người kể cả người xấu hay người tốt. Và việc học kỹ năng từ chối người khác là điều quan trọng bạn cần dạy con ngay từ nhỏ. Cách cảm ơn trước khi từ chối là một trong những cách đơn giản và lịch sự giúp trẻ cảm thấy tự tin hơn khi từ chối một yêu cầu.

 

Ba mẹ trang bị cho trẻ kỹ năng từ chối 
Luôn cảm ơn trước khi từ chối

Bạn có thể giúp trẻ tập nói “Cảm ơn bạn đã hỏi nhưng tôi không muốn” hoặc “Cảm ơn bạn đã mời nhưng tôi không thể tham gia” Việc này sẽ giúp trẻ biết cách từ chối người khác lịch sự và tôn trọng người khác.

Xem thêm: “Bỏ túi” 9 kỹ năng sống khi gặp người lạ này NGAY cho trẻ!

Sự lễ phép luôn đặt lên hàng đầu

Sự lễ phép là một yếu tố quan trọng trong việc rèn luyện kỹ năng từ chối cho con. Bạn cần dạy con từ chối một cách lịch sự và tôn trọng người khác, điều này giúp con xây dựng được các mối quan hệ tốt hơn với bạn bè, gia đình và xã hội. Để rèn luyện kỹ năng này cho con, bạn có thể hướng dẫn trẻ sử dụng những câu từ lịch sự khi từ chối như “Cảm ơn bạn đã hỏi nhưng tôi không muốn” hoặc “Xin lỗi, tôi không thể tham gia vào thời điểm này”.

Dạy con lễ phép khi từ chối yêu cầu của ai đó
Dạy con lễ phép khi từ chối yêu cầu của ai đó

Không được nhận xét về món quà khi được cho/tặng

Các bạn có thể thấy điều này đang xảy ra phổ biến ở Việt Nam trong dịp Tết, cụ thể là khi trẻ nhỏ nhận được lì xì. Có nhiều trường hợp, đứa trẻ mở lì xì thấy mệnh giá 10.000đ liền vứt hay xuống đất hoặc có lời nói khiếm nhã đối với người tặng. Tình trạng này thực sự quan trọng cần bố mẹ dạy con ngay từ nhỏ để không xảy ra tình huống như vậy. 

Để rèn luyện kỹ năng này cho con, bố mẹ có thể dạy con cách tôn trọng người khác bằng cách cảm ơn và trân trọng món quà mà con nhận được. Thường xuyên nhắc nhở con rằng, không phải món quà nào cũng hoàn hảo và quan trọng là ý nghĩa của món quà đối với người tặng và việc con được nhận được món quà là một điều đáng mừng.

Xem thêm: 20+ kỹ năng sống cho trẻ mầm non – Bước đệm tương lai cho bé

Thái độ kiên quyết

Dạy con từ chối một cách kiên quyết là kỹ năng quan trọng bố mẹ cần dạy cho con từ nhỏ. Trước tiên bố mẹ  cần giải thích cho con rõ ràng về lý do, hoàn cảnh nào cần từ chối kiên quyết việc đó. Ví dụ trong các trường hợp: người lạ bảo đi theo, bạn bè dụ dỗ lấy trộm đồ của người khác,…Và trong trường hợp nếu con cảm thấy bị ép buộc, hãy cho con biết rằng từ chối là quyền của mỗi người và không có gì sai trong việc từ chối; không cần phải giải thích, đưa lý do nhiều.

Dạy con từ chối với thái độ kiên quyết tùy vào trường hợp
Dạy con từ chối với thái độ kiên quyết tùy vào trường hợp

Dạy trẻ hiểu lý do nên/cần nói từ chối

Khi con hiểu được lý do tại sao nên từ chối sẽ giúp con giao tiếp tốt hơn và bảo vệ bản thân ở tùy trường hợp. Khi giải thích cho con bố mẹ hãy sử dụng ngôn ngữ đơn giản, dễ hiểu và thực tế. Ví dụ, nói rằng “nếu con không thích làm việc đó, con có quyền từ chối và không cần phải làm việc đó”. Hãy khuyến khích con khi từ chối hãy nói thật với cảm xúc của mình. Thể hiện cảm xúc của mình một cách lịch sự, nhưng không cần giấu giếm hay nói dối.

 

Bài viết về kỹ năng sống từ chối trên đây sẽ giúp cho bạn hiểu được tầm quan trọng của việc nói lời từ chối, cách từ chối khéo léo và một vài chia sẻ để dạy con, dạy em gái/trai của mình kỹ năng từ chối một cách lễ phép, lịch sự. 

Hiện nay có rất nhiều trung tâm, chương trình tổ chức để hướng dẫn trẻ kỹ năng từ chối khéo léo, kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Hiệu quả của con khi tham gia có biểu hiện rất tốt vì con vừa được học, vừa được nâng cao kỹ năng giao tiếp với các bạn trẻ khác, xử lý tình huống thiết thực tại trung tâm. Tiêu biểu là khóa học SpeakUP của trường đào tạo kỹ năng trẻ em UPO.

Bố mẹ hãy đăng ký khoá học SpeakUP cho bé ngay TẠI ĐÂY

Trainer Lê Đặng Minh Nhật

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Icon Facebook tác giả    Icon Youtube tác giả

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được
Tư vấn & Test tính cách Miễn phí

    Thông tin liên lạc

    Công ty cổ phần Tiềm năng vô hạn

    Mã số thuế: 4201892928

    Người đại diện theo pháp luật: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

    Theo dõi chúng tôi icon FB icon YT

    background footer

    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x