Kỹ năng giao tiếp bao gồm cả việc nghe, nói, viết và đọc – những công cụ giúp bé mở rộng khả năng nhận thức, phát triển tư duy. Những kinh nghiệm dạy bé giao tiếp trong bài viết dưới đây chắc chắn sẽ là gọi ý tuyệt vời dành cho bố mẹ!
Rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ có thực sự cần thiết hay không?
Để thành công trong cuộc sống, trẻ cần biết cách tương tác với người khác và hiểu được cách mà ngôn từ và hành động của mình có thể ảnh hưởng đến mọi người. Ngoài ra, khi trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp tốt, các con có thể tăng cường khả năng thuyết phục và đàm phán.
Khi trẻ có khả năng giao tiếp tốt sẽ mang lại rất nhiều các lợi ích cho trẻ:
- Trẻ sẽ tự tin hơn trong việc kết nối và tương tác với bạn bè, mọi người và tạo ra một môi trường tốt.
- Kỹ năng giao tiếp giúp trẻ học cách thuyết phục người khác và đàm phán để đạt được mục tiêu của mình. Các con sẽ học cách diễn đạt và bảo vệ ý kiến của mình một cách rõ ràng, cũng như lắng nghe và hiểu quan điểm của người khác.
- Khi trẻ học cách thảo luận và trao đổi ý kiến, các con phải suy nghĩ và bảo vệ quan điểm của mình. Điều này giúp trẻ phát triển tư duy logic và khả năng giải quyết vấn đề, vì trẻ phải suy nghĩ và tìm cách giải quyết một vấn đề nào đó.
- Dạy bé giao tiếp từ sớm còn giúp trẻ tăng cường sự tự tin, mạnh dạn; xây dựng được các mối quan hệ chất lượng.

Liệu trẻ đã sẵn sàng để học kỹ năng giao tiếp chưa?
Ngôn ngữ và giao tiếp phát triển với tốc độ nhanh chóng trong những năm đầu đời của các con. Hầu hết trẻ bập bẹ vào khoảng 6 tháng tuổi, nói những từ đầu tiên vào khoảng 1 tuổi, sử dụng các từ kết hợp vào khoảng cuối năm thứ hai. Và khi được 4 và 5 tuổi, chúng đã có vốn từ vựng phức tạp và biết các quy tắc ngữ pháp cơ bản. Vì vậy các kỹ năng giao tiếp cho trẻ là hoàn toàn phù hợp để dạy trẻ vào lứa tuổi mầm non.
Độ tuổi 3- 5 tuổi con trẻ đã có đủ phát triển để tiếp nhận và học kỹ năng giao tiếp từ người lớn. Bởi vì trẻ nhỏ đã có thói quen hình thành giao tiếp từ khá sớm, ngay cả trước khi trẻ bắt đầu biết nói.
-
Kỹ năng quan sát: Ngay từ khi sinh ra trẻ đã có kỹ năng quan sát mọi thứ, sự vật hiện tượng xung quanh mình.
-
Kỹ năng lắng nghe: Trẻ từ khi chào đời dù chưa biết nói nhưng con đã lắng nghe được mọi thứ tiếng xung quanh, tiếng gọi chào từ ba mẹ và mọi người.
-
Kỹ năng tìm hiểu: Trẻ nhỏ sẽ có xu hướng tò mò, tìm hiểu mọi thứ xung quanh bằng cách đặt câu hỏi.
-
Bắt chước: Con trẻ có thói quen bắt chước những hành động, âm thanh mà bé nghe thấy, nhìn thấy và học theo một cách rất nhanh.
-
Cử chỉ hành động: Đây là một trong những cách giao tiếp của trẻ nhỏ, các con bắt đầu bằng việc sử dụng ánh mắt, điệu bộ, cử chỉ, nét mặt để diễn đạt cho ba mẹ hiểu mong muốn của bản thân.

Xem thêm: Dạy trẻ chào hỏi lễ phép – Kỹ năng cơ bản để làm người TỬ TẾ
Các phương pháp phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ hiệu quả
Tạo môi trường lành mạnh
Việc tạo môi trường lành mạnh để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ là rất quan trọng. Một môi trường tốt sẽ giúp trẻ phát triển các kỹ năng giao tiếp một cách tự nhiên và hiệu quả hơn. Ba mẹ nên tạo điều kiện cho bé tham gia các hoạt động nhóm, trò chơi tập thể, cho trẻ tham gia vào các hoạt động ngoại khóa để trẻ có thể tiếp xúc và tương tác với nhau.

Dạy con giao tiếp – hãy lắng nghe và trò chuyện thật nhiều!
Con trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn khi các con thấy được ba mẹ lắng nghe và chăm sóc. Ba mẹ hãy hỏi trẻ về những thứ con yêu thích và thảo luận với con về những điều đó. Hãy lắng nghe ý kiến của trẻ và cho con biết rằng ba mẹ luôn ủng hộ và đánh giá cao. Bên cạnh đó ba mẹ nên đặt các câu hỏi tích cực và động viên trẻ để các con tiếp tục trò chuyện.
Giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non với các hoạt động Teamwork
Việc khuyến khích con tham gia các hoạt động team building cho trẻ em là một cách tuyệt vời để dạy bé kỹ năng giao tiếp từ lứa tuổi mầm non. Ba mẹ và giáo viên hãy tạo ra các hoạt động nhóm cho trẻ tham gia vào, ví dụ như chơi trò chơi hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời. Điều này sẽ giúp con trẻ học cách làm việc với nhau và phát triển kỹ năng giao tiếp. Cho trẻ biết rằng các con đang làm việc để đạt được một mục tiêu chung và cần phải hợp tác với nhau để đạt được điều đó.
Bên cạnh đó nên tạo ra một không gian an toàn, thoải mái để trẻ có thể tự do chia sẻ ý kiến và suy nghĩ của mình.
-
Khuyến khích trẻ mầm non teamwork để phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ Dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em, trước tiên hãy tìm hiểu điều trẻ muốn nói
Để tìm ra được trẻ muốn nói về điều gì, trước tiên ba mẹ cần lắng nghe và quan sát trẻ một cách chân thành. Khi trẻ nói chuyện với bạn, hãy tập trung và cho trẻ biết rằng bạn đang lắng nghe. Sau đó hãy hỏi trẻ về những điều con đang quan tâm hoặc muốn nói về. Có thể hỏi những câu hỏi đơn giản như “Hôm nay con học ở trường có vui không?” hoặc “Hôm nay con đã làm điều gì thích nhất?”
Khi trẻ cảm thấy bản thân mình được quan tâm sẽ sẵn sàng chia sẻ và cởi mở hơn.
Đối với trẻ độ tuổi mầm non, các con hầu như sẽ sử dụng các kỹ năng ngôn ngữ của mình để:
- Nói về những thứ nằm ngoài kinh nghiệm sống cá nhân của các con, những thứ mới mẻ, đặc sắc như khủng long, tàu tên lửa và công chúa cổ tích
- Các con hay hỏi những câu vô tri về quá khứ và tương lai
- Con trẻ thường có câu hỏi cửa miệng “Tại sao? Tại sao lại như thế này, thế kia? Vì vậy ba mẹ cần kiên nhẫn giải đáp chi tiết cho bé đấy nha.
- Trẻ con thích nghe những câu chuyện đọc to và nói về các nhân vật và hành động như siêu anh hùng, hoàng tử, những nhân vật anh hùng trong truyện.
- Các con mới bập bẹ với các hình chữ mới nên con trẻ rất thích chơi chữ, kể những câu chuyện hài hước và những vần điệu vu vơ
- Cuối cùng các con hay nói về cảm xúc của bản thân, con trẻ độ tuổi mẫu giáo thường có khuynh hướng bày tỏ chứ không giữ trong lòng, suy nghĩ như những đứa trẻ tiểu học, trung học,…
Ba mẹ tìm hiểu trẻ muốn nói về điều gì bằng cách lắng nghe chân thành Dạy trẻ đọc sách hoặc kể chuyện cho trẻ
Dạy trẻ đọc sách hoặc kể chuyện là một cách dạy giao tiếp cho trẻ em rất thú vị. Phàn lớn con trẻ sẽ cảm thấy hứng thú, chú tâm vào từng câu chữ và hình ảnh trong cuốn sách bởi những màu sắc sặc sỡ. Điều này còn giúp trẻ làm giàu vốn từ, biết được thêm nhiều cách xử lý tình huống giao tiếp thông qua các câu chuyện trong sách. Bên cạnh đó, thông qua việc đọc sách sẽ giúp trẻ gia tăng trí tưởng tượng, hiểu được cảm xúc của nhân vật trong truyện từ đó áp dụng vào việc giao tiếp ngoài đời sống tốt hơn.
Dạy trẻ đọc sách hoặc kể chuyện là một cách dạy giao tiếp cho trẻ rất thú vị Xem thêm: 12 kinh nghiệm “VÀNG” dạy trẻ giao tiếp với bạn bè TỰ TIN
Các trò chơi là phương pháp giáo dục kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non rất hiệu quả
Con trẻ độ tuổi mầm non nên được dạy kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả, phù hợp với độ tuổi. Cách hay nhất đó chính là sử dụng các trò chơi kích thích giao tiếp để dạy con kỹ năng này. Trẻ sẽ cảm thấy hào hứng khi tham gia và mang lại hiệu quả tốt.
Ví dụ cho ba mẹ một trò chơi đơn giản đó chính là “Hãy tìm điểm chung”: Trong trò chơi này, trẻ sẽ được yêu cầu tìm ra những điểm chung về sở thích, hoạt động yêu thích hoặc sở thích trong cuộc sống với các thành viên trong gia đình, bạn bè. Trò chơi này sẽ khuyến khích các con phát triển khả năng tìm hiểu và hiểu người khác.
-
Cho bé tham gia các trò chơi để bé cảm thấy vui thú hơn nâng cao kỹ giao tiếp Xem thêm: 5+ trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ HIỆU QUẢ NHẤT
Dạy giao tiếp cho trẻ em qua các hoạt động xã hội, ngoại khoá
Cho trẻ tham gia các hoạt động xã hội, ngoại khoá hoặc các lớp dạy giao tiếp cho trẻ là một cách hiệu quả để giúp các con phát triển kỹ năng giao tiếp. Các hoạt động này không chỉ giúp trẻ nâng cao kỹ năng xã hội mà còn giúp trẻ tăng cường kỹ năng tư duy, sáng tạo và trải nghiệm cuộc sống.
So sánh giữa một đứa trẻ tham gia thường xuyên các hoạt động xã hội và đứa trẻ luôn ở trong nhà. Thì trẻ tham gia các hoạt động xã hội có kỹ năng ăn nói và các kỹ năng xử lý tình huống tốt hơn rất nhiều.
Rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo qua các lớp dạy kỹ năng giao tiếp Hưởng ứng và dành lời khen ngợi
Sự hưởng ứng tích cực từ người lớn, đặc biệt là cha mẹ sẽ là cách dạy con tự tin trong giao tiếp TỐT NHẤT. Vì vậy, dành lời khen tích cực cho con là một cách hiệu quả để con trau dồi kỹ năng giao tiếp cũng như giúp con thoải mái bộc lộ suy nghĩ, cá tính. Ba mẹ có thể dùng những lời khen như “Con nói rất tốt”, “Con rất dễ thương khi nói chuyện”.
Khi trẻ cố gắng nói chuyện với bạn, hãy lắng nghe và cho trẻ biết rằng ba mẹ đang quan tâm đến những gì con đang nói. Có thể hỏi thêm chi tiết hoặc tóm tắt lại những gì trẻ nói để cho con biết rằng ba mẹ đã hiểu những gì con muốn nói.
Ba mẹ hưởng ứng và dành lời khen ngợi cho con Dạy trẻ kỹ năng giao tiếp xã hội, đừng quên các kỹ năng phi ngôn ngữ
Ba mẹ nên kết hợp cả rèn luyện giao tiếp phi ngôn ngữ để nâng cao kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Bên cạnh đó, việc tạo ra một môi trường thân thiện, an toàn và đầy hứng thú cũng là yếu tố quan trọng giúp trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin trong quá trình học tập và rèn luyện kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ cùng bố mẹ. Một số cách giúp ba mẹ rèn luyện giao tiếp phi ngôn ngữ với trẻ tốt hơn:
- Tìm hiểu các cách dạy trẻ giao tiếp bằng mắt.
- Trò chuyện với trẻ bằng cử chỉ và hành động thay vì chỉ dùng ngôn ngữ. Ví dụ như sử dụng hành động cơ thể, cảm xúc, tông điệu giọng nói,..
- Sử dụng hình ảnh, đồ họa, video để truyền tải ý nghĩa và thông tin. Bằng cách này, các con có thể học cách sử dụng các giác quan trực quan để truyền tải ý tưởng của mình.
- Khuyến khích con trẻ tham gia vào các hoạt động nhóm. Những hoạt động này sẽ giúp các con phát triển kỹ năng giao tiếp, hợp tác và thấu hiểu đối phương từ những hành động, cử chỉ, cảm xúc của mọi người.
- Đưa trẻ đi tham quan, du lịch để các con trải nghiệm và học hỏi từ những người và văn hóa khác nhau. Từ đó giúp con làm giàu vốn từ, ngôn ngữ cơ thể, nét mặt, giọng nói,…
Chú ý kết hợp cả rèn luyện giao tiếp phi ngôn ngữ trong quá trình dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ Học kỹ năng giao tiếp cho trẻ rất quan trọng, đặc biệt là lứa tuổi mầm non là lứa tuổi tốt nhất để học tập và hoàn thiện. Thông qua bài viết trên, UPO hy vọng giúp được ba mẹ hiểu được tầm quan trọng của việc dạy bé giao tiếp, từ đó bố mẹ có thể xây dựng được cho trẻ kế hoạch rèn luyện phù hợp.
Bên cạnh đó, để giúp cho việc rèn kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non được hiệu quả nhất, ba mẹ nên hiểu con trẻ hơn bằng việc nắm bắt tâm lý, tính cách, đặc điểm của con. Ba mẹ có thể tham khảo buổi Sinh trắc vân tay cho trẻ tại trung tâm đào tạo kỹ năng sống UPO. Tại đây, ba mẹ sẽ cho bé đo sinh trắc vân tay đánh giá tính cách, khả năng và sở trường của con, từ đó lựa chọn nghề nghiệp phù hợp. Giúp ba mẹ hiểu rõ về các đặc điểm cá nhân của con, từ đó tạo điều kiện tốt nhất để con phát triển toàn diện.
Đăng ký Sinh Trắc Vân Tay cho bé NGAY
Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
Bài cùng danh mục- “Bật mí” ý nghĩa phía sau những hành vi kỳ quặc của trẻ
- Trẻ hay than vãn một cách khó chịu và lời khuyên cho bố mẹ
- Tác hại của game bạo lực và đôi điều nhắn nhủ các bậc cha mẹ
- Cách dạy trẻ ăn vạ với 12+ tips “điều trị” TẬN GỐC!
- Trẻ bắt chước trò chơi bạo lực, mẹ có đang quá lo lắng?
- Có nên cho trẻ xem phim kinh dị? – Đáp án bất ngờ cho cha mẹ
- Nói leo là gì? Lý do và làm sao để trị tật nói leo của trẻ?
- Trẻ mách lẻo – 99% bố mẹ đau đầu và lời giải thích phía sau
- Trẻ hay nói nhảm một mình có phải dấu hiệu của bệnh tâm lý?
- Dạy con kết bạn – Cùng con vượt qua sự nhút nhát đầu đời!
Theo dõiĐăng nhập0 Góp ý