Sinh trắc vân tay là phương pháp dựa trên công nghệ sinh trắc não, đo mật độ não của các vùng tương ứng với các chức năng của vân tay để giúp con người hiểu rõ hơn về bản thân cũng như những năng lực bẩm sinh của mình. Từ các chỉ số sinh trắc vân tay, người ta sẽ có những đánh giá nhận xét về tiềm năng và khả năng của con người. Vậy những chỉ số này là gì? Ý nghĩa như thế nào? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.
Chỉ số PI
PI (Pattern Intensity) hay còn gọi là cường độ vân tay, là chỉ số thể hiện độ dày của các đường vân tay và tiềm năng vượt trội trong mỗi người hay là cường độ, mật độ,…dấu vân tay, chỉ số đại diện mật độ thần kinh trên não bộ.
Chỉ số PI được xác định dựa trên 2 đặc trưng vân tay chính là độ dày dấu vân và cường độ các đường nét vân tay. Những đường nét này được xác định bằng độ nông sâu, độ rộng của các rãnh vân. Từ đó nhờ vào tính toán người ta có thể xác minh danh tính, và đặc biệt có thể mô phỏng được mật độ thần kinh của não bộ và đánh giá năng lực, tiềm năng của não bộ.

Khi chỉ số PI càng cao thì mật độ thần kinh tại thùy não càng nhiều. Mật độ thần kinh thùy não có chức năng suy nghĩ, vận động, nhận thức, thị giác và thính giác. Vì vậy, mật độ thần kinh thùy não càng nhiều chứng tỏ rằng khả năng của người đó càng lớn, họ có thể học tập và làm việc một cách tập trung và thông minh hơn.
Đo chỉ số PI trong sinh trắc học, lần lượt thu thập chỉ số PI của 10 đầu ngón tay:
- Ngón cái tay trái (L1) – Thùy trước trán não phải: Nhận thức ngoại sinh, lãnh đạo.
- Ngón trỏ tay trái (L2) – Thùy trán não phải: Tư duy suy diễn tưởng tượng.
- Ngón giữa tay trái (L3) – Thùy đỉnh não phải: Kiểm soát, điều khiển vận động thô.
- Ngón áp út tay trái (L4) – Thùy thái dương não phải: Cảm âm qua thính giác.
- Ngón út tay trái (L5) – Thùy chẩm não phải: Cảm nhận qua hình ảnh.
- Ngón cái tay phải (R1) – Thùy trước trán não trái: Nhận thức nội sinh, quản lý.
- Ngón trỏ tay phải (R2) – Thùy trán não trái: Tư duy lý luận.
- Ngón giữa tay phải (R3) – Thùy đỉnh não trái: Điều phối vận động tinh.
- Ngón áp út tay phải (R4) – Thùy thái dương não trái: Tạo ra âm ngữ.
- Ngón út tay phải (R5) – Thùy chẩm não trái: Quan sát có chủ ý.
Cách tính chỉ số PI Sinh trắc vân tay như sau: Chỉ số PI của 10 ngón tay là 100%.
- Nếu chỉ số PI < 9,5: Thấp.
- Nếu chỉ số PI >= 9,5 và <= 10,5: Trung bình.
- Nếu chỉ số PI > 10.5: Cao
Chỉ số NGF
NGF (Nerve Growth Factor) là chỉ số phát triển tế bào thần kinh. Đây là một chất sinh học rất mạnh gồm 118 axit amin, là nhân tố tăng trưởng tế bào thần kinh.
NGF được chứng minh là một dạng vật chất sinh học có hiệu lực lớn. Một tế bào thần kinh giác quan có thể phản ứng trong vòng 20 giây đối với lực lượng các NGF. Một phần tỷ gam NGF trên một ml hoạt hóa trung bình được sử dụng trong nhân tố thúc đẩy tăng trưởng. Sau một vài phút bổ sung NGF, các dây thần kinh bắt đầu mọc ra từ trung tâm như một mặt trời được bao quanh bởi các tia.

Hình trái: Các tế bào não thưa thớt do thiếu sự tác động của NGF
Hình phải: Các tế bào não phát triển mạnh mẽ nhờ sự hiện diện của NGF
Trong lĩnh vực sinh trắc dấu vân tay, NGF được ứng dụng để tạo phản ứng liên kết các chỉ tế bào thần kinh. Chỉ số NGF càng cao, khả năng tạo thành liên kết giữa các tế bào thần kinh càng dễ dàng khi thông tin vùng đó được trao đổi qua lại nhiều lần. Việc này giúp ích cho việc học tập nhanh chóng và nhớ lâu hơn. Cùng một nỗ lực, NGF vùng nào cao hơn vùng đó phát triển hơn.
Nếu thiếu NGF, các tế bào thần kinh có thể bị thoái hóa, dẫn đến tự hủy và ảnh hưởng đến các hoạt động ghi nhớ, giao tiếp, cảm nhận. Ngoài ra, việc xác định chỉ số NGF cũng có thể phát hiện ra những tình trạng trầm cảm, căng thẳng hoặc đau khổ. Nhờ vậy có thể tìm được phương pháp phù hợp để cải thiện.
Xem thêm: Các cách lấy dấu vân tay phổ biến hiện nay ở VN và thế giới
Chỉ số sinh trắc vân tay TFRC
TFRC (Total Fingerprint Ridge Count) là tổng số đường vân trên 10 đầu ngón tay. Đây là chỉ số đại diện cho số lượng tế bào thần kinh trong não (nơron) và liên quan đến khả năng hấp thu việc học và trí nhớ của một cá nhân. Giá trị của TFRC không chỉ đại diện cho chỉ số thông minh (IQ) mà còn liên quan đến khả năng hấp thụ kiến thức, việc học.
TFRC càng cao thì các nơron liên kết càng nhiều. Và khi sinh ra và lớn lên, con người chúng ta có khoảng 86 – 100 tỷ nơron thần kinh, các nơron này được liên kết với nhau rất phức tạp, tạo nên một mạng lưới với chức năng tiếp nhận và dẫn truyền các thông tin. Chính vì vậy, những nơron liên kết càng nhiều thì việc tiếp nhận và dẫn truyền thông tin xảy ra càng nhanh giúp con người có thể nắm bắt thông tin và vấn đề, ghi nhớ chúng một cách tốt hơn. Tóm lại chỉ số TFRC càng cao thì người đó càng thông minh.
Chỉ số TFRC được tính bằng cách lấy giá trị lớn hơn của các vòng xoắn cũng như số vòng lặp.
Thang đo các cấp độ của chỉ số TFRC:
- Dưới 60: Cần kiên nhẫn, động viên và khuyến khích học tập, làm việc.
- Từ 60 – 9: Học tập theo từng bước và trình tự để việc học trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.
- Từ 91 – 150: Tạo môi trường học tập và rèn luyện thường xuyên hơn, đồng thời hướng dẫn cụ thể để phát huy được tiềm năng một cách tối đa.
- Từ 151 – 200: Thông qua quá trình học tập, các tế bào thần kinh liên tục được kích thích từ tác động môi trường bên ngoài. Từ đó làm tăng khả năng kết nối thông tin và số lượng các tế bào thần kinh trong não.
- Trên 200: Phản xạ thông tin nhạy bén, nắm bắt vấn đề nhanh. Khả năng học hỏi và thực hiện nhiều việc trong cùng một lúc.
Theo một nghiên cứu đo lường, người ta đã thấy rằng nhiều nam giới (24.5%) có chỉ số TFRC rơi vào khoảng 121 – 160 trong khi đó số lượng nữ giới có chỉ số này chiếm 15.7%.

Lưu ý: Quá trình học tập thường xuyên và liên tục sẽ giúp cá nhân duy trì trí nhớ tốt, nếu cá nhân sở hữu chỉ số TFRC trên 150 và thậm chí trên 200 nhưng môi trường không tạo điều kiện hỗ trợ và thúc đẩy thì khả năng kết nối thông tin và trí nhớ sẽ mất dần theo thời gian.
Chỉ số AFRC
AFRC (Absolute Fingerprint Ridge Count) là tổng số các đường vân tối đa, thể hiện năng lực tiềm ẩn của não bộ chưa kích hoạt. Hay nói một cách dễ hiểu hơn, đây là chỉ số phản ánh những tiềm năng bẩm sinh của não bộ một người. Chỉ số này thể hiện năng lực hoạt động của não bộ. Môi trường là sự phát triển trong mỗi giai đoạn rất quan trọng, sẽ giúp cá nhân đạt đến đỉnh cao của khả năng hấp thu thông tin và việc học.
Ví dụ: Một người ghi nhớ các mốc thời gian rất nhanh tức là chỉ số TFRC của họ cao. Ngược lại, một người có năng khiếu hát thì người này đang sở hữu AFRC cao.
Chỉ số AFRC được tính bằng cách cộng các vòng xoáy ở cả 10 ngón tay.
Theo một nghiên cứu đo lường, người ta đã thấy rằng số lượng nam giới có chỉ số AFRC cao nhất (18.7%) rơi vào khoảng 161 – 200. Trong khi đó số lượng nữ giới nhiều nhất có chỉ số trong khoảng 121 – 160 chiếm 15.7%

Xem thêm: KHÁM PHÁ các chủng vân tay và tính cách điển hình [2023]
Các chỉ số thông minh cơ bản
Nhắc đến chỉ số thông minh, người ta sẽ đề cập ngay đến chỉ số IQ và EQ. Tuy nhiên các chỉ số thông minh của con người không chỉ có 2 loại chỉ số này mà nó còn nhiều chỉ số khác như AQ, CQ, SQ, MQ, ENTQ, JQ, BQ. Cùng tìm hiểu các chỉ số đó có ý nghĩa gì trong bài viết dưới đây.
Chỉ số IQ
Chỉ số IQ (Intelligence Quotient) là chỉ số logic hay còn gọi là chỉ số thông minh trí tuệ. Đây là chỉ số biểu hiện khả năng xử lý công việc, tư duy logic, mức độ linh hoạt, tri thức của một người. Những người có IQ cao thường là những người có thể giải quyết các vấn đề nhanh chóng và nhạy bén, họ rất dễ thành công trong học tập và công việc.
Hiện nay chỉ số IQ được đo lường thông qua một bài kiểm tra trắc nghiệm với các câu hỏi được sắp xếp từ dễ đến khó. Bài kiểm tra này đòi hỏi người làm phải có các kiến thức tổng quát về số học, hình ảnh, logic, tính toán và trí nhớ. Sau khi hoàn thành bài kiểm tra, sẽ tiến hành tính toán điểm số dựa trên độ tuổi của người làm bài, từ đó đưa ra kết quả, so sánh và xếp loại.

Khi đánh giá IQ người ta sẽ dựa trên thang đo WAIS IV với 4 chỉ số chính là chỉ số hiểu lời nói, chỉ số suy luận chi giác, trí nhớ hoạt động và chỉ số tốc độ xử lý. Với điểm IQ, sẽ tiến hành so sánh theo những mốc điểm cơ bản so với những nhóm người có cùng độ tuổi.
Chỉ số thông minh gồm các cấp độ:
- Nhạy với các con số.
- Nhận ra những quy luật: hiểu được các quy luật của dãy số.
- Tư duy logic: Tư duy theo kiểu nguyên nhân kết quả.
- Tổng quát hóa nên quy luật: Từ những sự vật, hiện tượng tổng quát thành những quy luật chung. Từ quy luật này có thể suy ra những sự vật hiện tượng, tương tự.
- Làm việc được trong môi trường nhiều quy tắc, quy luật (>7)
6 mốc chỉ số IQ cơ bản:
- Dưới 70: Đây là chỉ số IQ rất thấp.
- Dưới 85: Đây là chỉ số IQ thấp (chiếm tỷ lệ 16%).
- Từ 85 – 115: Đây là chỉ số IQ bình thường (chiếm tỷ lệ 68%).
- Từ 115 – 130: Đây là chỉ số IQ thông minh (chiếm tỷ lệ 14%).
- Từ 130 – 145: Đây là chỉ số IQ rất thông minh (chiếm tỷ lệ 2%).
- Từ 145 trở lên: Đây là chỉ số IQ thiên tài (chiếm tỷ lệ 0,1%).
Chỉ số EQ trong sinh trắc vân tay
Chỉ số EQ (Emotional Quotient) là chỉ số trí thông minh cảm xúc, đây là chỉ số thể hiện khả năng xử lý, quản lý cảm xúc của bản thân cũng khả năng đồng cảm, thấu hiểu người khác. Người có chỉ số EQ cao thường là người tạo dựng được các mối quan hệ rất tốt, dễ thành công trong học tập cũng như sự nghiệp của bản thân.

Chỉ số cảm xúc gồm 4 cấp độ:
- Nhận biết cảm xúc: nhận biết thế nào là vui, buồn, hạnh phúc, cô đơn …
- Hiểu được cảm xúc: thông qua cảm xúc của bản thân. Hiểu được vì sao mình vui, vì sao mình buồn, cảm thấy hạnh phúc. Từ đó cảm nhận được cảm xúc của người khác.
- Tạo ra cảm xúc: Khi đã hiểu được nguyên nhân của các cảm xúc, ta có thể tạo ra những điều kiện để cảm xúc đó xuất hiện. Ví dụ: Kể một câu chuyện vui trong một bối cảnh thích hợp làm cho mọi người cười vui. Tặng một đóa hoa cho vợ trong một dịp đặc biệt làm cho vợ mình bất ngờ, vui mừng. Tạo sự bất ngờ cho người thân bằng cách tổ chức sinh nhật cho người đó nhưng không thông báo trước.
- Quản lý cảm xúc: Kiểm soát được những cơn nóng giận, những cảm xúc tiêu cực, có những biện pháp để xoa dịu những cảm xúc đó.
4 mốc chỉ số EQ
- Dưới 84: Đây là chỉ số EQ rất thấp.
- Từ 85 – 115: Đây là chỉ số EQ trung bình (chiếm 68%).
- Từ 116 – 130: Đây là chỉ số EQ cao.
- Từ 131 trở lên: Đây là chỉ số EQ xuất sắc (chiếm 2%).
Xem thêm: “Bật mí” 12+ cách rèn EQ cho trẻ giúp con LÀM CHỦ chính mình
Chỉ số AQ
Chỉ số AQ (Adversity Quotient) là chỉ số vượt khó, đây là chỉ số giúp đo lường khả năng cũng như mức độ chịu đựng, vượt qua khó khăn, nghịch cảnh của mỗi người trong cuộc sống. Người có chỉ số AQ cao sẽ dễ thành công hơn bởi họ có thể tiến về phía trước và gạt bỏ những khó khăn và không ngừng cố gắng vươn lên. Họ có thể xác định được những mâu thuẫn cũng như khó khăn trong công việc để tìm ra những hướng giải quyết phù hợp, kịp thời.

Thông thường để đo chỉ số AQ, người ta sẽ tiến hành trả lời các câu hỏi từ bài kiểm tra AQ. Với những câu hỏi này, người làm bài sẽ phải suy nghĩ và đưa ra phương án về mức độ đồng ý của mình thay vì là đúng hoặc sai như bài kiểm tra IQ. Sau cùng người ta sẽ quy định số điểm của các câu trả lời và tính tổng số điểm này và so sánh theo thang điểm.
3 thang điểm chỉ số AQ:
- Từ 0 đến 12 điểm: Người có số điểm trong khoảng này là người có mức độ chịu khó thấp, họ thường lơ là nhiệm vụ và yêu thích những công việc nhẹ nhàng nhất dù lý trí vẫn cho việc làm đó là không phù hợp. Hay nói cách khác, người có số điểm này thường rất thiếu nghị lực và sống khá ích kỷ.
- Từ 13 đến 21 điểm: Đây là chỉ số AQ ở mức trung bình. Những người có chỉ số AQ này thường là người có thể giữ được lời hứa và cố gắng vượt qua những khó khăn, tuy nhiên sự cố gắng của họ chỉ ở mức trung bình và chưa thực sự đủ lớn. Chính vì vậy hãy cố gắng làm thêm những việc có ích mặc dù bản thân có thể không muốn để rèn luyện chỉ số chịu khó.
- Từ 22 đến 30 điểm: Đây là chỉ số AQ cao, những người sở hữu chỉ số này là những người có thể làm tất cả những công việc dù là khó khăn hay vất vả. Họ là người được rất nhiều người khác đặt niềm tin.
Chỉ số vượt khó gồm 4 cấp độ:
- Đối diện khó khăn: trước những vấn đề, khó khăn không tránh né, cố gắng tìm hiểu nguyên nhân, bản chất vấn đề.
- Xoay chuyển cục diện: khi đã hiểu được mấu chốt của vấn đề có thể đưa ra được những giải pháp, hành động, hướng giải quyết phù hợp.
- Vươn lên nghịch cảnh: tiến hành giải quyết vấn đề, biến khó khăn thành động lực để thúc đẩy bản thân đi lên.
- Tìm được lối ra: khi bị dồn đến đường cùng thì bình tĩnh tìm ra được những phương án phá vỡ thế bế tắc, mở ra hướng đi mới.
Chỉ số CQ
Chỉ số CQ (Creative Quotient) là chỉ số sáng tạo, chỉ số này giúp đánh giá khả năng sáng tạo vượt trội hay cách ứng xử linh hoạt và thông minh của một người trong cuộc sống. Những người có chỉ số CQ cao sẽ có những quyết định sáng tạo, áp dụng những kiến thức và kinh nghiệm để tối giản hóa các tình huống. Họ có thể chịu được những sự mơ hồ bởi tư duy của họ rất phức tạp, tinh tế và theo phong cách riêng.

Hiện nay đã có nhiều bài kiểm tra trắc nghiệm chỉ số CQ. Bài kiểm tra CQ thường gồm 20 câu hỏi trắc nghiệm lựa chọn phương án “có” hoặc “không”. Sau khi hoàn thành bài kiểm tra, đếm số tổng đáp án “có” và so sánh với thang điểm.
3 thang điểm cho chỉ số CQ:
- Dưới 11 câu: Đây là chỉ số CQ thấp.
- Từ 11 – 15 câu: Đây là chỉ số CQ trung bình.
- Từ 16 – 20 câu: Đây là chỉ số CQ cao.
tham khảo: https://www.invert.vn/chi-so-cq-la-gi-ar5958
Chỉ số sáng tạo gồm 4 cấp độ:
- Khả năng nhận diện sự khác biệt: Cảm nhận được một số nhân tố có thể tạo nên sự đột phá, mới mẻ trong công việc, cuộc sống.
- Tư duy theo quy luật trình bày bản chất ý tưởng mới: Xem xét sự thay đổi trong kết quả và tiến trình của sự việc, hiện tượng khi tiến hành đưa những ý tưởng mới vào trong công việc.
- Năng lực tìm giải pháp thực thi ý tưởng mới: Suy nghĩ cách áp dụng những ý tưởng mới, nhân tố mới đó vào trong công việc, đời sống.
- Biến ý tưởng vượt trội thành hiện thực: Áp dụng những ý tưởng khả thi vào trong cuộc sống, công việc tạo ra những thay đổi.
Chỉ số SQ
Chỉ số SQ (Spiritual Quotient) là chỉ số tâm linh. Chỉ số này biểu thị cho sự thông minh, trí tuệ dùng để giải quyết các vấn đề về ý nghĩa và giá trị. Năng lực cảm nhận những giá trị linh thiêng, giá trị nội tại của bản thân, sống bằng những giá trị của mình. Thông minh SQ làm cho cuộc sống của chúng ta thêm phong phú và ý nghĩa hơn.

Những người có chỉ số SQ cao là những người luôn mong muốn tìm hiểu về những vấn đề về vũ trụ, thế giới, vạn vật xung quanh. Họ thường có cách nhìn nhận các vấn đề, cuộc sống tốt đẹp và ý nghĩa hơn.
Chỉ số tâm linh gồm 4 cấp độ:
- Nhiếp tâm: Nhiếp tâm là giữ cho tâm hồn được tĩnh lặng trong khi các giác quan vẫn làm việc, vẫn nghe, vẫn thấy đó nhưng lại không suy nghĩ.
- Vô vi: Vô là “không”, “Vi” là hành vi. Vô vi không phải là không làm gì cả, mà đừng làm cái gì đến thái quá. Vô vi là đừng dụng tư tâm mà xen vào cái sống tự nhiên của mọi vật.
- Cảm nhận bản thể trong suốt và tròn đầy: Hiểu biết về sự sống đang tồn tại trong chính cơ thể của mình với một tư duy tích cực và một trái tim nhân hậu.
- An trụ và tâm thông: An trụ tâm không phải đưa tâm về một nơi nào an lành để nghỉ ngơi. Mà là an trụ nơi vô trụ tức là không còn khúc mắc hay bám víu bất cứ nơi nào hoặc điều gì. Tâm tuy vắng lặng nhưng luôn luôn tỉnh thức.
Chỉ số MQ
Chỉ số MQ (Moral Quotient) là chỉ số quản trị. Đây là chỉ số thể hiện năng lực quản trị công việc, quản trị con người của một người. Họ có khả năng tạo được sự đồng cảm, gần gũi, thấu hiểu và tạo động lực. Cùng với đó là khả năng dự đoán các vấn đề, tình huống có thể xảy ra và điều chỉnh bản thân, công việc phù hợp môi trường để đề ra những giải pháp thực hiện mục tiêu tổ chức tốt nhất.

Chỉ số quản trị gồm 4 cấp độ:
- Hiểu rõ mục tiêu kế hoạch: Biết được mục tiêu công việc cần thực hiện, từ đó đưa ra quyết định cũng như đề ra những kế hoạch để thực hiện và hoàn thành mục tiêu đó.
- Khả năng kết hợp các nguồn lực: Từ những mục tiêu, kế hoạch đã được hoạch định kết hợp với những nguồn lực bên ngoài và bên trong nhằm thực hiện tốt các mục tiêu.
- Có ảnh hưởng đến những người xung quanh: Đem lại sự ảnh hưởng đến những người xung quanh bằng vị trí và thực lực của mình một cách rất khéo léo.
- Nhận thức mục tiêu và không lan man: Có nhận thức rõ ràng, cố gắng đạt được các mục tiêu và kế hoạch đã vạch ra. Luôn luôn bám sát các mục tiêu, kế hoạch của từng công đoạn công việc và hoàn thành tốt mục tiêu.
Chỉ số BQ
Chỉ số BQ (Business Quotient) là chỉ số kinh doanh, đây là thước đo năng lực kinh doanh của mỗi người. Có thể nhận ra các nhu cầu, tìm kiếm giải pháp và cảm nhận sự khác biệt có lợi, tìm nguồn lực, kiên trì tiếp cận. Đặc biệt là khát vọng cao, nhạy bén và tiên phong cùng với khả năng kết nối cung cầu, có thể ước tính dự đoán nhanh hiệu quả trong tương lai và sự chuyên nghiệp dễ thành công cao trong những môi trường mới.

Chỉ số thông minh kinh doanh gồm 4 cấp độ:
- Nhận ra nhu cầu chính xác: Nhận ra những nhu cầu và xu hướng của thị trường một cách chính xác.
- Khả năng tạo ra giải pháp: Từ các nhu cầu và xu hướng của thị trường, đề ra những kế hoạch và cách thức để nắm bắt cơ hội, giải pháp đó.
- Tiếp cận và cung ứng: Tiếp cận trực tiếp với nguồn cung cầu để xác định một cách chính xác số lượng và chất lượng của khách hàng yêu cầu. Từ đó tìm cách liên hệ và phối hợp với bộ phận sản xuất để đáp ứng số lượng và các chất lượng sản phẩm, dịch vụ phù hợp với khách hàng.
- Giữ được thành quả kinh doanh và tái đầu tư: Giữ được nhịp độ kinh doanh, đưa ra những phương hướng kinh doanh, tái đầu tư để mở rộng thị trường phát triển kinh doanh theo từng giai đoạn công việc, cuối cùng là hoàn thành tốt mục tiêu đã đề ra.
Chỉ số JQ
Chỉ số JQ (Job Quotient) là chỉ số thực thi. Chỉ số này thể hiện năng lực nắm bắt công việc, và thực hiện, tổ chức làm việc nhóm một cách hiệu quả, đánh giá cao từ đồng nghiệp/khách hàng. Phối hợp tốt, nhanh chóng hội nhập và năng động trong đội nhóm, tổ chức. Cùng với đó là khả năng hoàn thành các công việc một cách vượt trội.

Chỉ số thông minh thực thi gồm 4 cấp độ:
- Khả năng đề xuất cải tiến và đạt thành tích cá nhân vượt trội: Khi nhận được nhiệm vụ, yêu cầu công việc để đề ra những ý tưởng, biện pháp cải thiện, nâng cao hiệu suất, hiệu quả của công việc.
- Phối hợp hiệu quả: Hiểu được các yêu cầu của công việc, trách nhiệm của bản thân trong công việc chung, từ đó biết cách phối hợp hiệu quả với các bộ phận khác nhằm thực hiện mục tiêu chung.
- Khả năng hiểu nhanh và đúng nhiệm vụ: Hiểu nhanh và đúng các nhiệm vụ đề ra đồng thời thực hiện các công việc này theo đúng quy trình.
- Tuân thủ Quy tắc: Tuân thủ những hướng dẫn, trình tự các bước thực thi và đặc biệt, khi hoàn thành xong công đoạn này rồi mới chuyển hướng sang công đoạn tiếp theo.
Chỉ số ENTQ
Chỉ số ENTQ (Entertaiment Quotient) là chỉ số giải trí. Chỉ số này thể hiện tài năng của một người trước đám đông, hay khả năng có thể khiến nhiều người đồng cảm, tập trung thưởng thức hay tò mò và hiếu kỳ. Từ đó có thể giúp bản thân thư giãn và vui vẻ trong cuộc sống, công việc, cũng như tạo niềm vui, động lực cho người khác. Người có chỉ số ENTQ cao thường được nhiều người được yêu thích, quý mến.

Chỉ số tài năng giải trí gồm 4 cấp độ:
- Nhận ra năng khiếu: Tự có thể nhận ra và hiểu được năng khiếu thực của bản thân.
- Hiểu được năng lực của bản thân có thể làm tốt được trong việc gì: Sau khi hiểu được năng khiếu của bản thân từ đó cảm thấy vui thích và thoải mái khi được thực hiện năng khiếu này một cách thường xuyên.
- Khả năng tìm kiếm loại hình giải trí phù hợp: Khi biết được sở thích của bản thân sẽ có xu hướng tìm đến các hoạt động và công việc phù hợp với sở thích ấy. Từ đó tạo điều kiện thuận lợi để tìm đến những cơ hội phát triển nhiều hơn và vận dụng năng khiếu của bản thân nhiều hơn.
- Năng lực tổng hợp nhiều loại hình, cảm nhận năng khiếu, kết hợp sáng tạo: Khi biết được nhiều loại hình giải trí, có thể kết hợp uyển chuyển giữa các loại hình ứng với từng loại sở thích. Trở thành thần tượng yêu thích, xây dựng được năng lực tổ chức thể hiện tài năng. Khi thích thú một thần tượng nào đó, có thể học theo các phong cách của thần tượng.
Phân loại chỉ số theo thuyết Đa Thông Minh
Thuyết Đa Thông Minh hay còn gọi thuyết Đa Trí Tuệ được Howard Gardner phát hiện vào năm 1983 và hoàn chỉnh vào năm 1996. Theo thuyết Đa Thông Minh, mỗi người chúng ta đều tồn tại một số kiểu thông minh và chỉ số thông minh ngôn ngữ và logic là chưa thể đánh giá chính xác được một cá nhân. Thay vào đó cần phải đánh giá thêm một số loại thông minh khác như tương tác xã hội, nội tâm, âm nhạc, vận động, thị giác, thiên nhiên, hiện sinh.
Nghiên cứu thuyết Đa Thông Minh giúp con người có cái nhìn tổng quát về bản thân từ đó đưa ra môi trường học tập làm việc hứng thú. Nhận biết được những năng khiếu, tiềm năng giúp mỗi người có định hướng đúng đắn cho bản thân cũng như hướng nghề nghiệp tương lai.
Thông minh tương tác xã hội
Thông minh tương tác xã hội là khả năng tương tác xã hội, nhạy cảm với thái độ, cử chỉ người khác khi giao tiếp. Có khả năng gây sức ảnh hưởng và thuyết phục người khác. Khuynh hướng tương tác và thoải mái ở những nơi đông người, hướng ngoại, dễ kết bạn và duy trì mối quan hệ.

Những nhân vật điển hình cần học hỏi như Steve Jobs, Martin Luther King Lr, Warrren Buffett, Lý Quang Diệu, Mahatma Gandhi, Nixon,…
Thông minh tương tác xã hội thường được phân tích bởi 2 yếu tố là hiểu ngữ cảnh tương tác và sức ảnh hưởng, sự tương tác.
Thông minh nội tâm
Thông minh nội tâm là khả năng tự đánh giá, xem xét và nhìn nhận bản thân. Bản thân hướng nội và có đời sống nội tâm phong phú, có nhiều ước mơ, mục tiêu và động lực rõ ràng. Thường tập trung và dành thời gian suy nghĩ tới những giá trị cuộc sống, hay sử dụng những hiểu biết về bản thân để làm phong phú thêm và vạch ra kế hoạch cho cuộc đời mình. Những người có thông minh nội tâm cao thường thích làm việc độc lập, bản lĩnh, thể hiện tinh thần tự giác ý chí và lòng tự cao.

Thông minh nội tâm thường được phân tích bởi 2 yếu tố là mức độ cảm xúc nhạy cảm và phản ánh bản thân, tự tạo động lực cho bản thân.
Những nhân vật điển hình cần học hỏi như Sigmund Freud, Thiền sư Thích Nhất Hạnh, Aristotle, Dalai Lama và Plato, Descarters, Russell, Leonchev, Eris Fromm,…
Thông minh Logic
Thông minh Logic là khả năng phân tích vấn đề một cách logic, thực hiện các hoạt động liên quan đến toán học tốt, xem xét các vấn đề rất khoa học. Giỏi tư duy và suy luận logic, phát hiện, suy diễn ra các trình tự lý do và tư duy logic theo dạng nguyên nhân – kết quả. Ưa thích các quan điểm dựa trên triết lý và lý trí trong cuộc sống nói chung.

Những người có thông minh Logic thường là những người rất giỏi trong các môn học lĩnh vực đòi hỏi tính tư duy cao như toán học, máy tính, cờ vua,… Họ là người rất thích những con số, thích giải quyết các vấn đề. Kỹ năng lập luận và đặt các câu hỏi rất logic.
Những nhân vật điển hình cần học hỏi như Bill Gates, Archimedes,…
Thông minh logic thường được phân tích bởi 3 yếu tố là giải quyết vấn đề và kỹ năng số học và xử lý cấu trúc hình ảnh.
Thông minh ngôn ngữ
Thông minh ngôn ngữ là nhạy cảm với từ ngữ, có khả năng tóm tắt hệ thống, tổ chức sắp xếp văn nói, văn viết một cách hiệu quả và biến nó thành ngôn ngữ bản thân. Khả năng dùng ngôn ngữ để nhớ thông tin. Biết cách lựa chọn thông tin hay để trích dẫn, thậm chí mới nghe qua một lần. Hứng thú với những câu chuyện kể.
Hầu hết những người thông minh ngôn ngữ cao đều là người hướng ngoại và thường nhạy cảm với cảm xúc và tâm trạng của người khác. Chính vì vậy họ rất thích giao tiếp và dễ dàng giao tiếp với người khác.

Những nhân vật điển hình cần học hỏi như Anthony Robins, H.C Andersen, JK. Rowling, Oprah Winfrey, Dale Carnegie,…
Thông minh ngôn ngữ thường được phân tích bởi 2 yếu tố là lĩnh hội $ truyền đạt ngôn ngữ và ngôn luận.
Thông minh âm nhạc
Thông minh âm nhạc là năng lực cảm nhận và thưởng thức âm nhạc. Khả năng tạo ra các tiết tấu, nhịp điệu ghi nhớ giai điệu, bài hát. Khả năng ghi nhớ bài hát dù chỉ nghe qua một lần hoặc vài lần. Thường phản ứng tự nhiên khi nghe nhạc, vỗ tay, hát theo, khen chê hoặc nhún nhảy theo nhạc khi nghe bài hát yêu thích.
Những nhân vật điển hình cần học hỏi như YoYo Ma, Mozart, Beethoven, Bach, Jay Chow, Kitaro,…

Thông minh âm nhạc thường được phân tích bởi 2 yếu tố là chuyển đổi âm vực, quãng giọng và sự kích thích nhận biết về thính giác.
Thông minh vận động
Thông minh vận động là khả năng điều khiển một cách thuần thục và khéo léo các chuyển động của cơ thể. Thích nghi dễ dàng với các hoạt động thể chất như chơi thể thao hoặc nhảy múa. Tiếp thu hiệu quả nhất khi được vận động cơ thể. Khả năng thể hiện qua vận động.
Những người có thông minh vận động cao là những người khá dẻo dai và khéo léo khi hoạt động thể chất. Biểu hiện của trẻ thông minh vận động là bé khỏe và rất năng động, thích đóng kịch hoặc chuyển động cơ thể và đặc biệt là sử dụng các cử chỉ, mô tả lại những tình huống, cũng như giải quyết vấn đề.
Những nhân vật điển hình cần học hỏi như David Beckham, Tiger Woods, Yao Ming, Jacky Chan, David Copperfield,…

Thông minh vận động thường được phân tích bởi 2 yếu tố là vận động tinh và vận động thô, cảm nhận cơ thể.
Thông minh không gian thị giác
Thông minh không gian thị giác là khả năng đánh giá và cảm nhận hình ảnh, không gian thị giác. Nhận thức và khái niệm về không gian 3 chiều. Có trí nhớ tốt khả năng nắm bắt và cảm nhận không gian hình ảnh. Phác thảo kế hoạch bằng hình ảnh, sắp xếp và bố trí vật thể dưới nhiều góc độ khác nhau, đọc bản đồ chơi xếp hình tốt.

Những người có thông minh không gian thị giác là những người có trí nhớ tốt, họ thường giỏi việc hình dung và có khuynh hướng theo những điểm phát triển nghệ thuật. Biểu hiện của bé có hướng phát triển này là bé thường hay mơ mộng, thích vẽ cũng như những năng khiếu về nghệ thuật.
Những nhân vật điển hình cần học hỏi như Pablo Picasso, Frank Lloyd Wright, Cesar Pelli, Leonardo da Vinci, Domenico Ghirlandaio, Andy Warhol,…
Thông minh không gian thị giác thường được phân tích bởi 2 yếu tố là xử lý không gian và quan sát trực quan.
Thông minh thiên nhiên
Thông minh thiên nhiên là khả năng nhận thức, phân loại và rút ra được những đặc điểm môi trường. Thích khám phá và hòa hợp với thiên nhiên và thích thú với sự nuôi trồng, khám phá thiên nhiên tìm hiểu về các sinh vật, cách làm vườn. Có khả năng xác định điểm khác biệt trong một nhóm các sự vật giống nhau.
Những người có thông minh thiên nhiên cao sẽ cảm nhận rất nhạy bén về cả âm thanh, hình ảnh, mùi vị và xúc giác. Đối với trẻ thường có biểu hiện như thích quan sát, tò mò về mọi việc và đặc biệt bé thích ứng rất nhanh.

Những nhân vật điển hình cần học hỏi như Charles Robert Darwin, Andre Vesalius, Luis Pasteur, Claude Bernard, Elizabeth Blackwell,…
Thông minh thiên nhiên thường được phân tích bởi 2 yếu tố là nhận diện thị giác, tương quan không gian và hòa hợp với thiên nhiên, thích động thực vật.
Thông minh hiện sinh
Thông minh hiện sinh là năng lực khái niệm hoá hoặc xử lý vấn đề sâu rộng hơn về sự tồn tại của con người, nhạy cảm về tâm linh, hay đưa ra các phát triển mới về triết học, thiên văn học, vũ trụ học.

Đại diện của những người có trí thông minh hiện sinh thường là những nhà hiền triết (thời xưa) hoặc triết học (thời nay). Là người luôn nhạy cảm và khao khát giải đáp những câu hỏi có chiều sâu mang tầm cỡ nhân loại như: Vì sao con người sinh ra và chết đi? Ý nghĩa tồn tại của loài người là gì?… do đó việc phát hiện và bồi dưỡng những đối tượng có trí thông minh hiện sinh sẽ tạo ra những bước ngoặt phát triển về tri thức, văn hóa cũng như tư duy nhân loại.
Những nhân vật điển hình cần học hỏi như Socrates (Nhà triết gia Hy Lạp cổ đại nổi tiếng), Bác Hồ (Người khai sáng và đưa triết học Mac – Lê Nin vào Việt Nam), Isaac Newton (Nhà thiên văn học, vật lý học, toán học cận hiện đại),…
Thông minh hiện sinh thường được phân tích bởi 2 yếu tố là tư duy liên tưởng và tạo ra âm ngữ.
Chỉ số sinh trắc vân tay V.A.K
Chỉ số V.A.K (Visual, Auditory, Kinesthetic) là những chỉ số tiếp cận thông tin của não bộ thông qua thị giác, thính giác và vận động.

Hầu như theo đặc thù của từng lớp, học sinh phải học một cách thụ động. Ví dụ, nghe giảng bài, nhìn vào màn hình hay đọc sách theo yêu cầu. Nghiên cứu chỉ ra rằng những cách tiếp thu thụ động sẽ hạn chế khả năng tiếp thu của từng cá nhân. Phong cách học chủ động, học sinh đơn giản chỉ học bằng cách tiếp nhận thông tin theo cách riêng của bản thân. Khi học sinh sử dụng cách hấp thu nổi trội theo các loại hình thông minh sẽ giúp tăng cường khả năng hấp thu và duy trì trí nhớ tốt hơn.
Thang đo Chỉ số VAK:
- Chỉ số VAK <25%: Thấp
- VAK >35%: Cao
Phong cách hấp thụ bằng thị giác
Khi sử dụng phương pháp học bằng thị giác, người học sẽ học tập và ghi nhớ thông tin bằng việc liên kết các hình ảnh. Khi trẻ học theo phong cách hấp thụ bằng thị giác sẽ thích học bằng những dụng cụ trực quan như tranh ảnh, vật trưng bày, phim ảnh, biểu đồ. Họ sẽ thành công khi được hướng dẫn và quan sát làm mẫu. Vì vậy những danh sách và hướng dẫn bằng văn bản và hình ảnh là những công cụ hữu ích cho họ.

Đối với phong cách hấp thụ bằng thị giác, người ta sẽ tiến hành phân tích nhận thức về 2 khía cạnh là không gian (hình ảnh) và ngôn ngữ (từ ngữ).
Với phương pháp này bố mẹ nên cho con chơi những trò chơi tập trung như ghép từ, ghép số, các biểu tượng,… Khi học tập có thể nhìn các cử chỉ của giảng viên để hình dung và xâu chuỗi các vấn đề với nhau từ đó khơi gợi và kích thích khả năng ghi nhớ của trẻ.
Phong cách hấp thụ bằng thính giác
Phong cách hấp thụ bằng thính giác người học sẽ bị thu hút và thỏa mãn ghi nhớ thông tin qua thính giác. Người học thích học bằng cách lắng nghe chính bản thân hoặc người khác. Họ thường làm những công việc nhiệm vụ tốt nhất khi nghe hướng dẫn từ người hướng dẫn. Họ có khả năng hiểu được cảm xúc của người khác thông qua lời nói và giọng điệu. Họ có phương hướng hấp thụ và tư duy âm thanh tốt, ví dụ khi đang học họ sẽ có khuynh hướng ghi nhớ tất cả những âm thanh, bài hát khi nghe. Vì vậy họ cũng là người rất dễ bị phân tâm bởi những tiếng ồn to.

Đối với phong cách hấp thụ bằng thị giác, người ta sẽ tiến hành phân tích nhận thức về 2 khía cạnh là nghe hiểu (âm thanh) và lời nói (ngôn ngữ).
Khi trẻ học tập và nhận thức bằng phong cách hấp thụ thính giác, bố mẹ cần trau dồi thêm kỹ năng nghe của trẻ. Cho trẻ tham gia những chương trình học ngôn ngữ, thuyết trình và tập diễn thuyết kể chuyện và thảo luận. Với việc ghi nhớ, hãy cho trẻ ghi chú bằng âm thanh hoặc học bằng cách đọc to thành tiếng hoặc cử chỉ mấp máy môi để dễ dàng ghi nhớ hơn.
Phong cách hấp thụ bằng vận động
Phong cách hấp thụ bằng vận động là người học sẽ bị thu hút, thỏa mãn và ghi nhớ các thông tin nhờ vào vận động. Người hấp thụ bằng vận động sẽ rất thích học thông qua các kinh nghiệm cơ thể tiếp xúc, cảm nhận tai nghe mắt thấy. Họ cũng rất thích học thông qua các hoạt động và là người có thể thực hiện các nhiệm vụ tốt nhất nhờ vào cách thử nghiệm đi trước và học tập tránh những lỗi mắc phải. Họ chính là mẫu người ưa thích sự trải nghiệm và không thích những sự hướng dẫn từ người khác.
Phong cách hấp thụ bằng vận động được phân tích nhận thức theo 2 khía cạnh là cảm nhận vân động (di chuyển) và xúc giác (chạm).
Người hấp thụ bằng vận động cần được khuyến khích diễn tả các cảm xúc cá nhân thông qua những hoạt động cơ thể, từ đó khơi gợi khả năng ghi nhớ. Giúp họ được thực hành với các môn học và tạo điều kiện để họ di chuyển cơ thể cũng như các địa điểm học. Ngoài ra cũng cần khuyến khích họ học tập thông qua các trò chơi, đọc sách, tham gia các tình huống cụ thể.
Chỉ số sinh trắc vân tay giúp đo lường tổng quan các chỉ số não bộ từ đó giúp mỗi người có cái nhìn tổng quan về bản thân cũng như hiểu hơn về tính cách bên trong của con người mình. Đối với bố mẹ, khi biết các chỉ số sinh trắc của con có thể tìm ra được phương pháp tối ưu nhất để giáo dục và định hướng phát triển cho con sau này.
Trung tâm giáo dục UPO là một trong những trung tâm hàng đầu về chất lượng đo lường sinh trắc vân tay cho trẻ. Chúng tôi hy vọng sẽ được đồng hành cùng bố mẹ trong quảng đường nuôi dưỡng con cái. Với những chuyên gia hàng đầu về sinh trắc học, sau khi sinh trắc vân tay, trung tâm sẽ hỗ trợ và tư vấn cho bố mẹ trong việc tìm ra phương pháp phù hợp để giáo dục con.
Đăng ký Sinh Trắc Vân Tay MIỄN PHÍ NGAY

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- Kiên trì và cố chấp – Sự khác biệt mong manh tới thành công
- 100 câu nói hay về sự kiên trì – dành cho ai đang gục ngã
- Làm sinh trắc vân tay bao nhiêu tiền? – Bảng giá tham khảo
- [BẬT MÍ] 10+ kinh nghiệm rèn luyện tính kiên trì cho trẻ
- 20+ tấm gương về lòng kiên trì – khơi nguồn động lực bất tận
- 80 câu ca dao tục ngữ về siêng năng kiên trì đầy sâu sắc!
- Làm sinh trắc vân tay cho bé là gì? Có an toàn hay không?
- 20 trò chơi rèn tính kiên trì cho trẻ – Dạy con thông minh
- Dạy con kiếm tiền với 7 hoạt động cực ĐƠN GIẢN và NĂNG ĐỘNG
- Dạy con cách tiêu tiền thông minh – Cẩm nang cho bố mẹ!