Chỉ số trí tuệ cảm xúc EQ chính là khả năng kiểm soát ngôn từ, cảm xúc của bản thân. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng người có EQ cao thường giàu giàu tình cảm, lạc quan, chịu được áp lực và quản lý cảm xúc tốt. Thật may mắn vì chỉ số trí tuệ cảm xúc hoàn toàn có thể cải thiện được nhờ vào rèn luyện. Bài viết dưới đây nói về các cách rèn EQ cho trẻ mà ba mẹ nên biết.
Dạy con thông minh cảm xúc – Nhận biết và xác thực cảm xúc của con trẻ
Mỗi một cá nhân đều có những cảm xúc vui vẻ, tức giận, hạnh phúc, buồn bã, ngạc nhiên,.. Tuy nhiên một số bé vẫn chưa có khả năng phân biệt và thể hiện đúng cảm xúc của mình trong từng trường hợp. Ba mẹ có thể hỗ trợ cùng với bé có thể giải quyết được vấn đề này.

Để cải thiện và rèn luyện trí tuệ cảm xúc, các bé cần thấu hiểu cảm xúc của mình. Ba mẹ có thể chỉ cho con phân biệt các trạng thái cảm xúc khác nhau, cho bé gọi tên các loại cảm xúc và biết trong trường hợp nào cần thể hiện cảm xúc của mình cho phù hợp.
Xem thêm: Trí thông minh cảm xúc là gì mà chiếm đến 80% thành công?
Xây dựng không gian sống lành mạnh để phát triển trí thông minh cảm xúc
Cách tiếp theo để rèn EQ cho trẻ chính là xây dựng không gian sống lành mạnh. Người ta hay nói “ Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng” để thể hiện rằng môi trường xung quanh ảnh hưởng đến khả năng phát triển trí tuệ cảm xúc của bé rất nhiều. Ba mẹ nên chọn một không gian sống an ninh, thoải mái, bên cạnh đó là môi trường học tập, vòng tròn bạn bè của con cũng nên được ba mẹ sắp xếp và góp ý cho con, tạo điều kiện cho con có những người bạn tích cực để trao đổi, học hỏi.

Xây dựng không gian sống lành mạnh còn có thể giúp bé học được những bản tính tốt, trở thành người lễ phép, lịch sự, được nhiều người yêu mến. Môi trường sống tốt giúp bé tránh xa được những người xấu, tránh xa tệ nạn xã hội để có cơ hội phát triển tốt hơn.
Muốn rèn EQ cho trẻ, hãy lắng nghe nhiều hơn
Giữa ba mẹ và con cái nên có sự lắng nghe, từ đó sẽ tạo nên sự đồng cảm, đây cũng là cách tăng EQ cho trẻ đơn giản nhất. Sự đồng cảm ở đây không phải là đồng ý với tất cả những hành động của bé. Nếu suy nghĩ và hành động của bé là đúng, phụ huynh hãy tuyên dương và khích lệ để bé có động lực hơn. Nếu bé có những định hướng chưa đúng đắn, ba mẹ hãy bình tĩnh lắng nghe hết và khuyên nhủ từ từ để bé hiểu.

Việc lắng nghe những câu chuyện của con sẽ tạo cơ hội để bé tâm sự những câu chuyện, những vấn đề bé ngại nói. Bên cạnh đó bé cũng hiểu được ý nghĩa những việc làm của ba mẹ, dần dần tạo nên sự đồng cảm giữa ba mẹ và con cái.
Xem thêm: Dấu hiệu trẻ có EQ thấp – Nguyên nhân không phải ai cũng biết!
Giúp con “dán nhãn” cảm xúc của mình
Trong cuộc sống bé thường gặp phải những tình huống mang lại những loại cảm xúc khác thường. Khi ấy bạn có thể dạy trẻ cách “gán nhãn” cảm xúc. Gán nhãn cảm xúc là phân biệt và gọi tên các loại cảm xúc trong từng trường hợp. Ba mẹ cũng có thể giúp con phát triển trí thông minh cảm xúc bằng cách đưa cho bé các sticker về cảm xúc để dùng mỗi khi bé có cảm xúc tương tự hoặc nói cho trẻ thấy cảm giác đó gọi tên là gì.

Phương pháp phát triển EQ cho trẻ mầm non này sẽ giúp bé hiểu được khi nào thì mình vui, buồn, giận dữ hay hạnh phúc,… Thông qua việc gán nhãn, mỗi trẻ và phụ huynh sẽ biết được lý do và tần suất của các cảm xúc tiêu cực và giúp con điều chỉnh trạng thái trở lại bình thường.
Giúp con học cách quản trị cảm xúc
Quản trị cảm xúc được coi là cách giáo dục cảm xúc cho trẻ và rèn luyện trí tuệ cảm xúc sẽ cần được chú ý nhất. Việc quản trị cảm xúc thực sự khá khó khăn đối với cả người lớn và trẻ em, vấn đề này cần được rèn luyện qua thời gian dài. Những dấu hiệu bé không kiểm soát được cảm xúc được thể hiện qua các hành động như khóc, la hét, thậm chí là bạo lực đối với người xung quanh.

Những biểu hiện cư xử không đúng mực ở trẻ có thể do sự yêu chiều quá mức của phụ huynh hoặc do tính cách của trẻ. Ba mẹ có thể dạy con mình cách giữ bình tĩnh như không được thô lỗ, chửi mắng bạn, đếm 10 giây trước khi nói hoặc đưa ra hành động điều gì đó.
Dạy con cách giải quyết vấn đề để phát triển trí tuệ cảm xúc
Trong cuộc sống có nhiều vấn đề bé có thể gặp phải, nếu không giải quyết triệt để có thể gây ra những sự khó chịu, những mâu thuẫn giữa mọi người với nhau, ảnh hưởng tới những mối quan hệ xung quanh.

Trước hết bé cần tập thói quen quan sát, suy luận để biết được nguyên nhân của vấn đề. Sau đó bé cần bình tĩnh, tìm hiểu thêm thông tin về sự hiểu lầm để đưa ra cách giải quyết vấn đề phù hợp. Ba mẹ hãy đưa ra những trường hợp thường gặp và cùng bé thảo luận để đưa ra cách giải quyết, phân tích cho bé hiểu điều gì nên làm và điều gì không nên làm.
Cách dạy con thông minh cảm xúc – Đồng cảm
Giữa mỗi người với nhau cần có sự yêu thương, không chỉ trong gia đình mà còn đối với những người xung quanh. Trong xã hội còn nhiều người có hoàn cảnh khó khăn, bé nên biết cách đồng cảm, chia sẻ với họ, đó cũng là cách để rèn luyện trí thông minh cảm xúc.

Khi các bé còn nhỏ thường hay nhìn cách người lớn hành động và bắt chước, ba mẹ hãy làm gương cho bé, phát huy tính tích cực nhận thức của trẻ bằng cách kể những câu chuyện và tạo cơ hội cho bé giúp đỡ người khó khăn, gợi nên lòng trắc ẩn của bé.
Rèn luyện EQ cho trẻ qua lòng biết ơn
Biết ơn là một đức tính tốt mà mọi người cần noi theo, bên cạnh đó cũng là phương pháp giúp rèn EQ cho trẻ. Sự biết ơn là điều ai cũng cần có, từ những anh hùng hi sinh vì độc lập cho nước nhà, là ba mẹ người đã sinh thành và nuôi dưỡng, là thầy cô giáo tận tụy giảng dạy cho con nên người,…

Phụ huynh hãy kể cho bé nghe các câu chuyện về lòng biết ơn, dặn dò bé gửi lời cảm ơn và dành sự trân trọng đến những người đã giúp mình. Ba mẹ hãy thể hiện sự biết ơn ông bà, và những người xung quanh, điều này sẽ giúp bé nhận thấy và học theo.
Phát triển trí tuệ cảm xúc cho trẻ bằng sự chia sẻ, nhưng cũng lập ranh giới
Để mối quan hệ giữa ba mẹ và bé được tốt hơn, rút ngắn khoảng cách giữa 2 thế hệ, cần có sự chia sẻ thẳng thắn giữa phụ huynh và con cái. Ba mẹ tập thói quen hỏi thăm về những chuyện xảy ra ở trên trường và những điều thú vị với bạn bè, hãy đồng cảm và trò chuyện với bé nhiều hơn, tuy nhiên phụ huynh cũng nên lập ranh giới, để bé có sự tôn trọng và nghe lời ba mẹ.

Rèn luyện trí thông minh cảm xúc qua các trò chơi
Một phương pháp rèn EQ cho trẻ rất được ưa thích đó là học qua các trò chơi. Các bé thường bị thu hút bởi sự vui nhộn, mới lạ đến từ các trò chơi. Ba mẹ có thể lồng ghép các bài học về cảm xúc, về cách làm việc nhóm, hỗ trợ và xử lý tình huống trong khi chơi. Ba mẹ cũng có thể quan sát tình hình cảm xúc của bé khi thắng và thua trò chơi để có cách hỗ trợ cho bé.
Một số trò chơi giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non mà bé có thể rèn luyện trí thông minh cảm xúc như trò chơi rèn luyện trí nhớ, trò cướp cờ hoặc những trò chơi kết hợp tinh thần đồng đội…
Giúp trẻ phát triển EQ qua các câu chuyện, phim ảnh
Những câu chuyện hoặc phim ảnh hầu như luôn là cách dạy con thông minh cảm xúc dễ dàng, hiệu quả với trẻ, giúp con khơi dậy sự đồng cảm cũng như xác định được cảm xúc của bản thân.
Ba mẹ nên chọn lựa những bộ phim phù hợp với lứa tuổi và tình hình của con để rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho con. Trong lúc xem hoặc sau khi bộ phim kết thúc, ba mẹ nên có những buổi trao đổi để bé nắm được các bài học thông qua phim ảnh. Một số bộ phim ba mẹ có thể cho bé xem như Doraemon, Natra, Vua sư tử,… Những bộ phim này xoay quanh nội dung về tình cảm gia đình, bạn bè và sức mạnh của bản thân, giúp bé nhìn nhận lại bản thân và rút ra được nhiều bài học để yêu gia đình, yêu cuộc sống hơn.
Để phát triển trí thông minh cảm xúc cho trẻ, hãy chú ý chế độ dinh dưỡng cho con
Ngoài những kiến thức tư duy cần tiếp thu, bé cũng cần có chế độ dinh dưỡng phù hợp, đáp ứng nhu cầu sức khoẻ, khiến bé vui tươi, tâm trạng thoải mái và dễ tiếp thu với những kiến thức đã học.

Không thể bỏ quên sức khỏe thể chất
Sức khỏe tinh thần và sức khỏe thể chất đều là những phương diện cần được chú ý trong quá trình rèn EQ cho trẻ. Người trẻ có sức khỏe tốt, tinh thần lúc nào cũng dồi dào năng lượng có chỉ số EQ thường cao hơn. Các bé khoẻ mạnh có khả năng xử lý công việc nhanh chóng và dễ tập trung hơn nhé.
Ngoài ra cha mẹ có thể tham khảo thêm các cách rèn luyện trí thông minh cảm xúc cho con theo các kỹ năng thành phần của trí thông minh cảm xúc sau đây:
Cách rèn luyện trí tuệ cảm xúc cho bé theo kỹ năng thành phần của EQ
Phương pháp rèn luyện trí tuệ cảm xúc số MỘT – Tự nhận thức
Khả năng tự nhận thức giúp bé thấu hiểu, điều khiển cảm xúc của mình để thay đổi theo chiều hướng tích cực, xua tan mọi căng thẳng, mang nguồn năng lượng năng động để tăng được khả năng giao tiếp và đồng cảm với mọi người.

Khả năng tự nhận thức giúp bé biết được điểm mạnh, điểm yếu của bản thân, tự tin về năng lực của bản thân, từ đó phát huy ưu thế của mình để mang lại kết quả công việc tốt hơn. Người có khả năng nhận thức bản thân còn có khả năng liên kết suy nghĩ, cảm xúc với hành vi; có khả năng đưa ra những quyết định sáng suốt.
Để tăng chỉ số tự nhận thức của bản thân, bé có thể thực hiện những cách sau đây:
- Dành thời gian ở một mình: Bạn có thể dành một chút thời gian ở nơi yên tĩnh, khi đó bạn có thể tiếp cận với thế giới bên trong mình. Cảm nhận được những cảm nhận, suy nghĩ, sự sợ hãi hay những nỗi lo của bản thân. Hãy đối mặt với những yếu tố tiêu cực đó để tìm cách giải quyết và khiên bản thân tích cực hơn.
- Đọc sách về kỹ năng và cảm xúc: Có nhiều loại sách nói về kỹ năng và cảm xúc giúp bé và các bạn có thêm kiến thức, áp dụng được những điều đó vào bản thân mình để tăng chỉ số thông minh cảm xúc.
- Rút ra bài học sau mọi sự việc: Sau mỗi sự việc xảy ra, hãy để bé có thể nhìn nhận lại những quyết định, hành động của bé lúc đó có phù hợp hay chưa để hiểu và rút kinh nghiệm cho lần sau. Bố mẹ có thể ngồi lại cùng con nhìn nhận lại vấn đề và giải thích cho bé hiểu cách làm của mình có đúng hay không nếu con chưa thể nhìn nhận vấn đề đó một cách tích cực.
Xem thêm: Tự thức là gì? Thổi bùng ngọn lửa bên trong mỗi đứa trẻ!
Khả năng tự điều chỉnh
Khi đã nhận thức được bản thân, xác định được tư duy và cảm xúc của bản thân, biết được mình đang như thế nào, bé có thể học cách tự điều chỉnh để thay đổi các cảm xúc về trạng thái cân bằng. Một số bé có bản tính hay nóng giận hoặc khó kiểm soát được cảm xúc của bản thân, đôi lúc gây khó chịu và làm tổn thương người xung quanh.

Ba mẹ và các bé có thể vận dụng những cách sau đây để hạn chế tình huống này:
- Dạy trẻ ghi lại những cảm xúc vui, buồn, giận giữ của mình, sau đó ba mẹ phân tích sự khác nhau giữa các hành vi khi bé có cảm xúc như vậy, từ đó dạy bé cách kiểm soát hoặc bộc lộ tâm trạng cho phù hợp.
- Phụ huynh dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề, bên cạnh đó cũng cần đánh giá đúng năng lực của bé để đưa ra hướng giải quyết tốt nhất
- Kiên trì và bền bỉ: việc thay đổi một thói quen của con người cần thời gian khá dài và khó khăn nền đòi hỏi các bậc phụ huynh kiên trì, ở bên cạnh để tạo động lực cho con.
Xem thêm: 11+ dấu hiệu trẻ có chỉ số EQ cao DỄ nhận thấy nhất!
Động lực và tạo động lực
Muốn hoàn thành một mục tiêu nào đó, động lực chính là một yếu tố cốt lõi để thúc đẩy bé hoàn thành mục tiêu. Tuỳ vào mỗi người, động lực có thể là bản thân hoặc đến từ gia đình, bạn bè,… Người có động lực sẽ có tinh thần, có chỗ dựa để cố gắng hơn mỗi khi gặp khó khăn.

Các cách để phát triển trí thông minh cảm xúc của trẻ nhờ động lực có hiệu quả được nghiên cứu bao gồm:
- Xem xét những phần thưởng phù hợp cho bé: Khi bé hoàn thành một công việc nào đó hoặc có những nhiệm vụ khó cần bé thực hiện, ba mẹ có thể gợi ý về những phần thưởng cho bé để tạo niềm hứng khởi, thích thú để bé cố gắng hơn.
- Những cuộc trò chuyện và hướng dẫn: Việc tặng phần thưởng cho bé đôi khi chỉ có tác dụng nhất thời, ba mẹ vẫn nên giải thích cho bé về những giá trị tinh thần và bài học bé có thể nhận được khi làm việc chứ không nên chỉ làm khi có phần thưởng.
Khả năng đồng cảm
Đồng cảm là một yếu tố dễ phát triển các chỉ số thông minh cảm xúc cho bé. Ngay từ nhỏ, ba mẹ hãy tích cực chia sẻ cho con về những hoàn cảnh khó khăn và dạy con cách chia sẻ với họ. Ví dụ như khi gặp một người ăn xin, có nhiều bé tỏ ra dè bỉu, chê bai nhưng có những đứa trẻ khác lại đồng cảm với hoàn cảnh đó. Tất cả phụ thuộc vào cách ba mẹ dạy dỗ và định hình cho bé từ đầu.

Các kỹ năng xã hội
Kỹ năng xã hội là một khía cạnh quan trọng của các chỉ số thông minh cảm xúc. EQ đòi hỏi bạn phải có khả năng giao tiếp, đánh giá tốt để tạo nên các mối quan hệ tốt đẹp với người xung quanh. Điều này sẽ góp phần giúp các bé hiểu về bản thân và khơi gợi sự đồng cảm với người khác, từ đó phát triển EQ cho trẻ.

Trên đây là các cách rèn EQ cho trẻ được được UPO nghiên cứu và lấy ý kiến từ nhiều nguồn tham khảo chất lượng. Ba mẹ là những người theo sát con và nắm rõ tình hình con nhất, hãy dành thời gian để cùng bé trau dồi kỹ năng, hoàn thiện tư duy và nhận thức.
Ngoài ra các bậc phụ huynh có thể cho bé tham gia các khóa học kỹ năng sống tại UPO với khóa học DreamUP. Đây là khóa học cơ bản trong chương trình, nhằm nhấn mạnh vào tư duy tự thức, để bé khám phá được sức mạnh của bản thân, đánh thức sức mạnh tinh thần tư duy và tình cảm cũng như phát triển trí thông minh cảm xúc cho trẻ. Đặc biệt hơn nữa chính là dạy bé khả năng kiểm soát cảm xúc của bản thân, điều vô cùng có ích cho bé trong tương lai.

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- Kiên trì và cố chấp – Sự khác biệt mong manh tới thành công
- 100 câu nói hay về sự kiên trì – dành cho ai đang gục ngã
- Làm sinh trắc vân tay bao nhiêu tiền? – Bảng giá tham khảo
- [BẬT MÍ] 10+ kinh nghiệm rèn luyện tính kiên trì cho trẻ
- 20+ tấm gương về lòng kiên trì – khơi nguồn động lực bất tận
- 80 câu ca dao tục ngữ về siêng năng kiên trì đầy sâu sắc!
- Làm sinh trắc vân tay cho bé là gì? Có an toàn hay không?
- 20 trò chơi rèn tính kiên trì cho trẻ – Dạy con thông minh
- Dạy con kiếm tiền với 7 hoạt động cực ĐƠN GIẢN và NĂNG ĐỘNG
- Dạy con cách tiêu tiền thông minh – Cẩm nang cho bố mẹ!