Điện rất quan trọng trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm chết người, đặc biệt là đối với con trẻ chưa có nhiều hiểu biết về điện. Vì vậy bố mẹ cần phải rèn luyện kỹ năng sống khi bị điện giật cho con càng sớm càng tốt để phòng ngừa những tai nạn xảy ra.
Những tình huống nào trẻ có nguy cơ dễ bị điện giật
Trẻ em chưa thể hiểu hết được sự nguy hiểm của dòng điện hay các ổ cắm và thiết bị điện, trẻ chị đơn giản là thấy bố mẹ và mọi người sử dụng các thiết bị đồ điện một cách bình thường.

Cùng với sự hiếu động, nghịch ngợm, tò mò và hay bắt chước, nên trẻ thường có nguy cơ dễ bị điện giật nếu bố mẹ không rèn luyện trẻ kỹ năng sống khi bị điện giật:
- Trẻ sử dụng điện mà không có sự hiểu biết: Có rất nhiều tình huống trẻ vô tình bị điện giật như khi trẻ cố gắng sử dụng các thiết bị điện, máy sấy, bàn là, quạt,… Và không biết sử dụng nguồn điện hoặc do nguồn điện bị rò mà bé không biết dẫn đến giật điện, đặc biệt là sử dụng các thiết bị khi tay đang ướt.
- Nguồn điện thiết kế không phù hợp: Nguồn điện làm bằng dây trần hoặc là do làm chìm trong tường nhưng với chất liệu kém nên dễ dẫn đến tình trạng rò điện, nhất là khi trong điều kiện tường bị ẩm.
- Những ổ cắm thấp: Khi đang chơi đùa vô tình trẻ sẽ cho tay vào ổ điện hoặc dùng các vật dụng chọc vào ổ điện như dao, kéo,…và gây giật điện.
- Những đồ chơi bằng điện dành cho bé không an toàn: Những đồ chơi như thú nhún, tàu điện,… có cấu tạo những bánh răng thò ra ngoài dễ bị rò điện, đặc biệt là những đồ chơi lâu năm sẽ dễ dẫn đến tình trạng giật điện cho trẻ nếu vô ý chạm phải.
- Khi người khác bị điện giật: Khi gặp người bị điện giật, trẻ vẫn chưa biết được cách xử lý và thường lao vào để kéo nạn nhân ra khỏi nguồn điện. Điều này vô tình dẫn đến bé cũng bị điện giật.

Hiện có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến trẻ bị điện giật, bố mẹ lại không thể quan sát trẻ 24/24 được. Vì vậy hãy chỉ cho con những kỹ năng sống khi bị điện giật để trẻ có thể tự mình phòng ngừa và xử lý nếu có người bị điện giật.
Dạy trẻ kỹ năng sống khi bị điện giật đúng cách
Song song với những hướng dẫn về an toàn điện, cách phòng tránh bị điện giật, phòng tránh các trường hợp có thể gây nguy hiểm điện giật. Bố mẹ cũng cần dạy con kỹ năng sống khi bị điện giật đúng cách để con có thể bảo vệ bản thân và những người xung quanh khi nhỡ gặp phải tình huống nguy hiểm này.
Luôn giữ bình tĩnh
Dạy trẻ hãy thật bình tĩnh nếu trẻ gặp phải những trường hợp bị giật điện, tuyệt đối không lao vào để kéo nạn nhân. Bởi vì điều này sẽ làm bản thân con bị giật theo và rất nguy hiểm.

Thay vào đó con phải thật bình tĩnh và tìm hướng xử lý phù hợp nhất, nếu quá sợ hãi hay cuống cuồng con sẽ không suy nghĩ được tốt và không giúp được người bị điện giật mà còn có thể gây nguy hiểm cho chính bản thân con.
Không dùng tay không chạm vào nạn nhân
Dạy trẻ tuyệt đối không dùng tay không để chạm vào nạn nhân. Vì như vậy nguồn điện sẽ truyền từ người nạn nhân sang con và con cũng sẽ bị giật điện theo. Hãy giữ một khoảng cách nhất định với nạn nhân, đồng thời nếu có thể con hãy mang dép (dép khô) vào để giữ an toàn hoặc nếu có găng tay cao su, găng tay cách điện,…

Tìm cách ngắt nguồn điện trong khả năng
Khi gặp tình huống người bị điện giật, con cần phải quan sát xung quanh, tìm nguồn điện và cách để ngắt nguồn điện ngay lập tức như ngắt cầu dao, rút dây điện ra khỏi ổ cắm. Việc ngắt nguồn điện rất quan trọng, vì người bị điện giật sẽ ít bị tổn thương hơn nếu con ngắt nguồn điện kịp thời.

Xem thêm: Lớp học kỹ năng sống cho trẻ 15 tuổi TOÀN DIỆN NHẤT hiện nay
Tách nạn nhân ra khỏi khu vực điện (nếu có kỹ năng)
Việc tiếp theo sau khi ngắt nguồn điện, con nên tách nạn nhân ra khỏi khu vực điện đó bằng cách sử dụng que gỗ hay cây nhựa khô ráo, không dính nước để tách nguồn điện ra khỏi nạn nhân. Tuyệt đối không vì thấy nạn nhân thoát khỏi tình trạng điện giật mà vội vàng chạy lại chỗ nguồn điện vì rất có thể vẫn còn lượng điện còn sót lại gây hại.

Ngoài ra, không phải lúc nào con cũng có thể tìm được nguồn điện để ngắt, trong những lúc như vậy con cũng có thể dùng cách tách nguồn điện ra khỏi người nạn nhân như trên. Nhưng đây là hành động nguy hiểm, con tuyệt đối không dùng tay chân chạm vào nạn nhân, ngoài ra bố mẹ phải hướng dẫn con không nên đi chân trần lúc này để đảm bảo an toàn.
Gọi cấp cứu và người lớn hỗ trợ
Sau khi tách nạn nhân ra khỏi khu vực điện, điều tiếp theo con nên làm là gọi cấp cứu và người lớn để hỗ trợ. Con có thể gọi ngay cho cấp cứu nếu nạn nhân có dấu hiệu mất ý thức bằng số điện thoại 115. Đồng thời hãy gọi và hồ hét cho những người xung quanh đến sơ cứu cho nạn nhân.

Bố mẹ có thể nói và hướng dẫn con kỹ năng sống khi bị điện giật, tuy nhiên đây là tình huống khá nguy hiểm, nếu sai sót cũng có thể ảnh hưởng đến an toàn của con. Hơn nữa con cũng không thể phản ứng nhanh và kịp thời khi chưa gặp phải tình huống này bao giờ. Vì vậy bố mẹ có thể hướng dẫn con kỹ năng sống khi bị điện giật này bằng những tình huống giả lập đồng thời quan sát và hướng dẫn sát sao. Nhưng quan trọng nhất, hãy dạy trẻ kỹ năng sử dụng điện an toàn!
Trên đây là những kỹ năng sống khi bị điện giật mà bố mẹ nên rèn luyện cho con ngay từ khi còn nhỏ để con có thể phòng tránh và xử lý kịp thời khi không may gặp phải. Hy vọng những thông tin này có thể giúp ích được quý phụ huynh trong quá trình nuôi dưỡng con phát triển. Ngoài ra, hiện nay cũng có rất nhiều khóa học đào tạo kỹ năng sống dành cho trẻ, bố mẹ có thể quan tâm như khóa học DreamUP. Đây là khó học tại trường đào tạo kỹ năng sống UPO với những phương pháp tiên tiến như giải phóng và tư duy tự thức. Là một trong những nền tảng để hình thành tư duy đúng đắn và tích cực cho trẻ để trẻ có thể trau dồi và học hỏi một cách hiệu quả các kiến thức quan trọng.

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- 15 lớp kỹ năng sống cho trẻ 14 tuổi DANH TIẾNG NHẤT hiện nay
- 7 phương pháp dạy trẻ kỹ năng sống BỀN VỮNG mà ĐƠN GIẢN
- “Điểm danh” 10+ lớp học kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi TỐT NHẤT
- Sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non qua các giai đoạn
- 5 lớp học cho trẻ thiếu tự tin ở Đà Nẵng thể hiện bản thân
- Các lớp học cho trẻ thiếu tự tin ở Nha Trang hấp dẫn nhất
- TOP 10 trò chơi giúp trẻ tự tin thể hiện tài năng và cá tính
- 12 cách dạy trẻ tư duy phản biện NHANH NHẠY và TỐI ƯU
- 20 trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non ĐƠN GIẢN
- Cách dạy trẻ nhận thức chậm – Cẩm nang đồng hành cùng con