Dạy trẻ phòng tránh điện giật với 10+ kỹ năng “vàng” sau đây!

Điện có thể gây nguy hiểm cho con người nếu không sử dụng đúng cách. Đặc biệt nếu trẻ không biết cách sử dụng điện an toàn, các bé có thể gặp phải các nguy hiểm như bị điện giật hoặc gây ra hỏa hoạn. Bởi vậy ba mẹ cần thiết phải dạy trẻ phòng tránh điện giật cũng như trang bị cho trẻ các kỹ năng sống an toàn khi sử dụng điện.

Việc trang bị cho trẻ kỹ năng sống an toàn khi sử dụng điện rất cần thiết để đảm bảo an toàn 
Việc trang bị cho trẻ kỹ năng sống an toàn khi sử dụng điện rất cần thiết để đảm bảo an toàn

Dạy trẻ phòng tránh điện giật cần thiết đến mức nào?

Có rất nhiều lý do để ba mẹ nhận diện được việc dạy con trẻ sử dụng an toàn điện là một trong các kỹ năng sống cho trẻ mầm non thiết yếu:

  • Điện đã trở thành một phần không thể thiếu, luôn hiện hữu xung quanh cuộc sống của con trẻ. Nó xuất hiện ở khắp mọi nơi, từ ngôi nhà của chúng ta đến các khu mua sắm, nhà hàng, trường học. Tuy nhiên, nếu con trẻ không được hướng dẫn sử dụng đúng cách, điện cũng có thể gây ra các nguy hiểm và rủi ro cho trẻ. 
  • Thứ hai, ba mẹ không thể lúc nào cũng ở bên cạnh giám sát trẻ 24/24, chỉ cần lơ là vài phút đã có thể xảy ra sự số. Vì vậy ba mẹ trang bị kỹ năng này cho trẻ cũng là để trẻ tự bảo vệ bản thân mình. 
  • Trẻ con luôn có tính hiếu động và tò mò với mọi thứ xung quanh. Ở độ tuổi chưa có nhận thức rõ ràng, con trẻ thấy thứ gì cũng là đồ chơi của chúng. Cho nên ba mẹ cần giáo dục con kỹ năng sử dụng an toàn điện từ khi chúng còn nhỏ. 

Trong quá trình dạy trẻ kỹ năng sống an toàn khi sử dụng điện, thay vì ba mẹ cấm con không được lại gần, không được sờ vào thì ba mẹ hãy hướng dẫn con trẻ cách sử dụng an toàn khi các con đủ nhận thức. Điều này còn nâng cao kỹ năng cho trẻ trong tương lai, giúp bảo vệ trẻ trong mọi tình huống.

Sử dụng an toàn điện chính là kỹ năng sống thiết yếu cho trẻ
Sử dụng an toàn điện chính là kỹ năng sống thiết yếu cho trẻ

Bố mẹ có thể dạy kỹ năng sống an toàn khi sử dụng điện ở nhà cho trẻ như thế nào?

Cho trẻ hiểu sự nguy hiểm từ điện

Việc giúp trẻ hiểu sự nguy hiểm từ điện là rất quan trọng để bảo đảm an toàn cho trẻ khi ở gần các thiết bị điện. Đầu tiên ba mẹ hãy giải thích cho trẻ biết rằng điện là một nguồn năng lượng mạnh mẽ và có thể gây ra rất nhiều tai họa nếu con không sử dụng đúng cách; ba mẹ có thể dạy cho con những kiến thức cơ bản về điện như: 

  • Điện có thể gây ra các triệu chứng như giật, sốc điện, rối loạn nhịp tim, thậm chí là tử vong.
  • Dây điện, đầu cắm điện và các thiết bị điện đều nguy hiểm như nhau 
  • Cháy nổ có thể xảy ra khi một thiết bị điện bị chập hoặc bị hỏng, dẫn đến sự phát nổ và gây cháy nổ.
  • Nước là nguồn dẫn điện rất nhanh, không được sử dụng đồ điện khi tay hoặc cơ thể đang ướt. 
  • Không được tự ý cắm điện, cầm dây điện khi không có bố mẹ bên cạnh
Ba mẹ giải thích cho trẻ hiểu sự nguy hiểm từ điện như thế nào 
Ba mẹ giải thích cho trẻ hiểu sự nguy hiểm từ điện như thế nào

Không thò tay, dị vật vào ổ cắm điện

Việc con trẻ em thò tay hoặc đưa các vật dụng khác vào ổ cắm điện là điều cực kỳ nguy hiểm. Ba mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu về điện, hậu quả mà nó có thể gây ra cũng như dạy trẻ tránh xa những nơi nguy hiểm. Hãy sử dụng những từ ngữ đơn giản và dễ hiểu để giải thích cho con trẻ. Ngoài ra ba mẹ có thể sử dụng các hình ảnh biển báo cấm, video nói về hành động nguy hiểm này cho trẻ xem tác hại của chúng. Để đảm bảo an toàn cho con trẻ, ba mẹ thực sự cần khắt khe, nghiêm chỉnh trong quá trình dạy trẻ.

Giáo dục con trẻ không thò tay, dị vật vào ổ cắm điện là một trong những điều cần dạy trẻ phòng tránh điện giật đầu tiên
Giáo dục con trẻ không thò tay, dị vật vào ổ cắm điện là một trong những điều cần dạy trẻ phòng tránh điện giật đầu tiên

Xem thêm: Dạy trẻ phòng tránh đuối nước cho mùa hè AN TOÀN – LÀNH MẠNH

Không đùa nghịch, chơi ở nơi có ổ cắm, dây điện

Ba mẹ nhắc nhở con trẻ không được đùa nghịch, chơi ở nơi có ổ cắm, dây điện; đặc biệt là phòng bếp. Giải thích cho trẻ hiểu khi trẻ chơi ở nơi có nhiều dây điện dễ bị vấp ngã, không may trẻ làm đổ nước vào ổ điện sẽ gây ra chập điện, cháy nổ bị điện giật. Ba mẹ hãy sưu tầm những video nói về các tình huống đã xảy ra tương tự cho trẻ em. Để trẻ nhận thức và hiểu được độ nguy hiểm của việc này.

Không nên tự ý cắm, rút phích cắm các thiết bị điện

Đối với những trẻ ở lứa tuổi bắt đầu có nhận thức tốt hơn, ba mẹ có thể bắt đầu dạy con những kỹ năng an toàn khi sử dụng điện với cách rút và cắm các thiết bị điện trong nhà một cách an toàn. Việc học cách tự bảo vệ bản thân mình chính là phương pháp an toàn nhất cho một đứa trẻ đang phát triển. Còn đối với trẻ nhỏ chưa có đủ nhận thức, tốt nhất ba mẹ nên để con tránh xa các khu vực này, giám sát con kỹ hơn hoặc cấm con không được chạm vào các loại phích cắm, ổ cắm điện.

Dạy trẻ không nên tự ý cắm, rút phích cắm các thiết bị điện
Dạy trẻ không nên tự ý cắm, rút phích cắm các thiết bị điện

Không để nước gần các đồ điện, ổ cắm

Nhiều gia đình thường có thói quen lắp đặt các ổ điện trong nhà vệ sinh, đặt các máy sấy tóc, sạc điện thoại… trên kệ hay lavabo để tiện sử dụng khi cần. Điều này có thể khiến trẻ tò mò hoặc tự ý sử dụng mà bật các thiết bị đó lên. Có thể dẫn đến các nguy cơ bị điện giật, chập điện, cháy nổ. Điều quan trọng tiếp theo ba mẹ cần dạy trẻ là không được dùng tay ướt chạm vào các thiết bị điện. Không được cầm cốc nước lại gần thiết bị điện, ổ cắm; không may các con làm đổ nước vào có thể xảy ra trường hợp xấu.

Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng thoát hiểm khi có cháy và các kỹ năng sống PCCC

Không tự ý di dời các thiết bị điện trong nhà khi chưa có sự yêu cầu từ bố mẹ

Việc trẻ tự ý chạm vào và di chuyển các thiết bị điện trong nhà rất nguy hiểm bởi sự thiếu hiểu biết về cách sử dụng cũng như các nguy cơ rò rỉ điện nếu có. Đối với trẻ chưa có nhận thức rõ ràng, ba mẹ nên dành thời gian quan sát con kỹ càng hơn. Còn đối với trẻ đã bắt đầu có nhận thức, trẻ có thể được phép sử dụng, di chuyển các đồ điện khi đã biết cách sử dụng, tuy nhiên ba mẹ hãy nhắc nhở con thường xuyên. Điều này rất quan trọng và cần giáo dục trong một thời gian dài để thành thói quen, đòi hỏi sự kiên trì, nhẫn nại từ các bậc cha mẹ.

Không tự ý di dời các thiết bị điện trong nhà khi chưa có sự yêu cầu từ bố mẹ
Không tự ý di dời các thiết bị điện trong nhà khi chưa có sự yêu cầu từ bố mẹ

Phát hiện điện cháy, có mùi khét cần báo người lớn ngay

Ba mẹ nên nói cho con hiểu, khi phát hiện điện cháy, có mùi khét cần nhanh chóng báo người lớn ngay. Bởi vì trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc xử lý sự cố chập điện, cháy nổ ổ điện. Điều đầu tiên con trẻ cần làm là rời khỏi khu vực cháy chập đồng thời hét to gọi người lớn. Nếu ở nhà cao tầng hoặc khu chung cư thì trẻ cần hô hoán báo động, kêu gọi sự giúp đỡ của mọi người, cùng lúc đó là di chuyển thật nhanh tới các khu vực thoát hiểm.

Giáo dục trẻ qua phim ảnh, phim tài liệu

Giáo dục trẻ em về kỹ năng sử dụng điện an toàn thông qua phim ảnh và phim tài liệu là một cách hiệu quả để giúp trẻ em nắm bắt các nguy hiểm liên quan đến điện và học cách sử dụng điện an toàn. Phương pháp này giúp trẻ hiểu rõ về cách sử dụng các thiết bị điện, cách giữ an toàn khi tiếp xúc với điện và cách phòng ngừa các tai nạn điện. Con trẻ được học qua phim ảnh sẽ dễ hiểu hơn, giúp trẻ em học tập một cách thú vị và hứng thú.

Bên cạnh đó, ba mẹ có thể sử dụng các bộ phim này như một công cụ để giảng dạy và truyền đạt các kỹ năng sử dụng điện an toàn cho các con. Bằng cách kết hợp các hoạt động thực tế, giáo dục trẻ về an toàn điện sẽ trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn.

Xem thêm: Kỹ năng sống khi bị điện giật – Cẩm nang an toàn cho trẻ

Dạy trẻ kỹ năng an toàn điện khi ở ngoài đường, nơi công cộng

Tránh đi gần hộp điện, cột điện, đường dây cao thế, trạm biến áp

Ba mẹ cần dạy các con tránh đi gần các nguồn điện nguy hiểm để giữ an toàn cho bản thân. Hộp điện, cột điện, đường dây cao thế, trạm biến áp có luồng điện rất cao; còn nguy hiểm hơn gấp nhiều lần so với luồng điện thông thường ở nhà. Ba mẹ cần giải thích cho trẻ nguy hiểm của các trạm này; nếu đi gần con trẻ sẽ dễ bị hút vào và có thể xảy ra tình huống đáng tiếc.

Hướng dẫn trẻ tránh đi gần hộp điện, cột điện, đường dây cao thế, trạm biến áp
Hướng dẫn trẻ tránh đi gần hộp điện, cột điện, đường dây cao thế, trạm biến áp

Không thả diều gần đường dây điện

Ba mẹ và giáo viên cần dạy trẻ không được thả diều gần đường dây điện là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho bản thân và người khác. Việc thả diều gần đường dây điện có thể gây nguy hiểm vì tay cầm của diều dễ bị dẫn điện, khiến cho con bị điện giật. Ngoài ra, khi diều bay lên cao và đụng vào đường dây điện có thể gây ra sự cố về điện, gây cháy nổ hoặc gây tai nạn nghiêm trọng.

Không thả diều gần đường dây điện
Không thả diều gần đường dây điện

Không tự ý chạm, bật tắt các thiết bị điện

Con trẻ cần được giải thích về nguy hiểm của điện và cảnh báo về các nguy cơ rò rỉ điện khi chạm vào hoặc bật tắt các thiết bị điện ở nơi công cộng như bóng đèn, công tắc, ổ cắm, máy tính,… Điều này nguy hiểm hơn gấp nhiều lần so với các thiết bị điện trong nhà bởi bố mẹ cũng không nắm được tình trạng an toàn của các thiết bị cũng như cách sử dụng thiết bị đó an toàn.

Xem thêm: Kỹ năng sống an toàn giao thông cho trẻ – Không chỉ là sự AN TOÀN!

Những lưu ý dành cho bố mẹ để trẻ đảm bảo an toàn điện khi ở nhà

Luôn tắt các thiết bị điện khi không sử dụng

Ba mẹ lưu ý cần tắt các thiết bị điện khi không sử dụng là rất quan trọng để đảm bảo an toàn cho bản thân và con trẻ tránh nguy cơ cháy nổ, tiêu tốn năng lượng và giảm thiểu rủi ro con trẻ bị điện giật. Nếu một thiết bị điện được để hoạt động trong thời gian dài mà không có người sử dụng, nó có thể gây nóng và gây cháy nổ. Hơn nữa, khi không sử dụng chúng, việc tắt điện sẽ giảm thiểu nguy cơ điện giật, đặc biệt đối với trẻ con trong nhà.

Luôn tắt các thiết bị điện khi không sử dụng
Luôn tắt các thiết bị điện khi không sử dụng

Để xa tầm tay trẻ em các đồ điện

Ba mẹ cần đặt các đồ điện như ổ cắm, điện thoại, máy tính, máy giặt, tủ lạnh và các thiết bị điện khác ở nơi con trẻ trong nhà không thể tiếp cận được, đặc biệt là trẻ nhỏ chưa có nhận thức nhiều. 

Trẻ thường rất tò mò và muốn khám phá mọi thứ xung quanh chúng, vì vậy nếu các đồ điện được để trong tầm tay của trẻ, chúng có thể đưa tay, đưa đồ chơi hoặc đưa cơ thể vào trong các vật này, dẫn đến nguy hiểm cho các con. 

Nếu không thể đặt ở nơi cao, ba mẹ có thể sử dụng các dụng cụ bảo vệ đồ điện như khóa cửa, nắp che, tủ đựng, giá treo, để tránh con trẻ tiếp cận với các thiết bị điện dễ dàng.

Có biện pháp che chắn ổ cắm điện ở tầm với của trẻ

Để đảm bảo an toàn cho con trẻ, ba mẹ có thể sử dụng các vật dụng bảo vệ ổ cắm điện. Các vật dụng này được thiết kế để che chắn và ngăn chặn trẻ nhỏ tiếp cận với các ổ cắm điện, giảm thiểu nguy cơ tai nạn điện. Các vật dụng bảo vệ ổ cắm điện có nhiều loại như: ổ cắm điện loại dán tường hoặc loại vặn, thường được làm bằng nhựa ABS hoặc PVC và có độ bền cao.

Tuy nhiên, ba mẹ cũng cần lưu ý rằng việc sử dụng các vật dụng bảo vệ ổ cắm điện chỉ là biện pháp phòng ngừa, không thể hoàn toàn ngăn chặn con trẻ tiếp cận với ổ cắm điện. Do đó, ba mẹ cần phải luôn giám sát và giáo dục kỹ năng cho trẻ, không để trẻ chơi đùa gần các đồ điện và các ổ cắm điện.

Ba mẹ sử dụng biện pháp che chắn ổ cắm điện ở tầm với của trẻ
Ba mẹ sử dụng biện pháp che chắn ổ cắm điện ở tầm với của trẻ

Định kỳ kiểm tra các thiết bị điện trong nhà

Bên cạnh việc giáo dục kỹ năng cho trẻ về những kiến thức sử dụng điện an toàn, ba mẹ nên thường xuyên kiểm tra lại các thiết bị điện trong nhà mình. Việc kiểm tra những thiết bị điện định kỳ trong nhà sẽ giúp cho hệ thống điện an toàn hơn, phòng ngừa tình trạng cháy chập không đáng có và tăng tuổi thọ của thiết bị.

Bài viết trên đây là tổng hợp những kinh nghiệm quý báu khi dạy trẻ phòng tránh điện giật. Hy vọng ba mẹ sẽ có thêm những kiến thức hũu ích để giáo dục con trẻ sử dụng điện an toàn nói riêng và giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non nói chung.

Ngoài ra ba mẹ cũng nên cho trẻ tham gia vào các khóa học về kỹ năng sống, thái độ sống để trẻ được rèn luyện nhiều hơn, sâu hơn tư duy và nhận thức. Ba mẹ có thể tham khảo khóa DreamUP dành cho trẻ từ 9-16 tuổi từ UPO. Khóa học sẽ mở ra cho trẻ cánh cửa mới về tư duy tự thức cũng như làm quen với mô hình giáo dục khai phóng, từ đó trẻ có thể tự phát huy khả năng và phát triển toàn diện.

Đăng ký khoá học DreamUP NGAY

Trainer Lê Đặng Minh Nhật

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Icon Facebook tác giả    Icon Youtube tác giả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được
Tư vấn & Test tính cách Miễn phí

    Thông tin liên lạc

    Công ty cổ phần Tiềm năng vô hạn

    Mã số thuế: 4201892928

    Người đại diện theo pháp luật: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

    Theo dõi chúng tôi icon FB icon YT

    background footer

    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x