Có phải bố mẹ đang gặp tình trạng bé giật mình thức giấc lúc nửa đêm? Bố mẹ phải dậy cho con bú và ru bé ngủ lại? Làm sao rèn trẻ tự ngủ? Nếu con đã được 4 tháng tuổi trở lên thì bố mẹ hãy bắt đầu rèn cho trẻ tự ngủ. Dưới đây là các cách rèn trẻ tự ngủ hiệu quả nhất bố mẹ nên tham khảo.
Hiểu đúng về việc rèn trẻ tự ngủ
Luyện ngủ là quá trình bé tự đi vào giấc ngủ mà không cần nhờ sự giúp đỡ của ba mẹ. Điều đó có nghĩa là bé được đặt xuống giường trong tình trạng buồn ngủ nhưng vẫn còn tỉnh, sau đó từ từ chìm vào giấc ngủ mà không cần mẹ cho bú, hát ru hay vỗ về. Luyện ngủ còn có thể hiểu là quá trình bé tự xoa dịu và cố gắng ngủ lại mỗi khi thức dậy vào giữa đêm. Tình trạng giật mình tỉnh dậy khi ngủ là hoàn toàn bình thường, diễn ra cả ở người lớn và trẻ em. Việc rèn trẻ tự ngủ là một kỹ năng giúp hoàn thiện thói quen cho bé rất cần được quan tâm.
Khi bé học được cách tự ngủ sẽ thường có giấc ngủ kéo dài từ 9 – 12 tiếng mỗi đêm. Khi có một giấc ngủ ngon, các trạng thái tinh thần của bé trong ngày sẽ rất tốt, bé ngoan ngoãn hơn và đồng thời ba mẹ cũng sẽ không còn vất vả khi trông trẻ nữa.

Một số người mẹ lo lắng khi luyện trẻ tự ngủ sẽ phải cai sữa đêm và gây ảnh hưởng đến bé. Tuy nhiên các bậc phụ huynh có thể yên tâm vì luyện ngủ và cai sữa đêm không hề liên quan đến nhau. Trong quá trình luyện ngủ, các mẹ vẫn có thể cho bé bú sữa từ 1- 2 lần tùy vào nhu cầu và điều kiện sức khoẻ của bé. Bởi vì một số bé ăn không quá nhiều vào ban ngày hoặc cơ thể gầy yếu cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng thì vẫn cho bú buổi đêm bình thường. Tuy nhiên khoảng thời gian này không nên diễn ra quá lâu, ảnh hưởng đến việc ngủ lại của bé.
Nhiều phụ huynh vẫn còn băn khoăn liệu rèn cho bé tự ngủ có gây ảnh hưởng đến sức khoẻ và tâm lí của bé đối với ba mẹ hay không? Theo nghiên cứu cho thấy rằng luyện ngủ không làm ảnh hưởng gì đến nguy cơ mắc các bệnh về sức khỏe, hành vi và cảm xúc. Hơn thế nữa, các chuyên gia còn cho biết, luyện ngủ có ảnh hưởng tốt đến sức khoẻ và chiếm phần quan trọng đối với trẻ nhỏ, miễn là bé ngủ trong một không gian an toàn và kết hợp với biện pháp ngủ phù hợp. Đối với ba mẹ, luyện ngủ cho trẻ xong sẽ giúp tình thần của họ tốt hơn và mối liên hệ gắn kết với con chặt chẽ hơn.
Tuỳ vào các cách luyện ngủ cho bé sẽ dẫn đến thời gian khác nhau. Thông thường bé chỉ mất từ 3 – 7 đêm để làm quen với quá trình luyện ngủ. Tuy nhiên khoảng thời gian này có thể kéo dài hơn phụ thuộc vào phương pháp, khả năng của bé và cách hỗ trợ của ba mẹ. Quan trọng nhất là tính kiên nhẫn của ba mẹ trong quá trình thực hiện kỹ năng này. Tuy nhiên, nếu quá 2 tuần bé vẫn chưa thể tự luyện ngủ thì cần đến gặp bác sĩ để được tư vấn.
Nên rèn trẻ tự ngủ khi nào? Đâu là độ tuổi lý tưởng để rèn trẻ tự ngủ?
Về phương diện phát triển, hầu hết các bé đều có khoảng thời gian lý tưởng để rèn ngủ là từ 4 – 6 tháng tuổi. Ở độ tuổi này bé đã đủ lớn để có khả năng tự ngủ lại khi thức giấc giữa đêm. Đây cũng là độ tuổi bé có thể ngủ từ 6 – 8 tiếng trong 1 đêm mà không bị đói, thích hợp để cai bú đêm, giúp giấc ngủ được liền mạch hơn. Một số bé có thể luyện ngủ trễ hơn 6 tháng một chút, vẫn đảm bảo cho chu kỳ giấc ngủ hoàn thiện và nhịp sinh học của bé cũng bắt đầu phát triển.

Nếu mẹ không chắc chắn về độ tuổi luyện ngủ tốt nhất cho con cả mình thì hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn một cách cách tốt nhất.
Xem thêm: Nên rèn bé ngủ trưa từ khi nào? Làm thế nào cho đúng cách?
Làm sao rèn trẻ tự ngủ? Một số phương pháp rèn trẻ tự ngủ hữu ích cho bố mẹ
Mục tiêu của các phương pháp rèn trẻ tự ngủ là giúp bé nhận ra bản thân có thể ngủ mà không cần tác động từ bên ngoài. Thông thường bố mẹ có thể thực hiện một cách rèn trẻ tự ngủ cụ thể hoặc cũng có thể kết hợp nhiều phương pháp với nhau để nâng cao hiệu quả. Dưới đây là 5 phương pháp luyện ngủ được áp dụng nhiều nhất hiện nay ở cả Việt Nam và thế giới.
Phương pháp “Cry It Out” (CIO)
Cry It Out (CIO) hay còn được gọi là phương pháp luyện ngủ bằng tiếng khóc, đây là phương pháp nổi tiếng nhất và cũng được sử dụng nhiều nhất. Đặc điểm của CIO là ba mẹ phải đặt bé lên giường trước khi bé ngủ và tuyệt đối không can thiệp vào các biểu hiện của bé. Hãy để bé khóc thoải mái cho đến khi mệt và chìm vào giấc ngủ.

Tuy nhiên bố mẹ nên cho bé ăn no, thay tã sạch sẽ và nằm ngay ngắn trên giường. Sau đó hãy chúc bé ngủ ngon và không bế hay vỗ về cho đến sáng hoặc đến bữa ăn tiếp theo theo nhu cầu riêng của bé.
Phương pháp này quả thực khá khó đối với bé và cả ba mẹ, tuy nhiên hiệu quả nó mang đến rất tích cực. Thông thường sau khoảng 2 – 3 đêm là bé có thể làm quen và tình trạng quấy khóc sẽ giảm dần sau đó.
Điều quan trọng nhất chính là sự kiên trì và không được mủi lòng của ba mẹ. Đôi khi một số người mẹ rất xót khi thấy con khóc sẽ bế và dỗ bé, tuy nhiên hành động này sẽ làm phản tác dụng và rất khó khăn để bé có thể luyện ngủ.
Cách rèn trẻ tự ngủ Ferber
Nếu bố mẹ không nỡ để con khóc toáng khi ngủ thì Ferber chính là phương pháp phù hợp. Ferber còn được gọi là phương pháp kiểm tra và điều khiển, nó khá giống với CIO.
Sau khi chuẩn bị xong công tác trước khi đi ngủ cho bé, đặt bé xuống giường và rời đi để mặc bé khóc. Sau đó, ba mẹ có thể quay lại kiểm tra bé theo một khoảng thời gian cố định. Ví dụ sau 10 phút mẹ có thể lại chỗ bé và nói những câu an ủi, dỗ dành và khen bé đã làm tốt rồi. Mẹ sẽ tiếp tục rời đi và 10 phút sau quay trở lại nếu bé còn khóc. Thời gian mẹ nán lại với bé không nên quá lâu và cứ mỗi lần quay lại nên để khoảng thời gian dài hơn một chút.

Phương pháp này sẽ cần thời gian lâu hơn, có khi từ một tuần trở đi. Đối với một số bé, việc mẹ quay lại sau các khoảng thời gian sẽ giúp bé cảm thấy an tâm và dễ chìm vào giấc ngủ hơn. Ngược lại có một số trường hợp bé lại cảm thấy khó chịu khi mẹ cứ đến và lại rời đi. Khi đó các mẹ nên cân nhắc đến việc sử dụng phương pháp CIO để mang lại hiệu quả cao hơn.
Xem thêm: Cách dạy trẻ ăn vạ với 12+ tips “điều trị” TẬN GỐC!
Phương pháp Pick-Up-Put-Down
Phương pháp này khá giống với thói quen đi ngủ bình thường của bé. Sau khi đặt bé xuống giường, hãy chờ trong vài phút khi bé quấy khóc để xem bé có thể tự điều chỉnh được không. Nếu không mẹ có thể đặt tay lên bụng, lên lưng hoặc hát ru một khúc cho bé. Tuy nhiên khoảng thời gian thực hiện những hành động này không nên quá lâu.

Pick -Up- Put- Down có thể được thực hiện nhiều lần trong đêm mỗi khi bé khóc nên có thể kết hợp chung với phương pháp Ferber.
Phương pháp Chair
Phương pháp Chair được thực hiện liên quan đến một cái ghế! Phương pháp này cần khá nhiều sự kiên nhẫn từ ba mẹ. Sau khi đặt bé lên giường, thay vì rời đi thì ba mẹ ngồi lại trên một cái ghế cạnh giường của bé, ba mẹ không được ôm nhưng có thể dùng lời nói để dỗ dành và trấn an cho đên khi bé ngủ thiếp đi. Sau đó có thể rời đi và quay lại thực hiện tương tự nếu bé tiếp tục khóc. Tuy nhiên sau mỗi lần, ba mẹ hãy tăng khoảng cách từ chiếc ghế đến chỗ bé, dần dần cho đến khi ra khỏi phòng.

Phương pháp này khá khó khăn đối với ba mẹ khi phải ngồi đó cho đến khi bé ngủ, đối với một số bé, đôi khi chúng sẽ càng khóc nhiều hơn nếu như khi tỉnh dậy không thấy mẹ ngồi đó nữa.
Xem thêm: Những câu chuyện dạy trẻ biết nghe lời HAY và NHÂN VĂN NHẤT
Phương pháp Fading
Phương pháp cuối cùng ba mẹ có thể tham khảo để luyện ngủ cho con có tên là Fading. Nếu bé có dấu hiệu khóc trong một khoảng thời gian khá dài trước khi đi ngủ thì có khả năng bé chưa sẵn sàng để đi ngủ vào lúc đó. Fading là cách có thể chuyển thời gian ngủ của bé sang một thời điểm khác.

Ba mẹ hãy chú ý đến các dầu hiệu của bé, ví dụ lúc 19 giờ 30 bé vãn còn khóc lâu thì có khả năng đây chưa phải là khoảng thời gian ngủ sinh học của bé. Hãy cho bé đi ngủ trễ hơn một chút, sau một vài đêm cho bé đi ngủ vào giờ đó, ba mẹ có thể lùi thời gian đi ngủ của bé sớm hơn để phù hợp với thời gian luyện ngủ mà ba mẹ muốn.
Một số lời khuyên “bí mật” khác khi rèn trẻ tự ngủ cho bố mẹ
Luyện ngủ cho trẻ nhỏ đúng là việc rất khó khăn và đòi hỏi sự kiên trì rất cao. Sau đây là một số lời khuyên bổ ích cho ba mẹ khi rèn trẻ tự ngủ.
Bố mẹ có thể thử lần lượt phương pháp để chọn cách phù hợp nhất
Cho dù ba mẹ lựa chọn cách rèn trẻ tự ngủ nào thì cũng đòi hỏi phải có sự kiên nhẫn. Đôi khi có một số phương pháp phù hợp cho bé này nhưng lại không có tác dụng với trẻ khác. Vì vậy bố mẹ cần phải trải qua nhiều lần thử những phương pháp khác nhau mới có thể tìm được cách luyện ngủ phù hợp nhất.

Không có phương pháp nào là đúng hay sai mà chỉ có phù hợp hoặc không phù hợp mà thôi. Khi đã tìm ra được phương án tốt nhất, ba mẹ phải thật kiên trì, cho bé thực hiện ít nhất khoảng một tuần để có thể đánh giá kết quả một cách chính xác.
Xem thêm: “Bật mí” cách rèn nề nếp thói quen cho trẻ mầm non TỐT NHẤT
Hãy thử tạo một thói quen trước khi đi ngủ cho trẻ
Quá trình chuẩn bị trước khi đi ngủ cũng quan trọng như lúc đi ngủ vậy. Các bé còn nhỏ nên sẽ chưa có sự xác định chính xác về thời gian, không phân biệt được khi nào đến thời gian đi ngủ. Khi ấy ba mẹ nên tạo một thói quen cho bé để rèn con ngủ đúng giờ.

Một số thói quen nên tập cho bé trước khi ngủ có thể là đọc sách cho bé nghe, kể chuyện, đi tắm hoặc uống sữa. Dần dần sau một khoảng thời gian lặp lại các hành động này rồi đi ngủ, bé sẽ chấp nhận và chủ động đi ngủ đúng giờ.
Chú ý các dấu hiệu bé buồn ngủ
Khi bé có các dấu hiệu như dụi mắt, khóc nhè, nhõng nhẽo hay quay lưng lại với ánh sáng chứng tỏ bé bắt đầu buồn ngủ. Khi ấy ba mẹ nên chuẩn bị nhanh chóng cho bé xuống giường đi ngủ. Lúc bé mệt sẽ có thể dễ dàng đi vào giấc ngủ nhanh hơn. Tốt hơn hết nên cho bé đi ngủ trước khi ngủ gật, khi đó có thể tạo được thói quen tự xoa dịu và chủ động đi ngủ, ngoài ra còn có thể áp dụng các phương pháp luyện ngủ tốt hơn thay vì để bé ngủ gật.

Đừng quá hoảng hốt nếu con chợt khóc
Nếu ba mẹ đang cho bé thực hiện một phương pháp luyện ngủ nào đó mà đột nhiên nghe bé khóc, đừng vội hoảng loạn bởi đó là hiện tượng rất bình thường đối với mọi phương pháp. Tuỳ vào phương án mà ba mẹ đang thực hiện để có cách xử lý khác nhau. Miễn là ba mẹ tạo một không gian ngủ an toàn cho bé thì không cần phải quá lo lắng nữa.
Bài viết vừa rồi bao gồm những thông tin về việc rèn bé tự ngủ cũng như các cách làm sao rèn trẻ tự ngủ. Hy vọng bố mẹ sẽ có thêm những kiến thức hữu ích để nuôi dạy con phù hợp.
Nếu bố mẹ cũng đang tò mò về tính cách trong tương lai gần của con, ba mẹ có thể tìm hiểu về sinh trắc vân tay và ghé thăm UPO. Đây là phương pháp dùng công nghệ để phân tích hình dạng, mật độ vân tay của trẻ, từ đó đưa ra các phỏng đoán về tính cách của bé, giúp ba mẹ có thể thấu hiểu con hơn và xây dựng phương pháp giáo dục con phù hợp.
Đăng ký Sinh Trắc Vân Tay MIỄN PHÍ cho bé

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- Kiên trì và cố chấp – Sự khác biệt mong manh tới thành công
- 100 câu nói hay về sự kiên trì – dành cho ai đang gục ngã
- Làm sinh trắc vân tay bao nhiêu tiền? – Bảng giá tham khảo
- [BẬT MÍ] 10+ kinh nghiệm rèn luyện tính kiên trì cho trẻ
- 20+ tấm gương về lòng kiên trì – khơi nguồn động lực bất tận
- 80 câu ca dao tục ngữ về siêng năng kiên trì đầy sâu sắc!
- Làm sinh trắc vân tay cho bé là gì? Có an toàn hay không?
- 20 trò chơi rèn tính kiên trì cho trẻ – Dạy con thông minh
- Dạy con kiếm tiền với 7 hoạt động cực ĐƠN GIẢN và NĂNG ĐỘNG
- Dạy con cách tiêu tiền thông minh – Cẩm nang cho bố mẹ!