Trẻ em hiện nay đang có xu hướng thức khuya hơn trước, ngủ ít đi sẽ làm con trẻ cảm thấy uể oải, khó tập trung, giảm các cơ hội phát triển chiều cao và trí não. Vậy, làm sao để rèn con ngủ đúng giờ? Cùng UPO điểm quan một số cách rèn trẻ ngủ sớm, ngủ ngon hơn trong bài viết dưới đây.
Các cách rèn con ngủ đúng giờ, đi ngủ sớm cực kỳ hữu ích cho bố mẹ!
Giấc ngủ rất quan trọng đối với trẻ, giúp cải thiện các hành vi, trí nhớ và sức khỏe, tinh thần của trẻ. Đây cũng là một kỹ năng thiết yếu khi rèn nề nếp thói quen cho trẻ mầm non. Tuy nhiên hiện nay nhiều trẻ thường ngủ rất muộn, khó vào giấc ngủ hoặc thức giấc giữa đêm, ngủ ít hơn. Nhưng bố mẹ đừng quá lo lắng khi con khó ngủ, bố mẹ hoàn toàn có thể rèn con ngủ đúng giờ bằng những cách đơn giản như cải thiện không gian ngủ, ánh sáng, ăn uống,…
Xây dựng không gian yên tĩnh
Dù là trẻ nhỏ hay người lớn thì tiếng ồn sẽ rất ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, khi ngủ trong một môi trường quá ồn sẽ làm cho trẻ khó vào giấc ngủ và nhiều khi làm trẻ giật mình trong lúc ngủ. Chính vì vậy, trong các cách rèn trẻ đi ngủ sớm rất quan trọng việc tạo một không gian yên tĩnh và thoải mái.

Bố mẹ hãy tạo một không gian ấm cúng và yên tĩnh cho con trẻ bằng cách giảm tiếng ồn, lấy các vật dụng điện tử như tivi, laptop, điện thoại ra khỏi phòng ngủ của trẻ. Hãy hạn chế tạo ra tiếng ồn, nói chuyện lớn, xem tivi ồn ào trong lúc bé đang đến giờ đi ngủ. Nếu nhà gần đường bố mẹ có thể hạn chế những tiếng ồn do phương tiện đi lại bằng cách lắp các tấm cách âm.
Ngoài ra bố mẹ nên giữ cho căn phòng thoải mái và ngăn nắp với nhiệt độ vừa phải giúp con ngủ ngon hơn. Bố mẹ có thể đặt một số đồ chơi như gấu bông, đồ vật yêu thích của trẻ để tạo một không gian thân thiện, ấm áp giúp con cảm thấy an toàn và yên tâm ngủ ngon hơn.
Cách rèn trẻ ngủ sớm – Yếu tố ánh sáng rất quan trọng
Ánh sáng là một yếu tố quan trọng cho một giấc ngủ chất lượng, đặc biệt là những ánh sáng có cường độ lớn hoặc trực tiếp chiếu thẳng vào mặt gây chói mắt, khó chịu và làm giảm cơn buồn ngủ. Khi mắt tiếp xúc với ánh sáng vào ban đêm, nhịp sinh học của cơ thể sẽ bị xáo trộn dẫn đến não bộ sản xuất ít hormone melatonin hơn (hormone giúp buồn ngủ).
Vì vậy, tiếp xúc với ánh sáng trước hoặc trong khi đi ngủ có thể khiến bé khó đi vào giấc ngủ vì não của bé sẽ không tạo ra đủ melatonin gây buồn ngủ. Nếu có thể hãy để con ngủ trong tối, tránh các ánh sáng xanh, ánh sáng trắng để đảm bảo chất lượng giấc ngủ được tốt nhất.

Tuy nhiên, ánh sáng vàng và cam là những ánh sáng ít ảnh hưởng đến đồng hồ sinh học, vì vậy nếu trẻ không cảm thấy an toàn khi ngủ với không gian tối, bố mẹ có thể cho con một chiếc đèn ngủ có ánh sáng vàng hoặc cam nhẹ nhàng, mờ, tạo không gian ấm áp cho con.
Xem thêm: Dạy trẻ nhận biết màu sắc thế nào cho khoa học, dễ tiếp thu?
Muốn rèn con ngủ đúng giờ, hãy quy định giờ đi ngủ rõ ràng
Giấc ngủ rất quan trọng và thời gian đi ngủ cũng quan trọng không kém đối với sức khỏe và tinh thần của trẻ. Bởi vì những thời gian cụ thể cơ thể sẽ cần phải nghỉ ngơi để các hệ miễn dịch và bộ phận cơ thể có thể hoạt động hiệu quả. Ngủ đúng giờ, đúng thời điểm sẽ giúp cơ thể được thư giãn, nghỉ ngơi, tăng cường chiều cao đối với trẻ, ngủ cũng là một trong các hoạt động rèn luyện thói quen tốt cho trẻ rất cần được chú trọng.

Tuy nhiên đối với mỗi độ tuổi khác nhau cơ thể sẽ có những thay đổi, nhu cầu khác nhau. Một số giờ đi ngủ cho trẻ ở từng độ tuổi được khuyến nghị để xây dựng các cách rèn trẻ ngủ sớm:
Độ tuổi | Thời gian đi ngủ |
Trẻ sơ sinh dưới 1 tháng tuổi | Chưa có giờ ngủ sinh học (Mỗi giấc ngủ của bé có thể kéo dài 2 đến 4 giờ) |
Trẻ từ 1 – 4 tháng tuổi | 20:00 – 23:00 |
Trẻ từ 4 – 8 tháng | 17:30 – 19:30 |
Trẻ từ 8 – 10 tháng | 17:30 – 19:00 |
Trẻ từ 10 – 15 tháng | 18:00 – 19:30 |
Trẻ từ 15 tháng – 3 tuổi | 18:00 – 19:30 |
Trẻ từ 3 – 6 tuổi | 18:00 – 20:00 |
Trẻ từ 7 – 12 tuổi | 19:30 – 21:00 |
Thanh thiếu niên | 22:00 – 23:00 (Đảm bảo đủ 9 tiếng mỗi ngày, tùy thuộc vào giờ thức dậy của trẻ) |
Bố mẹ cần tạo cho con một giờ đi ngủ rõ ràng cụ thể phù hợp với độ tuổi của con để con có thể phát triển tốt nhất. Hãy giải thích cho bé tầm quan trọng của giấc ngủ và giờ đi ngủ sẽ giúp con như thế nào, những thời gian cụ thể để các cơ quan trong cơ thể nghỉ ngơi. Có thể cho con đi ngủ trước 15 – 30 phút trước giờ đi ngủ để con có thể chìm vào giấc ngủ đúng giờ.
Kiên trì thực hiện thời gian biểu đi đã đề ra với việc ngủ
Giờ đi ngủ được lặp đi lặp lại sẽ giúp tạo thói quen rèn con ngủ đúng giờ, từ đó tạo được đồng hồ sinh học, giúp con sẽ dễ dàng vào giấc ngủ với khoảng thời gian cố định. Việc thực hiện thời gian biểu đi ngủ của trẻ ở những ngày đầu có thể khó khăn bởi bé chưa quen, có thể trẻ sẽ không buồn ngủ vào thời gian đó. Vì vậy bố mẹ nên kiên trì thực hiện cùng bé.
Nếu bé quá khó ngủ, bố mẹ có thể để con thư giãn bằng cách kể cho bé những câu chuyện để bé dễ ngủ hơn, đồng thời khi nghe chuyện kể có thể giúp bé nhận thức được các bài học, tăng tư duy và kích thích não bộ. Ngoài ra bố mẹ có thể mở các bài nhạc nhẹ nhàng dễ ngủ để con dễ vào giấc hơn.
Xem thêm: 12+ cách rèn cho trẻ tính kiên trì và vững tin vào bản thân
Hạn chế cho trẻ ngủ nhiều vào ban ngày nếu muốn rèn trẻ ngủ sớm
Mỗi độ tuổi khác nhau trẻ sẽ có những nhu cầu thời gian ngủ riêng và đối với giấc ngủ trưa cũng vậy. Nhiều bé ngủ trưa quá nhiều hoặc ngủ quá sát giờ ngủ vào ban đêm sẽ dẫn đến khó ngủ vào ban đêm, rối loạn giấc ngủ và đồng hồ sinh học. Điều này có thể làm trẻ mệt mỏi hoặc uể oải, mất tập trung,…
Trẻ rất thích ngủ vào ban ngày nhưng lại rất khó ngủ vào ban đêm là điều mà không ít bố mẹ đang lo lắng. Để khắc phục điều này, bố mẹ có thể rèn cho trẻ ngủ đúng giờ vào ban đêm bằng cách tạo cho con thời gian ngủ trưa cố định, không để trẻ ngủ quá nhiều. Khi con có cảm giác buồn ngủ ngoài thời gian ngủ, bố mẹ có thể cho con vận động nhẹ như đi dạo, chơi một trò chơi thú vị,… để trẻ quên đi cảm giác buồn ngủ.

Ngoài ra nếu con có cảm giác quá mệt mỏi, con có thể buồn ngủ trước giờ đi ngủ, bố mẹ không nên quá ép con mà thay vào đó hãy cho con làm những việc cần làm sớm hơn và đi ngủ sớm hơn.
Xem thêm: Nên rèn bé ngủ trưa từ khi nào? Làm thế nào cho đúng cách?
Không ăn tối quá no
Lượng thức ăn nạp vào cơ thể cũng ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ, vì vậy thực đơn vào buổi tối rất quan trọng. Nếu trẻ ăn quá nhiều, dạ dày bé sẽ hoạt động nhiều hơn, chịu nhiều áp lực hơn, có thể dẫn đến triệu chứng khó tiêu gây khó chịu, khó ngủ.
Ngoài ra việc ăn quá ít, đói bụng cũng sẽ làm bé tỉnh táo hơn. Bố mẹ cần cân nhắc khẩu phần ăn cho con trẻ phù hợp. Có thể áp dụng cho con ăn nhẹ nhưng vẫn đảm bảo được đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết. Cũng không nên cho con ăn những món ăn vặt trước khi ngủ, bởi vì những món ăn này có thể trông rất ít nhưng lại chưa rất nhiều calo làm trẻ no hơn, dẫn đến khó ngủ, đồng thời có thể gây tăng cân, tăng nguy cơ béo phì ở trẻ.
Tránh xa các chất kích thích
Ngoài việc ăn tối quá no sẽ làm trẻ khó ngủ, thì việc sử dụng một số món ăn có chất kích thích cũng làm trẻ khó ngủ. Caffeine là một chất kích thích hệ thần kinh, làm cơ thể trở nên tỉnh táo hơn, nó ảnh hưởng đến cơ thể trong vòng 6 giờ sử dụng. Vì vậy việc sử dụng quá nhiều loại chất này sẽ khiến khó ngủ, thậm chí là mất ngủ. Bố mẹ nên tránh cho trẻ ăn các loại thực phẩm chứa Caffeine như nước tăng lực, cà phê, trà, sô cô la và cola,… vào buổi chiều hoặc tối.

Ngoài ra đối với một số loại thuốc sẽ có thành phần chống buồn ngủ, làm cho việc đi ngủ đúng giờ của trẻ trở nên khó khăn hơn. Vì vậy khi thấy con khó ngủ hơn, bố mẹ nên xem xét lại việc sử dụng thuốc uống của con có chứa các thành phần gây khó ngủ hay không bằng cách nhờ tư vấn của bác sĩ. Trước khi cho trẻ dùng bất kỳ loại thuốc nào hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ để không ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của con.
Xem thêm: Dạy kỹ năng sống cho trẻ 3 tuổi – tuổi không lúc nào chịu ngồi yên
Không quát nạt hay đánh, ép trẻ khi rèn cho trẻ ngủ đúng giờ
Nhiều bố mẹ hay nóng giận, quát nạt khi con không nghe lời, đặc biệt là khi rèn con ngủ đúng giờ. Thậm chí nhiều bố mẹ còn đánh đập, dọa ép con đi ngủ đúng giờ dẫn đến nhiều trẻ có tình trạng sợ hãi, bất an mỗi lúc đến giờ đi ngủ. Biện pháp này có thể làm con con sợ và đi ngủ ngay nhưng thực chất là sẽ làm phản tác dụng. Khi ngủ trong sợ hãi trẻ sẽ không thể đảm bảo được chất lượng của giấc ngủ, lâu dần có thể ảnh hưởng đến sự phát triển tâm sinh lý của trẻ. Hậu quả là nhiều bé có thể chậm phát triển thể chất, chiều cao, luôn cảm thấy tự ti và không có những sự gắn kết tình cảm với bố mẹ,…

Chính vì vậy bố mẹ không bên quát nạt, đánh hay ép trẻ đi ngủ đúng giờ. Thay vào đó hãy ân cần khuyên bảo, cho bé biết sự cần thiết của việc ngủ đúng giờ và tạo điều kiện cho trẻ đi ngủ đúng giờ. Nếu trẻ không thể ngủ đúng giờ bố mẹ hãy quan sát và tìm hiểu nguyên nhân mà con không thể ngủ hoặc không muốn đi ngủ, từ đó tìm ra những giải pháp giúp con.
Tạo cảm giác an toàn bằng cách nằm cạnh trẻ hay cho con ngủ cùng món đồ chơi yêu thích
Cảm giác không an toàn khi đi ngủ hoặc khi trời tối là một hiện tượng tâm lý thường gặp ở các bé. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến trẻ khó ngủ, thậm chí là sợ hãi khi ngủ vào ban đêm. Tuy nhiên nhiều bé sẽ không quá thể hiện nỗi sợ này ra ngoài, vì vậy bố mẹ cần quan sát con nhiều hơn, thường xuyên nói chuyện với con để biết được con đang cảm giác như thế nào.

Nếu bé có cảm giác không an toàn, bố mẹ có thể ngủ cùng với con, nằm cạnh con đến khi con ngủ để con có thể vượt qua nỗi sợ hãi. Đồng thời có thể đặt trong phòng những món đồ chơi mà con yêu thích để tạo cho con cảm giác yên tâm hơn.
Ví dụ con thích siêu nhân, hãy để con ngủ cùng với món đồ chơi siêu nhân và động viên con bằng một thử thách, câu chuyện như “ bố con và siêu nhân cùng chiến đấu với bóng đêm nhé!”. Điều này sẽ giúp con yên tâm hơn khi ngủ, lâu dần con sẽ không còn sợ hay có cảm giác không an toàn khi ngủ nữa.
Xem thêm: Rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ – Không đơn giản là NHÌN
Thực hiện một vài hoạt động thư giãn trước khi ngủ là cách rèn trẻ đi ngủ sớm hiệu quả!
Việc tạo một không gian, điều kiện thích hợp để rèn cho trẻ ngủ đúng giờ, trẻ ngủ ngon hơn, nhanh hơn thì những hoạt động thư giãn trước khi đi ngủ cũng sẽ rất hiệu quả trong việc rèn con ngủ đúng giờ. Một tinh thần thoải mái, điều kiện thích hợp sẽ giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ hơn.

Một số nghiên cứu cho thấy rằng hầu hết trẻ sẽ ngủ thiếp đi trong vòng 20 phút nếu được làm những điều sau:
- Kể chuyện: Nghe một câu chuyện trước khi đi ngủ sẽ giúp trẻ dễ ngủ hơn, đồng thời con tăng vốn từ vựng, trí tưởng tượng và học được những bài học quý giá. Trước khi bé ngủ hãy đọc cho bé nghe một câu chuyện thú vị, điều này cũng sẽ tăng tình cảm sự kết nối giữa con và bố mẹ.
- Nghe 1 bản nhạc nhẹ: Một bản nhạc nhẹ nhàng với âm lượng rất nhỏ sẽ giúp bé ngủ sâu và ngon giấc hơn. Giúp trẻ có một giấc ngủ chất lượng, sảng khoái và tăng khả năng tập trung, năng lượng khi ngủ dậy.
- Hát ru: Hát ru vốn là một nét truyền thống của cha ông ta, không phải tự dưng mà việc hát ru lại được ông cha, những người mẹ thực hiện trong nhiều thế kỷ qua. Bởi vì khi hát ru bé sẽ tác động rất tốt đến giấc ngủ của bé, giúp con dễ ngủ và tăng sợi dây liên kết thiêng liêng của bố mẹ và con cái.
- Vỗ về lưng hoặc ôm: Khi bé khó ngủ, bố mẹ có thể ôm bé, vỗ về lưng của bé để bé có cảm giác an toàn và dễ dàng chìm vào giấc ngủ nhanh hơn.
- Đọc sách: Nếu trẻ lớn hơn, bố mẹ có thể đọc sách có nội dung phù hợp mà bé yêu thích trước khi đi ngủ. Điều này có thể giúp bé gia tăng tư duy và bổ sung thêm những kiến thức cần thiết, đồng thời giúp bé ngủ ngon hơn.
Việc thiết lập những thói quen gắn liền với việc chuẩn bị đi ngủ chính là xây dựng phản xạ có điệu kiện – cách rèn trẻ ngủ sớm rất hiệu quả!
Không nên sử dụng TV, máy tính, điện thoại trước khi ngủ
Theo nghiên cứu của Christopher Drake – Tiến sĩ thuộc Bệnh viện Henry Ford trên tạp chí Chronobiology International, ánh sáng xanh và ánh sáng trắng có bước sóng ngăn chặn sản xuất melatonin (hormone giúp tạo cảm giác buồn ngủ) làm mất cảm giác buồn ngủ, rối loạn giấc ngủ dẫn đến cơ thể mỏi mệt. Ngoài ra, một nghiên cứu của Viện Y tế Quốc gia Mỹ vào tháng 6 năm 2021 đã cho thấy thói quen ngủ bật đèn, bật tivi xuyên đêm là một trong những nguyên nhân gây béo phì do mất cân bằng hormone.

Thậm chí nếu bé đã ngủ, ánh sáng xanh vẫn có thể xuyên qua mí mắt và bộ não của trẻ vẫn sẽ không sản xuất melatonin nếu nó bị lẫn lộn giữa ngày và đêm. Cơ thể ít tiết ra melatonin sẽ khiến trẻ khó ngủ, mất ngủ, ngủ không sâu giấc. Chính vì vậy tốt nhất hãy cho trẻ tránh xa những ánh sáng từ các thiết bị di động, tivi, laptop, máy tính bảng,…trước giờ đi ngủ 30 phút – 1 tiếng để con có thể dễ vào giấc ngủ hơn.
Xem thêm: Rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ với 10 “bí quyết” sau
Không để trẻ hoạt động, học tập đến mức quá mệt mỏi trước khi ngủ
Ở độ tuổi này, trẻ em thường rất hay vui đùa, nghịch ngợm, và hoạt động quá nhiều so với độ tuổi của bé. Điều này có thể dẫn đến một số ảnh hưởng tiêu cực, đặc biệt là ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ nếu bé hoạt động, học tập quá mức, quá mệt mỏi trước khi ngủ. Quá mệt mỏi có thể dẫn đến những chứng hiếu động thái quá ở trẻ em khiến chất lượng giấc ngủ giảm, việc đi vào giấc ngủ sẽ khó khăn hơn. Chính vì vậy những đứa trẻ mệt mỏi sẽ khó ngủ hơn những đứa trẻ tỉnh táo và từ đó việc rèn con ngủ đúng giờ sẽ trở thành ép buộc gây ức chế sinh học cho trẻ.

Khi bố mẹ nhận thấy con có những biểu hiện khó ngủ vào ban đêm, hãy xem xét những hoạt động của con trong ngày, đặc biệt là những hoạt động trước khi ngủ, liệu con có đang hoạt động quá mức? Con có đang mệt mỏi hay không?
Nếu con vui chơi nhiều, hãy cố gắng tiết chế các hoạt động của con, không để con chạy nhảy quá nhiều trước khi ngủ. Còn nếu con phải học và làm bài tập quá nhiều khi về nhà, bố mẹ hãy quản lý những hoạt động khác của con sao cho thời gian học tập của con là vừa phải, để con không quá mệt mỏi. Bố mẹ cũng có thể nói chuyện với giáo viên giảm mức bài tập của con để con có nhiều thời gian nghỉ ngơi hơn.
Cũng giống việc đi ngủ, trẻ cũng cần tuân thủ giờ thức dậy
Cũng giống như cách rèn trẻ ngủ sớm đúng giờ thì việc thức dậy của trẻ cũng cần có một thời gian nhất định để duy trì được đồng hồ sinh học của bé một cách khoa học. Bố mẹ cần chọn cho con một thời gian cố định để con thức dậy miễn là đảm bảo số thời gian ngủ phù hợp với nhu cầu độ tuổi của con. Thời gian thức dậy của con có thể phù hợp với mỗi gia đình, thời gian đến trường của con, các hoạt động của gia đình như tập thể dục, dắt chó đi dạo,…
Nhu cầu ngủ theo từng độ tuổi của trẻ:
Độ tuổi | Thời lượng giấc ngủ (kể cả ngủ trưa) |
0 đến 3 tháng | 14 đến 19 giờ |
4 đến 12 tháng | 12 đến 16 giờ |
1 đến 2 tuổi | 11 đến 14 giờ |
3 đến 5 tuổi | 10 đến 13 giờ |
6 đến 12 tuổi | 9 đến 12 giờ |
13 đến 18 tuổi | 8 đến 10 giờ |
Có thể với thời gian đầu con sẽ không thể dậy vào một giờ cố định, bố mẹ cần kiên nhẫn và cùng con thực hiện. Hãy dành tặng cho con một cái ôm vào buổi sáng để đánh thức con dậy như một thói quen, hoặc một bài hát đặt biệt và những hoạt động thường nhật của cả gia đình. Điều này không những giúp con tạo được thói quen thức dậy mà còn giúp con và bố mẹ trở nên gắn kết hơn.
Xem thêm: 9 cách rèn trẻ tự đi vệ sinh TỰ GIÁC và vài lưu ý quan trọng
Để trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời ban ngày là điều cần thiết
Ánh sáng mặt trời cũng ảnh hưởng rất lớn đối với giấc ngủ và các hoạt động của con trẻ. Bởi trong ánh sáng mặt trời vào sáng sớm có thể ức chế các hormone melatonin (hormone gây buồn ngủ) giúp trẻ tỉnh táo hơn. Điều chỉnh được nhịp sinh học của bé, giúp bé ngủ ngon hơn, sâu giấc hơn vào buổi tối. Đặc biệt là trẻ từ 6 tháng tuổi đến 2 tuổi, việc cho bé tiếp xúc với ánh sáng mặt trời vào buổi sáng là rất cần thiết.

Ngoài ra nó còn giúp cải thiện khí sắc và tâm trạng thông qua việc kích thích sản xuất endorphin, là hormon giúp cải thiện tâm trạng, tăng tổng hợp vitamin D giúp xương chắc khỏe, tốt cho sức khỏe của đôi mắt và làn da của bé.
Bố mẹ có thể đánh thức con dậy và cho con tiếp xúc với ánh nắng mặt trời vào buổi sớm bằng cách mở rèm cửa hoặc đưa bé ra ngoài trời. Tuy nhiên ánh sáng sẽ tốt nhất vào lúc từ 6 giờ đến trước 9 giờ tối.
Xem thêm: Cách rèn trẻ biếng ăn – Cuộc chiến không hồi kết của mọi nhà
Một số câu hỏi thường gặp khi rèn con ngủ đúng giờ
Vấn đề giấc ngủ của con là vấn đề chung của nhiều bố mẹ hiện nay. Nhiều người cảm thấy lo lắng, băn khoăn không biết cách rèn trẻ đi ngủ sớm đã thực sự khoa học, hiệu quả hay chưa. Dưới đây là một số câu hỏi thường gặp và lời giải đáp từ chuyên gia bố mẹ có thể tham khảo.
Làm thế nào để rèn trẻ sơ sinh ăn ngủ đúng giờ?
Trẻ sơ sinh còn quá nhỏ để tuân theo các thói quen nghiêm ngặt. Một số bé ngủ trong thời gian dài, số khác thì ngắn, các bé thường ngủ chập chờn với mỗi giấc kéo dài từ 2 – 4 giờ cả ngày lẫn đêm. Hơn nữa, trẻ sơ sinh không biết sự khác biệt giữa ngày và đêm, trẻ sơ sinh chưa có bất kỳ nhịp sinh học nào. Vì vậy chưa thích hợp để dạy trẻ sơ sinh ăn ngủ đúng giờ. Bố mẹ chỉ cần đảm bảo được lượng giấc ngủ của con đủ 16 đến 18 tiếng mỗi ngày để đảm bảo chất lượng giấc ngủ của con.

Xem thêm: 5 cách rèn trẻ tự ngủ TIÊN TIẾN và TỐI ƯU NHẤT hiện nay
Có nên để phòng ngủ của trẻ hoàn toàn yên tĩnh không?
Việc để phòng ngủ của trẻ hoàn toàn yên tĩnh là không nên bởi vì khi quá yên tĩnh trẻ sẽ cảm thấy không quen thuộc và cảm giác không an toàn, có thể là lo lắng. Chính vì vậy bố mẹ không nên để không gian quá yên tĩnh. Bố mẹ có thể áp dụng một số phương pháp như sau:
- Để cửa phòng ngủ mở: Việc để cửa phòng ngủ của trẻ mở để trẻ có thể nghe thấy những tiếng động nhẹ nhàng và quen thuộc sẽ giúp con có cảm giác an toàn hơn.
- Áp dụng âm thanh trắng: Hiện nay nhiều bố mẹ đang áp dụng âm thanh trắng để bé dễ ngủ hơn. Đây là những âm thanh đặc biệt dễ chịu, loại bỏ những tiếng ồn xung quanh và kết hợp nhiều loại âm thanh có tần số khác nhau như tiếng suối chảy, tiếng sóng vỗ, tiếng mưa,… Việc sử dụng âm thanh trắng sẽ giúp dễ ngủ hơn, ngủ ngon hơn và ngủ đúng giờ, giảm căng thẳng,…

Rèn con ngủ đúng giờ tưởng chừng như đơn giản bởi các phương pháp thực hiện như trên nhưng nó lại cần nhiều thời gian và sự kiên nhẫn từ bố mẹ trong một khoảng thời gian dài. Bố mẹ cần phối hợp với con, quan sát và động viên và cùng con thực hiện để đạt được hiệu quả tốt nhất. Hy vọng bài viết trên đã phần nào giúp ích được bố mẹ đang mong muốn cải thiện giấc ngủ của con.
Hiện nay có nhiều phương pháp mới cải tiến để quý phụ huynh có thể hiểu được con trẻ và tìm được định hướng cũng như những cách thức để giúp con rèn luyện những thói quen tốt. Quét Sinh trắc vân tay là một phương pháp đang được nhiều bố mẹ quan tâm bởi tính hiệu quả cao và chính xác. Phương pháp này ứng dụng công nghệ lấy mẫu vân tay của trẻ để phân tích và đưa ra các chỉ số não bộ của trẻ, giúp đánh giá được điểm mạnh điểm yếu của con, tính cách, các chỉ số IQ, AQ, EQ, CQ, tư duy, khả năng âm nhạc, logic,…
Đăng ký Sinh Trắc Vân Tay MIỄN PHÍ cho bé

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- Kiên trì và cố chấp – Sự khác biệt mong manh tới thành công
- 100 câu nói hay về sự kiên trì – dành cho ai đang gục ngã
- Làm sinh trắc vân tay bao nhiêu tiền? – Bảng giá tham khảo
- [BẬT MÍ] 10+ kinh nghiệm rèn luyện tính kiên trì cho trẻ
- 20+ tấm gương về lòng kiên trì – khơi nguồn động lực bất tận
- 80 câu ca dao tục ngữ về siêng năng kiên trì đầy sâu sắc!
- Làm sinh trắc vân tay cho bé là gì? Có an toàn hay không?
- 20 trò chơi rèn tính kiên trì cho trẻ – Dạy con thông minh
- Dạy con kiếm tiền với 7 hoạt động cực ĐƠN GIẢN và NĂNG ĐỘNG
- Dạy con cách tiêu tiền thông minh – Cẩm nang cho bố mẹ!