Âm nhạc được biết đến là một món ăn tinh thần không thể thiếu đối với hầu hết mọi người. Dù là người lớn hay trẻ con, ở mỗi độ tuổi sẽ có những thể loại nhạc yêu thích riêng. Âm nhạc không chỉ giúp phát triển trí não, tăng sự tự tin mà còn là phương tiện giải trí tuyệt vời. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp thêm những thông tin thú vị về việc dạy âm nhạc cho trẻ mầm non.
Tại sao nên dạy âm nhạc cho trẻ mầm non? Đâu là những tác động tích cực mà âm nhạc mang lại cho trẻ 3 tháng – 5 tuổi?
Trên thực tế có nhiều nghiên cứu đã chỉ ra việc giáo dục âm nhạc ngay từ nhỏ mang lại nhiều hiệu quả tích cực cho sự phát triển của bé. Các bậc phụ huynh hãy cùng tham khảo các tác động tích cực mà âm nhạc mang tới cho bé.
Kích thích tư duy trí não
Âm nhạc có ảnh hưởng đến khả năng tưởng tượng và tư duy sáng tạo. Thông qua các ca từ của bài hát, bé có thể tưởng tượng ra những sự vật, khung cảnh được tác giả gửi gắm. Nhờ đó mà bé có cơ hội tìm hiểu và ghi nhớ về nhiều sự vật xung quanh hơn. Ví dụ bài hát Chú mèo con có viết: “Chú mèo con lông trắng tinh – Mắt tròn xoe và trông rất xinh”, bé có thể tưởng tượng ra được dáng vẻ của chú mèo con ngoài thực tế sẽ như thế nào.

Âm nhạc còn có khả năng kích thích những phần liên quan đến khả năng tư duy, đọc hiểu, toán học và phát triển não bộ cho bé. Bố mẹ có thể tham khảo một số nhạc kích thích tư duy cho bé với rất nhiều thể loại nhạc, mỗi loại nhạc sẽ có một tác động tích cực khác biệt lên não bộ trẻ.
Một nghiên cứu năm 2017 trên tạp chí PLOS ONE đã phát hiện rằng nghe nhạc “vui vẻ” – những giai điệu cổ điển lạc quan và gây hưng phấn giúp mọi người thực hiện tốt hơn các công việc liên quan đến “tư duy khác biệt” – thành phần cốt lõi của sự sáng tạo.
Tham khảo thêm: https://cafef.vn/day-la-cach-ma-am-nhac-anh-huong-den-nao-bo-va-moi-viec-chung-ta-lam-20171004152451523.chn
Kích thích các hệ vận động thể chất
Âm nhạc và chuyển động thường đi đôi với nhau. Thông thường khi nghe một bài hát, thông qua giai điệu và tiết tấu có thể khiến bé di chuyển cơ thể thao nhiều cách khác nhau. Nếu là một bài hát chậm hoặc nhịp điệu du dương, bé sẽ có xu hướng vẫy tay hoặc đếm nhịp. Đối với những bài hát vui vẻ và có tiết tấu nhanh, bé sẽ lắc lư người hoặc nhảy theo nhạc.

Trong những lớp học, giáo viên còn có thể kết hợp việc nghe nhạc với thực hiện các động tác phụ họa và chơi trò chơi. Ví dụ như bài hát Head, shoulders, knees and toes, khi bé nghe đến các từ nào đó sẽ chỉ vào bộ phận tương ứng, ai làm sai sẽ bị loại và người cuối cùng sẽ dành chiến thắng. Việc nghe nhạc sẽ kích thích các hệ vận động thể chất, tạo cơ hội cho bé hoạt động nhiều hơn, năng nổ và tự tin hơn.
Truyền đạt văn hoá, nhân văn – giáo dục
Thông qua lời nhạc của các bài hát, tác giả còn có thể giới thiệu về những nét văn hoá, giáo dục, những giá trị nhân văn đáng quý. Những bài hát này không chỉ mang đến giá trị giải trí mà còn lan truyền giá trị giáo dục một cách hiệu quả. Đối với trẻ em, nghe những bài hát này có tác dụng mở rộng kiến thức, bổ sung các giá trị nhân văn cho bản thân mình, có cái nhìn đúng đắn về cuộc sống và cách làm người.

Một số bài hát về các đức tính đáng quý của con người và giáo dục văn hoá đất nước cho trẻ em phải kể đến Hạt gạo làng ta, Ai yêu Bác Hồ Chí Minh hơn thiếu niên nhi đồng, Khi tóc thầy bạc trắng,…
Cải thiện trí nhớ
Theo kết luận từ nghiên cứu của trường Đại học Nam California, việc tiếp xúc với âm nhạc và học về âm nhạc sẽ làm phát triển não bộ của bé nhanh hơn, tiếp thu kiến thức và cải thiện trí nhớ hiệu quả. Bé sẽ bắt đầu làm quen với việc nghe nhạc nhiều lần, ghi nhớ nhịp điệu và lời bài hát, dần dần bé sẽ biết cách học nhiều lần để có trí nhớ lâu hơn.
Ba mẹ có thể cho bé nghe nhạc thường xuyên, trong những lúc chở bé đi chơi, lúc rảnh rỗi hoặc trong khi làm việc nhà để hình thành thói quen, giúp bé cải thiện trí nhớ và rèn luyện não bộ tốt hơn.
Xem thêm: [Tổng hợp] Các trò chơi rèn luyện trí nhớ cho trẻ CHỌN LỌC
Làm quen và phát triển khả năng ngôn ngữ
Bé tiếp xúc với âm nhạc từ sớm giúp cho việc ghi nhớ từ vựng tốt hơn. Bé có thể nghe và hát theo để phát âm chính xác, hiểu được nghĩa của các từ vựng, cải thiện kĩ năng đọc hiểu tốt hơn. Ba mẹ nên cho bé nghe những bài hát có giai điệu vui tươi, không quá dồn dập và đặc biệt các từ ngữ phải rõ ràng và phù hợp với lứa tuổi.

Giúp trẻ bĩnh tình, xoa dịu cảm xúc tiêu cực
Chúng ta hay gọi âm nhạc là thứ thuốc “ chữa lành”, đơn giản bởi những giai điệu và ca từ của các bài hát có khả năng lan toả năng lượng tích cực, chia sẻ niềm vui, trải nghiệm và những tinh thần đáng quý. Một số bài hát có thể kể đến như Bé vui đến trường, Cháu lên ba, Trường chúng cháu là trường mầm non,…
Mỗi khi tâm trạng không được tốt, âm nhạc có thể biến thành một người bạn, ở bên cạnh vỗ về, chia sẻ những câu chuyện và có thể lắng nghe bạn. Khi trẻ có vấn đề khó khăn mà khó có thể chia sẻ với bạn bè hoặc ba mẹ, bé hãy nghe nhạc để giải tỏa được cảm xúc. Có bé sẽ nghe loại nhạc nhẹ nhàng, có bé lại thích nghe nhạc vui nhộn để vực dậy tinh thần, tùy vào sở thích của các bé để lựa chọn bài hát phù hợp.
Xem thêm: Dạy trẻ cảm xúc sợ hãi, cách đối diện với hiệu ứng tiêu cực
Nâng cao lòng tự trọng
Lòng tự trọng được hiểu là danh dự, phẩm chất và lòng tự tôn của bản thân, để bản thân nhận thức được giá trị của mình. Việc học âm nhạc cho trẻ mầm non có tác dụng giúp bé bé tự tin vào bản thân hơn.

Bé có thể luyện giọng để giọng hát hoặc tập chơi thuần thục một loại nhạc cụ và biểu diễn trước nhiều người. Những điều này sẽ giúp bé hạnh phúc, có thái độ tích cực hơn vào bản thân.
Bé nên hát những bài hát phù hợp với độ tuổi, phong cách và chất giọng của mình, kết hợp với luyện hát thường xuyên để có thể thể hiện tốt nhất. Một số bài hát quen thuộc với trẻ mẫu giáo như: Alphabet song, Baby shark, Một con vịt, Chị ong nâu và em bé,…
Tăng khả năng tập trung
Một tác động tích cực nữa từ việc dạy âm nhạc cho trẻ mầm non chính là tăng sự tập trung. Chúng ta có thể thấy mỗi khi nghe nhạc có thể làm giảm căng thẳng cho não bộ và tập trung vào công việc. Nghe nhạc có khả năng giúp bé tránh bị phân tâm, chú tâm vào nhiệm vụ để đọc hiểu và ghi nhớ thông tin lâu hơn. Có nhiều bản nhạc phù hợp với lợi ích này, điểm chung chính là các bài hát thường không có lời và có giai điệu nhẹ nhàng.
Khi bé học bài hoặc trong khi chơi trò chơi hay làm việc nhà, ba mẹ hãy tìm những bài hát bằng cụm từ “ Những bài hát không lời giúp bé tập trung” hoặc “Bài hát không lời giúp học tập đạt hiệu quả”. Trên Youtube hoặc Google có rất nhiều bài hát để giúp bé tăng khả năng tập trung.

“Nhu cầu” âm nhạc của trẻ độ tuổi mầm non như thế nào?
Đối với mỗi lứa tuổi trẻ mầm non sẽ có sự khác nhau giữa các nhóm đối tượng. Hãy cùng so sánh nhu cầu âm nhạc của trẻ mới biết đi và trẻ mẫu giáo có những đặc điểm nào.
Đối với trẻ mới biết đi
Trẻ mới biết đi chưa thể có khả năng tiếp nhận chính xác về ngôn từ, các bé thường thích nhảy và vận động theo nhạc. Bé sẽ thích thú với những bài hát có nhịp điệu nhanh, vui vẻ và có kèm theo những hình ảnh dễ thương. Khi nghe nhạc nhiều, các bé thể hiện được sự cảm nhạc, nhảy hoặc vỗ tay theo nhịp điệu.

Điểm quan trọng đối với các bé mới biết đi chính là sự lặp lại. Nhờ nghe nhạc nhiều mà bé sẽ học được thêm nhiều từ ngữ và ghi nhớ lâu hơn. Ở độ tuổi này, bé cảm thấy thích thú và muốn tìm tòi về nhiều thứ, đây cũng là lúc não bộ của bé bắt đầu ghi nhớ và hoàn thiện. Ba mẹ hãy cùng theo dõi và giúp bé làm quen với âm nhạc cũng như kiến thức về các lĩnh vực khác.
Đối với trẻ mẫu giáo
Với những trẻ đi mẫu giáo, âm nhạc là một công cụ thiết yếu để bé thể hiện bản thân. Có thể thấy ở độ tuổi này bé rất hay nói và hát theo. Những bài hát thích hợp cho các bé ở độ tuổi này phải có tiết tấu, giai điệu thú vị, lời bài hát kèm theo những hành động nhỏ để bé có thể thực hiện. Hát nhiều sẽ giúp các bé học thêm về từ vựng, phát âm chuẩn hơn và phần nào có thể hiểu được nội dung mà bài hát truyền tải.
Một số bài hát cho trẻ mẫu giáo phổ biến phải kể đến như: Chú voi con ở Bản Đôn, Cả nhà thương nhau, Gà gáy lé te, Rửa mặt như mèo,… Ngoài sự giảng dạy của giáo viên trên lớp, về nhà ba mẹ cũng nên cùng ôn lại bài hát với con, giúp bé nhớ bài và tăng khả năng cảm thụ âm nhạc.
Xem thêm: Dạy trẻ nhận biết màu sắc thế nào cho khoa học, dễ tiếp thu?
Các phương pháp và hoạt động dạy âm nhạc cho trẻ mầm non thú vị và hiệu quả nhất
Âm nhạc đối với các trẻ mầm non rất quan trọng nên việc tìm kiếm các phương pháp hiệu quả cho trẻ cũng rất được chú ý. Ba mẹ có thể tham khảo những hoạt động dưới đây.
Hát cùng con!
Phương pháp đầu tiên thường được nhiều bậc phụ huynh áp dụng chính là hát cùng con. Ba mẹ sẽ hát cho con nghe trước và có thể dạy cho bé hát theo tuỳ vào khả năng của bé. Nhờ sự gần gũi và chất giọng quen thuộc của ba mẹ sẽ khiến bé yêu thích và yên tâm để hát theo.
Phương pháp này được nhiều phụ huynh áp dụng bởi họ là người có nhiều thời gian ở bên cạnh, có thể giúp đỡ bé một cách thuận tiện. Hơn thế nữa, bé sẽ nghe lời ba mẹ và thích ở cạnh ba mẹ nên việc hát cùng con là phương pháp đem lại hiệu quả tốt.

Trong quá trình học hát, ba mẹ có thể dùng thêm các dụng cụ hỗ trợ như phách, lục lạc, nhạc cụ để tạo sự thích thú cho bé giúp bé dần dần làm quen với nhịp điệu và cách đánh nhịp.
Tặng cho con một nhạc cụ
Sẽ thật tuyệt vời nếu ba mẹ có thể chơi một loại nhạc cụ cho bé nghe, ngoài việc chỉ học hát thì có thêm sự kết hợp với nhạc cụ sẽ thu hút được bé. Các bậc phụ huynh có thể cho con xem các video về nhiều loại nhạc cụ trên youtube và đánh giá khả năng của con mình để tìm ra loại nhạc cụ phù hợp nhất để mua tặng con.
Ngoài việc được tặng nhạc cụ, các bé khi lớn một chút cũng có thể tự lựa chọn loại nhạc cụ mình thích. Khi ấy bé đã nhận thức được sở thích của bản thân là gì, sẽ tự tạo được động lực để theo đuổi đam mê. Ba mẹ hãy là người luôn bên cạnh động viên và hỗ trợ để bé học âm nhạc được dễ dàng hơn.

Học chơi nhạc cụ là bước đầu để tiến tới con đường âm nhạc, giúp bé cảm thụ âm nhạc tốt hơn, nâng cao tư duy và hành động nhanh nhẹn. Nếu chưa thực sự thuận tiện để mua một món nhạc cụ, ba mẹ có thể thay thế bằng những món đồ chơi cho bé thử trước.
Xem thêm: 12+ cách rèn cho trẻ tính kiên trì và vững tin vào bản thân
Youtube và các nền tảng âm nhạc trực tuyến
Youtube được biết đến là kho tàng thông tin về hình ảnh rất lớn, phục vụ cho đa dạng như cầu của người dùng kể cả âm nhạc. Trên nền tảng này có vô số những bài hát hay, video hướng dẫn học âm nhạc hiệu quả cho các bé. Những video này không chỉ có lời mà còn có hình ảnh minh hoạ ngộ nghĩnh, đem đến sự hứng thú cho bé.
Tuy nhiên ba mẹ cũng phải chú ý đến loại nhạc cho bé nghe. Ở độ tuổi mẫu giáo, các bé có xu hướng học theo rất nhanh nên phải đảm bảo nhạc phù hợp với độ tuổi của bé, tính cách và mục đích của từng bé là gì. Ba mẹ hãy đưa ra những quy tắc về thời gian xem thông tin trên mạng, tránh việc bé lạm dụng internet dẫn đến nghiện hoặc bị ảnh hưởng xấu bởi các tệ nạn trên mạng.
Dạy nhạc cho trẻ ngay cả trong các hoạt động thường ngày
Âm nhạc là một thứ rất quen thuộc và phổ biến, nó không chỉ xuất hiện trong những bài hát mà còn xuất hiện trong rất nhiều hoạt động thường ngày.

Những âm thanh quen thuộc hàng ngày thường xuất hiện như tiếng gà gáy, còi xe, tiếng di chuyển của kim đồng hồ, tiếng máy xay hoặc giọt nước chảy,.. Việc cảm nhận âm thanh thông qua những hoạt động này đảm bảo sẽ có ích trong việc cảm thụ âm nhạc, nắm bắt tiết tấu và khiến bản thân bé trở nên nhạy bén hơn. Mỗi khi nghe được những âm thanh thú vị này, ba mẹ hãy giới thiệu về nguồn gốc của âm thanh đó và biến hóa thành âm điệu và ngân nga theo nhịp điệu đó.
Nhảy và vận động theo bài hát
Học nhạc không phải chỉ xoay quanh giai điệu hay lời nhạc mà còn nằm ở những điệu nhảy kèm theo. Nhảy theo nhạc là một cách hiệu quả để bé học về nhịp điệu, nắm bắt tiết tấu và cùng hòa vào bản nhạc đang nghe. Nhảy theo nhạc còn giúp bé năng động hơn, tự tin thể hiện bản thân trước tất cả mọi người.
Trong lúc nghe nhạc, ba mẹ hãy nghĩ ra vài động tác đơn giản, đồng điệu với giai điệu để dạy cho bé. Các bé nhất định sẽ thích sự kết hợp này và việc cảm nhận âm nhạc cũng sẽ tốt hơn.
Tham gia các lớp học âm nhạc từ nhỏ
Một giáo viên có kinh nghiệm về âm nhạc sẽ là người dìu dắt bé bước vào con đường học nhạc một cách hiệu quả. Họ là những người nắm vững kiến thức về nhạc điệu cũng như nhạc cụ, giúp bé tiếp thu một cách bài bản.

Khi tham gia vào một lớp học có nhiều thành viên, bé còn có thể làm quen với nhiều bạn bè và ngày càng năng nổ hơn. Đối với những bạn đồng trang lứa, bé sẽ dễ dàng trò chuyện và chia sẻ, có thể cùng nhau học tập, hỗ trợ nhau làm những bài tập khó hoặc chia sẻ những câu chuyện của mình. Việc tham gia nhiều hoạt động, tiếp xúc với nhiều người còn giúp bé trở nên năng động, tự tin kết bạn và khám phá được khả năng của mình.
Kết hợp âm nhạc cùng các trò chơi
Ở độ tuổi mẫu giáo, các bé vẫn còn rất ham chơi và năng động. Giáo viên và phụ huynh có thể kết hợp việc học nhạc vào cùng với trò chơi để bé có hứng thú và tiếp thu tốt bài học. Âm nhạc và trò chơi là 2 thứ có thể kết hợp với nhau một cách hài hoà và mang lại hiệu quả tích cực trong việc học. Trên các lớp học mầm non, bé thường được tham gia rất nhiều trò chơi về âm nhạc

Một số trò chơi kết hợp cùng âm nhạc thú vị dành cho bé phải kể đến gồm: Nghe giai điệu đoán tên bài hát, Nhảy theo nhạc, Chuyền đồ vật theo bài hát, Hát theo hình vẽ,…
Dạy âm nhạc cho trẻ mầm non mang đến rất nhiều lợi ích. Nó không chỉ giúp bé giải trí, vui chơi mà còn thúc đẩy bé rèn luyện các kỹ năng cần thiết như kĩ năng nói, kỹ năng đọc viết, cách cảm nhạc và tư duy nhanh nhạy. Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp ba mẹ tìm được những phương pháp dạy âm nhạc cho trẻ mầm non hiệu quả.
Ngoài những phương pháp học âm nhạc trên, các bậc phụ huynh còn có thể tham khảo về khóa học KidUP của trung tâm giáo dục UPO. Là một trung tâm có quy mô lớn trên toàn quốc, UPO đã hỗ trợ nhiều khoá học viên đạt được mục tiêu hoàn thiện bản thân. Khoá KidUP không chỉ giúp bé học được kỹ năng yêu thương, thấu hiểu gia đình, cách làm việc nhóm hiệu quả, kỹ năng tự vệ, ứng xử văn mình mà còn nhằm ươm mầm phát triển tài năng ở các lĩnh vực Lịch sử, Mỹ thuật, Thể thao, Công nghệ, Hùng biện và Âm nhạc.

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- Kiên trì và cố chấp – Sự khác biệt mong manh tới thành công
- 100 câu nói hay về sự kiên trì – dành cho ai đang gục ngã
- Làm sinh trắc vân tay bao nhiêu tiền? – Bảng giá tham khảo
- [BẬT MÍ] 10+ kinh nghiệm rèn luyện tính kiên trì cho trẻ
- 20+ tấm gương về lòng kiên trì – khơi nguồn động lực bất tận
- 80 câu ca dao tục ngữ về siêng năng kiên trì đầy sâu sắc!
- Làm sinh trắc vân tay cho bé là gì? Có an toàn hay không?
- 20 trò chơi rèn tính kiên trì cho trẻ – Dạy con thông minh
- Dạy con kiếm tiền với 7 hoạt động cực ĐƠN GIẢN và NĂNG ĐỘNG
- Dạy con cách tiêu tiền thông minh – Cẩm nang cho bố mẹ!