Để đạt được thành công, kiến thức là điều rất cần thiết. Tuy nhiên sự tự tin, kỹ năng mềm cũng như những sự hỗ trợ từ môi trường xung quanh sẽ càng phát huy tối đa năng lực của bản thân. Sau đây là những cách ba mẹ có thể giúp trẻ tự tin hơn.
Cách dạy trẻ mạnh dạn – đừng cố kiểm soát
Nhiều bậc phụ huynh rất thương con và muốn giúp con làm mọi việc, tuy nhiên việc quá bảo bọc trẻ sẽ khiến bé thiếu tự tin và không tự giải quyết được các vấn đề của mình.

Ba mẹ hãy là người đồng hành, ở bên cạnh cho bé lời khuyên và hướng dẫn con cách vượt qua khó khăn. Nếu ba mẹ giải quyết mọi vấn đề thay bé thì giống như đang cướp đi cơ hội để bé hòa nhập và trưởng thành. Ở độ tuổi mới lớn, nếu ba mẹ kiểm soát quá mức sẽ làm bé cảm thấy ngột ngạt và có xu hướng phát triển theo hướng xấu.
Rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ bằng cách cho con quyền tự chủ
Quyền tự chủ là khả năng tự bản thân đưa ra những quyết định, xuất phát từ suy nghĩ của bản thân, không bị ép buộc hay tác động bởi người khác.
Nhờ có quyền tự chủ mà bé sẽ luôn ở thế chủ động, tự mình nhìn nhận và xử sự phù hợp với tính cách bản thân, giúp trẻ tự tin khi giao tiếp và xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với người xung quanh. Ba mẹ hãy là người ở bên cạnh quan sát và nhắc nhở nếu bé gặp phải sai sót.
Ba mẹ có thể cho bé quyết định từ những việc nhỏ của bản thân như việc lựa chọn bạn đồng hành trong học tập, lập kế hoạch công việc hay lựa chọn theo đuổi sở thích nào đó,…
Hãy bắt đầu giúp trẻ với những việc phù hợp để dạy trẻ tự tin
Khi bắt đầu một việc gì đó nên bắt đầu bằng những việc đơn giản trước, bé sẽ có cảm giác chinh phục và đạt được mục tiêu, từ đó giúp trẻ tự tin, tạo được động lực để cố gắng hơn. Phụ huynh là người hiểu rõ khả năng của bé và hỗ trợ để trẻ có cơ hội thực hành thuận tiện.

Ba mẹ cùng con cái trò chuyện, làm việc còn có thể giúp mối quan hệ trong gia đình tốt đẹp hơn, để con cái và ba mẹ thấu hiểu nhau hơn.
Dạy trẻ kỹ năng mạnh dạn tự tin với việc giúp con bổ sung kiến thức
Trong bất kỳ tình huống nào, kiến thức chính là thứ “vũ khí” giúp trẻ tự tin, sẵn sàng nắm bắt nhiều cơ hội và thể hiện khả năng của bản thân một cách tốt nhất. Điều này sẽ khiến bé được nhiều người công nhận khả năng, mở ra nhiều cơ hội hơn trong tương lai.

Có rất nhiều cách để nâng cao kiến thức cho bé như: cho bé đọc nhiều sách; xem các tin tức, chương trình thông qua internet; ba mẹ chỉ cho bé thông qua các vấn đề hàng ngày; cho bé tham gia các lớp học thêm, các lớp kỹ năng phù hợp với độ tuổi,…
Làm thế nào để trẻ mạnh dạn hơn? – Hãy suy nghĩ lạc quan
Bất kỳ đứa trẻ nào cũng muốn được khen ngợi, động viên. Ba mẹ hãy tinh tế, nhận biết mỗi khi bé chán nản, khích lệ để giúp trẻ tự tin trở lại, hướng tới những suy nghĩ lạc quan.

Ví dụ bé đạt được thành tích chưa được như mong đợi, ba mẹ không nên trách móc hoặc thể hiện sự thất vọng, thay vào đó hãy động viên để bé cố gắng hơn, mỗi sai lầm là một bài học để bé ngày càng trưởng thành hơn.
Khen ngợi con nhiều hơn là cách giúp trẻ tự tin rất tốt!
Khen quá nhiều có thể gây ra sự tự phụ nhưng khen ngợi chân thành có thể xây dựng lòng tự trọng cho bé. Hãy dành cho bé những sự khen ngợi cụ thể về việc bé đã làm, để bé phát huy những điểm đó, tạo cho bé sự lạc quan và năng lượng để giúp trẻ tự tin, đạt được nhiều mục tiêu đã đề ra. Những lời khen nên xuất phát từ sự thật lòng, thái độ chân thành và những từ ngữ đúng mực, không nên quá khoa trương – có thể tạo nên sự tự tin thái quá của bé.
Dạy trẻ tự tin vào bản thân với những thất bại
Chắc chắn trong cuộc sống không ai có thể luôn luôn thành công trong mọi việc. Việc gặp những thất bại là hoàn toàn bình thường, tuy nhiên những lần thất bại đầu tiên bé sẽ khó có thể bị shock. Những lúc ấy ba mẹ nên ở bên cạnh an ủi bé, cho bé một chỗ dựa, giúp trẻ tự tin để vượt qua.

Hãy giải thích cho bé hiểu rằng thất bại không hoàn toàn là xấu. Đây là những bài học, những trải nghiệm tốt, làm hành trang để bé có thể đối mặt với những thứ khó khăn hơn sau này. Đôi khi trong chính sự thất bại ấy lại có những điều tích cực, bé có thể đánh giá lại khả năng của bản thân, có cơ hội gặp gỡ được những người bạn mới có cùng hoàn cảnh.
Khám phá và giúp trẻ phát huy thế mạnh sẽ giúp trẻ tự tin trong cuộc sống
Mỗi bé sẽ có một thế mạnh và khả năng đặc biệt của bản thân mình. Nhiều trẻ có thể nhận biết được nhưng cũng có những trẻ cần đến sự hỗ trợ của ba mẹ để định vị được bản thân. Việc khai thác những thế mạnh của bản thân, chinh phục được những kỹ năng trong một lĩnh vực nào đó tạo cảm giác bản thân như một chuyên gia là cách bố mẹ nên dạy trẻ tự tin để tìm ra và khai thác hết khả năng của mình.
Ngoài việc ba mẹ quan sát khả năng của bé thì còn có một phương pháp khác để khám phá thế mạnh của bé chính là thông qua sinh trắc vân tay. Đây là phương pháp dùng công nghệ hiện đại phân tích độ dài, mật độ của vân tay để có thể phân tích, đánh giá các chỉ số thông minh và khả năng não bộ quan trọng, từ đó xác định sở trường của bé để đưa ra những phương pháp nuôi dạy và định hướng phát triển cho trẻ.
Làm sao để trẻ tự tin? – Khuyến khích con nêu ra những ý tưởng
Một trong các cách giúp trẻ tự tin hơn chính là khuyến khích con nêu ra những ý tưởng. Đa số các bé đều có cảm giác sợ khi phải đưa ra ý kiến, sợ nói sai sẽ bị chê cười. Khi con đưa ra ý kiến nhiều lần sẽ tạo được thói quen, sự tự tin, nắm bắt cơ hội và được nhiều người công nhận.

Ba mẹ có thể dành thời gian để trò chuyện với con, để bé kể về những chuyện về tình hình lớp học, mối quan hệ với bạn bè,… từ đó khuyên nhủ bé cởi mở, tự tin đưa ra ý kiến, đóng góp vào mục tiêu chung của tập thể. Ba mẹ có thể lấy ví dụ từ bản thân hoặc những cá nhân ở gần để bé có niềm tin hơn.
Chú ý ngoại hình
Ngoại hình chính là yếu tố đầu tiên khi một người nhìn vào để đánh giá bạn. Tuy không phải là yếu tố duy nhất nhưng cũng phần nào thể hiện cá tính của con người. Việc ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ và phù hợp với các tình huống sẽ là cách dạy trẻ mạnh dạn, tập trung vào những công việc đang làm để không bị sao nhãng về những lời đánh giá của người xung quanh.

Biến những công việc đơn giản thành “Nhiệm vụ ĐẶC BIỆT”
Trong những công việc hàng ngày, ba mẹ có thể nhờ bé giúp đỡ và nói cho trẻ biết tầm quan trọng, sự cần thiết của bé khi làm việc đó. Dần dần bé sẽ cảm nhận được giá trị sự giúp đỡ của mình tới người xung quanh, giúp trẻ tự tin hơn và áp dụng vào những việc to lớn khác.
Những tình huống đơn giản nhất là ở trong gia đình. Các bậc phụ huynh hãy phân công cho bé các việc nhỏ như tự dọn đồ chơi, dọn dẹp nhà cửa, trông em hoặc phụ ba mẹ nấu ăn. Ba mẹ hãy nói cho bé biết tầm quan trọng của những việc này và khen ngợi bé để bé cảm thấy bản thân làm được việc có ích.
Cha mẹ luôn là hình mẫu của trẻ
Là những người luôn ở bên cạnh, chịu trách nhiệm dạy dỗ và hỗ trợ bé, vì thế ba mẹ sẽ vô tình trở thành hình mẫu của trẻ. Các bé sẽ có tư tưởng học theo những hành động, cử chỉ và lời nói của ba mẹ. Đòi hỏi sự chuẩn xác và đúng đắn từ những hành động nhỏ nhất để bé có thể tiếp thu những đức tính tốt của ba mẹ.
Nhờ con giúp đỡ!
Không phải chỉ có trẻ con mới cần sự giúp đỡ, người lớn cũng có thể nhờ trẻ con làm những việc nhỏ phù hợp với lứa tuổi. Ví dụ ba mẹ có thể nhờ con chuẩn bị nguyên liệu nấu ăn, dọn nhà,… Những việc này tập cho bé tính tự lập, năng động, giúp trẻ tự tin khi làm những điều tương tự và còn nâng cao mối quan hệ với những người thân trong gia đình.

Dạy trẻ cách đặt mục tiêu – cách dạy trẻ tự tin vào bản thân và những điều mình làm
Đặt mục tiêu là yếu tố rất cần thiết trong cuộc đời của mỗi người. Mục tiêu thể hiện rõ tầm nhìn, ước muốn, kế hoạch của mỗi người về một việc nào đó. Khi có mục tiêu rõ ràng, các bé có thể tự tin thể hiện khả năng của mình, sẵn sàng đón nhận các thách thức. Những đứa trẻ biết đặt mục tiêu không chỉ dễ dàng thành công và còn giúp trẻ tự tin hơn ở con đường phía trước.
Cách dạy trẻ tự tin hơn – Dạy trẻ kỹ năng giải quyết vấn đề
Kỹ năng giải quyết vấn đề cực kỳ cần thiết cho trẻ để học hỏi từ sớm. Bởi lẽ trong cuộc sống sẽ có nhiều điều khó khăn, không như ý xảy ra, đòi hỏi bé phải biết cách xử lý hợp lý. Khi nắm trong tay kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ giúp trẻ tự tin trong cuộc sống, không bị chùn bước trước khó khăn, nắm bắt lấy cơ hội và xử lý ổn thỏa các vấn đề.
Các bậc phụ huynh hãy kể cho bé nghe những câu chuyện, đặt ra tình huống và để bé tự đưa ra cách xử lý, thông qua đó ba mẹ cũng biết phần nào về tính cách, khả năng của các con và tạo được kỹ năng giải quyết vấn đề thích hợp cho bé.
Xem thêm: “Bí kíp” rèn luyện kỹ năng sống tự lập cho trẻ BÀI BẢN NHẤT
Cho con tham gia những trò chơi, học tập teamwork
Một trong những cách thường được phụ huynh lựa chọn để giúp trẻ tự tin chính là cho con tham gia làm việc teamwork hay các trò chơi đồng đội cho trẻ em. Ở đây bé có thể tiếp xúc với nhiều bạn bè, cùng chơi các trò chơi, trao đổi kiến thức và học thêm các kỹ năng mềm.

Một số trò chơi, hoạt động thường được kể đến như: trò cướp cờ, trò chơi đóng kịch, trò chơi phản xạ nhanh, các trò chơi vận động tập thể,…
Không so sánh con là việc tiên quyết để dạy trẻ kỹ năng tự tin
Hẳn ai cũng đã nghe qua về tiêu chuẩn “ con nhà người ta”. Đây là một điều mà bất cứ đứa trẻ nào cũng không hề muốn nghe. Mỗi người là một bản thể riêng, không hề giống nhau, thay vì so sánh con với người khác, ba mẹ hãy khen ngợi những điểm tốt của bé, để bé phát huy và đồng thời nhắc nhở nhẹ nhàng những sai phạm để bé không bị tự tin về bản thân.
Cho con tiếp xúc nhiều hơn với các bạn đồng trang lứa
Các bé thường có xu hướng dễ hòa nhập với các bạn bè cùng tuổi và có những nét tương đồng giống nhau. Việc cho con tiếp xúc với các bạn bè đồng trang lứa có thể mở rộng mối quan hệ cho các bé, giúp trẻ tự tin chia sẻ nhiều hơn về bản thân, dần dần sẽ cởi mở và tạo thói quen hoà nhập với cộng đồng.

Ngoài ra bé cũng có thể loại bỏ được vòng bạn bè xấu hoặc các mối quan hệ không tích cực dưới sự giúp đỡ của ba mẹ. Các bạn đồng trang lứa thường sẽ có chung môi trường với bé như các câu lạc bộ, trên trường, các lớp học thêm,… đây đều là những môi trường đào tạo bé thành người tốt, tránh xa được các tệ nạn.
Xem thêm: Kỹ năng sống hòa nhập – Bạn có chắc mình đã hiểu đúng?
Khuyến khích con trải nghiệm những điều mới
Khi bé còn nhỏ thường sẽ được các bậc phụ huynh chăm nom cẩn thận, không muốn để bé tự lập vì sợ bé tổn thương. Tuy nhiên ba mẹ nên cho con tiếp xúc với những điều mới lạ nhiều hơn, để bé khám phá được khả năng của bản thân, có nhiều trải nghiệm để phát triển hơn. Đó chính là cách dạy trẻ kỹ năng mạnh dạn tự tin – giúp trẻ có kỹ năng, kiến thức ở nhiều lĩnh vực hơn.
Ba mẹ có thể cho con tham gia các chuyến đi chơi xa, dã ngoại, các hoạt động thể thao, khám phá thiên nhiên,… Chính những hoạt động này có thể giúp bé có cơ hội tiếp xúc với nhiều thử thách hơn, nâng cao kỹ năng xử lý tình huống, tăng sức bền và sự dẻo dai, giúp bé trưởng thành và thoát ra khỏi vùng an toàn của bản thân.
Khuyến khích trẻ thể hiện cảm xúc
Mỗi người đều có cảm xúc và có quyền thể hiện cảm xúc, điều này sẽ giúp cuộc sống thoải mái hơn, được thể hiện cảm xúc, được chia sẻ và đồng cảm. Chỉ khi bé dám thể hiện cảm xúc mới dễ dàng để người khác và con thấu hiểu nhau hơn, đây cũng là cách dạy trẻ tự tin vào bản thân. Tuy nhiên ba mẹ cũng nhớ dạy trẻ các tiết chế và kiểm soát cảm xúc của mình nhé.
Ba mẹ hãy cho bé tham gia nhiều hoạt động vui chơi, xem các bộ phim mang lại nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau để bé quen với cách thể hiện cảm xúc, thông qua đó phụ huynh có thể xem xét các vấn đề bé gặp phải để tìm hướng giải quyết thích hợp. Bên cạnh đó cũng có thể cho bé tham gia các câu lạc bộ để bé hoạt bát, tự tin thể hiện bản thân hơn.
Xây dựng không gian sống tích cực
Không gian sống cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống mà còn giúp trẻ tự tin hơn. Ở trong môi trường có nhiều người năng động, tài giỏi, bé cũng sẽ học được những điểm nổi bật, những điều tích cực từ người xung quanh để hoàn thiện bản thân.

Cho con tham gia các hoạt động xã hội, lớp kỹ năng sống
Một phương pháp rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ rất hiệu quả khác được các phụ huynh lựa chọn đa số hiện nay phải kể đến các hoạt động xã hội và lớp kỹ năng sống. Đây là môi trường cực kỳ năng động, có sự dẫn dắt nhiệt tình của các giáo viên, có nhiều bạn bè đồng trang lứa có thể hỗ trợ bé trong quá trình học tập… điều này sẽ giúp trẻ thoải mái hươn trong việc hoà nhập và thể hiện bản thân.
Ba mẹ có thể tham khảo khoá DreamUP của UPO – khoá học có sự tâm huyết của trung tâm, đảm bảo mục tiêu giúp bé nâng cao khả năng tự thức, giúp trẻ có nhiều cơ hội phát triển hơn. Điểm đặc biệt của khóa học này chính là hướng đến khả năng khai phóng và tư duy tự thức, mang đến cơ hội khám phá khả năng bản thân theo cách riêng của mình, đánh giá được năng lực, tính cách, hiểu được bản thân để bé có định hướng phát triển tốt nhất.
Vừa rồi là các phương pháp giúp trẻ tự tin hơn mà phụ huynh có thể tham khảo và xây dựng kế hoạch rèn luyện phù hợp cho con. Bố mẹ hãy tiếp tục theo dõi các bài viết mới nhất của UPO để cập nhật thêm những thông tin hữu ích nhé!

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- 15 lớp kỹ năng sống cho trẻ 14 tuổi DANH TIẾNG NHẤT hiện nay
- 7 phương pháp dạy trẻ kỹ năng sống BỀN VỮNG mà ĐƠN GIẢN
- “Điểm danh” 10+ lớp học kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi TỐT NHẤT
- Sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non qua các giai đoạn
- 5 lớp học cho trẻ thiếu tự tin ở Đà Nẵng thể hiện bản thân
- Các lớp học cho trẻ thiếu tự tin ở Nha Trang hấp dẫn nhất
- TOP 10 trò chơi giúp trẻ tự tin thể hiện tài năng và cá tính
- 12 cách dạy trẻ tư duy phản biện NHANH NHẠY và TỐI ƯU
- 20 trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non ĐƠN GIẢN
- Cách dạy trẻ nhận thức chậm – Cẩm nang đồng hành cùng con