Dạy trẻ quy tắc giao tiếp – Vun đắp chuẩn mực và sự tử tế

Nên dạy trẻ quy tắc giao tiếp như thế nào?

Hiện nay nhiều trẻ em đang bị mất dần kỹ năng giao tiếp vì quá lạm dụng các ứng dụng điện tử như messenger, zalo, youtube,…? Con nhút nhát không biết cách duy trì một cuộc hội thoại?… Đây cũng chính là vấn đề chung của nhiều bố mẹ có con ngại giao tiếp. Rèn luyện con những kỹ năng giao tiếp từ sớm thông qua cách dạy trẻ quy tắc giao tiếp sẽ là bước đệm để trẻ tự tin hơn và xây dựng hành vi đúng mực!

Các quy tắc về kỹ năng giao tiếp cần giúp trẻ nắm được

Giao tiếp tốt là điều rất cần thiết đối với mỗi người chúng ta. Vì vậy đây chính là kỹ năng quan trọng mà bố mẹ cần hướng dẫn con ngay từ khi còn nhỏ. Để làm được điều đó, hãy dạy trẻ quy tắc giao tiếp cụ thể giúp con tiếp thu và làm theo, dần sẽ tạo được thói quen tốt cho con.

Luôn có thái độ tôn trọng

Thái độ tôn trọng rất cần thiết trong giao tiếp, đây chính là nền tảng để có một cuộc trò chuyện hiệu quả. Bởi vì khi cảm nhận được sự tôn trọng từ đối phương, cuộc trò chuyện sẽ trở nên thoải mái, tích cực hơn. Tôn trọng là thái độ giao tiếp không phân biệt tuổi tác, trình độ, giàu nghèo, giới tính, tôn giáo,… Vì vậy thái độ này cần được hình thành và rèn luyện cho trẻ từ sớm.

Tôn trọng là thái độ giao tiếp không phân biệt tuổi tác, trình độ, giàu nghèo, giới tính, tôn giáo
Tôn trọng là thái độ giao tiếp không phân biệt tuổi tác, trình độ, giàu nghèo, giới tính, tôn giáo

Bố mẹ hãy dạy con trẻ những câu trả lời lịch sự và những trường hợp cần nói lời “cảm ơn” hoặc “xin lỗi” để con hình thành thói quen. Bắt đầu bằng những lời nói lịch sự và tôn trọng bố mẹ, những người thân trong gia đình, lâu dần trẻ sẽ biết cách tôn trọng người khác. Đồng thời bố mẹ cũng đừng quên khen ngợi con khi con làm đúng và cư xử lịch sự nhé.

Sử dụng kính ngữ với người lớn

Kính ngữ chính là những cách xưng hô đối với người khác trong giao tiếp. Khi trẻ biết sử dụng kính ngữ ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ được nhiều người yêu mến đồng thời cũng thể hiện trẻ có văn hóa và được dạy dỗ đàng hoàng, biết tôn trọng người khác.

Khi trẻ biết sử dụng kính ngữ ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ được nhiều người yêu mến đồng thời cũng thể hiện trẻ có văn hóa và được dạy dỗ đàng hoàng
Khi trẻ biết sử dụng kính ngữ ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ được nhiều người yêu mến đồng thời cũng thể hiện trẻ có văn hóa và được dạy dỗ đàng hoàng

Bố mẹ hãy dạy con cách chào hỏi xưng hô phù hợp khi gặp người lớn tuổi, người thân, bạn bè và em nhỏ. Giúp con phân biệt được cách xưng hô đúng như:

  • Đối với người cao tuổi: Gọi ông/bà và xưng con/cháu
  • Đối với những người lớn: Gọi cô/dì/chú/bác xưng cháu/con
  • Đối với bạn bè: Gọi bạn/cậu/(tên) xưng mình/tớ
  • Đối với em nhỏ: Gọi em xưng anh/chị

Sử dụng kính ngữ đã trở thành một nét văn hóa đẹp của người phương đông nói chung và Việt Nam nói riêng, vì vậy bố mẹ hãy dạy con sử dụng kính ngữ để giao tiếp với mọi người để xây dựng nét đẹp văn hóa này nhé.

Phối hợp cùng lúc nhiều công cụ giao tiếp

Lời nói rất quan trọng trong giao tiếp, ngoài nội dung muốn nói, cách thể hiện nội dung đó cũng rất quan trọng. Cùng một nội dung nhưng khi nói với giọng điệu, âm độ, phương ngữ khác nhau sẽ cho ra một ý nghĩa khác nhau. 

Bố mẹ hãy lấy những ví dụ cụ thể để con hiểu rõ hơn về những cách thể hiện lợi nói này thông qua những bài thực hành thực tế. 

Ví dụ bố mẹ hãy tập luyện và cho con phân biệt bằng cách nói lớn tiếng hơn và cho con biết rằng như vậy là bố mẹ đang tức giận, hoặc nói với con một cách dịu dàng tức là đang rất yêu thương con,… Sau nhiều lần thực hành như vậy con có thể dễ dàng phân biệt, nhận biết và áp dụng một cách hiệu quả hơn khi giao tiếp.

Những cử chỉ đơn giản cũng giúp làm tăng hiệu quả giao tiếp
Những cử chỉ đơn giản cũng giúp làm tăng hiệu quả giao tiếp

Song song với việc giao tiếp bằng lời nói, dạy bé giao tiếp bằng mắt cũng như những hành động cử chỉ hình thể cũng góp phần đáng kể cho sự thành công của cuộc giao tiếp. Bố mẹ hãy dạy trẻ những cử chỉ đơn giản như một cái ôm, đập tay, ánh mắt, nụ cười, nét mặt cũng có thể biểu lộ được điều mà con muốn nói. Ví dụ khi con làm hoặc nói về một điều gì đó mà bố mẹ cau mày tức là con đang làm sai, con cần phải điều chỉnh và nhận xét lại hành động đó của con.

Nghĩ kỹ trước khi nói

Lời nói đôi lúc có thể làm tổn thương đến người khác vì vậy bố mẹ hãy dạy trẻ nghĩ kỹ trước khi nói để có thể làm cuộc giao tiếp đi đúng hướng và tích cực hơn thay vì nói những lời khó nghe, tùy tiện, nhàm chán,… Đặc biệt là lúc con đang tức giận, thì việc cần bình tĩnh suy nghĩ là rất cần thiết, tránh nói những lời không hay vì khi tức giận người ta thường không thể kiềm chế được cảm xúc.

Dạy trẻ nghĩ kỹ trước khi nói để có thể làm cuộc giao tiếp đi đúng hướng và tích cực hơn thay vì nói những lời khó nghe, tùy tiện, nhàm chán
Dạy trẻ nghĩ kỹ trước khi nói để có thể làm cuộc giao tiếp đi đúng hướng và tích cực hơn thay vì nói những lời khó nghe, tùy tiện, nhàm chán

Một số bước bố mẹ nên hướng dẫn con trước khi nói như:

  • Nghĩ điều muốn nói: Đầu tiên hãy nghĩ về điều muốn nói có phù hợp với hoàn cảnh lúc này hay không. Tránh nói những điều không hay hoặc làm mất thể diện của người khác.
  • Lựa chọn từ để nói: Hãy chọn những từ ngữ phù hợp nhất ở thời điểm và hoàn cảnh đó để nói. Ví dụ như nếu bé đang muốn lấy đồ chơi, thay vì nói “Bố lấy đồ chơi cho con” bé nên nói rằng “Bố lấy đồ chơi giúp con với”. Hai câu nói này chỉ khác nhau từ “cho” và “giúp” thôi nhưng lại mang ý nghĩa khác nhau. Một câu như là ra lệnh và một câu là nhờ giúp đỡ.
  • Sắp xếp câu để nói: Khi đã có nội dung và lựa chọn được từ đã nói phù hợp thì việc sắp xếp các câu lại thành một ý hoàn chỉnh cũng rất quan trọng. Bởi vì nếu không sắp xếp câu hoàn chỉnh thì rất dễ bị diễn đạt lang mang, khó hiểu cho người nghe.

Chủ động bày tỏ mong muốn

Tự tin để nói lên những mong muốn của mình cũng sẽ giúp cải thiện kỹ năng giao tiếp hơn. Khi trẻ rụt rè, sợ hãi, không dám bày tỏ những quan điểm cá nhân hay mong muốn của mình sẽ rất khó có thể giao tiếp với người khác một cách tự nhiên.

Khi trẻ rụt rè, sợ hãi, không dám bày tỏ những quan điểm cá nhân hay mong muốn của mình sẽ rất khó có thể giao tiếp với người khác một cách tự nhiên
Khi trẻ rụt rè, sợ hãi, không dám bày tỏ những quan điểm cá nhân hay mong muốn của mình sẽ rất khó có thể giao tiếp với người khác một cách tự nhiên

Bố mẹ hãy thường xuyên hỏi trẻ đang suy nghĩ và mong muốn điều gì, đồng thời khuyến khích trẻ hãy nói một cách tự tin nhất. Để cho trẻ biết rằng mong muốn của mình “không sai”, và khi nói ra nó mới có thể được thực hiện hóa và được người khác thấu hiểu.

Dạy trẻ quy tắc không nói chen ngang khi giao tiếp dù với ai

Nói chen ngang hoặc tùy tiện ngắt lời người khác là một biểu hiện rất bất lịch sự. Khi người khác đang nói và trình bày một quan điểm sự việc gì đó mà con chen ngang thì sẽ khiến người khác rất mất hứng và nghĩ rằng con đang không tôn trọng họ.

Dạy trẻ không nói chen ngang lời của người khác
Dạy trẻ không nói chen ngang lời của người khác

Nếu con không đồng tình hoặc muốn phản bác lời của người khác, tốt nhất con nên đợi người đó trình bày xong thì mới trả lời và ý kiến lại. Đôi khi nếu con chỉ mới nghe một nửa câu chuyện mà họ nói con vẫn chưa thể hiểu hết là họ đang muốn nói hay suy nghĩ điều gì, việc chen ngang sẽ rất bất lợi cho ý kiến phản bác của con.

Bố mẹ cần làm rõ những quan điểm trên để con khắc phục và không nói chen ngang, nói leo để giúp cuộc trò chuyện tốt hơn.

Tiết chế cảm xúc cá nhân

Trong giao tiếp, việc đặt cảm xúc vào những câu chuyện đó là rất cần thiết vì nó giúp cuộc hội thoại thêm thú vị, hiệu quả hơn, đồng thời đối phương cũng sẽ cảm thấy sự tôn trọng và hứng thú giao tiếp thay vì chỉ ậm ờ trả lời cho có. Tuy nhiên đôi lúc cảm xúc quá khích cũng sẽ làm cuộc trò chuyện thêm căng thẳng, gượng gạo,… Vì vậy cần phải tiết chế cảm xúc cá nhân phù hợp để việc giao tiếp hiệu quả hơn.

Nếu cảm xúc nóng giận quá mức sẽ có thể dẫn đến nhiều sự việc không mong muốn xảy ra như nói những lời khiến người khác tổn thương
Nếu cảm xúc nóng giận quá mức sẽ có thể dẫn đến nhiều sự việc không mong muốn xảy ra như nói những lời khiến người khác tổn thương

Nếu cảm xúc nóng giận quá mức và không được tiết chế sẽ có thể dẫn đến nhiều sự việc không mong muốn xảy ra như nói những lời khiến người khác tổn thương, không bình tĩnh và có những hành vi không phù hợp,… Ngược lại nếu “vui quá trớn” đôi lúc sẽ gây ra một số tình huống được xem như “vô duyên”, “làm lố”,…

Vì vậy bố mẹ cần dạy trẻ quy tắc giao tiếp bằng cách dạy những kỹ năng tiết chế cảm xúc ngay từ khi còn nhỏ. Hãy dạy bé uống thêm nước hoặc hít thở sâu nếu có cảm xúc tiêu cực và đặc biệt phải luôn suy nghĩ trước khi làm hay nói một việc gì đó.

Lắng nghe người khác nói

Lắng nghe cũng là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong giao tiếp, chỉ có lắng nghe mới giúp chúng ta thấu hiểu để giao tiếp với nhau. Khi trẻ biết lắng nghe, trẻ sẽ có thể tiếp nhận những thông tin đầy đủ để có thể phản hồi và giao tiếp một cách thông minh cùng đối phương.

Khi trẻ biết lắng nghe, trẻ sẽ có thể tiếp nhận những thông tin đầy đủ để có thể phản hồi và giao tiếp một cách thông minh cùng đối phương
Khi trẻ biết lắng nghe, trẻ sẽ có thể tiếp nhận những thông tin đầy đủ để có thể phản hồi và giao tiếp một cách thông minh cùng đối phương

Bố mẹ hãy bắt đầu dạy trẻ kỹ năng lắng nghe bằng cách thường xuyên hỏi lại con rằng người khác đã nói gì, để con tạo thói quen tập trung lắng nghe và quan tâm đến những người khác. Đồng thời hãy cùng con tâm sự nhiều hơn để con nói ra những suy nghĩ cũng như lắng nghe những câu chuyện hoặc suy nghĩ của bố mẹ.

Xem thêm: 10+ Lớp dạy giao tiếp cho trẻ nhận được nhiều sự quan tâm nhất 2023

Con trẻ cũng cần hiểu các quy tắc về đạo đức

Để giao tiếp tốt, ngoài nắm giữ các kỹ năng quan trọng thì những quy tắc đạo đức cũng rất cần thiết. Bố mẹ hãy chỉ dạy con các quy tắc đạo đức, đây chính là nền tảng để con giao tiếp tốt hơn và trở thành một người tốt, người có ích cho xã hội sau này.

Trung thực

Trung thực là nguyên tắc cơ bản đầu tiên thấm nhuần vào tư tưởng đạo đức của con người. Biểu hiện của trung thực là ngay thẳng, thật thà, không dối trá, biết nhận lỗi và sửa sai,…Tuy nhiên tính trung thực không phải tự nhiên mà có, mà phải cần được rèn luyện và hướng dẫn ngay từ nhỏ.

Tính trung thực không phải tự nhiên mà có, mà phải cần được rèn luyện và hướng dẫn ngay từ nhỏ
Tính trung thực không phải tự nhiên mà có, mà phải cần được rèn luyện và hướng dẫn ngay từ nhỏ

Trung thực trong giao tiếp sẽ giúp trẻ được tôn trọng và đáng tin tưởng hơn, đồng thời sẽ được nhiều người quý mến. Từ đó bé giao tiếp sẽ dễ dàng hơn. Bố mẹ hãy dạy con trung thực bằng cách làm gương cho con bởi vì con ở độ tuổi này sẽ thường hay bắt chước và làm theo bố mẹ. Hãy tạo cho con thói quen cảm ơn và xin lỗi cho con. Đừng quên khen ngợi con để con có thêm động lực duy trì sự động lực của mình thay vì trừng phạt hay la hét con khi con làm sai.

Giữ lời hứa

Giữ lời hứa chính là giữ chữ tín, đây là một phẩm chất đạo đức cần thiết cho mọi người cũng như cho trẻ. Việc giữ lời hứa ở trẻ sẽ giúp trẻ trở thành người có trách nhiệm và đáng tin cậy hơn, là tiền đề để trẻ trở thành người có ích cho xã hội.

Giữ lời hứa chính là giữ chữ tín, đây là một phẩm chất đạo đức cần thiết cho mọi người cũng như cho trẻ
Giữ lời hứa chính là giữ chữ tín, đây là một phẩm chất đạo đức cần thiết cho mọi người cũng như cho trẻ

Bố mẹ hãy dạy trẻ từ những việc làm nhỏ như nói lời phải giữ lời, trước khi hứa một điều gì đó hãy dạy trẻ suy nghĩ và cân nhắc thật kỹ. Phải chắc chắn điều con có thể làm được thì hãy hứa với người khác, tránh hứa suông làm người khác kỳ vọng rồi lại thất vọng. Nhiều lần con sẽ không được người khác tin tưởng và yêu thích nữa.

Muốn con giao tiếp tốt bố mẹ cần dạy con nắm chắc những quy tắc giao tiếp và quy tắc đạo đức. Dạy trẻ quy tắc giao tiếp từ sớm để tạo thói quen tốt cho trẻ đồng thời giúp trẻ trở nên có trách nhiệm và được yêu quý, tạo thêm nhiều mối quan hệ khăng khít, đồng thời đây cũng là phương tiện để trẻ mở rộng nhận thức và tư duy của bản thân. Nếu quý phụ huynh cũng đang tìm kiếm các lớp dạy giao tiếp cho con, bố mẹ có thể tham khảo ngay khóa học SpeakUP tại UPO.

Hy vọng bố mẹ đã có thêm nhiều kiến thức hũu ích! Bố mẹ hãy tiếp tục theo dõi các chủ đề mới nhất từ UPO trong thời gian tới nhé!

Trainer Lê Đặng Minh Nhật

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Icon Facebook tác giả    Icon Youtube tác giả

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được
Tư vấn & Test tính cách Miễn phí

    Thông tin liên lạc

    Công ty cổ phần Tiềm năng vô hạn

    Mã số thuế: 4201892928

    Người đại diện theo pháp luật: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

    Theo dõi chúng tôi icon FB icon YT

    background footer

    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x