Dạy trẻ giao tiếp bằng mắt là một kỹ năng sống cần thiết cho trẻ, việc dạy cho trẻ giao tiếp từ nhỏ là vấn đề đang được các bậc cha mẹ để tâm hiện nay. Mắt là cửa sổ của tâm hồn và là một phần quan trọng trong giao tiếp, nếu dạy trẻ biết sử dụng mắt để giao tiếp thì sẽ rất hiệu quả trong việc giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp. Tham khảo ngay bài viết sau để bé yêu phát triển ngôn ngữ, khả năng giao tiếp một cách tốt nhất.
Tại sao giao tiếp bằng mắt lại quan trọng với con trẻ
Ánh mắt đóng vai trò quan trọng trong phát triển nhận thức, tình cảm và mối quan hệ của trẻ, điều này thể hiện rõ ràng trong sự phát triển tâm lý xã hội của trẻ, nơi ánh mắt của người khác có thể ảnh hưởng đến cảm xúc và hành vi của trẻ.
Trẻ cũng có khả năng phản ứng với biểu cảm trên khuôn mặt của người khác, bao gồm ánh mắt, và từ đó học hỏi và phát triển các kỹ năng xã hội và giao tiếp.
Khi trẻ nhìn thấy ánh mắt của người khác, não của trẻ sẽ xử lý thông tin và ghi nhận các tín hiệu hữu ích về cảm xúc và ý nghĩa của người đó. Nhờ đó, trẻ có thể xác định được cảm xúc của người khác và tạo ra phản ứng phù hợp, ví dụ như cười khi người khác cười hoặc thể hiện sự quan tâm khi người khác trông buồn.

Trẻ con phát triển sự giao tiếp bằng ánh mắt qua các thời kỳ:
- Sự phát triển giao tiếp bằng ánh mắt trong thời kỳ sơ sinh: Ở giai đoạn trẻ con chưa thể nói chuyện hay biểu lộ cảm xúc bằng lời nói, thì việc dùng ánh mắt của trẻ là một công cụ quan trọng để giao tiếp với người xung quanh.
- Phát triển giao tiếp bằng ánh mắt trong thời kỳ trẻ em: Khi trẻ bước vào thời kỳ này khả năng giao tiếp bằng ánh mắt của trẻ được phát triển nhiều hơn. Trẻ có thể nhìn thấy các chi tiết nhỏ hơn và phân biệt giữa các biểu hiện khác nhau trên khuôn mặt của người khác.
- Giao tiếp bằng ánh mắt trong thời kỳ thiếu niên: Đây là khoảng thời gian quan trọng trong việc phát triển kỹ năng giao tiếp bằng ánh mắt. Trẻ em ở độ tuổi này có khả năng hiểu rõ hơn về ngôn ngữ phi ngôn từ, bao gồm cách sử dụng ánh mắt để giao tiếp.
Việc giao tiếp bằng mắt trong các cuộc giao tiếp hàng ngày sau này của trẻ sẽ đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển nhận thức, tình cảm và mối quan hệ của trẻ đối với bản thân nói riêng và những kỹ năng giao tiếp linh hoạt đối với xã hội nói chung.
Điều gì khiến một số đứa trẻ “tránh” việc giao tiếp bằng mắt
Việc giao tiếp bằng mắt không hẳn là dễ dàng với một số đứa trẻ “tránh” giao tiếp bằng mắt. Điều này khiến những cha mẹ có bé trong hoàn cảnh này phải suy nghĩ, lo lắng. Dưới đây là một số nguyên nhân khiến một số đứa trẻ “tránh” việc giao tiếp bằng mắt:
Trẻ chưa hoàn thiện cách điều chỉnh cảm xúc và đang “đối phó”
Trẻ chưa hoàn thiện cách điều chỉnh cảm xúc là trẻ chưa có khả năng tự nhận biết, điều chỉnh và thể hiện cảm xúc một cách hiệu quả và đúng đắn. Thay vào đó, trẻ sẽ có phản ứng “đối phó” để che giấu đi việc trẻ khó khăn trong việc hiểu và đồng cảm với cảm xúc của người khác.

Một số đặc trưng của trẻ trong việc chưa hoàn thiện cách điều chỉnh cảm xúc:
- Trẻ không biết cách tự nhận biết và nhìn nhận cảm xúc của mình một cách chính xác và rõ ràng.
- Trẻ không biết cách kiểm soát cảm xúc của mình một cách hiệu quả, có thể dễ bị bực tức, tức giận, hoặc quá phụ thuộc vào người khác để giải tỏa cảm xúc.
- Trẻ không biết cách thể hiện và giao tiếp cảm xúc của mình một cách hiệu quả và đúng đắn.
- Có thể trẻ bị ám ảnh bởi cảm xúc tiêu cực và không biết cách đối mặt và giải quyết chúng thay vào đó sẽ có những hành động “đối phó” để che giấu.
Trẻ mắc bệnh tự kỷ
Trẻ mắc bệnh tự kỷ là rối loạn phát triển não bộ ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, tương tác xã hội và hành vi của trẻ. Bởi vậy, khi trẻ mắc bệnh tự kỷ rất khó giao tiếp bằng mắt.

Các nghiên cứu cho thấy rằng các vùng não liên quan đến xử lý thông tin xã hội và giao tiếp của trẻ mắc bệnh tự kỷ không phát triển bình thường, dẫn đến khó khăn trong việc nhận biết và đáp ứng với các tín hiệu xã hội, bao gồm ánh mắt của người khác. Trẻ mắc bệnh tự kỷ có thể không thích tiếp xúc trực tiếp với người khác và tránh ánh mắt của người khác, đặc biệt là trong các giao tiếp xã hội.
Ngoài ra, trẻ mắc bệnh tự kỷ có thể có khó khăn trong việc đọc hiểu ngôn ngữ phi ngôn từ và các tín hiệu xã hội khác, như cử chỉ và biểu cảm khuôn mặt, làm cho việc giao tiếp bằng mắt trở nên khó khăn hơn.
Xem thêm: 10+ Lớp dạy giao tiếp cho trẻ nhận được nhiều sự quan tâm nhất 2023
Trẻ gặp các vấn đề về tình cảm
Trẻ gặp các vấn đề về tình cảm bao gồm: Những đứa trẻ hướng nội, những đứa trẻ có vấn đề về hành vi, những đứa trẻ bị căng thẳng và những đứa trẻ mắc chứng lo âu và các rối loạn sức khỏe tâm thần khác.

Trẻ gặp vấn đề về tình cảm xuất phát phổ biến qua những nguyên nhân sau đây:
- Thiếu sự chăm sóc, quan tâm từ gia đình hoặc người thân: Trẻ cần sự chăm sóc, quan tâm từ người lớn để phát triển tình cảm. Nếu thiếu sự chăm sóc, quan tâm từ gia đình hoặc người thân, trẻ có thể trở nên cô đơn, bất an, thậm chí trẻ sẽ trở nên hướng nội hoặc khó khăn trong việc kết nối với người khác.
- Rối loạn tâm lý: Các rối loạn tâm lý như rối loạn lo âu, rối loạn tâm thần và rối loạn tâm lý khác cũng có thể dẫn đến trẻ gặp vấn đề về tình cảm.
- Một môi trường không an toàn, trẻ có thể trở nên nhút nhát, bất an, hoặc khó khăn trong việc tạo ra và duy trì mối quan hệ tình cảm với người khác.
- Trẻ không được cho phép thể hiện tình cảm của mình, điều này có thể dẫn đến việc trẻ cảm thấy không được quan tâm đến và không được chấp nhận và sẽ có vấn đề về hành vi.
Cách dạy trẻ giao tiếp bằng mắt mắt như thế nào cho hiệu quả?
Dạy trẻ giao tiếp bằng mắt là một kỹ năng rất quan trọng để giúp trẻ phát triển các kỹ năng xã hội và tạo ra các mối quan hệ tốt với người khác. Dưới đây là một số lời khuyên tham khảo để cha mẹ dạy trẻ giao tiếp bằng mắt:
Cha mẹ hãy thường xuyên luyện tập cùng con trong các cuộc trò chuyện
Cha mẹ hãy thường xuyên luyện tập cùng con trong các cuộc trò chuyện, đều này giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội và có khả năng tạo ra mối quan hệ tốt hơn với người khác.
Khi cha mẹ nói chuyện với trẻ, cha mẹ nên nhìn thẳng vào mắt của trẻ để truyền tải thông điệp rõ ràng và minh bạch hơn.

Ngoài ra, nếu trẻ không thể nhìn thẳng vào mắt của cha mẹ trong lúc nói chuyện, cha mẹ tránh chỉ trích hay cáu gắt với con mà nên khuyến khích và động viên con thực hành kỹ năng giao tiếp bằng mắt.
Dạy bé giao tiếp mắt khi ba mẹ cho bé ăn
Khi cho bé ăn chính là cơ hội hữu ích trong việc giúp trẻ giao tiếp bằng mắt. Lúc cho bé ăn, ba mẹ có thể nhìn trực tiếp vào mắt của bé để giao tiếp, điều này giúp bé cảm thấy được sự quan tâm và tình cảm của cha mẹ.
Cha mẹ cũng có thể nói chuyện với trẻ trong khi cho bé ăn để giúp trẻ phát triển kỹ năng ngôn ngữ và cũng tạo cơ hội để cha mẹ có thể nhìn thẳng vào mắt của trẻ khi nói chuyện.

Cha mẹ có thể sử dụng biểu hiện khuôn mặt và cử chỉ để giao tiếp với trẻ. Ví dụ như khi trẻ ăn nhanh, cha mẹ có thể dùng cử chỉ để hướng dẫn trẻ ăn chậm lại. Khuyến khích trẻ nhìn vào mắt của cha mẹ bằng cách nói chuyện hoặc đưa thức ăn vào miệng của trẻ để khích lệ trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp bằng mắt.
Sử dụng các trò chơi, động tác vui nhộn để thu hút sự chú ý
Sử dụng các trò chơi, động tác vui nhộn là một cách tốt để thu hút sự chú ý của trẻ trong việc dạy trẻ giao tiếp bằng mắt. Cha mẹ cần phải có những sự sáng tạo trong các trò chơi, động tác vui để trẻ có hứng thú, tự thức trong việc giao tiếp bằng mắt.

Dưới đây là một số gợi ý cho cha mẹ về trò chơi hoặc những động tác vui nhộn mang đến sự chú ý cho trẻ:
- Vẽ mặt: Hành động này giúp tình cảm cha mẹ và bé ngày càng gắn kết. Ngoài ra còn giúp trẻ giao tiếp bằng mắt dễ dàng hơn bởi vì khi vẽ mắt trẻ sẽ phải nhìn vào mắt của cha mẹ thì cha mẹ sẽ dễ truyền tải và dạy trẻ trong việc giao tiếp bằng mắt. Nhưng cha mẹ lưu ý dùng màu vẽ lên mặt an toàn, tự nhiên và dễ rửa trôi.
- Ú òa: là một trò chơi rất quen thuộc đối với cha mẹ và bé. Cha mẹ hãy tận dụng sự quen thuộc này để chơi với bé sẽ khiến bé vừa vui vẻ mà mang lại sự vui nhộn.
- Cha mẹ có thể dùng một bóng bay hoặc một đồ chơi để thu hút sự chú ý của trẻ và yêu cầu trẻ nhìn thẳng vào mắt của cha mẹ hoặc đối tác chơi cùng.
Tận dụng khi trẻ đang yêu cầu thứ gì đó
Giao tiếp bằng mắt là kỹ năng quan trọng trong cuộc sống hàng ngày, cha mẹ có thể tận dụng khi trẻ yêu cầu một thứ gì đó để dạy trẻ giao tiếp bằng mắt.

Khi trẻ yêu cầu muốn một thứ gì đó, cha mẹ có thể tận dụng cơ hội này nhìn trực tiếp vào mắt bé để trẻ cảm thấy được quan tâm và tôn trọng. Giữ liên lạc mắt với trẻ khi bé muốn gì đó để bé biết rằng cha mẹ đang lắng nghe con kèm theo đó cha mẹ hãy sử dụng biểu cảm khuôn mặt và ngôn ngữ cơ thể.
Chủ động yêu cầu bé sử dụng ánh mắt
Để chủ động yêu cầu bé sử dụng ánh mắt là một việc khó, bởi những đứa bé còn nhỏ khó có thể hiểu và nghe lời cha mẹ nên việc cha mẹ yêu cầu bé sử dụng ánh mắt cần phải có cách phù hợp để trẻ vui vẻ khi sử dụng ánh mắt.

Sau đây, là một số cách tham khảo cho cha mẹ trong việc chủ động yêu cầu bé sử dụng ánh mắt trong giao tiếp bằng mắt:
- Cha mẹ có thể tạo ra những tình huống kích thích để bé sử dụng ánh mắt, ví dụ như đặt món đồ chơi yêu thích của bé ở nơi nào đấy rồi khuyến khích bé sử dụng ánh mắt để tim kiếm.
- Cha mẹ có thể chủ động đưa ra một số câu nói để bé sử dụng ánh mắt, chẳng hạn như “nhìn vào mắt ba và mẹ để chúng ta có thể gắn kết và hiểu nhau hơn”.
- Đặt mục tiêu cho trẻ sử dụng ánh mắt như: “hãy nhìn vào mắt mẹ trong 10 giây nói chuyện”, “hãy sử dụng ánh mắt để tìm kiếm đối tượng trong 30 giây”
Dành nhiều lời khen
Lời khen và khích lệ của cha mẹ và người thân là một yếu tố quan trọng giúp bé phát triển các kỹ năng giao tiếp. Để khuyến khích bé sử dụng ánh mắt để giao tiếp, chúng ta nên dành nhiều lời khen cho bé khi họ sử dụng ánh mắt để kết nối với người khác.
Khi trẻ sử dụng mắt, hãy khen hoặc hưởng ứng điều trẻ nói để trẻ thấy an toàn và hào hứng, bé sử dụng ánh mắt để giao tiếp, hãy dành chút thời gian để nhìn thẳng vào mắt của bé và cười với bé. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy hứng thú và có động lực hơn để tiếp tục sử dụng ánh mắt để kết nối với người khác.

Hơn nữa, khi bé sử dụng ánh mắt để giao tiếp, hãy dành thời gian để lắng nghe và đáp lại những gì bé nói. Điều này sẽ cho bé biết rằng những nỗ lực của con được đánh giá cao và sẽ khuyến khích bé tiếp tục phát triển các kỹ năng giao tiếp.
Cha mẹ hãy nhớ rằng các lời khen nên được dành cho nỗ lực của bé, chứ không phải chỉ cho kết quả hoặc thành tích của bé. Bằng cách này, bé sẽ cảm thấy được động viên và khuyến khích để tiếp tục phát triển các kỹ năng giao tiếp một cách tự nhiên và thoải mái.
Kiểm tra tâm lý và thị lực cho con
Kiểm tra tâm lý và thị lực cho con là một bước cần thiết để đảm bảo sức khỏe và phát triển của con.

Nếu cha mẹ nhận thấy con có những vấn đề về cảm xúc, hành vi hoặc tương tác xã hội, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ tâm lý trẻ em hoặc chuyên gia tâm lý. Các bác sĩ có thể giúp cha mẹ đánh giá tình trạng tâm lý trẻ cũng như cung cấp các giải pháp phù hợp để hỗ trợ con.
Về kiểm tra thị lực, bác sĩ chuyên khoa mắt có thể giúp đo lường và đánh giá tình trạng thị lực của con. Nếu con có các vấn đề về thị lực như cận thị hoặc loạn thị, việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất quan trọng để đảm bảo sự phát triển toàn diện của con.
Việc kiểm tra tâm lý và thị lực cho bé là một bước quan trọng trong việc chăm sóc sức khỏe và phát triển của con. Cha mẹ nên đưa con đi kiểm tra định kỳ và theo dõi sát sao sự phát triển của con để có thể hỗ trợ và giúp con phát triển tốt nhất có thể nếu không sẽ ảnh hưởng rất lớn tới con trong bước đường sau này.
Dạy trẻ em giao tiếp bằng ánh mắt là một kỹ năng quan trọng và cần thiết cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Những kỹ năng giao tiếp này không chỉ giúp trẻ em tương tác và kết nối với người khác một cách hiệu quả, mà còn giúp trẻ tự tin và có khả năng giao tiếp tốt hơn trong cuộc sống. Bố mẹ cũng có thể tham khảo khóa học SpeakUP của UPO ngay để giúp bé yêu phát triển kỹ năng giao tiếp “con người nhất” ngay hôm nay.

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- 15 lớp kỹ năng sống cho trẻ 14 tuổi DANH TIẾNG NHẤT hiện nay
- 7 phương pháp dạy trẻ kỹ năng sống BỀN VỮNG mà ĐƠN GIẢN
- “Điểm danh” 10+ lớp học kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi TỐT NHẤT
- Sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non qua các giai đoạn
- 5 lớp học cho trẻ thiếu tự tin ở Đà Nẵng thể hiện bản thân
- Các lớp học cho trẻ thiếu tự tin ở Nha Trang hấp dẫn nhất
- TOP 10 trò chơi giúp trẻ tự tin thể hiện tài năng và cá tính
- 12 cách dạy trẻ tư duy phản biện NHANH NHẠY và TỐI ƯU
- 20 trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non ĐƠN GIẢN
- Cách dạy trẻ nhận thức chậm – Cẩm nang đồng hành cùng con