Rất cần thiết học kỹ năng giao tiếp cho trẻ bởi đây là công cụ tốt nhất để con phát triển tư duy và nhận thức. Hơn nữa những bài học thông qua các trò chơi, trải nghiệm thực tế thường được trẻ em nhớ rất lâu. Vì vậy đây cũng chính là lý do mà bố mẹ nên tìm hiểu những trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ.
Những trò chơi hiệu quả và đơn giản nhất để phát triển các loại kỹ năng giao tiếp cho trẻ
Hiện nay nhiều bé đang còn rất kém về các kỹ năng giao tiếp, điều này ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống của con, con không được nhiều người yêu thích, cũng rất khó hòa nhập với những người xung quanh. Vì vậy những trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ ở độ tuổi này là rất cần thiết dành cho trẻ. Bởi nó vừa giúp con có thể vui chơi và học hỏi một cách tự nhiên nhưng lại đem đến hiệu quả cao.
Kể chuyện
Trò chơi kể chuyện là một trong những trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp dành cho trẻ rất hiệu quả. Trò chơi mang tính giải trí để trẻ vui chơi đồng thời giúp trẻ có thể ghi nhớ những câu chuyện một cách rõ ràng để có thể kể và nói về câu chuyện một cách mạch lạc và trôi chảy hơn.

Như vậy, không chỉ rèn luyện được trí nhớ, trẻ còn được vận dụng ngôn ngữ, học cách tư duy sắp xếp câu nói và cách diễn đạt.
Nhập vai
Trò chơi nhập vai cũng là một trong những trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ được nhiều bố mẹ ứng dụng. Ở độ tuổi của trẻ con rất thích được làm người lớn, được làm bác sĩ, giáo viên,… Trò chơi sẽ giúp bé phát triển kỹ năng giao tiếp một cách nhanh chóng bởi trẻ phải diễn đạt bằng lời nói và hành động rõ ràng, mạch lạc để đối phương có thể hiểu.

Khi chơi trò chơi bé sẽ thử sức với những cách giao tiếp khác nhau, từ đó trở nên linh hoạt, nhanh nhẹn và tư duy nhanh hơn. Đồng thời cũng giúp trẻ yêu thích hơn những công việc xung quanh của mình.
Để chơi trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thông qua các tình huống nhập vai, đầu tiên bố mẹ cần chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ phù hợp. Hãy đưa cho con một tính huống thực tế như khám bệnh cho bệnh nhân, nhân viên tư vấn bán quần áo, giáo viên dạy đọc thơ,…để trẻ có thể thực hiện theo. Hãy để trẻ tự suy nghĩ tìm cách nói những gì với đối phương để hoàn thành tình huống.
Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non – Tổng hợp từ A đến Z
Bịt mắt bắt dê
Trò chơi bịt mắt bắt dê trông rất quen thuộc và bình thường nhưng lại là một trong những trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ hiệu quả. Thông qua trò chơi trẻ có thể rèn luyện được thính giác và phản xạ nhanh chóng để có thể bắt được những người chơi. Khi biết cách lắng nghe và tư duy phản xạ trẻ sẽ hình thành được kỹ năng giao tiếp.

Cách chơi bịt mắt bắt dê rất đơn giản và dễ chơi đối với các bé:
- Bé bị bịt mắt và phải có nhiệm vụ là bắt được những “chú dê”
- Những người chơi còn lại với vai trò là những “chú dê” sẽ đi vòng quanh bé và không được ra khỏi vòng tròn, đồng thời phát ra âm thanh “be be”.
- Bé sẽ dựa vào tiếng kêu để phán đoán phương hướng để bắt những “chú dê” đó, sau khi bắt được bé cần đoán đúng tên bạn chơi sẽ chiến thắng. Cùng lúc đó bạn bị bắt sẽ tiếp tục bị bịt mắt và bắt các bạn khác.
Đoán đồ vật hoặc đoán từ
Đoán đồ vật hay đoán từ là một trò chơi rất thú vị dành cho trẻ. Bố mẹ có thể đưa cho con những hình ảnh hoặc manh mối về đồ vật, chữ đó để con đoán đó là gì. Và ngược lại, hãy để con miêu tả chúng, lúc này con có thể giải thích và mô tả một cách rõ ràng, chi tiết sao cho những người khác có thể hiểu đó là món đồ gì.

Thông qua trò chơi này có thể giúp con tăng khả năng quan sát, tư duy, nhanh nhạy và kỹ năng giao tiếp một cách tự nhiên, không cần gượng ép con quá nhiều mà vẫn rất hữu ích.
Xem thêm: 10+ Lớp dạy giao tiếp cho trẻ nhận được nhiều sự quan tâm nhất 2023
Tam sao thất bản
Tam sao thất bản cũng là trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ. Trò chơi này dựa trên câu nói “tam sao thất bản” nghĩa là thông tin truyền đạt rất dễ bị sai lệch nếu truyền qua nhiều người hoặc qua một thời gian.

Hiện nay trò chơi này có rất nhiều biến thể khác nhau để phù hợp với nhiều người. Dưới đây là một cách chơi thường được nhiều bé yêu thích gần đây mà bố mẹ nên tham khảo.
Cách chơi:
- Chuẩn bị những đồ vật khác nhau đặt trong thùng rỗng lớn.
- Một người chơi sẽ “sờ vật miêu tả” bằng cách chạm vào 1 đồ vật trong thung và miêu tả cho đội chơi của mình hiểu và đoán được đó là đồ vật gì.
- Đôi chơi nào đoán được nhiều đồ vật hơn sẽ giành chiến thắng.
Trò chơi không những kịch tính vui nhộn nhưng cũng mang lại nhiều kỹ năng cho bé như kỹ năng giao tiếp, suy luận và lắng nghe.
Dạy con làm một việc nào đó theo hướng dẫn cụ thể
Khi trẻ làm một việc nào đó theo hướng dẫn cụ thể, trẻ sẽ học được kỹ năng giao tiếp bởi vì nó giúp trẻ biết cách quan sát, lắng nghe, thấu hiểu vấn đề, diễn giải vấn đề đó,… Đồng thời trẻ cũng có thể giao tiếp với bạn một cách cởi mở hơn để tìm hiểu vấn đề hay công việc đó là gì.

Bố mẹ có thể chơi với con bằng cách đưa cho con một danh sách việc cần làm và trộn lẫn lộn chúng lên. Việc của bé là cần đọc hết tất cả các hướng dẫn rồi mới làm nhiệm vụ. Điều này sẽ giúp bé cảm thấy thú vị hơn rất nhiều so với việc ngồi nghe bố mẹ hướng dẫn.
Xem thêm: 7 bước dạy bé tự tin giới thiệu bản thân “CHUẨN MỰC”
Các công cụ giao tiếp và nguyên tắc giao tiếp của trẻ
Trong những trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ, hãy dạy trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp qua cả hình thức ngôn ngữ và phi ngôn ngữ.
Các loại giao tiếp bằng ngôn ngữ
Giao tiếp bằng ngôn ngữ hay giao tiếp bằng lời nói là cách mà chúng ta sử dụng tiếng nói và ngôn ngữ để trao đổi thông tin với nhau. Đây là loại giao tiếp cơ bản mà con cần được rèn luyện từ sớm để có thể hòa nhập tốt với mọi người.

Đối với loại giao tiếp ngôn ngữ bố mẹ cần dạy con những yếu tố ảnh hưởng đến cách con truyền đạt mong muốn hoặc thông tin đến người khác:
- Cao độ: Hãy hướng dẫn bé phân biệt những âm độ của giọng nói để có thể diễn đạt tốt hơn. Ví dụ như khi nói to và khi nói thì thầm với cùng 1 câu nói sẽ mang 2 thông tin khác nhau. Bố mẹ có thể cùng con chơi những trò diễn tả lại những giọng nói của những người xung quanh như diễn tả lại giọng nói của chú công an, cô bán hàng, chú bảo vệ,… Hãy thử nói một âm điệu nhẹ nhàng của cô bán hàng dùng cho chú công an để bé phân biệt và hiểu rõ hơn về ý nghĩa của cao độ trong giao tiếp.
- Giọng điệu: Giọng điệu khi nói cũng ảnh hưởng đến những thông tin cần diễn đạt. Đối với mỗi thông tin, trường hợp khác nhau hãy chỉ con dùng những giọng điệu khác nhau như bình tĩnh, chắc chắn, yêu thương, dịu dàng, tức giận, buộc tội,… Bố mẹ hãy thực hành những giọng điệu trên đồng thời để bé đoán xem giọng điệu đó đang muốn diễn tả và giao tiếp điều gì và ngược lại. Từ đó bé có thể phân biệt được những giọng điệu của mọi người xung quanh và học hỏi.
- Lựa chọn từ ngữ: Việc lựa chọn từ ngữ giao tiếp cũng rất quan trọng khi giao tiếp. Đối với một thông tin người ta có thể chọn nhiều từ ngữ khác nhau để diễn tả. Ví dụ như “Làm ơn” với cách nói nhẹ nhàng hơn và từ “ Làm đi” có thể có nghĩa giống nhau nhưng có ý nghĩa rất khác nhau. Bố mẹ hãy giải thích cho con hiểu đối với từ “Làm ơn” là đang biểu lộ mong muốn người nghe làm một điều gì đó nhưng đối với từ “Làm đi” vẫn đang muốn người nghe làm một điều gì đó nhưng với trạng thái là yêu cầu hoặc xen chút tức giận.
- Ngôn ngữ/phương ngữ: Phương ngữ là một trong những yếu tố quyết định đối với một cuộc giao tiếp. Bởi vì nếu sử dụng những từ ngữ đặc trưng vùng miền quá có thể đối phương sẽ không hiểu đang nói gì. Vì vậy song song với những từ ngữ phổ thông, bố mẹ cần dạy con làm quen và hiểu một số từ địa phương khác. Hãy để con sử dụng những từ mà con bạn hiểu.
Các loại giao tiếp phi ngôn ngữ
Giao tiếp phi ngôn ngữ tức là sử dụng những ngôn ngữ cơ thể để có thể diễn đạt và sinh động hơn khi giao tiếp. Nó bao gồm tất cả những hành động hay thao tác của từng bộ phận cơ thể như cử chỉ, khuôn mặt, ánh mắt, điệu cười, dáng đứng và khoảng cách…

- Động chạm cơ thể: Những thao tác động chạm cơ thể cũng là một cách giao tiếp hiệu quả. Ví dụ những cái ôm biểu hiện cho tình cảm và sự yêu thương hay những cái đập tay cao biểu hiện cho sự đoàn kết, vui mừng,…
- Cử chỉ tay: Trong giao tiếp cử chỉ tay thường được sử dụng nhiều, đây là một hành động để diễn tả rất tốt. Ví dụ khi giơ ngón tay cái có nghĩa là đang khen đối phương làm tốt hoặc vẫy tay để diễn tả sự vui mừng,…
- Nét mặt: Nét mặt đóng một vai trò quan trọng khi giao tiếp, với nét mặt mỉm cười có nghĩa là người nói đang vui vẻ và ngược lại nếu cau mày có nghĩa là đang không hài lòng. Bố mẹ có thể chơi với con những trò chơi như vẽ lại nét mặt phù hợp với những cảm xúc để bé có thể ghi nhớ và phân biệt những nét mặt này.
- Dạy trẻ giao tiếp bằng mắt: Ánh mắt là cửa sổ của tâm hồn bởi vì nó có thể diễn đạt được suy nghĩ mà không cần dùng lời nói. Có thể sử dụng ánh mắt một cách trực tiếp hoặc gián tiếp để diễn tả cảm xúc một cách hiệu quả. Ví dụ như khi bố mẹ nhìn con bằng ánh mắt trìu mến và ấm áp để lan tỏa sự yêu thương đến con.
- Không gian cá nhân: Không gian cũng ảnh hưởng đến giao tiếp. Ví dụ khi giao tiếp với một người mà mình yêu mến ta sẽ thường đứng gần hơn và đối với người lạ hoặc người mà mình không thích mình sẽ có xu hướng đứng xa hơn.
Trên đây là những trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ mà bố mẹ nên tham khảo dạy và chơi với con thường xuyên để con có thể tư duy tốt hơn và tự tin giao tiếp. Ngoài ra bố mẹ có thể tìm thêm cho trẻ những khóa học bổ sung như khóa học SpeakUP tại UPO. Đây là khóa học dạy bé từ nền tảng thông qua phương pháp tư duy tự thức và tự lực khai phóng để bé có thể tìm được con người của chính mình, có những suy nghĩ, hành vi và cảm xúc tích cực. Từ đó bé có thể tự phát triển toàn diện bản thân!

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- Kiên trì và cố chấp – Sự khác biệt mong manh tới thành công
- 100 câu nói hay về sự kiên trì – dành cho ai đang gục ngã
- Làm sinh trắc vân tay bao nhiêu tiền? – Bảng giá tham khảo
- [BẬT MÍ] 10+ kinh nghiệm rèn luyện tính kiên trì cho trẻ
- 20+ tấm gương về lòng kiên trì – khơi nguồn động lực bất tận
- 80 câu ca dao tục ngữ về siêng năng kiên trì đầy sâu sắc!
- Làm sinh trắc vân tay cho bé là gì? Có an toàn hay không?
- 20 trò chơi rèn tính kiên trì cho trẻ – Dạy con thông minh
- Dạy con kiếm tiền với 7 hoạt động cực ĐƠN GIẢN và NĂNG ĐỘNG
- Dạy con cách tiêu tiền thông minh – Cẩm nang cho bố mẹ!