Xe máy hiện nay đang là phương tiện di chuyển chính của đa số gia đình Việt Nam hiện nay. Vì vậy việc đảm bảo an toàn cho con trẻ khi tham gia giao thông cùng bố mẹ gần như luôn là bài học thiết yếu. Dưới đây là một số chia sẻ về phương pháp dạy trẻ kỹ năng sống an toàn khi ngồi trên xe máy, mời bố mẹ cùng tham khảo.

Những lỗi và tình huống nguy hiểm phổ biến khi cho trẻ ngồi trên xe máy
Để đảm bảo an toàn khi chở trẻ nhỏ bằng xe máy và tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra thì các bậc cha mẹ phải để ý đến những lỗi và tình huống nguy hiểm sau:
- Quần áo bị cuốn vào bánh xe sau. Trường hợp này xảy ra rất phổ biến khi phụ huynh cho trẻ mặc váy dài, áo chống nắng dạng váy. Bố mẹ nên cắt đôi hoặc xắn bớt những chiếc quần áo quá dài hoặc bèo bọt để tránh bị cuốn vào bánh xe gây ra nguy hiểm cho con.
- Có rất nhiều tình huống đã xảy ra đó chính là con trẻ tự ý vặn ga xe máy lúc bố mẹ không để ý. Điều này không thể trách trẻ hoàn toàn bởi vì nhiều khi con nhỏ chưa có nhận thức rằng xe đang tắt hay mở. Vì vậy trách nhiệm của bố mẹ là phần lớn, để ý cẩn thận việc khóa tắt xe khi không sử dụng.
- Con trẻ không bám chắc vào bố mẹ bị ngã ngược ra sau. Khá nhiều trẻ có thói quen ngủ gật khi ngồi sau xe máy của người lớn. Lúc này, tay thường có xu hướng rời khỏi eo của bố mẹ . Hai chân chưa thể kẹp vào yên nên sự cân bằng phụ thuộc hoàn toàn vào đôi tay và tư thế ngồi. Trong quá trình chạy xe, các con thường bị ngồi lệch dần về một bên. Xe bị xóc, nghiêng hoặc thay đổi tốc độ đột ngột có thể khiến con trẻ ngã ngửa về đằng sau.
- Trẻ bị kẹp chân vào bánh sau do bản tính hiếu động của trẻ thích đung đưa chân nên sẽ dễ bị vướng vào nan hoa của bánh sau. Tình trạng này rất nguy hiểm, có thể khiến trẻ bị gãy chân, thậm chí là nát xương.
- Việc trẻ đùa nghịch, chơi đùa trong khi người lớn đang lái xe có thể dẫn đến bị mất lái, gây ra tai nạn giao thông.

Dạy trẻ kỹ năng sống an toàn khi ngồi trên xe máy như thế nào?
Luôn đội mũ bảo hiểm đúng cách
Bố mẹ cần lưu ý luôn phải đội mũ bảo hiểm và cài quai đúng cách cho trẻ khi đi ra ngoài cho dù đi đường ngắn hay đường dài. Mũ sẽ ngăn chặn hoặc hạn chế các chấn thương vùng đầu hiệu quả nếu có tai nạn xảy ra.
Ba mẹ tham khảo bốn bước đội mũ bảo hiểm đúng cách cho trẻ như sau:
- Bước 1: Chọn mũ bảo hiểm có kích cỡ phù hợp với đầu của trẻ
- Bước 2: Hãy mở dây quai mũ sang hai bên cho thẳng và đội mũ lên đầu sao cho vành dưới mũ song song với chân mày.
- Bước 3: Chỉnh khóa bên của dây quai mũ sao cho dây quai mũ nằm sát phía dưới tai.
- Bước 4: Cài khóa nằm ở dưới phía cằm và chỉnh quai mũ sao cho có thể nhét hai ngón tay dưới cằm là được.

Tư thế ngồi xe
Tư thế ngồi xe cũng là một trong các kỹ năng sống về an toàn giao thông ba mẹ cần chú ý và trang bị cho con trẻ từ khi còn nhỏ.
Bố mẹ cần dạy con tư thế ngồi đằng sau xe cho đúng để con ngồi được thoải mái, đảm bảo an toàn cũng như không làm cản trở đến việc chạy xe của bố mẹ. Bố mẹ hướng dẫn con ngồi với tư thế hai đùi khép vào hông bố mẹ, hai tay ôm nhẹ vào eo của người lớn, hoặc một tay ôm vào eo và một tay bám vào tay bám phía sau xe. Đây là tư thế đúng cho trẻ ngồi đằng sau. Để đảm bảo an toàn hơn, bố mẹ nên mua vật dụng ghế ngồi cho trẻ nhỏ để đảm bảo an toàn cho con.

Không cho trẻ ăn hay cầm theo đồ chơi khi đi xe
Trẻ em không nên ăn hay uống bất cứ thứ gì trong khi đang di chuyển trên xe máy vì việc này có thể gây ra nguy hiểm cho sức khỏe của trẻ và dễ gây ra tai nạn giao thông. Nếu bố mẹ để trẻ ăn uống trong khi đi xe, có thể xảy ra trường hợp xe bị sốc gây ra đường thở bị kín bởi thức ăn hoặc uống quá nhiều nước, gây nguy hiểm cho tính mạng của trẻ.
Khi trẻ cầm thức ăn, đồ chơi trên tay thì không thể ngồi đúng tư thế, hai tay không ôm vào eo ba mẹ dễ bị mất thăng bằng khi xe bị nghiêng, bị sốc hoặc thay đổi tốc độ. Nguy cơ cao xảy ra tình huống nguy hiểm cho trẻ và cho những người tham gia giao thông khác.
Mặc quần áo gọn gàng
Mặc quần áo gọn gàng khi đi xe máy sẽ giúp trẻ dễ dàng di chuyển và giữ thăng bằng trên xe máy. Nếu trẻ mặc quần áo quá dài hoặc quá rộng, nó có thể bị vướng vào trong bánh xe và gây ra tai nạn. Ba mẹ nên chú ý khi cho con mặc những loại quần áo quá dài như váy chống nắng, váy dài, áo mưa, khăn đeo cổ,…
Không cho trẻ ngồi phía trước
Trẻ em nên ngồi ở ghế sau xe máy và được đeo thắt lưng an toàn để giảm thiểu nguy cơ chấn thương khi xảy ra tai nạn. Việc ngồi phía trước xe máy có thể gây nguy hiểm cho trẻ vì chúng có thể bị đâm vào đầu khi xảy ra tai nạn hoặc bị trượt ra khỏi xe. Hơn nữa, nếu để con trẻ ngồi phía trước xe, chúng có thể bị tiếp xúc với các bộ phận nóng trên xe máy hoặc bị trầy xước bởi các phần kim loại.
Nếu trẻ còn quá nhỏ, bố mẹ nên đưa trẻ đi xe máy với người lớn ngồi đằng sau và đảm bảo cho trẻ được đeo kính bảo hộ và mũ bảo hiểm đúng cách để giảm thiểu nguy cơ chấn thương đầu.

Đeo kính chống bụi bảo vệ mắt
Việc đeo kính chống bụi bảo vệ mắt cho trẻ khi ngồi xe máy là rất quan trọng để bảo vệ mắt cho con trẻ khỏi các tác hại của bụi, gió, ánh nắng mặt trời và các tác nhân khác trong không khí. Nếu mắt của các con không được bảo vệ đúng cách, chúng có thể bị kích ứng, viêm hoặc bị tổn thương, gây đau và khó chịu.

Những lưu ý dành riêng cho bố mẹ để trẻ được an toàn khi ngồi trên xe máy
Bố mẹ làm gương cho con cái
Trẻ con ở mọi lứa tuổi đều học hỏi và chịu ảnh hưởng rất nhiều từ bố mẹ. Để trẻ xây dựng thói quen và tiếp thu các kỹ năng sống an toàn khi ngồi trên xe máy, bố mẹ phải là người làm gương cho con trước tiên. Hãy luôn nhắc nhở con về các bài học an toàn và sau đó bản thân cũng thực hiện để con noi theo.

Luôn tuân thủ luật ATGT
Luật giao thông đường bộ được thiết lập để đảm bảo an toàn giao thông cho tất cả mọi người. Bố mẹ đóng vai trò rất quan trọng trong việc tuân thủ các quy định giao thông này, đặc biệt là khi cùng các con của mình tham gia giao thông. Nếu bố mẹ luôn tuân thủ luật ATGT và làm gương tốt cho con cái, sẽ giúp trẻ hiểu và nhận thức được tầm quan trọng của an toàn giao thông.

Nếu trẻ còn nhỏ, tuyệt đối không cho trẻ ngồi một mình phía sau
Trẻ nhỏ không có đủ sức và kỹ năng để giữ thăng bằng và ổn định trên xe máy khi phải đối mặt với những rủi ro trên đường. Vì vậy, nếu con nhà mình còn nhỏ, bố mẹ tuyệt đối không cho trẻ ngồi một mình phía sau. Bố mẹ nên có một người lớn ngồi đằng sau cùng với trẻ. Ngoài ra bố mẹ có thể trang bị cho con đai xe máy, ghế xe máy nếu trong trường hợp không có người lớn khác đi cùng.

Trên đây là chia sẻ các phương pháp dạy trẻ kỹ năng sống an toàn khi ngồi trên xe máy và một vài lưu ý quan trọng cho bố mẹ. Mong giúp cho bố mẹ hiểu được tầm quan trọng trang bị kỹ năng sống cho trẻ từ khi còn nhỏ.
Ngoài ra, bố mẹ cũng cần trang bị cho con những kỹ năng sống khác và thái độ sống tích cực qua khóa học DeamUP của trường đào tạo kỹ năng sống UPO. Được Sở Giáo Dục & Đào Tạo công nhận chương trình giáo dục giải phóng TOP đầu Việt Nam đào tạo cho con trẻ các kỹ năng sống cần thiết, tư duy tự thức, thái độ sống tích cực, chủ động, tự tin hơn.

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- 15 lớp kỹ năng sống cho trẻ 14 tuổi DANH TIẾNG NHẤT hiện nay
- 7 phương pháp dạy trẻ kỹ năng sống BỀN VỮNG mà ĐƠN GIẢN
- “Điểm danh” 10+ lớp học kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi TỐT NHẤT
- Sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non qua các giai đoạn
- 5 lớp học cho trẻ thiếu tự tin ở Đà Nẵng thể hiện bản thân
- Các lớp học cho trẻ thiếu tự tin ở Nha Trang hấp dẫn nhất
- TOP 10 trò chơi giúp trẻ tự tin thể hiện tài năng và cá tính
- 12 cách dạy trẻ tư duy phản biện NHANH NHẠY và TỐI ƯU
- 20 trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non ĐƠN GIẢN
- Cách dạy trẻ nhận thức chậm – Cẩm nang đồng hành cùng con