Phòng chống xâm hại trẻ em là chủ đề khá nhạy cảm đối với cha mẹ tuy nhiên kỹ năng này lại vô cùng cần thiết và cần trang bị cho các bé càng sớm càng tốt. Xâm hại trẻ em có thể xảy đến ở bất cứ đâu, bất cứ thời điểm nào và có thể do chính những đối tượng mà cha mẹ tin tưởng nhất. Nhằm bảo vệ tuổi thơ con trẻ, cha mẹ hãy cùng Tổ chức Giáo dục UPO tìm hiểu kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em ngay hôm nay.
Thế nào là xâm hại trẻ em?
Theo điều 4 Luật Trẻ em năm 2016 quy định:
“Xâm hại trẻ em là hành vi gây tổn hại về thể chất, tình cảm, tâm lý, danh dự, nhân phẩm của trẻ em dưới các hình thức bạo lực, bóc lột, xâm hại tình dục, mua bán, bỏ rơi, bỏ mặc trẻ em và các hình thức gây tổn hại khác.”
Xâm hại trẻ em có bốn hình thức bao gồm: xâm hại thể chất, xâm hại tình dục, xâm hại tinh thần và xâm hại xao nhãng.
Trẻ bị xâm hại dù dưới bất kỳ hình thức nào cũng sẽ chịu tổn thương tới thể chất lẫn tinh thần. Xâm hại trẻ em luôn để lại những hậu quả nặng nề, dai dẳng ảnh hưởng đến thể chất, hành vi và nhất làm tâm lý của các bé.
- Về thể chất: Những vết sẹo do bạo hành sẽ in hằn trên cơ thể con vĩnh viễn, những di chứng có thể ảnh hưởng đến khả năng làm mẹ sau này, thậm chí lây các bệnh qua đường tình dục, mang thai…
- Về hành vi: Trẻ từng bị xâm hại có xu hướng suy nghĩ tiêu cực, nghịch ngợm, luôn không cảm thấy an toàn và dễ tự làm đau chính mình. Bên cạnh đó, khả năng trẻ tập trung, lắng nghe và khả năng bày tỏ cảm xúc cũng sẽ suy giảm.
- Về tâm lý: Trẻ thường có tâm lý hoảng loạn tinh thần, buồn rầu, chán nản hay tự đổ lỗi, không còn yêu thương quý trọng bản thân và mọi người xung quanh.

Không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của các bé, vấn nạn xâm hại trẻ em còn tác động rất lớn đến gia đình và xã hội. Những gia đình có trẻ bị xâm hại sẽ mất đi sự hạnh phúc, êm ấm thay vào đó họ phải đối mặt với ánh mắt và điều tiếng của dư luận. Việc giúp trẻ thoát khỏi “bóng ma tâm lý” cần rất nhiều thời gian, sự nhẫn nại và tình yêu thương của cha mẹ.
Đối với xã hội, khi ngày càng xuất hiện nhiều vụ việc xâm hại trẻ em đã cho thấy đạo đức con người ngày một suy đồi trầm trọng. Vậy nên, đứng trước mối đe dọa của suy thoái đạo đức, việc trang bị kỹ năng phòng chống xâm hại là hoàn toàn cần thiết với trẻ em nói chung.
Trẻ em có thể bị xâm hại trong những tình huống nào?
Trẻ em có thể trở thành nạn nhân của xâm hại nói chung và xâm hại tình dục nói riêng bất cứ lúc nào và ở bất cứ đâu, ngay cả khi đó là nơi cha mẹ nghĩ là con được an toàn nhất. Tuy nhiên, để phòng chống nguy cơ trẻ bị xâm hại, cha mẹ nên đặc biệt lưu tâm đến một số tình huống sau:
- Khi trẻ đi một mình ở nơi tối tăm, vắng vẻ. Kẻ có ý đồ xấu thường lợi dụng lúc trẻ chỉ có một mình để hành động, vậy nên cha mẹ cần hết sức lưu ý tới tình huống này.
- Khi trẻ ở trong phòng một mình với người lạ, kể cả với họ hàng, bạn bè của các thành viên trong gia đình.
- Khi để trẻ nhận tiền, quà có giá trị hoặc sự chăm sóc đặc biệt của người khác mà không rõ lý do. Bởi những món quà này rất có thể là cái cớ để kẻ xấu dụ dỗ và ra tay với con bạn.
- Khi để trẻ đi nhờ xe người lạ. Có rất nhiều trường hợp kẻ xấu đóng vai là người quen của cha mẹ và lừa trẻ lên xe.
- Khi trẻ để người lạ vào nhà, nhất là trong nhà chỉ có một mình.

Để những tình huống xấu không xảy đến với con yêu, thay vì lo lắng và sợ hãi với các mối đe dọa bên ngoài, cha mẹ nên trang bị cho trẻ kỹ năng phòng chống xâm hại ngay từ bé để con biết cách bảo vệ mình và đề cao cảnh giác với người lạ.
Giáo dục kỹ năng sống phòng chống xâm hại cho trẻ em như thế nào?
Chủ đề về xâm hại trẻ em là vô cùng nhạy cảm, vậy cha mẹ phải làm gì để giáo dục kỹ năng phòng chống xâm hại cho bé? Cùng Tổ chức giáo dục UPO tìm hiểu 14 phương pháp bổ ích sau.
Giáo dục giới tính, dạy con về các bộ phận trên cơ thể
Giáo dục giới tính, để con nhận biết rõ về các bộ phận trên cơ thể nhất là các vùng riêng tư là bài học mà cha mẹ nên dạy trẻ càng sớm càng tốt. Thông thường, khi trẻ lên 3 là lúc con đã có thể nhận biết và có ý thức bảo vệ cơ thể mình. Đây là thời điểm thích hợp để cha mẹ hướng dẫn con không được để người lạ nhìn hay chạm vào vùng ngực, mông và đặc biệt là vùng kín của trẻ.

Giúp con nhận biết dấu hiệu các hành vi xấu
Trẻ nhỏ thường rất vô tư và hồn nhiên khi tiếp xúc cơ thể với mọi người, con không hiểu hay nhận biết được hành vi bản thân đang bị xâm hại. Khi tiếp cận bé, kẻ xấu thường có các hành vi như: nắm chặt hai tay trẻ, bịt miệng trẻ và sờ soạng cơ thể, nói những lời dụ dỗ, hứa sẽ cho bé quà nếu bé im lặng và nghe lời,…

Nếu gặp phải một trong những hành vi nêu trên, trẻ tuyệt đối không làm theo mà cần hét lên thật to để nhận được sự chú ý và giúp đỡ từ mọi người xung quanh. Đồng thời không để bất cứ ai chạm vào bộ phận sinh dục của mình.
Hãy lắng nghe con nhiều hơn
Người có ý đồ xấu sẽ tìm cách tiếp cận, làm quen cũng như theo dõi trẻ thường xuyên. Vậy nên, cha mẹ hãy thường xuyên dành thời gian lắng nghe những câu chuyện và các hoạt động trong ngày của bé. Sự giao tiếp, tâm sự giữa cha mẹ và con cái sẽ tạo cho bé cảm giác an toàn, sự tin tưởng. Bạn cũng có thể biết được từ câu chuyện của bé, ai đó đang quan tâm con vượt mức cho phép từ đó kịp thời dặn con đề cao cảnh giác với người đó.

Dạy con các kỹ năng tự vệ
Tâm lý dễ hoảng sợ và khả năng chống cự yếu ớt của trẻ chính là điểm yếu khi con đối mặt với kẻ xấu. Do đó, cha mẹ cần trang bị cho trẻ những kỹ năng tối thiểu để thoát khỏi tình huống nguy hiểm như: khi bị người lạ kéo đi phải hét lên thật to đồng thời dùng sức để thoát ra, nhanh trí gọi điện cho bố mẹ hoặc công an khi biết có người lạ bám đuôi,…

Để con trau dồi khả năng tự vệ, cha mẹ có thể cùng bé xây dựng có tình huống giả định tại nhà và hỏi xem cách xử lý của trẻ là gì, sau đó hãy hướng dẫn cho con cách xử lý tốt nhất. Ngoài ra, các lớp học kỹ năng tự vệ, lớp dạy võ, taekwondo,… cũng là một số gợi ý tuyệt vời để ba mẹ giúp con trang bị kỹ năng tự vệ cho bản thân tốt nhất.
Xem thêm: Kỹ năng sống an toàn giao thông cho trẻ – Không chỉ là sự AN TOÀN!
Kỹ năng tự chủ, giải quyết vấn đề
Có rất nhiều tình huống mà kẻ xấu cố tình tạo dựng lên như đợi trẻ sẵn ở trong thang máy. Nhất là đối với các gia đình có trẻ nhỏ sống tại các khu chung cư, hay căn hộ cao cấp, việc trẻ phải tự sử dụng thang máy là điều không thể tránh khỏi. Khi có người ngỏ ý muốn đi chung thang máy cùng, bé nên đáp lại một cách lịch sự: “Bố mẹ dặn cháu đợi ở đây chứ không được đi cùng người lạ”. Nếu người lạ cố gắng lôi bé vào thang máy, bịt miệng bé thì bé phải hét lên, cắn người đó để thoát ra và tìm sự giúp đỡ.

Kỹ năng yêu cầu sự giúp đỡ
Tìm kiếm sự trợ giúp từ những người đi đường, từ bác bảo vệ hay những chú công an đang đi tuần tra là kỹ năng mà cha mẹ cần dạy bé. Cha mẹ không thể theo sát và bảo vệ an toàn cho con mãi được vậy nên, khi phát hiện và nhận thấy có người lạ tới gần, có hành vi đụng chạm và lợi dụng cơ thể, hãy dạy con tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh bằng cách khóc to, hét lớn như “Cứu cháu với, cháu không quen người này.”

Xem thêm: 10+ Lớp dạy giao tiếp cho trẻ nhận được nhiều sự quan tâm nhất 2023
Kỹ năng quản lý cảm xúc – giữ bình tĩnh
Khi đối mặt với những tình huống nguy hiểm, trẻ có xu hướng hoảng loạn, bối rối. Tuy nhiên, cảm xúc này chỉ khiến bé dễ dàng bị kẻ xấu thao túng tâm lý mà thôi. Thay vào đó, cha mẹ nên dạy con kỹ năng quản lý cảm xúc, đặc biệt là khi nguy hiểm càng phải giữ bình tĩnh để tìm cách giải quyết vấn đề.

Thay vì khóc lóc hay im lặng làm theo lời kẻ xấu, con hãy bình tĩnh, dùng sức chống cự đồng thời hét lớn, tạo ra nhiều âm thanh lớn để thu hút sự chú ý của nhiều người. Điều này có thể giúp trẻ thoát khỏi sự xâm hại và bảo vệ được chính bản thân mình.
Cho trẻ hiểu về sự cảnh giác
Không có một khuôn mẫu nhất định nào để giúp con hình dung về kẻ xấu, cách duy nhất là cha mẹ cần dạy trẻ biết cảnh giác với những người có hành vi không đứng đắn và không tôn trọng con. Nếu ai đó có các biểu hiện bất thường với trẻ, con cần lên tiếng phản đối và rời khỏi đó ngay lập tức đồng thời nói với cha mẹ để nhận được sự giúp đỡ.

Ngoài cha mẹ, con không nên tin tưởng ai một cách tuyệt đối kể cả đó là: những người hàng xóm thân quen, họ hàng trong gia đình, bạn bè, thầy cô,…
Không đi theo, nhận đồ của người lạ
Một chiêu trò mà các đối tượng hay dùng để dụ dỗ trẻ đó là cho quà bánh, kẹo ngọt hay những món đồ chơi bắt mắt. Con sẽ có được chúng khi đi theo họ đến một nơi và chỉ cần ngoan ngoãn là sẽ có được. Đối với tình huống này, trẻ cần học cách từ chối sau đó bỏ đi thật nhanh, tránh để kẻ xấu bám đuôi hay bắt cóc.

Không cho người lạ vào nhà
Khi trẻ ở nhà một mình, hãy dạy con không mở cửa cho ai, nhất là đối với người lạ. Kẻ xấu có thể đóng giả làm hàng xóm, thợ sửa nước, bạn bè lâu ngày của cha mẹ muốn vào chơi để tiếp cận và làm hại bé. Nếu người lạ vẫn kiên trì và cố gắng tìm cách mở cửa, bé phải ngay lập tức gọi điện cho bố mẹ để được giúp đỡ.

Kỹ năng an toàn khi sử dụng mạng xã hội
Hiện nay, các bạn nhỏ được tiếp xúc với các trang mạng xã hội từ rất sớm mà vô hình chung, không gian mạng lại chính là nơi kẻ xấu dễ dàng tiếp cận trẻ hơn bao giờ hết. Cha mẹ nên dạy trẻ các kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em trên môi trường mạng như con không được tiết lộ thông tin cá nhân với người lạ, kể cả những người bạn trên Internet số điện thoại, địa chỉ, hoặc tên của mình. Đặc biệt là không được gửi hình ảnh của mình cho người bạn trên mạng cũng như không được đồng ý gặp riêng người lạ đó trước khi được sự cho phép của cha mẹ.

Sử dụng các thiết bị đồng hồ định vị có chức năng gọi SOS
Để dễ dàng quan sát và theo dõi vị trí của bé, UPO khuyến khích cha mẹ nên lựa chọn các thiết bị đồng hồ đeo tay thông minh có gắn định vị cùng chức năng gọi SOS cho con yêu. Khi bé cảm thấy không an toàn, con chỉ việc ấn nút khẩn cấp để phát tín hiệu tới cha mẹ hoặc các cơ quan chức năng gần nhất để được giúp đỡ.

Xem thêm: Kỹ năng sống bắt cóc trẻ em
Sự phối hợp, quản lý, giáo dục chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường
Chỉ mình trẻ em tự học cách bảo vệ mình là chưa đủ, phòng chống xâm hại trẻ em còn cần tới sự quan tâm sát sao giữa gia đình và nhà trường khi phối hợp, quản lý giáo dục. Phía nhà trường cần đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối khi trẻ trong thời gian học tập và sinh hoạt tại trường. Chỉ cho trẻ ra về khi có bố mẹ tới đón hoặc xác nhận rõ đối tượng mà cha mẹ nhờ đón hộ. Về phía phụ huynh học sinh, cha mẹ cũng cần thường xuyên trao đổi, nói chuyện với cô giáo phụ trách con yêu để nắm bắt được tâm lý, cách ứng xử và quá trình con theo học trên lớp.

Tham gia các khóa học, chương trình rèn luyện kỹ năng sống
Bên cạnh những phương pháp giáo dục trên, cha mẹ có thể lựa chọn cho bé tham gia các khóa học, chương trình rèn luyện kỹ năng sống ngắn hạn để con được trau dồi, rèn luyện kỹ năng phòng chống xâm hại hiệu quả hơn. Không chỉ giúp các bé biết cách bảo vệ mình, trung tâm giáo dục kỹ năng sống còn là nơi giúp con xây dựng tư duy tự thức và khai phóng những khả năng tiềm ẩn.

Nếu cha mẹ đang tìm kiếm cho con yêu một địa chỉ dạy kỹ năng sống uy tín và bài bản, hãy đến với Tổ chức giáo dục UPO ngay hôm nay. Tại UPO đang diễn ra các khóa học chuyên về đào tạo kỹ năng sống cho trẻ từ 6 đến 9 tuổi (khóa KidUP) và cho trẻ từ 9 đến 16 tuổi (gồm khóa: DreamUp, FlyUP, CampUP, SpeakUP) với vô vàn các hoạt động cùng trải nghiệm bổ ích. Tổ chức giáo dục UPO hứa hẹn là điểm đến tuyệt vời giúp con yêu xây dựng lối sống tự lập làm chủ bản thân, phát triển tư duy tự thức và khai phóng tiềm năng vô hạn.
Một số lưu ý dành cho bố mẹ để phòng tránh con trẻ bị xâm hại
Cha mẹ là những người bạn đồng hành tốt nhất với các bạn nhỏ vậy nên đứng trước nguy cơ trẻ có thể bị xâm hại bất cứ lúc nào, chúng ta cần có trách nhiệm quan tâm, theo sát tâm sinh lý của con cũng như nên đặc biệt lưu ý tới một số vấn đề sau:
Không nên để lộ thông tin, ảnh của con trẻ trên mạng xã hội
Nhiều bậc phụ huynh có thói quen đăng tải những hình ảnh dễ thương của con và gia đình lên mạng xã hội để chia sẻ niềm vui, sự hạnh phúc với bạn bè. Tuy nhiên, việc làm này lại khiến các đối tượng xấu chú ý đến các bé nhiều hơn. Từ đó, chúng có thể tìm thấy họ tên, địa chỉ nhà của bạn và theo dõi, tiếp cận con bạn rất dễ dàng.
Hạn chế đăng ảnh con trẻ cũng như thiết lập chế độ riêng tư cho những thông tin cá nhân là hoàn toàn cần thiết mà cha mẹ nên làm để bảo vệ con yêu khỏi kẻ xấu.

Bố mẹ không nên quát mắng con sau nếu con bị tấn công, xâm hại
Nếu chẳng may con bạn trở thành nạn nhân của xâm hại, cha mẹ tuyệt đối không nên quát mắng, trách móc con hay cố gắng dò hỏi sự việc. Lúc này, trẻ vô cùng hoảng loạn và sợ hãi, việc tốt nhất mà cha mẹ nên làm đó là ôm con vào lòng, dỗ dành và trấn an tâm lý cho bé. Hãy để con cảm nhận được an toàn khi có cha mẹ cạnh bên.

Hậu quả và hệ lụy kéo dài mà vấn nạn xâm hại trẻ em mang lại luôn là nỗi ám ảnh của mọi gia đình và các nạn nhân. Do đó, việc hình thành kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em là giải pháp giúp trẻ nhận biết được mối nguy hiểm và chủ động cảnh giác và kháng cự lại sự xâm hại từ kẻ xấu. Với khóa học Dream UP tại Tổ chức giáo dục UPO, các bé sẽ được trang bị tư duy tự thức làm chủ bản thân, hiểu được giá trị của chính mình từ đó khai mở những kỹ năng sống quý giá.
Hiểu và bảo vệ chính mình khỏi những tình huống nguy hiểm nhất là đối với nạn xâm hại là quyền của mọi đứa trẻ. Hy vọng sau bài viết trên, cha mẹ sẽ luôn đề cao cảnh giác cũng như có trách nhiệm hơn trong việc giáo dục rèn kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em để bảo vệ con yêu khỏi vấn nạn này.

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- 15 lớp kỹ năng sống cho trẻ 14 tuổi DANH TIẾNG NHẤT hiện nay
- 7 phương pháp dạy trẻ kỹ năng sống BỀN VỮNG mà ĐƠN GIẢN
- “Điểm danh” 10+ lớp học kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi TỐT NHẤT
- Sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non qua các giai đoạn
- 5 lớp học cho trẻ thiếu tự tin ở Đà Nẵng thể hiện bản thân
- Các lớp học cho trẻ thiếu tự tin ở Nha Trang hấp dẫn nhất
- TOP 10 trò chơi giúp trẻ tự tin thể hiện tài năng và cá tính
- 12 cách dạy trẻ tư duy phản biện NHANH NHẠY và TỐI ƯU
- 20 trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non ĐƠN GIẢN
- Cách dạy trẻ nhận thức chậm – Cẩm nang đồng hành cùng con