Hiện nay tình trạng bắt cóc trẻ em ở một số địa phương vẫn đang xảy ra theo chiều hướng gia tăng và manh động hơn. Các đối tượng sử dụng thủ đoạn khá tinh vi và nhằm vào những lúc bố mẹ hoặc người lớn không ở nhà. Vì vậy kỹ năng sống không mở cửa cho người lạ vào nhà là kỹ năng vô cùng quan trọng và cần thiết.
Trước hết, bố mẹ cần trang bị kỹ càng kỹ năng sống ở nhà một mình cho con, đặc biệt là tâm lý.
Khi người lạ tự xưng là hàng xóm, họ hàng, đồng nghiệp… (người quen) của bố mẹ
Bố mẹ không thể lúc nào cũng bên cạnh con 24/24 cho nên kẻ xấu luôn tận dụng thời cơ này để tiếp cận bé. Chiêu trò tinh vi khiến cho bé tin tưởng nhất là tự xưng là hàng xóm, họ hàng (người quen) của bố mẹ.
Phụ huynh cần dặn dò con điều này trước tiên: “Nếu bố mẹ có nhà thì phải gọi cho bố mẹ ngay trước khi mở cửa, nếu họ luôn giục bảo là bạn bè, người quen của bố mẹ thì con hãy hỏi rõ tên rồi nhớ lại và nói với bố mẹ ngay; phải để bố mẹ là người mở cửa.”; Trường hợp thứ hai là “Nếu bố mẹ không có ở nhà thì trước tiên con phải khóa chặt cửa, xin tên của họ và gọi điện hỏi ý kiến của bố mẹ ngay lập tức trước khi mở cửa cho người lạ vào”.

Khi người lạ cần sự trợ giúp (ăn uống, bị mưa ướt, nhờ vả,…)
Yêu thương, giúp đỡ mọi người trong lúc gặp khó khăn ở mọi hoàn cảnh là kỹ năng sống cho trẻ mầm non được bố mẹ và thầy cô thường xuyên giáo dục. Hiểu được điều này nên các đối tượng lợi dụng lòng tốt của các con mà xin vào nhà để hành động hành vi xấu. Bọn chúng sẽ giả vờ là người nghèo khổ xin đồ ăn, lợi dụng trời mưa mà xin tạm trú trong nhà,…Bố mẹ cần phải kể rõ tình huống để cho trẻ tưởng tượng ra và cảm nhận được nguy hiểm, hướng dẫn cách ứng xử khi gặp phải trường hợp này.
“Giúp người là điều nên làm, nhưng có rất nhiều người xấu đóng giả là những người đang gặp khó khăn để thực hiện ý đồ xấu của họ. Tốt nhất con nên cảnh giác khi không có bố mẹ ở nhà, đừng nên mở cửa cho người lạ” – Chị Hoa dạy con gái đang học lớp 1 của mình.
Nếu như trong trường hợp, người xấu vẫn tiếp tục tỏ ra đáng thương, hối thúc trẻ mở cửa thì bố mẹ hãy dạy bé đưa đồ ăn, áo mưa qua cửa sổ. Và xin lỗi rằng cháu không thể mở cửa mời cô chú vào nhà được, mời họ đợi thêm một chút bố mẹ đang trên đường về gần đến nhà rồi.

Khi người lạ có thái độ và hành vi hung hăng
Một trường hợp quan trọng mà bố mẹ cần phải dạy con đầu tiên đó là trong trường hợp xấu trẻ quên không khóa cửa, người lạ lẻn được vào nhà có thái độ và hành vi hung hăng. Bố mẹ hãy hướng dẫn con trước tiên tâm lý phải bình tĩnh nghĩ cách đối phó, không nên manh động, chống trả sẽ khiến cho hành vi của kẻ xấu thô bạo hơn.
“Các con cần trả lời chú đến nhà cháu có việc gì không? Bố mẹ cháu đang ở sau nhà, để cháu gọi bố mẹ cháu luôn ạ (trong trường hợp bố mẹ không có nhà hãy nói để người lạ lo lắng và rời đi). Trường hợp thứ hai nếu người lạ cố tình xông vào nhà và có những hành vi thô bạo, trẻ cần phải chạy nhanh ra ngoài và hô cứu hàng xóm bên cạnh) – TS Hồ Lâm Giang (cố vấn cấp cao của UPO) chia sẻ trong khóa DreamUP tại Hà Nội.

Xem thêm: Kỹ năng sống bắt cóc trẻ em – Những điều phụ huynh và con trẻ cần “nằm lòng”
Khi người lạ cố gắng đưa cho con một món đồ nào đó (đồ ăn, đồ chơi,…)
Trẻ em rất thích đồ ăn, đồ chơi nên thường bị kẻ xấu lợi dụng điểm này. Có rất nhiều trường hợp trẻ nhỏ mở cửa cho người lạ vào nhà bị bỏ thuốc mê vào trong đồ ăn bị bắt cóc và mất trộm đồ trong nhà. Vì trẻ còn nhỏ nên nhận thức có thể còn non nớt, trong trường hợp này bố mẹ hãy bình tĩnh hướng dẫn con cách xử lý khi người lạ cố gắng đưa con đồ ăn: “Mẹ bảo con trẻ em ăn kẹo là không tốt, dễ bị sâu răng (nhận đồ chơi của người lạ là không tốt); con không ăn đâu ạ. Bố mẹ con sắp về rồi, bố mẹ con về đến con sẽ bảo có chú đến thăm ạ”
Ngoài trường hợp người lạ đưa đồ ăn, đồ chơi cho trẻ để xin vào nhà, còn có nhiều trường hợp cải trang thành người đưa thư, đưa giúp đồ cho bố mẹ. Có rất nhiều trường hợp tinh vi nên bố mẹ cần nắm bắt kịp thời những thông tin hữu ích sớm nhất để giáo dục kỹ năng sống cho con đúng chuẩn.

Khi người lạ tự xưng là thợ điện/nước… đến sửa đồ đạc trong nhà
Đây là trường hợp rất quan trọng và cần được quan tâm đặc biệt từ bố mẹ bởi vì việc đón nhận một người lạ đến nhà có thể gây ra rủi ro cho con của mình. Bố mẹ cần dạy cho con của mình rằng “không được mở cửa cho bất kỳ người lạ nào, dù cho họ tự xưng là ai hoặc có giấy tờ gì”. Trong trường hợp cần phải đón người đến sửa đồ đạc, phụ huynh hãy trao đổi trước với trẻ về việc này và con cần gọi điện cho bố mẹ để xác nhận có đúng người đến sửa đồ hay không.
Nếu đúng người sửa đồ đạc được bố mẹ xác nhận vào nhà, phụ huynh hãy hướng dẫn con giữ khoảng cách với họ. Nếu con cảm thấy không thoải mái khi có người lạ đến nhà, hãy khuyến khích con gọi hàng xóm sang nhà hoặc gọi điện cho bố mẹ về ngay lập tức.
Trên đây là những kỹ năng sống không mở cửa cho người lạ cần thiết cho trẻ. Bố mẹ nên hướng dẫn cho con từ sớm và giáo dục bằng các phương pháp thu hút như học qua trò chơi thách đố, truyện kể, video…
Hiện nay có rất nhiều chương trình dạy trẻ kỹ năng sống, nổi bật là chương trình DreamUP của trường đào tạo kỹ năng UPO dạy các con theo triết lý giáo dục khai phóng và tư duy tự thức. Hành trình vạn dặm luôn khởi đầu bằng một bước chân và thái độ sống là nền tảng cho bước chân đầu tiên của con khi bước vào đời. Thái độ sống hình thành nên những tư duy tích cực và các kỹ năng ứng xử, xử lý vấn đề nhanh nhạy và hiệu quả nhất.
Qua bài viết này mong được giúp cho quý phụ huynh hiểu được tầm quan trọng của việc dạy kỹ năng sống không mở cửa cho người lạ cho con và áp dụng phương pháp giáo dục một cách hiệu quả nhất.

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- Kiên trì và cố chấp – Sự khác biệt mong manh tới thành công
- 100 câu nói hay về sự kiên trì – dành cho ai đang gục ngã
- Làm sinh trắc vân tay bao nhiêu tiền? – Bảng giá tham khảo
- [BẬT MÍ] 10+ kinh nghiệm rèn luyện tính kiên trì cho trẻ
- 20+ tấm gương về lòng kiên trì – khơi nguồn động lực bất tận
- 80 câu ca dao tục ngữ về siêng năng kiên trì đầy sâu sắc!
- Làm sinh trắc vân tay cho bé là gì? Có an toàn hay không?
- 20 trò chơi rèn tính kiên trì cho trẻ – Dạy con thông minh
- Dạy con kiếm tiền với 7 hoạt động cực ĐƠN GIẢN và NĂNG ĐỘNG
- Dạy con cách tiêu tiền thông minh – Cẩm nang cho bố mẹ!