“Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”
Từ lâu ông bà ta đã biết tác dụng của sự đoàn kết, hiệu quả khi làm việc nhóm kể cả trong công việc hay học tập. Mỗi người cùng đóng góp ý kiến có thể tăng hiệu suất học tập hơn. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về các phương pháp làm việc nhóm trong học tập để mang lại hiệu quả cao nhất.
Hiểu đúng về học nhóm hay làm việc nhóm trong học tập
Trước khi tìm hiểu về các phương pháp làm việc nhóm trong học tập thì hãy làm rõ làm việc nhóm là gì?
Học nhóm là việc một nhóm học sinh cùng nhau trao đổi kiến thức, giúp đỡ nhau trong vấn đề học tập. Đây được xem là một cách hiệu quả để nâng cao chất lượng học tập và được nhiều thầy cô cũng như trường học áp dụng vào.

Làm việc nhóm chính là sự giúp đỡ lẫn nhau, là sự phân công công việc, mỗi người đều đóng góp để hoàn thành mục tiêu và nhiệm vụ chung. Khi làm việc đông người đôi khi cũng có nhiều khó khăn, tuy nhiên bản thân mỗi người hãy hiểu đúng để cùng nhau làm việc chứ không phải ỷ lại vào người khác.
Học nhóm giúp các bạn tăng khả năng giao tiếp, biết cách phân chia công việc và biết chịu trách nhiệm với công việc của mình. Việc trao đổi kiến thức sẽ khiến mỗi người học hỏi thêm kiến thức về nhiều lĩnh vực khác. Việc học nhóm còn làm tăng hiệu suất công việc, khiến nhiệm vụ hoàn thành sớm hơn cũng như có ích cho tương lai sau này.
Tuy nhiên không phải lúc nào cũng nên học nhóm. Một số trường hợp nếu cảm thấy việc học nhóm không phù hợp hoặc có những khi cần sự tập trung hay yên tĩnh thì các bạn nhỏ có thể làm việc cá nhân.
Phương pháp làm việc nhóm trong học tập hiệu quả
Để học nhóm được hiệu quả nhất, các bậc phụ huynh và học sinh hãy tham khảo các phương pháp làm việc nhóm trong học tập sau đây:
Số lượng thành viên nhóm không quá đông
Đầu tiên các bạn học sinh hãy hình thành cho mình một nhóm học tập, việc này có thể dựa trên tinh thần tự giác hoặc có sự sắp xếp của ba mẹ và thầy cô sao cho hợp lý.

Mỗi nhóm chỉ nên có khoảng 3-5 thành viên để có thể thống nhất được phương pháp làm việc nhóm trong học tập cũng như phân chia công việc được dễ dàng. Nếu có quá nhiều thành viên có thể gây ra nhiều mâu thuẫn và ỷ lại giữa các bạn.
Chọn ra trưởng nhóm
Việc tiếp theo cần làm chính là chọn ra nhóm trưởng và nhóm phó (nếu cần thiết). Khi nhiều người cùng làm việc và đưa ra qua điểm, đôi khi sẽ khó thống nhất ý kiến hoặc thậm chí có thể có cãi vã, khi ấy người nhóm trưởng sẽ nhìn nhận và chốt lại vấn đề. Nhóm trưởng cần là người linh hoạt, có khả năng lãnh đạo và có điểm nổi bật hơn một chút so với các thành viên còn lại.
Nhiều bạn nhỏ thường hay ngại việc làm trưởng nhóm vì sợ làm không được, sợ làm sai bị cười chê. Phụ huynh và ba mẹ là người đóng vai trò quan trọng để hỗ trợ bé, hãy động viên, tin tưởng rằng bé có thể làm được. Bên cạnh đó hãy hỗ trợ bé trong những lần đầu tiên để bé không bị luống cuống, những lần sau đó bé có thể làm quen dần. Sau mỗi cuộc họp, giáo viên hãy dành cho bé một lời khen, cho bé nhận xét để bé rút kinh nghiệm cho những lần sau.
Tôn trọng, đoàn kết
Đây là nhân tố nền tảng để xây dựng phương pháp làm việc nhóm trong học tập hiệu quả. Mỗi người trong nhóm chắc chắn sẽ những quan điểm riêng, để không gây sứt mẻ tình cảm, các thành viên hãy biết lắng nghe và tôn trọng lẫn nhau, cùng đoàn kết để đạt được kết quả tốt nhất. Đó là một trong những phương pháp làm việc nhóm trong học tập cần lưu ý.

Giữa mỗi người với cần có sự tôn trọng nhất định, hơn nữa khi đang là thành viên trong một tập thể vì mục tiêu chung, sự lắng nghe, tôn trọng và đoàn kết là điều cần phải có. Đôi khi cũng sẽ có những cuộc tranh luận và cãi vã nhưng chỉ cần mỗi người bình tĩnh, hạ “ cái tôi” của bản thân để đồng lòng tạo nên một tập thể vững mạnh, giúp đỡ nhau để cùng đạt kết quả tốt.
Xem thêm: Kỹ năng sống hòa nhập – Bạn có chắc mình đã hiểu đúng?
Học tập kỷ luật
Kỷ luật chính là yếu tố cần có trong bất cứ lĩnh vực nào bao gồm cả trong làm việc nhóm. Mỗi người cần tuân thủ các quy định, kế hoạch đã được đưa ra để tiến độ công việc được chính xác. Ngoài ra bạn không nên trễ hẹn làm ảnh hưởng đến các thành viên khác.
Trong một nhóm học tập hoặc một tập thể, nên đặt ra những nội quy, kỷ luật chung để mọi người cùng thực hiện, tránh trường hợp tị nạnh hoặc mâu thuẫn về sau. Kỷ luật cũng sẽ giúp bản thân mỗi người và tập thể tốt hơn, thậm chí đây cũng là một yếu tố cần thiết cho tương lai.
Làm việc nhóm trong học tập nhất định phải có mục tiêu chung!
Nhóm học tập được thành lập để cùng nhau đóng góp, giúp đỡ vì cái chung. Trưởng nhóm và thành viên nên cùng nhau gặp mặt để đưa ra các mục tiêu, kế hoạch chung để hoàn thành bài tập đang được giao. Mỗi người đảm nhận một công việc và hướng về một đích đến cùng nhau. Điều này là điều căn bản trong các phương pháp làm việc nhóm trong học tập.

Chủ động, tự có trách nhiệm với bản thân và nhiệm vụ của mình
Khi cùng nhau làm việc nhóm, mỗi bạn nên chủ động tìm hiểu về phần công việc của mình cũng như về chủ đề chung của cả nhóm. Mỗi thành viên phải có trách nhiệm với nhiệm vụ của mình, tìm hiểu chính xác và hoàn thành đúng thời gian quy định, tránh làm ảnh hướng đến tiến độ chung của cả nhóm. Nếu hoàn thành xong công việc của mình có thể hỗ trợ các bạn khác để hiệu quả làm bài cao hơn. Đồng thời hãy nên có một vài hình phạt nhỏ để mọi người có tính kỷ luật hơn.
Tích cực trao đổi ý kiến, kiến thức
Vì những điểm khác nhau giữa học nhóm và học cá nhân nên các bạn trẻ hãy tích cực đưa ra ý kiến và nhận xét. Việc trao đổi sẽ chưa được những lỗi sai, giúp mọi người có thêm nhiều kiến thức mới. Ngoài ra việc tranh luận còn giúp tăng kỹ năng giao tiếp, nâng cao sự tự tin và sắp xếp luận ý được chặt chẽ, rõ ràng.

Mỗi thành viên trong nhóm phải tự có ý thức đóng góp ý kiến, không nên ỷ lại vào những người khác. Trên tinh thần làm việc chung, đừng ngại đóng góp ý kiến hay sợ bị bác bỏ, những ý kiến phù hợp sẽ được áp dụng, nếu chưa đúng có thể được thành viên khác góp ý để sửa sai.
Xem thêm: Kỹ năng sống và kỹ năng mềm có phải là một không? – Giải đáp
Có sự tổng hợp, tổng kết
Sau mỗi buổi làm việc nhóm, những ý kiến đưa ra nên được tổng hợp và ghi chú để mọi người có thể nắm rõ. Thông qua việc ghi chép, các thành viên có thể nhớ lâu hơn cũng như rút ra bài học riêng cho bản thân. Những kiến thức đã cùng nhau sửa chữa nên được ghi lại rõ ràng và đồng nhất ý kiến, tránh trường hợp sai sót.

Nếu có cá nhân nào còn có những điều chưa rõ hãy đưa ra ý kiến để cả nhóm cùng nhau giải đáp thắc mắc. Sau đó mỗi người nên có một cách ghi chép và phương pháp học riêng theo nhu cầu của các nhân mình rõ ràng, dễ nhớ và có cách ứng dụng riêng của mình. Cách tổng hợp này cũng là phương pháp làm việc nhóm trong học tập hiệu quả tiếp theo mà bạn nên chú ý.
Lựa chọn địa điểm để giữ sự tập trung
Ngoài những phương pháp làm việc nhóm trong học tập như trên, không gian địa điểm để cùng nhau học tập, làm việc nhóm cũng rất quan trọng. Các bạn học sinh có thể tìm một địa điểm học nhóm phù hợp, thoải mái để cùng nhau làm việc sẽ tạo hiệu quả tốt hơn cho công việc.
Không nên chọn những chỗ quá ồn ào, khó tập trung hoặc những không gian quá tối,…. Hiện nay có nhiều quán cafe dành riêng để học hoặc làm việc. Nếu làm việc nhóm các bạn có thể chọn các phòng riêng hoặc các khu thích hợp để tránh làm ảnh hưởng đến người xung quanh. Hoặc nếu có điều kiện có thể về nhà của thành viên trong nhóm hoặc ra công viên cho thoải mái.
Không quên thư giãn, giải trí
Học tập đối với cuộc sống rất quan trọng nhưng cũng không nên dành quá nhiều thời gian cho nó. Học tập 24/24 không bao giờ là một ý kiến hay, điều này sẽ khiến các bạn trở nên mệt mỏi và không đủ tỉnh táo để mang lại hiệu quả cho công việc.
Giữa thời gian làm việc, các bạn nên có khoảng thời gian để giải lao, nghỉ ngơi, tránh căng thẳng. Mọi người có thể tổ chức trò chơi chung, ăn uống nhẹ và trò chuyện để tinh thần thoải mái và nâng cao mối quan hệ giữa thành viên với nhau.
Trên đây là 10 phương pháp làm việc nhóm trong học tập hiệu quả nhất cho các bạn tham khảo. Hy vọng các bạn đã có cho mình những kinh nghiệm hữu ích. Ngoài ra nếu bạn đang muốn tìm hiểu thêm về các kỹ năng học nhóm nói riêng và kỹ năng sống nói chung thì hãy nhanh tay tham gia vào khóa DreamUP của trung tâm UPO. Khóa học sẽ giúp bạn tự tin hơn trong giao tiếp, nêu lên ý kiến cá nhân; tìm hiểu được tư duy tự thức và học được cách lãnh đạo cũng như làm việc nhóm hiệu quả.

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- 15 lớp kỹ năng sống cho trẻ 14 tuổi DANH TIẾNG NHẤT hiện nay
- 7 phương pháp dạy trẻ kỹ năng sống BỀN VỮNG mà ĐƠN GIẢN
- “Điểm danh” 10+ lớp học kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi TỐT NHẤT
- Sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non qua các giai đoạn
- 5 lớp học cho trẻ thiếu tự tin ở Đà Nẵng thể hiện bản thân
- Các lớp học cho trẻ thiếu tự tin ở Nha Trang hấp dẫn nhất
- TOP 10 trò chơi giúp trẻ tự tin thể hiện tài năng và cá tính
- 12 cách dạy trẻ tư duy phản biện NHANH NHẠY và TỐI ƯU
- 20 trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non ĐƠN GIẢN
- Cách dạy trẻ nhận thức chậm – Cẩm nang đồng hành cùng con