Phát huy tiềm năng với kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non

Bé mầm non có cần kỹ năng làm việc nhóm không?

Con người chúng ta không thể làm việc một cách riêng lẻ, thay vào đó là làm việc theo đội nhóm để có thể tạo hiệu quả cho công việc một cách tốt nhất. Tuy nhiên hiện nay nhiều bạn trẻ vẫn chưa có kỹ năng để làm việc nhóm, vẫn còn rụt rè, ai bảo gì thì làm nấy khiến bố mẹ rất lo lắng. Vì vậy việc tập luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non là vô cùng cần thiết. Tham khảo bài viết dưới đây để tìm hiểu về cách dạy trẻ kỹ năng làm việc nhóm.

Kỹ năng làm việc nhóm là gì?

Kỹ năng làm việc nhóm bao gồm nhiều kỹ năng sống khác nhau tập hợp lại để tạo nên giá trị và đạt được mục tiêu chung của nhóm. Vì vậy mỗi cá nhân trong đội nhóm cần có kỹ năng làm việc nhóm để cùng hỗ trợ và hợp tác cùng nhau hiệu quả nhất.

Kỹ năng làm việc nhóm bao gồm nhiều kỹ năng sống khác nhau tập hợp lại để tạo nên giá trị và đạt được mục tiêu chung của nhóm
Kỹ năng làm việc nhóm bao gồm nhiều kỹ năng sống khác nhau tập hợp lại để tạo nên giá trị và đạt được mục tiêu chung của nhóm

Tại sao dạy trẻ kỹ năng làm việc theo nhóm từ sớm?

Nhiều người vẫn nghĩ rằng chỉ khi lớn lên mới cần kỹ năng làm việc nhóm, tuy nhiên kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non cũng rất cần thiết, vì ở độ tuổi này trẻ đã bắt đầu học hỏi, nhận thức, tham gia nhiều hoạt động trường lớp như đóng kịch, hoạt động học tập và hoạt động ngoại khóa,…

Khi làm việc nhóm hiệu quả bé sẽ có thể phát triển được những điểm mạnh của mình, đồng thời học tập và khắc phục các điểm yếu
Khi làm việc nhóm hiệu quả bé sẽ có thể phát triển được những điểm mạnh của mình, đồng thời học tập và khắc phục các điểm yếu

Kỹ năng làm việc nhóm sẽ giúp bé học tập, phát huy các kỹ năng, tư duy và làm việc một cách hiệu quả hơn thông qua những hoạt động chung. Ngoài ra mỗi người đều sẽ có một cá tính, điểm mạnh và điểm yếu riêng biệt và bé cũng vậy. Khi làm việc nhóm hiệu quả bé sẽ có thể phát triển được những điểm mạnh của mình, đồng thời học tập và khắc phục các điểm yếu, bù trừ các khuyết điểm cho nhau.

Đồng thời, làm việc nhóm có thể giúp bé phát triển được những phẩm chất quan trọng như tinh thần trách nhiệm, tư duy sáng tạo, khả năng giao tiếp, tự tin, kiên nhẫn, hòa đồng và cởi mở hơn với bạn bè và những người xung quanh bé, biết cách làm việc và hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ và công việc chung của cả nhóm. Song song đó trẻ cũng học được những kỹ năng xã hội, kỹ năng về cảm xúc như sự đồng cảm, khoan dung,…

Kỹ năng làm việc nhóm cũng chính là “bàn đạp” cho trẻ mầm non để trẻ phát triển các kỹ năng khác sau này. Hơn nữa đây cũng là kỹ năng rất cần thiết cho trẻ trong tương lai, khi đi học, khi đi làm và ra ngoài xã hội, giúp trẻ có thể nhanh chóng làm quen với môi trường, đội nhóm và làm việc tích cực, có hiệu quả, từ đó được nhiều người yêu mến và có thể thăng tiến.

Nên dạy kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non như thế nào?

Bởi vì đóng một vai trò quan trọng nên kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non đang được nhiều bậc phụ huynh, thầy cô trau dồi cho bé mỗi ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng có thể biết cách rèn luyện cho trẻ như thế nào để đạt hiệu quả tốt. Dưới đây là một số cách mà bố mẹ thầy cô nên tham khảo để rèn luyện cho bé.

Rèn luyện kỹ năng giao tiếp

Để trẻ có thể hòa đồng và làm việc tốt trong đội nhóm, việc đầu tiên bố mẹ cần là dạy trẻ kỹ năng giao tiếp ứng xử. Bởi vì khi có khả năng giao tiếp bé sẽ có thể dễ dàng hòa nhập với bạn bè và mọi người trong nhóm.

Khi có khả năng giao tiếp bé sẽ có thể dễ dàng hòa nhập với bạn bè và mọi người trong nhóm
Khi có khả năng giao tiếp bé sẽ có thể dễ dàng hòa nhập với bạn bè và mọi người trong nhóm

Ngoài ra có kỹ năng giao tiếp trẻ sẽ dễ dàng đàm phán những công việc được phân công, tự tin đưa ra các ý kiến và suy nghĩ của mình để giúp công việc được hoàn thành hiệu quả, nâng cao giá trị đội nhóm.

Bố mẹ muốn rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho con hãy bắt đầu bằng những phương pháp đơn giản nhất như trò chuyện thường xuyên với con, quan tâm và hỏi cảm nghĩ của con như thế nào. Hãy chỉ con những cách xưng hô cơ bản, cách đối xử phù hợp với các bạn, đồng đội trong nhóm.

Rèn luyện tư duy phản biện

Tư duy phản biện là khả năng phân tích, đánh giá vấn đề từ đó đưa ra các quan điểm đúng đắn cho vấn đề đó. Đồng thời có thể phản bác lại những quan điểm không phù hợp, ngược lại với quan điểm trên.

Tư duy phản biện giúp trẻ có thể rèn luyện khả năng suy nghĩ và giải quyết tốt các vấn đề được đưa ra một cách có hệ thống, bài bản, logic và thông minh. Đồng thời giúp trẻ có nhiều sáng kiến, ý tưởng, đề xuất tối ưu, đánh giá và phân tích các phương pháp, ý tưởng mới của các công việc đội nhóm một cách khách quan.

Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non cũng giúp các con rèn luyện tư duy phản biệt rất hiệu quả
Nâng cao kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non cũng giúp các con rèn luyện tư duy phản biệt rất hiệu quả

Bố mẹ có thể rèn luyện tư duy phản biện cho bé thông qua những câu hỏi mở hoặc câu hỏi suy luận như “ việc gì có thể xảy ra…”, “có cách nào khác để làm việc này không”, “con có thể làm điều gì nếu…” Khi được hỏi những câu hỏi này trẻ sẽ phải suy nghĩ và tư duy về vấn đề đó để có thể giải quyết và trả lời câu hỏi. Từ đó hình thành được những hướng suy nghĩ và cách ứng xử khác nhau. 

Đặc biệt bố mẹ đừng quên khen ngợi những suy nghĩ và sáng kiến của con để khích lệ, động viên và tạo hứng thú để con suy nghĩ thêm nhiều vấn đề khác. Đồng thời, nếu những suy nghĩ của con tiêu cực thì bố mẹ cũng không nên quát mắng con, thay vào đó hãy giải thích và khuyên bảo để con biết sai.

Xem thêm: Phương pháp làm việc nhóm trong học tập – 10 điều then chốt!

Tôn trọng người khác

Khi bố mẹ dạy con các kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ em, sự tự tin thường được cổ vũ, tuy nhiên tôn trọng mới là yếu tố phải được phụ huynh chú trọng dạy con hơn cả. Tôn trọng là việc cư xử đúng mực, biết suy nghĩ và có thái độ tôn trọng người khác được thể hiện qua các hành vi, cử chỉ, sự lắng nghe. Tôn trọng là kỹ năng cơ bản của một người, và đặc biệt trong việc làm việc nhóm, tôn trọng là yếu tố tất yếu để bé và những người đồng đội cùng hợp tác và làm việc với nhau một cách hiệu quả.

Tôn trọng là yếu tố tất yếu để bé và những người đồng đội cùng hợp tác và làm việc với nhau một cách hiệu quả
Tôn trọng là yếu tố tất yếu để bé và những người đồng đội cùng hợp tác và làm việc với nhau một cách hiệu quả

Bố mẹ hãy dạy bé cách tôn trọng người khác, tôn trọng bạn bè cùng chung một đội nhóm bằng những cách sau:

  • Dạy trẻ những kỹ năng tương tác xã hội cơ bản: Nhiều trẻ vẫn chưa thể hiểu được hành vi của mình là như thế nào, ảnh hưởng đến người khác ra sao. Chính vì vậy bố mẹ cần phải rèn luyện cho con những kỹ năng tương tác xã hội cơ bản để con biết cách chào hỏi và nói chuyện với nhiều đối tượng khác nhau một cách hợp lý. Đồng thời hãy cho con biết được những hành động hành vi như thế nào là không tôn trọng người khác.
  • Dạy bé giữ bình tĩnh trong mọi trường hợp: Nhiều trẻ thường cáu gắt với những việc không làm theo ý mình, mất bình tĩnh dù là những điều nhỏ nhất. Đây chính là điểm yếu khó có thể khắc phục của bé, một trong những nguyên nhân làm trẻ không thể kiềm chế cảm xúc là do học theo từ bố mẹ. Nhiều bố mẹ thường xuyên cáu gắt với nhau hoặc hay la mắng con, lâu dầu sẽ làm con thấy quen với cách ứng xử này và thấy đây là một điều hiển nhiên. Vì vậy để bắt đầu bố mẹ cần tôn trọng con, tôn trọng lẫn nhau, kiềm chế những cảm xúc nóng giận của mình.
  • Dạy bé tìm hiểu và xác định nguyên nhân: Hãy ân cần hỏi con lý do cho những lần mất bình tĩnh đó là gì, sau đó khuyên bảo con, giải thích với con để con hiểu rằng nếu con cư xử như vậy là đang làm sai. Mỗi lần như vậy trẻ sẽ có thể rút ra được bài học về tôn trọng và có thể ứng dụng thoải mái trong môi trường hợp tác làm việc nhóm.

Dạy trẻ quan tâm và lắng nghe người khác

Kỹ năng quan tâm và lắng nghe cũng rất quan trọng cho bé khi làm việc nhóm. Khi trẻ biết quan tâm người khác trẻ có thể suy đoán được những điểm mạnh điểm yếu của họ từ đó có thể sắp xếp họ vào một vị trí phù hợp. Ngoài ra quan tâm cũng sẽ giúp bé tạo được những mối quan hệ tốt với các thành viên trong nhóm, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn.

Quan tâm cũng sẽ giúp bé tạo được những mối quan hệ tốt với các thành viên trong nhóm, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn
Quan tâm cũng sẽ giúp bé tạo được những mối quan hệ tốt với các thành viên trong nhóm, sẵn sàng chia sẻ và giúp đỡ lẫn nhau khi khó khăn

Song song đó là kỹ năng lắng nghe cũng là một kỹ năng đặc biệt quan trọng cho bé trong làm việc nhóm. Lắng nghe để cùng đưa ra một phương pháp hợp ý nhất, lắng nghe để hiểu được các vấn đề đang tồn đọng trong nhóm và lắng nghe để biết kiềm chế cảm xúc của mình.

Bố mẹ có thể rèn luyện kỹ năng lắng nghe và quan tâm người khác cho trẻ bằng cách thường tâm sự với con, lắng nghe và quan tâm con. Khi con cảm nhận được những điều này con sẽ học theo quan tâm và lắng nghe những người xung quanh.

Giúp trẻ tự tin, quyết đoán, dám nêu ra ý kiến

Trẻ không thể hòa nhập được trong một đội nhóm sẽ có biểu hiện rõ rết như tự ti, không dám nói lên quan điểm, ý kiến của bản thân, không quyết đoán và cũng không có chính kiến. Vì vậy bố mẹ cần giúp trẻ tự tin hơn để trẻ có thể phát huy được những ưu điểm khác biệt của chính bản thân.

Bố mẹ cần giúp trẻ tự tin hơn để trẻ có thể phát huy được những ưu điểm khác biệt của chính bản thân
Bố mẹ cần giúp trẻ tự tin hơn để trẻ có thể phát huy được những ưu điểm khác biệt của chính bản thân

Bố mẹ hãy khuyên trẻ mạnh dạn hơn, biết nắm bắt lấy những cơ hội để tỏa sáng và phát triển. Bởi vì có thể những quan điểm của con đang rất cần thiết cho nhóm, hãy nói ra để mọi người cùng tìm hiểu và nhận xét về nó. Nếu đóng góp đó không mang tính cần thiết thì đây cũng chính là bài học dành cho trẻ. Và đừng quên động viên, khích lệ con mỗi khi con nói ra những suy nghĩ, ý kiến của mình.

Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non – Tổng hợp từ A đến Z

Kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ em – giải quyết xung đột

Trong một nhóm làm việc với nhau, việc xảy ra xung đột là điều rất khó tránh. Vì vậy bố mẹ cần dạy trẻ cách giải quyết triệt để các xung đột khi nhỡ gặp các tình huống như vậy. Bởi vì những xung đột này nếu vẫn tồn đọng trong nhóm sẽ ảnh hưởng đến kết quả và hiệu suất công việc của các thành viên.

Những xung đột này nếu vẫn tồn đọng trong nhóm sẽ ảnh hưởng đến kết quả và hiệu suất công việc của các thành viên
Những xung đột này nếu vẫn tồn đọng trong nhóm sẽ ảnh hưởng đến kết quả và hiệu suất công việc của các thành viên

Bố mẹ có thể dạy con cách giải quyết xung đột thông qua một số cách như sau:

  • Dạy trẻ cách để giữ bình tĩnh và kiểm soát được những cảm xúc quá khích của bản thân.
  • Hãy chỉ con đặt mình vào người khác để suy nghĩ về những vấn đề đang xảy ra, thử nhìn mọi việc ở nhiều góc độ khác nhau.
  • Hãy giải quyết các xung đột một cách thẳng thắn thông qua ngôn ngữ.
  • Nhận biết được lỗi sai, đặc biệt là lỗi sai của mình.
  • Tập những thói quen nhường nhịn và chia sẻ cùng với người khác.
  • Hãy nghĩ ra phương pháp để giải quyết vấn đề thay vì cãi vã làm mất tình cảm.
  • Dạy trẻ cách làm hòa với bạn và những người khác.

Cho trẻ tham gia các công việc chung của gia đình

Công việc nhà cũng là một nhiệm vụ mà bố mẹ có thể vận dụng để dạy trẻ kỹ năng làm việc nhóm. Với nhiệm vụ này trẻ sẽ được tham gia cùng với bố mẹ và những người thân trong gia đình như một nhóm. Khi làm việc nhà cùng nhau, lâu dần công việc này sẽ trở thành thói quen, đồng thời những kỹ năng khi làm việc nhóm, làm việc cùng với mọi người sẽ được hình thành trong bé.

Khi làm việc nhà cùng nhau, công việc này sẽ trở thành thói quen, những kỹ năng khi làm việc nhóm, làm việc cùng với mọi người sẽ được hình thành trong bé
Khi làm việc nhà cùng nhau, công việc này sẽ trở thành thói quen, những kỹ năng khi làm việc nhóm, làm việc cùng với mọi người sẽ được hình thành trong bé

Bố mẹ hãy cùng con tạo một nhóm làm việc nhà vui vẻ để trẻ có thể cảm nhận tinh thần làm việc nhóm và cảm thấy hứng thú khi được làm việc với nhiều người. Hãy phân công cho bé những công việc, nhiệm vụ cụ thể để trẻ làm việc, ngoài ra hãy khuyến khích trẻ nói lên những điều con đang không hài lòng hoặc những quan điểm ý kiến của mình. Khi cùng làm việc nhà một thời gian, bố mẹ cũng có thể rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non bằng cách để trẻ tự phân công công việc cho các thành viên, đưa ra những cách giải quyết khi gặp tình huống bất ngờ,…

Dạy trẻ làm việc theo nhóm các trò chơi teamwork

Những trò chơi teamwork là một trong những phương pháp hữu hiệu dành để rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non mà bố mẹ nên cân nhắc. Bởi vì thông qua những trò chơi này, các bé sẽ được tham gia chơi chung với nhau, xây dựng để có thể giành mục tiêu chung là chiến thắng trò chơi. 

Vì vậy trong quá trình chơi trẻ sẽ có thể học được nhiều kỹ năng như tôn trọng, giao tiếp, chia sẻ, phân bổ công việc, giải quyết xung đột, biết lắng nghe và quan tâm,…Hơn nữa khi chơi trò chơi trẻ sẽ cảm thấy thú vị và kích thích việc học hỏi và tư duy nhiều hơn, từ đó những kỹ năng được tiếp thu một cách dễ dàng và nhanh chóng.

Bố mẹ có thể tham khảo một số trò chơi teamwork dành cho bé mầm non như trò rồng rắn lên mây
Bố mẹ có thể tham khảo một số trò chơi teamwork dành cho bé mầm non như trò rồng rắn lên mây

Bố mẹ có thể tham khảo một số trò chơi teamwork dành cho bé mầm non như trò rồng rắn lên mây, kéo co, tam sao thất bản, đoán chữ đoán nhân vật, vượt chướng ngại vật, nhảy bao bố, miêu tả đồ vật, dồn toa tàu,…

Xem thêm: Kỹ năng sống hòa nhập – Bạn có chắc mình đã hiểu đúng?

Tham gia các hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khoá

Những hoạt động xã hội, hoạt động ngoại khóa thường sẽ được làm theo đội, khi cho con tham gia con sẽ được làm việc cùng đội nhóm, từ đó trau dồi được kỹ năng làm việc nhóm. Thông qua những hoạt động này, trẻ sẽ được thực hành tham gia làm việc nhóm và hiểu được những quy tắc của nhóm, tinh thần của đội nhóm, biết cảm thông, chia sẻ, hỗ trợ và phân chia phù hợp các công việc cho nhau để đạt được nhiệm vụ cho cả nhóm.

Bé cùng chơi bóng đá để rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non
Bé cùng chơi bóng đá để rèn luyện kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non

Bố mẹ có thể tham khảo một số hoạt động dành cho bé như hoạt động tình nguyện, câu lạc bộ, các trò chơi thể thao như bóng đá bóng chuyền, bóng rổ,…

Kỹ năng làm việc nhóm cho trẻ mầm non tưởng chừng như rất đơn giản. Nhưng lại rất khó khăn nếu không biết dạy trẻ đúng cách và đặc biệt là đối với những phụ huynh thường xuyên bận rộn. Bài viết trên đã tổng hợp các cách dạy trẻ kỹ năng làm việc nhóm một cách tối ưu, hy vọng sẽ giúp ích cho trẻ cũng như những bậc phụ huynh.

Ngoài ra bố mẹ có thể tham khảo Trại hè CampUP tại UPO với những nội dung vui chơi được đan xen những bài học và câu chuyện để bé học tập. Đồng thời khóa học này còn rèn cho trẻ tư duy tự thức, tư duy lãnh đạo chính mình, tính tự lập và khai phóng con người để trẻ có thể tích có những cảm xúc, suy nghĩ cực hơn mỗi ngày. Đây chắc chắn sẽ là cơ hội giao lưu hấp dẫn, bổ ích dành cho các bé.

Bố mẹ hãy đăng ký Trại hè CampUP cho bé ngay TẠI ĐÂY!

Trainer Lê Đặng Minh Nhật

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Icon Facebook tác giả    Icon Youtube tác giả

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được
Tư vấn & Test tính cách Miễn phí

    Thông tin liên lạc

    Công ty cổ phần Tiềm năng vô hạn

    Mã số thuế: 4201892928

    Người đại diện theo pháp luật: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

    Theo dõi chúng tôi icon FB icon YT

    background footer

    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x