Rèn con tính tự giác học tập sao cho lành mạnh và bền vững?

Cần cho con biết được tầm quan trọng của việc học đem lại cho con trong hiện tại và tương lai sau này

“TPO – Trẻ bị trầm cảm hay gặp các vấn đề về tâm lý thậm chí chọn tự tử như một cách để giải thoát khi bị áp lực học tập từ nhà trường, gia đình và chính bản thân các em. Câu chuyện tưởng chừng đã cũ nhưng hệ lụy mà nó để lại đầy xót xa.”

Gần đây những vụ việc con cái bị áp lực stress về học tập xảy ra thường xuyên chính là hồi chuông cảnh tỉnh cho bố mẹ về phương pháp dạy học cho các con. Việc học tập của con không nên là sự ép buộc từ bố mẹ hay bất kỳ một cá nhân nào khác mà chính là từ bản thân của các em. Hãy rèn con tính tự giác học tập ngay từ bây giờ thay vì tạo áp lực cho con trẻ.

Cho con thấy học là trách nhiệm

Học tập rất quan trọng đối với mỗi con người chúng ta, và nó đặc biệt quan trọng đối với những đứa trẻ. Nhận biết được điều này, bố mẹ thường có xu hướng nhắc nhở, khuyên bảo hay thậm chí là bắt con học bài mà không cho con biết được tầm quan trọng của việc học và đây chính là trách nhiệm của con. Điều này vô tình hình thành một suy nghĩ, một thói quen xấu cho con rằng việc học là việc mình được bố mẹ “nhờ” hoặc “ép” học chứ thật sự đây không phải là trách nhiệm của mình. Hệ lụy là con có tính ỉ lại, không yêu thích và chủ động trong việc học tập.

Vì vậy bố mẹ cần phải cho con biết được tầm quan trọng của việc học đem lại cho con trong hiện tại và tương lai sau này nếu muốn rèn con vào nề nếp. Để con biết được việc học tập là trách nhiệm mà mỗi người phải thực hiện trong suốt cuộc đời. Việc học là trách nhiệm của con cần phải làm, bố mẹ không thể mãi bên cạnh con để nhắc nhỡ và giúp đỡ con.

Cần cho con biết được tầm quan trọng của việc học đem lại cho con trong hiện tại và tương lai sau này
Cần cho con biết được tầm quan trọng của việc học đem lại cho con trong hiện tại và tương lai sau này

Đối với việc dạy con, bố mẹ chỉ nên là người hướng dẫn con, đặt những câu hỏi để con mở rộng suy nghĩ, kiến thức, không làm bài tập hộ con hoặc ngồi cạnh để giám sát con học hành. Thay vào đó hãy ngồi đọc sách và học cùng con và kiểm tra kết quả cùng con bằng việc xem lại những bài con làm đã chính xác hay chưa. Nếu chưa hãy hướng dẫn con một cách nhẹ nhàng hoặc để con lên trường nhờ cô giáo chữa bài. Không nên gò bó và tạo áp lực cho con, thay vào đó hãy tạo động lực và rèn cho trẻ tính kiên trì, trẻ sẽ dần xây dựng tính tự giác.

Rèn con tính tự giác học tập với một góc học tập riêng cho con

Một góc học tập, không gian riêng sẽ rất hiệu quả đối với việc học của con. Bởi nhiều trẻ còn ham chơi, những tiếng ồn của tivi, nói chuyện của những người xung quanh sẽ làm trẻ bị phân tâm và “cuốn” theo những tiếng ồn đó. Ví dụ như tiếng cười đùa, vui chơi của trẻ con sẽ làm bé mong muốn được vui chơi cùng, hoặc bố mẹ kể chuyện gì đó với nhau quá to sẽ làm con chỉ ngồi nghe những câu chuyện của bố mẹ mà không học tập hiệu quả.

Tạo một không gian riêng cho con, cách âm với các tiếng ồn, tránh xa các thiết bị điện tử, đồ chơi, đồng thời độ cao của bàn học và ánh sáng phải phù phù hợp
Tạo một không gian riêng cho con, cách âm với các tiếng ồn, tránh xa các thiết bị điện tử, đồ chơi, đồng thời độ cao của bàn học và ánh sáng phải phù phù hợp

Vì vậy bố mẹ cần tạo một không gian riêng cho con, cách âm với các tiếng ồn, tránh xa các thiết bị điện tử, đồ chơi, đồng thời độ cao của bàn học và ánh sáng phải phù phù hợp để trẻ có thể chuyên tâm, thoải mái học tập.

Xem thêm: Có nên cho trẻ học toán tư duy không? – Giải đáp TẤT TẦN TẬT

Có thời gian biểu rõ ràng

Một thời gian biểu được phân chia rõ ràng các mốc thời gian học và chơi giúp bé cân bằng được việc học tập, vui chơi và các công việc khác của mình. Bố mẹ nên cùng con tạo một thời gian biểu cho con, đồng thời hướng con đến lối sống kỷ luật thực thi theo thời gian biểu cũng như rèn cho trẻ tính kiên trì. Sau khi quen dần, hãy cho con tự điều chỉnh và tạo thời gian biểu của chính mình, lúc này bố mẹ sẽ là người quan sát con và giúp con định hướng đúng đắn.

Một nghiên cứu của Hiệp hội Giáo viên – Phụ huynh của Mỹ cho rằng thời gian tốt và hiệu quả nhất để bé học lớp 1 học bài và hoàn thành bài tập là 15 phút mỗi tối, đối với học trẻ học lớp 2 là 25 phút, trẻ học lớp 3 là 35 phút. Như vậy cứ mỗi một lớp thời gian học của con sẽ tăng thêm 10 phút.

Khi có thời gian biểu rõ ràng sẽ giúp bé hình thành thói quen học tập. Bố mẹ sẽ không phải theo sát để nhắc nhỡ con mỗi ngày, thay vào đó đúng giờ con sẽ tự ngồi vào bàn học.

Không nên quát mắng con khi con học chưa tốt

Nhiều bố mẹ thường không giữ được cảm xúc của chính bản thân mình đối với con cái, đặc biệt là những lúc con bị điểm kém hoặc học hành không hiệu quả. Việc quát mắng con khi con học chưa tốt không giúp con cải thiện tốt hơn, đôi lúc sẽ làm con bị áp lực tâm lý và có thể sợ hãi đối với việc học hành, tự ti, thậm chí con sẽ xa lánh bố mẹ.

Trong quá trình dạy kỹ năng sống bố mẹ không nên áp đặt con
Việc quát mắng con khi con học chưa tốt không giúp con cải thiện tốt hơn, đôi lúc sẽ làm con bị áp lực tâm lý và có thể sợ hãi, tự ti

Thay vì quát mắng, bố mẹ hãy tìm hiểu nguyên nhân vì sao con học chưa tốt và dần cùng bé khắc phục. Hãy hỏi con tại sao con làm chưa tốt, có thể khi ngày làm bài con bị mệt hoặc do chưa ôn kỹ, không hiểu bài,… Từ đó bố mẹ có thể tìm cho con một giải pháp học hiệu quả và cụ thể hơn.

Xem thêm: Phương pháp làm việc nhóm trong học tập – 10 điều then chốt!

Không so sánh lực học của trẻ với người khác

Nhiều bố mẹ rất thường hay so sánh con mình với “con nhà người ta”, nhưng lại không biết rằng điều này sẽ ảnh hưởng rất lớn đối với con. Việc so sánh và trách mắng sẽ khiến con cảm thấy không thoải mái và hình thành những suy nghĩ tiêu cực như là bản thân rất tệ không thể làm được điều gì từ đó không muốn cố gắng, mất đi động lực phấn đấu. Nhiều trẻ còn cố gắng bắt chước theo “phiên bản hoàn hảo” là “con nhà người ta” mà bố mẹ đặt ra và không còn là chính mình.

Không có ai là hoàn hảo, ai cũng sẽ có những khuyết điểm chưa tốt và con trẻ cũng vậy. Con có thể học chưa tốt, điểm số chưa tốt nhưng con vẫn là con, vẫn có những ưu điểm riêng của mình. Bố mẹ nên nhìn con ở những mặt tích cực nhiều hơn thay vì chỉ đăm đăm vào điểm số và những mặt hạn chế của con. Hãy nhớ rằng, con trẻ là một trang giấy trắng rất dễ học hỏi nhưng cũng rất dễ bị tổn thương, bố mẹ hãy quan tâm đến con nhiều hơn, chú trọng lời nói và các hành động của mình đối với con trẻ.

Khen ngợi nhiều hơn và nhìn vào sự tích cực

Động lực là thứ giúp con người chúng ta cố gắng, và đối với con trẻ cũng vậy. Động lực có thể giúp con vượt qua các khó khăn trong học tập và cố gắng hơn để đạt được mục tiêu của chính bản thân mình. Chính vì vậy, bố mẹ cần ghi nhận và khen ngợi và cỗ vũ con khi con đã cố gắng làm tốt. Điều này sẽ giúp con cảm thấy việc cố gắng là xứng đáng và càng ngày càng phấn đấu tiến bộ hơn nữa.

Bố mẹ cần ghi nhận và khen ngợi và cỗ vũ con khi con đã cố gắng làm tốt, điều này sẽ giúp con cảm thấy việc cố gắng là xứng đáng và càng ngày càng phấn đấu tiến bộ hơn
Bố mẹ cần ghi nhận và khen ngợi và cỗ vũ con khi con đã cố gắng làm tốt, điều này sẽ giúp con cảm thấy việc cố gắng là xứng đáng và càng ngày càng phấn đấu tiến bộ hơn

Tuy nhiên hiện nay nhiều bố mẹ thường khen thưởng con bằng tiền hoặc các hiện vật giá trị. Điều này có thể đem lại hiệu quả nhất thời, tuy nhiên về lâu về dài, phương pháp này có thể phản tác dụng. Bởi vì sự cố gắng của con chỉ là để kiếm tiền hay những món quà từ bố mẹ mà không phải vì chính bản thân và tương lai của con. Bố mẹ nên gieo cho con những suy nghĩ tích cực về việc học, chủ động trước việc học là nhiệm vụ và lợi ích của chính bản thân.

Ngoài ra, không phải sự cố gắng nào của trẻ cũng đạt được hiệu quả như mong muốn, khả năng của mỗi người là khác nhau. Có thể con đã cố gắng nhưng kết quả không đúng với mong đợi của con sẽ làm cho bố mẹ thất vọng nhiều. Tuy nhiên người thất vọng nhất vẫn chính là bản thân con. Vì vậy bố mẹ hãy khen trẻ vì trẻ đã cố gắng và nỗ lực để khích lệ tinh thần, giúp bé lấy lại sự tích cực trước. Sau đó mới nói về những điều trẻ cần làm tốt hơn, tìm ra nguyên nhân và hiểu được các vấn đề của con, từ đó nhẹ nhàng khuyên bảo, hướng dẫn con cố gắng hơn.

Việc nghỉ ngơi và giải trí vẫn rất quan trọng!

Đối với độ tuổi của bé, việc vui chơi, giải trí là vô cùng cần thiết, đặc biệt là tốt với việc học của trẻ. Khi trẻ nghỉ ngơi đầy đủ, trẻ sẽ có tinh thần thoải mái, sức khỏe tốt hơn để học tập và sáng tạo. Một số lợi ích của việc nghỉ ngơi và giải trí của trẻ đối với việc học:

  • Tạo năng lượng: Khi bé học tập trong một thời gian dài, con sẽ rất mệt mỏi và căng thẳng. Việc nghỉ ngơi giúp con có thể khôi phục được năng lượng và cải thiện tâm trạng một cách hiệu quả.
  • Sáng tạo: Khi được tham gia vui chơi giải trí, con sẽ học được nhiều điều mới mẻ, từ đó giúp kích thích sự sáng tạo của con, tăng khả năng học hỏi và khám phá.
  • Cải thiện tư duy: Khi con được nghỉ ngơi, đầu óc con sẽ được thư giãn hơn, từ đó có thời gian để xử lý những thông tin đã học được. Từ đó có thể tăng cường được trí nhớ và khả năng xử lý thông tin hiệu quả.
  • Phát triển các kỹ năng: Khi con tham gia các hoạt động vui chơi, giải trí con sẽ vô tình học được những kỹ năng mới, có những có hội giao tiếp và mở rộng kiến thức. Ví dụ tham gia các hoạt động thể thao, câu lạc bộ,…
  • Giảm stress: Việc học nếu quá bị gò bó sẽ khiến cho con dễ bị stress. Việc con có thời gian để nghỉ ngơi và giải trí sẽ giúp con giảm căng thẳng và có thể học tập hiệu quả hơn.
Khi trẻ nghỉ ngơi đầy đủ, trẻ sẽ có tinh thần thoải mái, sức khỏe tốt hơn để học tập và sáng tạo
Khi trẻ nghỉ ngơi đầy đủ, trẻ sẽ có tinh thần thoải mái, sức khỏe tốt hơn để học tập và sáng tạo

Tuy nhiên bố mẹ cần hướng dẫn con cân bằng giữa việc học và nghỉ ngơi, vui chơi giải trí. Việc có một thời gian biểu hợp lý cũng giúp con có thể cân bằng việc học tập và những hoạt động trong ngày của mình.

Xem thêm: Thái độ chống đối của trẻ – Nhìn nhận đúng đắn vấn đề để xử lý

Không thể bỏ hoàn toàn sự nghiêm khắc

Tạo môi trường thoải mái để con học tập là yếu tố cần thiết cho con học tập hiệu quả. Một phương pháp dạy con tự giác học tập nói riêng và rèn luyện thói quen cho trẻ nói chung không được quá nghiêm khắc nhưng cũng không thể hoàn toàn loại bỏ sự nghiêm khắc đó. Nếu quá nghiêm khắc sẽ làm con căng thẳng và mệt mỏi,… còn nếu không nghiêm khắc sẽ khiến con buông lỏng, ỉ lại, lười học,… Vì vậy bố mẹ cần phải cân bằng sự nghiêm khắc đối với việc học tập của con.

Hãy nghiêm khắc với mức độ cho phép để con có thể kiên trì và không bị nản khi thất bại hoặc khó khăn trong học tập. Một số cách để bố mẹ có thể vừa nghiêm khắc nhưng không khắc nghiệt như:

  • Lắng nghe và thấu hiểu những khó khăn, quan điểm của con.
  • Thiết lập những quy tắc rõ ràng để con nhận biết và tuân theo.
  • Cung cấp và hỗ trợ những định hướng cho con trong việc học tập.
  • Đánh giá và xây dựng những phản hồi tích cực trong việc học tập của con.
  • Tạo thời gian nghỉ ngơi và giải trí cho con giải tỏa những căng thẳng.

Khuyến khích trẻ sáng tạo và thử sai

Nhiều bố mẹ thường quát mắng con khi con làm sai, từ đó hình thành sự tự ti và nhút nhát, khiến con sợ khi muốn trình bày một quan điểm cụ thể của bản thân hoặc làm những việc chưa có ai từng làm. Vì bé sợ sai, sợ bị mắng và chỉ có thể đi theo một lối mòn mà không thể tìm được một con đường mới, con đường ngắn hơn cho chính bản thân mình.

Khuyến khích con trẻ tiếp tục sáng tạo và thử sai cũng như thử thách chính bản thân mình
Khuyến khích con trẻ tiếp tục sáng tạo và thử sai cũng như thử thách chính bản thân mình

Vì vậy đừng la mắng trẻ khi trẻ làm sai, thay vào đó hãy chỉ cho con biết được tại sao mình lại làm sai, đồng thời khuyến khích con trẻ tiếp tục sáng tạo và thử sai cũng như thử thách chính bản thân mình.

Xem thêm: 15+ cách giúp trẻ tự tin trong giao tiếp để TOẢ SÁNG

Bố mẹ cũng sẽ là hình mẫu của bé

Bố mẹ là một tấm gương phản ánh ý nghĩa của việc học và rèn con tính tự giác học tập tốt nhất. Bởi vì đa số các bé thường có khuynh hướng mong muốn được trở thành một người giỏi giang như bố mẹ nên sẽ thường xuyên học tập bố mẹ không ngừng.

Nếu bố mẹ không thường xuyên học tập mà chỉ xem tivi, chơi game, cãi nhau,…vô tình sẽ gây ồn ào làm gián đoạn việc học tập của con. Đồng thời việc này cũng làm cho con cảm thấy việc học tập là không cần thiết, vì bố mẹ cũng không cần phải học tập gì.

Để rèn con tính tự giác học tập, trước tiên bố mẹ cũng phải biết tự giác học tập
Để rèn con tính tự giác học tập, trước tiên bố mẹ cũng phải biết tự giác học tập

Vì vậy để rèn con tính tự giác học tập, trước tiên bố mẹ cũng phải biết tự giác học tập. Hãy học tập cùng con, học thêm một kỹ năng, chuyên môn, ngoại ngữ, cùng rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ, hoặc đơn giản hơn là thu nạp những kiến thức mới thay vì ngồi xem tivi, lướt điện thoại.

Truyền cảm hứng học tập

Việc học tập của bé sẽ trở nên khó khăn nếu bé không có động lực cũng như các cảm hứng để học tập. Lúc này trẻ sẽ không biết được tầm quan trọng của việc học cũng như vì sao phải tự giác học tập. Hoặc nếu trẻ bị choáng ngợp bởi những cảm giác bất lực, thất vọng vì không học tập tốt hơn, điều này sẽ làm bé nản lòng và bỏ cuộc. Vì vậy điều bố mẹ cần là truyền cảm hứng cho con.

Một số phương pháp truyền cảm hứng bố mẹ có thể áp dụng để kể cho con nghe:

  • Gương những người thành công: Bill Gates (Người sáng lập Microsoft), Elon Musk (Người sáng lập nhiều công ty công nghệ), Phạm Nhật Vượng (Người giàu nhất Việt Nam),…
  • Những bài học về sự kiên trì: Walt Disney (“cha đẻ” của những bộ phim Cô bé lọ lem, Một trăm chú chó đốm, Nàng tiên cá, Vua sư tử, Anh em nhà gấu,…), Jack Ma (Chủ tịch tập đoàn Alibaba), Nick Vujicic (Diễn giả nổi tiếng trên toàn thế giới), Nguyễn Ngọc Ký (Nhà giáo ưu tú viết chữ bằng chân),…
  • Những lợi ích khi học tập tốt: Tích lũy kiến thức và kỹ năng, tự tin hơn, có nhiều cơ hội phát triển hơn, tạo các mối quan hệ tốt đẹp, hạnh phúc,…

Học tập là nền tảng để con phát triển tốt những khả năng của bản thân, việc tạo cho con tính tự giác là điều cần thiết mà mỗi bố mẹ nên làm ngay từ khi con còn nhỏ. Hy vọng với những phương pháp trên, quý phụ huynh có thể rèn con tính tự giác học tập. Ngoài ra để con có thể phát triển và học tập tốt hơn, bố mẹ nên tham khảo thêm một số khóa học bổ ích.

Khóa học KidUP tại UPO là một trong những khóa học được nhiều bậc phụ huynh tin tưởng cho các bé học tập. Khóa học áp dụng những phương pháp tư duy tự thức và khai phóng, đem lại hiệu quả học tập tốt cho bé. Cùng với đội ngũ giảng viên có chuyên môn và trách nhiệm cao, luôn theo sát bé 24/24, đảm bảo các kiến thức truyền đạt đều được bé tiếp thu tốt nhất. Trung tâm đã và đang giúp 70.000 học viên phát triển những kỹ năng cơ bản, khám phá được bản thân và định hướng tích cực hơn trong cuộc sống.

Đăng ký khoá học KidUP cho bé NGAY

Trainer Lê Đặng Minh Nhật

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Icon Facebook tác giả    Icon Youtube tác giả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được
Tư vấn & Test tính cách Miễn phí

    Thông tin liên lạc

    Công ty cổ phần Tiềm năng vô hạn

    Mã số thuế: 4201892928

    Người đại diện theo pháp luật: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

    Theo dõi chúng tôi icon FB icon YT

    background footer

    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x