Trẻ bị rối loạn tư duy – Biểu hiện và lời khuyên xử lý

Trẻ bị rối loạn tư duy sẽ như thế nào?

Trẻ bị rối loạn tư duy là một căn bệnh có thể ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống và tương lai của các bé. Hiện nay đang ngày càng có nhiều trẻ bị chứng  bệnh này, vậy rối loạn tư duy là gì? biểu hiện và biện pháp chữa trị như thế nào? Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Rối loạn tư duy là gì?

Rối loạn tư duy là một dạng ảnh hưởng sức khỏe tâm thần, khiến người bệnh có các nhận thức về các sự vật, sự việc một cách khác thường. Rối loạn tư duy thường được chẩn đoán ở những người có suy nghĩ thiếu sáng suốt, những hành vi rối loạn, có vấn đề.

Những biểu hiện của người bị rối loạn tư duy

Những người bị rối loạn tư duy thường có kèm theo sự xuất hiện của các tình trạng khác, dưới đây là những biểu hiện thường gặp của các bé bị rối loạn tư duy:

  • Nói nhanh, dồn dập, không suy nghĩ và các nội dung bị rối loạn
  • Nói chậm, nhịp tư duy và suy nghĩ bị chậm và gặp khó khăn khi biểu đạt ý
  • Gặp hoang tưởng và có những niềm tin sai lầm
  • Đối thoại một mình, có suy nghĩ tiêu cực và xu hướng tách rời với xã hội
  • Gặp gián đoạn trong quá trình suy nghĩ và hòa nhập với tập thể.

Những trẻ bị rối loạn tư duy thường có các suy nghĩ tiêu cực và hành động làm tổn hại đến bản thân, cách nhận thức của trẻ em mặc vấn đề này cũng kém hơn. Nguy cơ mắc các bệnh tự kỷ và nguy cơ tử vong cũng cao hơn so với người bình thường. Ngoài ra, việc sử dụng thuốc an thần để chữa trị trong thời gian dài còn làm ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh.

Xem thêm: Dấu hiệu trẻ có EQ thấp – Nguyên nhân không phải ai cũng biết!

Trẻ em có khả năng mắc chứng rối loạn tư duy không?

Kể cả trẻ em và người lớn đều có nguy cơ mắc chứng rối loạn tư duy. Tuy nhiên, ở các bé dưới 7 tuổi sẽ khó phát hiện và hỗ trợ kịp thời, bởi lúc đó các bé chưa bộc lộ được cảm xúc cũng như chưa có khả năng diễn giải để ba mẹ có thể hiểu. Những triệu chứng của trẻ bị rối loạn tư duy thường thể hiện rõ ràng hơn khi trẻ 7 tuổi trở lên. Tuy nhiên, loại bệnh này vẫn chưa được nghiên cứu nhiều kể cả trong nước và ngoài nước.

Trẻ có khả năng mắc rối loạn tư duy khi nào?

mọi lứa tuổi bé đều có khả năng mắc chứng rối loạn tư duy, ở mỗi giai đoạn sẽ có các biểu hiện khác nhau:

Với trẻ trên 7 tuổi

Các bé trên 7 tuổi có khả năng bị rối loạn tư duy do nhiều nguyên nhân như do tính cách của bản thân ngày từ đầu, kết hợp với môi trường sống không lành mạnh, bị ngược đãi, bạo lực,… Những tác động từ môi trường bên ngoài làm cho bé bị ám ảnh tâm lý, sợ sệt và ngày càng suy nghĩ tiêu cực, lâu dần có thể dẫn đến các chứng bệnh như tự kỷ, động kinh, rối loạn nhân cách, ADHD,…

Những trẻ trên 7 tuổi dưới tác động tiêu cực có thể dẫn đến rối loạn tư duy
Những trẻ trên 7 tuổi dưới tác động tiêu cực có thể dẫn đến rối loạn tư duy

Ở trẻ dưới 7 tuổi

Chứng rối loạn tư duy không chỉ ảnh hưởng đến trẻ trên 7 tuổi mà còn có thể ảnh hưởng đến những bé ở độ tuổi nhỏ hơn. Đây là khoảng thời gian khó nhận diện được triệu chứng bệnh bởi những hành vi này thường không rõ ràng để có thể nhận diện có phải là triệu chứng bệnh hay không do các hành vi đó cũng là biểu hiện bình thường trong quá trình phát triển của đa số trẻ nhỏ.

Trong một nghiên cứu về chứng bệnh rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) cho thấy, việc xác định các triệu chứng rối loạn tư duy ở trẻ dưới 7 tuổi có thể mang lại những lợi ích lâu dài. Thông qua các hành động và hành vi của bé, giáo viên và ba mẹ sẽ có cơ hội để phát hiện ra những đặc tính, triệu chứng khác thường của con em để kịp thời xử lý.

Cũng theo như nghiên cứu, trẻ bị ADHD có nguy cơ bị rối loạn tư duy cao hơn so với những bé bình thường. Những biểu hiện của bệnh sẽ xuất hiện trong những năm đầu mẫu giáo do đó có thể phát hiện sớm và tìm các phương pháp chữa trị phù hợp.

Xem thêm: Có nên cho trẻ học toán tư duy không? – Giải đáp TẤT TẦN TẬT

Làm thế nào để phát hiện sớm và điều trị trẻ bị rối loạn tư duy

Việc phát hiện các biểu hiện lạ để có thể sớm điều trị cho trẻ bị rối loạn tư duy là rất cần thiết, giúp bé có điều kiện phát triển tốt hơn. Do đó các bậc phụ huynh cần chú ý những điều sau:

Thăm khám định kỳ

Đi khám sức khỏe định kỳ không còn là một điều quá xa lạ đối với cả người lớn và trẻ em. Khám sức khỏe thường xuyên giúp kiểm tra được tình trạng cơ thể, theo dõi các sự bất thường để phát hiện ra bệnh. Đặc biệt khi bé có các dầu hiệu như tự kỷ, lười nói chuyện, suy nghĩ tiêu cực, nhân cách phân liệt,.. thì phải ngay lập tức gặp bác sĩ để thăm khám và lên phác đồ điều trị ngay.

Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện và điều trị bệnh sớm
Khám sức khỏe định kỳ giúp phát hiện và điều trị bệnh sớm

Xây dựng môi trường sống lành mạnh xung quanh trẻ

Ông bà có câu “Gần mực thì đen gần đèn thì rạng”. Thật vậy, một môi trường sống vui vẻ, lành mạnh, tràn đầy yêu thương là điều kiện tốt để bé lớn lên một cách tốt đẹp. Bé sống trong một môi trường phù hợp sẽ giúp bé luôn giữ được thái độ tích cực, tinh thần lạc quan, tránh stress để những điều không may có thể xảy ra.

Môi trường sống lành mạnh giúp bé có cơ hội phát triển tốt hơn
Môi trường sống lành mạnh giúp bé có cơ hội phát triển tốt hơn

Xem thêm: Giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non để con phát triển CÂN ĐỐI và LÀNH MẠNH

Chế độ ăn uống hợp lý

Một bộ não để được tỉnh táo cũng cần đến cơ thể khoẻ mạnh, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể góp phần ảnh hưởng tốt cho trẻ bị rối loạn tư duy. Bé cần bổ sung nhiều loại rau, củ, quả tươi và  sạch sẽ để đảm bảo được sức khoẻ tinh thần và thể chất của bản thân.

Chế độ ăn nhiều rau, củ, quả tươi sạch giúp đảm bảo được sức khoẻ
Chế độ ăn nhiều rau, củ, quả tươi sạch giúp đảm bảo được sức khoẻ

Chú ý rèn luyện thể chất

Các bé nhỏ chưa thể có đủ khả năng để tự tập luyện nên cần sự hỗ trợ của ba mẹ và người lớn. Việc tập luyện sẽ giúp cơ thể bé khỏe mạnh hơn, tránh đau ốm và giữ được tinh thần vững vàng, vui vẻ trong cuộc sống.

Rèn luyện thể thao giúp nâng cao sức khỏe và tinh thần thoải mái
Rèn luyện thể thao giúp nâng cao sức khỏe và tinh thần thoải mái

Bố mẹ nên hướng dẫn bé tập luyện các bộ môn và các hoạt động phù hợp với điều kiện thể chất của bé như: đi bộ, chạy bộ, nhảy dây, yoga, tập nhảy, aerobics,… Mỗi ngày bé có thẻ dành khoảng 20-30 phút để tập luyện, không nên quá lạm dụng, tránh dẫn đến bị kiệt sức.

Nâng cao kỹ năng sống cho trẻ

Ngoài những phương pháp trên, phụ huynh còn có thể tham khảo việc nâng cao kỹ năng sống cho trẻ thông qua các câu lạc bộ, lớp học kỹ năng,…

  • Tự dạy kỹ năng sống cho con: Ba mẹ là những người thân thiết bên cạnh con nhiều nhất, thông qua các công việc hàng ngày có thể nhờ bé làm những việc nhỏ và dễ dàng, ba mẹ cũng có thể dạy con cách làm việc nhóm, thuyết trình cho tới những kỹ năng sống cho con.
  • Tham gia các hoạt động xã hội: Hiện nay có nhiều câu lạc bộ và chương trình phù hợp cho các bé ở nhiều độ tuổi khác nhau tham gia. Những hoạt động này giúp phát triển kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, giúp bé làm quen được nhiều thứ để tạo tiền đề cho tương lai sau này.
  • Tham gia các lớp kỹ năng sống: Các lớp kỹ năng sống chính là một sự lựa chọn tốt mà ba mẹ nên dành cho con. Dưới sự giảng dạy và hỗ trợ của các giảng viên, các khoá học kỹ năng sống như DreamUP của UPO đang ngày càng được nhiều người  biết đến. Khóa học này nhấn mạnh vào khai phóng và khả năng tư duy tự thức của bé, giúp các bé phát triển suy nghĩ, tư duy, cảm xúc của bản thân. Giúp bé khám phá ra các khả năng của bản thân để tập trung phát triển, đây cũng là một môi trường để bé hòa nhập với mọi người, có cơ hội chia sẻ và suy nghĩ tích cực hơn, tránh khỏi những nguy cơ trẻ bị rối loạn tư duy hoặc các căn bệnh tâm lý khác.

Trẻ bị rối loạn tư duy là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm và để lại hiệu quả nghiêm trọng nếu không được phát huy và chữa trị kịp thời. Bài viết trên đây gửi đến bạn các thông tin về khái niệm, triệu chứng và cách hỗ trợ giải quyết vấn đề về tư duy cho trẻ. Hy vọng bài viết vừa rồi có thể giúp bố mẹ tìm được phương án giáo dục con phù hợp.

Trainer Lê Đặng Minh Nhật

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Icon Facebook tác giả    Icon Youtube tác giả

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được
Tư vấn & Test tính cách Miễn phí

    Thông tin liên lạc

    Công ty cổ phần Tiềm năng vô hạn

    Mã số thuế: 4201892928

    Người đại diện theo pháp luật: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

    Theo dõi chúng tôi icon FB icon YT

    background footer

    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x