Trẻ hay nói nhảm một mình có phải dấu hiệu của bệnh tâm lý?

trẻ hay nói nhảm một mình

Trong giai đoạn phát triển, việc trẻ hay nói nhảm một mình khiến các bậc phụ huynh khá lo lắng. Nhưng bố mẹ hãy yên tâm, đây không phải hoàn toàn là dấu hiệu của bệnh tâm lý. Hãy cùng UPO tìm hiểu chi tiết hơn qua bài viết dưới đây nhé!

Tại sao trẻ hay tự nói chuyện một mình? Điều này có bình thường không?

Việc trẻ nhỏ vui chơi và nói chuyện một mình thường không khó để bắt gặp trong giai đoạn bé đang phát triển. Các bậc phụ huynh đôi khi sẽ nảy sinh suy nghĩ không biết con có bị vấn đề về tâm lý hay có các trở ngại về sự phát triển não bộ nào hay không.

Tuy nhiên ba mẹ hãy cứ yên tâm rằng, điều này là hành vi rất bình thường khi trẻ bắt đầu lớn lên.

Trẻ nói chuyện một mình là hành động bình thường trong giai đoạn phát triển của bé
Trẻ nói chuyện một mình là hành động bình thường trong giai đoạn phát triển của bé

Một số nghiên cứu từ các nhà tâm lý học đã chỉ ra rằng hành động nói chuyện một mình là kết quả của sự phát triển nhận thức cũng như một cách mà trẻ giữ lời nói riêng tư cho mình. Thông qua việc ngẫm nghĩ và tự trao đổi với chính bản thân, trẻ sẽ phân biệt được đâu là những điều có thể chia sẻ với người khác và đâu là những thứ nên giữ bí mật.

Nhà tâm lý học Lev Vugotsky coi sự phát triển song hành khi có lời nói riêng tư là quá trình để học được giá trị về niềm tin, tạo điều kiện để trẻ thực hành kỹ năng giải quyết vấn đề.

Qua những kết quả nghiên cứu của nhiều nhà tâm lý đã cho thấy việc trẻ nói chuyện một mình là rất bình thường, thậm chí còn mang lại những lợi ích cho sự phát triển của trẻ. Hơn thế nữa, mỗi chúng ta cũng được coi là người đồng hành của riêng mình, là người luôn ở bên cạnh, sẵn sàng “lắng nghe” tâm sự, cùng vui chơi, học tập,…

Một số bộ phận cho rằng khi lảm nhảm một mình là dấu hiệu của vấn đề về tâm thần nhưng ba mẹ cần xác định được nguyên nhân và tình trạng cụ thể của con. Nếu hành vi của trẻ không gây ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày hay có tác động tiêu cực gì đến xã hội thì ba mẹ không cần lo lắng.

Xem thêm: Sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non qua các giai đoạn

Trẻ chơi, nói chuyện một mình và những lợi ích thú vị

Phụ huynh hay nghĩ rằng việc trẻ chơi hay nói chuyện một mình là hành động không bình thường, thậm chí là dấu hiệu của bệnh tật và trở nên rất lo lắng. Tuy nhiên hành vi này lại mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho con.

Trẻ đang phát triển tâm lý

Hành vi tự nói chuyện bắt đầu từ khi bé được 2 tuổi, đỉnh điểm ở giai đoạn từ 3 đến 5 tuổi và có thể kéo dài hơn nữa.

Theo một nhà tâm lý học người Thuỵ Sĩ đã nghiên cứu và đưa ra kết luận rằng, vào khoảng 3 – 4 tuổi trẻ em sẽ bước vào giai đoạn “tâm lý ngoại cảm”, cho rằng những thứ xung quanh đều có linh hồn. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ coi mọi thứ xung quanh là đối tượng để giao tiếp và có những hiện tượng như nói một mình.

Ba mẹ nên khuyến khích con nói ra những suy nghĩ của mình để có thể nắm bắt tâm lý, hỗ trợ định hướng cho con được thích hợp khi có vấn đề xảy ra.

Quá trình phát triển ngôn ngữ

Để chứng minh rõ hơn về việc trẻ nói chuyện một mình, nhà tâm lý học Ester Cole cho biết khi khả năng ngôn ngữ của trẻ được phát triển nhanh chóng và đang trong giai đoạn khám phá những thứ mới lạ từ thế giới xung quanh, trẻ sẽ rất hào hứng khi học được một khả năng mới và hào hứng lặp lại nó thường xuyên, giống như khi trẻ mới biết đi vậy.

Trong độ tuổi phát triển ngôn ngữ, trẻ em thường có những lúc nói chuyện một mình
Trong độ tuổi phát triển ngôn ngữ, trẻ em thường có những lúc nói chuyện một mình

Điển hình là khi trẻ đọc được một bài thơ hoặc một bài hát thú vị, trẻ sẽ thích thú và nhẩm đi nhẩm lại mọi lúc mọi nơi, khi đi học về trẻ cũng nghêu ngao hát, khi đi tắm và kể cả trước khi đi ngủ.

Xem thêm: 5+ trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ HIỆU QUẢ NHẤT

Xây dựng trí tưởng tượng phong phú

Ở độ tuổi từ 3 – 5 tuổi, trí tưởng tượng và sáng tạo của trẻ cực kỳ phát triển. Bé có thể tưởng tượng những thứ xung quanh đều có sự sống, có cảm xúc riêng. Ví dụ bé sẽ coi những con búp bê giống như một người bạn, sợ chúng bị đói, cho chúng ăn, đưa đi dạo, đi chơi chung,… Khi thấy một cái cây bị héo, trẻ cũng sẽ cảm thấy buồn và thậm chí dù bé không nhận lại được sự hồi đáp nhưng vẫn tích cực giao tiếp với những “người bạn” đó.

Đối với ba mẹ, họ có thể coi đây là một điều kỳ lạ, là một căn bệnh nhưng thực tế lại là bước phát triển về trí não quan trọng của con.

Trẻ tưởng tượng những món đồ chơi như một người bạn, có linh hồn và có cảm xúc
Trẻ tưởng tượng những món đồ chơi như một người bạn, có linh hồn và có cảm xúc

Khi trẻ lên 6 tuổi, khả năng tư duy và tâm lý đã phát triển hơn, sự tiếp xúc và làm quen với môi trường xung quanh cũng hoàn thiện hơn nên việc trẻ thích nói chuyện một mình cũng sẽ dần mất đi.

Tuy nhiên khi trẻ từ 6 – 8 tuổi mà vẫn còn xuất hiện hiện tượng này thì cần ba mẹ phải theo dõi, quan tâm con nhiều hơn để nhanh chóng phát hiện dấu hiệu của bệnh lý kịp thời.

Cân bằng cảm xúc cá nhân

Thông qua nhiều cuộc khảo sát, các nhà tâm lý đưa ra kết luận rằng trẻ có khả năng cân bằng lại cảm xúc, giúp bản thân bình tĩnh, cảm thấy thoải mái và giảm căng thẳng khi ở một mình và tự trò chuyện với bản thân..

Đôi khi một số trẻ có tính khá nóng nảy hoặc có cách ứng xử không được tốt với người xung quanh mỗi khi xảy ra mâu thuẫn, khi đó trẻ sẽ đến những chỗ yên tĩnh, tự nói chuyện và trấn an bản thân để lấy lại cảm xúc bình thường. Thói quen này giúp trẻ có được sự tỉnh táo, hình thành đức tính điềm đạm đáng có, được nhiều người coi trọng và giữ được các mối quan hệ tốt đẹp.

Xem thêm: Dạy trẻ quản lý cảm xúc – Mạnh mẽ đối mặt với mọi tình huống

Tự tạo động lực

Theo nghiên cứu cho thấy trẻ tự nói chuyện có khả năng lấy lại sự tự tin, tạo động lực và thành công cao hơn so với những trẻ ít nói.

Nguyên nhân bởi những bé hay tự luyện tập nói chuyện có thể rèn luyện khả năng phát âm trôi chảy, hình thành câu từ mạch lạc, thêm vào đó là sự tự tin khi đưa ra ý kiến của mình. Mỗi khi gặp khó khăn, thay vì ủ rũ và từ bỏ, bé có thể tự dành cho bản thân những câu an ủi, lời động viên để vực dậy tinh thần.

Trẻ có thể tự nói chuyện để tạo động lực cho mình
Trẻ có thể tự nói chuyện để tạo động lực cho mình

Chúng ta có thể thấy ví dụ điển hình khi một số học sinh chuẩn bị làm bài thi hoặc thực hiện việc gì đó quan trọng thường hay nói những câu như “Cố lên”, “Mình chắc chắn sẽ làm được”,.. Những câu nói đơn giản như vậy nhưng có thể đem lại sự tự tin và vực dậy tinh thần một người. Những đứa trẻ như vậy sẽ dễ nhận được sự công nhận từ người khác và sẵn sàng nắm lấy cơ hội tốt cho bản thân.

Cải thiện trí nhớ

Một kết quả nghiên cứu khác về vấn đề trẻ em thường xuyên nói một mình được khám phá bởi hai nhà tâm lý học người Anh là Alan BaddeleyGraham Hitch. Họ cho rằng hành động đó còn hỗ trợ việc ghi nhớ tốt hơn. Điều này chúng ta cũng có thể thấy trong đời sống thường ngày, khá nhiều người khi học thuộc bài sẽ lẩm nhẩm đọc thành lời hay khi muốn ghi nhớ số điện thoại cũng sẽ đọc lại những số đó thêm vài lần.

Tự nhẩm lại thông tin sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn
Tự nhẩm lại thông tin sẽ giúp trẻ nhớ lâu hơn

Một số trường học hiện nay khuyến khích việc trẻ mẫu giáo tự nói chuyện, có thể đọc thành tiếng khi học bài hoặc khi cần ghi nhớ một thứ gì đó. Các giáo viên có thể cho bé thời gian tự suy nghĩ và nói ra quan điểm của mình. Điều này còn có thể áp dụng vào các hoạt động kiểm tra trí nhớ của học sinh bằng cách cho các em tự nhẩm bài trong một khoảng thời gian và kiểm tra ngẫu nhiên một số bạn.

Đôi khi giáo viên có thể áp dụng vào tổ chức các trò chơi ghi nhớ cho cả tập thể để rèn luyện trí nhớ. Ví dụ giáo viên cho các học sinh đọc qua nhiều đáp án về một vấn đề, cho trẻ tự học thuộc trong một thời gian ngắn sau đó chia làm 2 đội cùng trả lời, nhóm nào đưa ra được nhiều đáp án đúng hơn sẽ dành chiến thắng.

Việc trẻ hay nói lẩm bẩm một mình có là dấu hiệu của bệnh lý nào không?

Bên cạnh những điều tích cực mang lại, việc trẻ hay nói lẩm bẩm một mình trong thời gian dài hoặc kèm theo những dấu hiệu lạ có khả năng tiềm ẩn những điều nguy hiểm. Nó cảnh báo cho những bệnh lý về thể chất, tinh thần mà ba mẹ cần phải chú ý. 

Tự kỷ

Tự kỷ là các rối loạn phát triển thần kinh có dấu hiệu đặc trưng bởi sự tương tác và giao tiếp xã hội kém, các hành vi lặp đi lặp lại và rập khuôn, gặp các vấn đề về phát triển trí tuệ. Trẻ em bị bệnh này có xu hướng thu mình, ngại giao tiếp, chỉ thích chơi và nói chuyện một mình.

Trẻ bị tự kỷ thường tiếp thu chậm, không quá lanh lợi. Chúng cũng gặp phải khó khăn trong việc trao đổi thông tin, chia sẻ cảm xúc hay nhận được sự đồng cảm từ người khác.

Thêm một số dấu hiệu thường thấy của trẻ tự kỷ như trẻ không cười ở tháng thứ 3, không sợ người lạ hoặc có thái độ hoảng hốt khi gặp người không quen hay bị đưa đến một chỗ xa lạ ở tháng thứ 8. Trẻ cũng thường tránh né ánh nhìn từ mọi người, thậm chí còn không phân biệt được tầm quan trọng của người thân so với những người khác.

Trẻ nói chuyện một mình có thể là một dấu hiệu của bệnh tự kỷ
Trẻ nói chuyện một mình có thể là một dấu hiệu của bệnh tự kỷ

Bệnh tự kỷ có thể dẫn đến một loạt những ảnh hưởng xấu đến sức khỏe và tinh thần của trẻ em như ăn ngủ kém, suy dinh dưỡng, suy giảm hệ miễn dịch, dễ bị vi khuẩn tấn công dẫn đến đau ốm, các bệnh tâm lý như động kinh, tăng động, ám ảnh cưỡng chế hay tâm thần phân liệt,…

Tự kỷ gây ra nhiều ảnh hưởng rất nghiêm trọng tới đời sống hàng ngày, việc giao tiếp khó khăn và còn kìm hãm khả năng phát triển của trẻ trong tương lai. Do đó ba mẹ cần giám sát các hành vi của con, khi phát hiện bất cứ điều gì kì lạ phải nhanh chóng cho con gặp bác sĩ để nhanh chóng điều trị.

Trầm cảm

Trẻ hay nói chuyện một mình cũng có nguy cơ mắc bệnh trầm cảm. Chứng bệnh này được biết đến là vấn đề tâm thần phổ biến hiện nay, đa số mọi người ai cũng có nguy cơ trải qua một lần trong đời.

Trầm cảm ảnh hưởng đến suy nghĩ, cảm xúc và hành động của người bệnh, khiến họ phải chịu những ảnh hưởng về thể chất và tinh thần, dẫn đến nhiều khó khăn trong cuộc sống.

Nhiều người vẫn thường bị nhầm lẫn giữa tự kỷ và trầm cảm bởi chúng có một số dấu hiệu khá giống nhau. Tuy nhiên chúng ta có thể phân biệt rằng tự kỷ là hạn chế về mặt giao tiếp và tương tác xã hội đến từ việc trẻ không có nhu cầu tiếp xúc và không biết cách tương tác với người khác. Còn trầm cảm là một dạng rối loạn cảm xúc, xuất phát từ cảm giác chán nản, buồn bã, thất vọng về bản thân và những thứ xung quanh khiến bản thân bị thu lại và trốn tránh xã hội.

Dấu hiệu của người trầm cảm thể hiện rõ thông qua việc trẻ có cảm giác tuyệt vọng, chán nản và mất niềm tin vào mọi thứ xung quanh. Họ có xu hướng tránh xa mọi người, tự nói chuyện một mình và không muốn giao tiếp với bất kỳ ai.

Trẻ em bị trầm cảm luôn chìm trong cảm giác chán nản, mất niềm tin vào mọi thứ
Trẻ em bị trầm cảm luôn chìm trong cảm giác chán nản, mất niềm tin vào mọi thứ

Bên cạnh đó, những dấu hiệu của bệnh trầm cảm còn thể hiện qua việc oán trách bản thân, có những suy nghĩ tiêu cực, cảm thấy bản thân vô dụng và thậm chí nảy sinh những việc làm gây tổn hại đến sức khỏe, tính mạng của bản thân.

Trầm cảm là một bệnh lý thường gặp và mang đến nhiều hậu quả nghiêm trọng, do đó khi ba mẹ thấy con nói chuyện một mình trong thời gian dài kèm theo những dấu hiệu kèm theo khác thì cần nhanh chóng đưa con gặp bác sĩ để thăm khám kịp thời.

Tăng động giảm chú ý

Tăng động giảm chú ý cũng là một bệnh lý khiến cho trẻ có hành vi tự nói chuyện một mình.

Trẻ còn có những hành vi nghịch ngợm, hiếu động vượt quá mức kiểm soát hay dễ bị phân tâm, thường gặp khó khăn trong vấn đề giao tiếp và xử lý công việc.

Thông thường, trẻ bị tăng động giảm chú ý sẽ rất nghịch ngợm, không thích ngồi một chỗ và không tiếp thu lời ba mẹ cho dù là những công việc đơn giản. Đôi lúc trẻ không kiểm soát được lời nói của mình, hay có những phát ngôn không đúng lúc và thậm chí còn đột nhiên hét lên, làm người khác khó chịu. 

Trẻ bị hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)
Trẻ bị hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD)

Tăng động giảm chú ý cũng là một trong những chứng bệnh thường gặp ở trẻ, nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể làm ảnh hưởng đến tính cách, tâm lý và ảnh hưởng đến định hướng phát triển cho con.

Xem thêm: Dạy trẻ tăng động giảm chú ý cùng 9 kinh nghiệm “VÀNG”

Khi nào gia đình nên thực sự lo lắng về tình trạng trẻ hay nói nhảm?

Mặc dù hành vi nói chuyện một mình ở trẻ em là một việc bình thường và có thể mang lại rất nhiều điều tích cực cho quá trình phát triển của trẻ nhưng trong một số trường hợp sẽ là dấu hiệu cho những bệnh lý hoặc vấn đề khó khăn mà trẻ đang gặp phải.

Nếu trẻ em có dấu hiệu nói chuyện một mình trong thời gian dài hoặc nói những thứ tiêu cực thì ba mẹ nên theo dõi và cho bé đi khám.

Nếu bé độc thoại không ngừng sau khi trải qua biến cố hoặc một số chuyện buồn, kèm theo đó là việc gặp khó khăn khi giao tiếp hoặc gây rối tới người xung quanh, đó có thể là dấu hiệu cho những vấn đề nghiêm trọng hoặc sự xuất hiện của các bệnh lý. Một số bé thay đổi cảm xúc tiêu cực sau những tình huống như có người thân đi xa, mất người thân hoặc bị bạn bè bắt nạt.

Các bậc phụ huynh cần quan tâm con nhiều hơn để phát hiện ra những sự bất thường của con và chữa trị kịp thời
Các bậc phụ huynh cần quan tâm con nhiều hơn để phát hiện ra những sự bất thường của con và chữa trị kịp thời

Các trẻ mắc chứng bệnh tự kỷ, trầm cảm, rối loạn lo âu hoặc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD) cũng có thể gặp trường hợp giao tiếp một mình, tuy nhiên việc tự nói chuyện không thể chắc chắn sẽ mắc các chứng bệnh trên bởi những bệnh lý này phức tạp hơn và kèm theo nhiều triệu chứng khác. Ba mẹ cần tìm hiểu kỹ và nhờ sự đánh giá tình trạng sức khỏe từ bác sĩ và những người có chuyên môn để điều trị cho bé tốt hơn.

Một số ba mẹ thắc mắc hành vi sáng tạo và tưởng tượng phong phú có phải dấu hiệu của bệnh tâm thần phân liệt hay không. Bệnh này khởi phát ở trẻ em từ 5 đến 12 tuổi nhưng cũng khá hiếm gặp. Bệnh này khiến người bệnh bị hoang tưởng, thay đổi tính khí, tâm trạng, thường nghe và nhìn thấy những thứ không có thật. Đối với bệnh này cần có thời gian theo dõi lâu dài cũng như đánh giá từ bác sĩ mới có thể kết luận được.

Những trẻ bị khuyết tật về nhận thức (hội chứng Down) có khả năng duy trì tình bạn và thói quen sống với những người bạn ”tưởng tượng” trong một khoảng thời gian dài, thậm chí cho đến tuổi trưởng thành. Điều này được coi là bình thường nên các bậc phụ huynh không cần quá lo lắng.

Việc nói chuyện một mình là một khía cạnh hết sức bình thường trong quá trình phát  triển của trẻ. Nhưng ba mẹ cũng cần có kế hoạch quan sát sát sao hơn, giúp bé phát triển trong điều kiện lành mạnh.

Có nhiều giải pháp mà ba mẹ có thể tham khảo để hỗ trợ con thay đổi thói quen nói chuyện một mình. Các bậc phụ huynh nên dành nhiều thời gian cho con hơn, thường xuyên tâm sự để con có thể chia sẻ những suy nghĩ, khúc mắc trong lòng, tạo cho bé thói quen giao tiếp với người xung quanh tốt hơn. Dạy con kết bạn cũng là một kỹ năng các bậc phụ huynh cần chú ý.

Một số trẻ nhút nhát, ngại giao tiếp cũng sống “thu mình hơn” cũng những nguy hiểm về mặt tâm lý, và khóa học KidUP tại trung tâm UPO sẽ là môi trường đầy tuyệt vời dành cho con.

Các bé sẽ có cơ hội tiếp xúc với nhiều bạn mới, xây dựng mối quan hệ lành mạnh. Khóa học KidUP còn mở ra cánh cửa cho các bé “lột xác” bản thân, cởi mở với mọi người xung quanh,  nơi những kỹ năng sống cho bé, kỹ năng mềm và tư duy – nhận thức sẽ được giáo dục bài bản, chuyên nghiệp và gần gũi nhất. Từ đó giúp con xây dựng thái độ sống tích cực hơn! 

Bố mẹ có thể tìm hiểu thêm thông tin về khoá học qua đường dẫn dưới đây:

Đăng ký khoá học KidUP cho bé NGAY

Trainer Lê Đặng Minh Nhật

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Icon Facebook tác giả    Icon Youtube tác giả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được
Tư vấn & Test tính cách Miễn phí

    Thông tin liên lạc

    Công ty cổ phần Tiềm năng vô hạn

    Mã số thuế: 4201892928

    Người đại diện theo pháp luật: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

    Theo dõi chúng tôi icon FB icon YT

    background footer

    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x