Giáo dục cảm xúc là một cách giúp trẻ em nhận ra và tự điều chỉnh được cảm xúc của bản thân, từ đó bé có thể quản lý được cảm xúc, thiết lập các mục tiêu tích cực, hiểu, đồng cảm với mọi người và giữ gìn các mối quan hệ tốt đẹp hơn. Cùng việc tìm hiểu trí tuệ cảm xúc là gì, ba mẹ có thể tìm hiểu các trò chơi giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non dưới đây.
Trò chơi bóng

- Cách chơi: Trò chơi bóng là một cách tương đối đơn giản để trẻ xây dựng các mối quan hệ của mình. Bé có thể xếp thành 2 hàng đối diện nhau và thực hiện hành động lăn bóng qua lại cho người đối diện mình, có thể kết hợp gọi tên trước khi chuyền bóng để ghi nhớ tên của các bạn.
- Số người chơi: Từ 2 trở lên.
- Thời lượng trung bình: Không quy định, tùy vào nhu cầu của bé.
Trò chơi nhập vai
- Cách chơi: Đóng vai là một trò chơi có thể giúp bé có những trải nghiệm mới, tập làm những việc thường ngày trong cuộc sống. Bé có thể đóng vai thành những nhân vật mình ưa thích như bác sĩ, giáo viên, công an,… hoặc nấu ăn, đánh đàn, trồng cây,…. Những hoạt động này giúp bé phát triển kỹ năng xã hội, kỹ năng giao tiếp và làm quen được với đa dạng cảm xúc.
- Số người chơi: Nhóm từ 3 người trở lên
- Thời lượng trung bình: Khoảng 30 phút đến 2 giờ
Giáo dục cảm xúc thông qua câu chuyện
- Cách chơi: Đọc sách không chỉ mang lại kiến thức mà còn đem đến lợi ích về giáo dục cảm xúc cho bé. Khi đọc được một câu chuyện xúc động hoặc có nhiều ý nghĩa sẽ giúp bé khơi dậy được sự đồng cảm cũng như xác định được các loại cảm xúc khác của bản thân. Ba mẹ có thể cùng trò chuyện để hỏi bé có cảm nhận như thế nào về nhân vật, về câu chuyện vừa nghe và chia sẻ cảm xúc của mình để bé có nhận định đúng đắn hơn.

- Số người chơi: Bé có thể đọc sách cùng ba mẹ hoặc bạn bè
- Thời lượng trung bình: 30 – 60 phút/ ngày
Con rối
- Cách chơi: Tương tự với các câu chuyện hoặc trò chơi đóng vai, con rối cũng là trò chơi giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non được yêu thích. Với các con rối đa dạng hình ảnh, màu sắc của các nhân vật quen thuộc sẽ tạo cho bé sự thích thú, bé có thể điều khiển các con rối theo ý nghĩ, cảm xúc và hành động của mình để tạo thành các vở kịch. Thông qua đó có thể phát triển khả năng nhận biết và thấu hiểu tâm lý nhân vật cũng như quản lý các tình huống và cảm xúc.
- Số người chơi: Bé có thể tự chơi, chơi với bạn bè hoặc ba mẹ
- Thời lượng trung bình: 15 – 30 phút / vở kịch
Trò chơi nghe và làm theo hướng dẫn
- Cách chơi: Nghe cũng là một kỹ năng và thưởng được kết hợp vào các trò chơi giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non. Bé nghe người hướng dẫn đọc một yêu cầu và làm theo đúng hành động đó, người quản trò sẽ làm các hành động sai để đánh lạc hướng, bé cần nghe và phản xạ sao cho đúng.

- Số người chơi: Trò chơi tập thể, thường được tổ chức trong các câu lạc bộ hoặc lớp học
- Thời lượng trung bình: 5 – 10 phút
Xem thêm: Giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non (SEL) là gì?
Chanh chua – Ớt cay – Cua kẹp
- Cách chơi: Đây là một trò chơi mà hầu hết các bé mầm non đều được chơi qua. Các bé sẽ xếp thành vòng tròn, một tay xòe (có nhiệm vụ bắt) và 1 tay để nhử, khi mọi người đồng thanh hô một đoạn khẩu hiệu, sau khi hô đến ” cua kẹp” thì lập tức tay xoè phải bắt lấy tay của bạn bên cạnh, đồng thời tay dùng để nhử phải rụt lại thật nhanh. Trò này chơi khá đơn giản nhưng mang lại nhiều niềm vui, đòi hỏi sự nhanh nhẹn của mỗi người, làm các mối quan hệ bạn bè được tốt hơn đồng thời bé có thể nhận biết được cảm xúc và kiểm soát một cách tốt hơn.
- Số người chơi: Trò chơi tập thể, từ 5 – 7 người trở lên
- Thời lượng trung bình: 5 – 7 phút
Chai khám phá cảm xúc
- Cách chơi: Bộ chai nhiều màu sắc có gắn hình ảnh cảm xúc phía trên sẽ hỗ trợ bé phân biệt và quản lý cảm xúc của bản thân. Các bé có thể học phân biệt các loại cảm xúc trên mỗi chai theo yêu cầu của người lớn. Mỗi chai có thể được mua hoặc tự làm thủ công, giúp bé có thêm trải nghiệm thú vị.
- Số người chơi: Nhóm từ 2 – 10 người
- Thời lượng trung bình: 5 – 10 phút
Biểu đồ cảm xúc
- Cách chơi: Một bảng theo dõi về các trải nghiệm cảm xúc sẽ giúp việc giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non được hiệu quả hơn. Bảng theo dõi có thể được dùng trong cả buổi học hoặc cả ngày, mỗi khi bé trải qua cảm xúc nào đó có thể dùng sticker đánh dấu lên và tổng hợp lại cuối ngày. Ba mẹ và phụ huynh có thể hướng dẫn con cách xem biểu đồ và thông qua đó cũng dễ quản lý bé hơn.

- Số người chơi: Cá nhân
- Thời lượng trung bình: Theo buổi hoặc cả ngày
Đất sét nặn hình người
- Cách chơi: Các bé mầm non rất có hứng thú với đất nặn để sáng tạo theo sở thích của mình. Giáo viên và ba mẹ hãy hướng dẫn cho bé cách nặn thành một nhân vật đại diện cho bản thân mình, sau đó gán cảm xúc hiện tại và để bé chia sẻ với các bạn, qua đó bé sẽ xác nhận được cảm xúc của mình và của người xung quanh để điều chỉnh cảm xúc hợp lý.
- Số người chơi: Cá nhân hoặc tập thể từ 2 người trở lên.
- Thời lượng trung bình: Không quy định thời gian, thưởng khoảng 30 phút là phù hợp.
Làm mặt nạ cảm xúc từ đĩa
- Cách chơi: Đây là một hoạt động thú vị để bé có cơ hội thể hiện cảm xúc của mình cho người khác biết bằng cách vẽ lên những đĩa nhựa, cách này giúp các bé học được các từ vựng về cảm xúc mà không bị áp lực hoặc căng thẳng, ngoài ra bé cũng có thể chia sẻ với bạn bè về cảm xúc của nhau.
- Số người chơi: từ 2 người trở lên
- Thời lượng trung bình: 15 – 20 phút
Nói về cảm xúc trong vòng tròn buổi sáng
Cách chơi: Mỗi buổi sáng khi sinh hoạt vòng tròn trên lớp, giáo viên thường cho các bé hát, nói về thời tiết và kết hợp chia sẻ những hoạt động và cảm xúc trong ngày. Hoạt động này giúp bé có động lực cũng như năng lượng để mang đến những cảm xúc tích cực trong ngày đó.

- Số người chơi: Một nhóm hoặc một lớp học
- Thời lượng trung bình: 5 – 7 phút
Trò chơi tìm cảm xúc
- Cách chơi: Chuẩn bị nhiều cặp cảm xúc khác nhau, mỗi cặp sẽ có hình ảnh cảm xúc giống nhau và được đặt úp, nhiệm vụ của các bé chính là tìm những cặp cảm xúc giống nhau. Trò chơi này có thể kết hợp học các từ chỉ cảm xúc bằng tiếng Anh để bé học thêm. Đây cũng là một trong các trò chơi bố mẹ nên áp dụng nếu nhận thấy biểu hiện của trẻ có EQ thấp.
- Số người chơi: Có thể chia các bé chơi theo cặp thi đua với nhau
- Thời lượng trung bình: 5 phút
Trò chơi đoán cảm xúc
- Cách chơi: Có nhiều hình vẽ thể hiện các loại cảm xúc khác nhau, các bé phải xem và đoán tên của loại cảm xúc đó là gì. Trò chơi giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non này có thể giúp bé biết thêm và nhận diện được các loại cảm xúc khác nhau.
- Số người chơi: Có thể chơi theo nhóm hoặc tập thể đông.
- Thời lượng trung bình: 5 – 10 phút ( tùy theo số người chơi)
Thảm phân loại cảm xúc
- Cách chơi: Trò chơi này dùng một bảng hình ảnh về nhiều loại cảm xúc của cùng một người, giúp bé hiểu được cảm xúc có thể được thể hiện qua nhiều cách khác nhau và để bé tập phân biệt.

- Số người chơi: Cá nhân, tập thể
- Thời lượng trung bình: 5 phút
Chơi “bắt” một cảm xúc
- Cách chơi: Dụng cụ của trò chơi này là một quả bóng có dán hoặc viết tên loại cảm xúc lên phía trên, nhiệm vụ của các bé là bắt lấy quả bóng đó và chỉ ra cảm xúc giống với người quản trò yêu cầu.
- Số người chơi: 1 – 2 bé một lượt
- Thời lượng trung bình: 3 phút/ lượt
Biểu tượng cảm xúc khuôn mặt
- Cách chơi: Một dạng trò chơi giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non khác có thể dùng que dán hình khuôn mặt, trên đó có nhiều hình ảnh về các loại cảm xúc và kèm tên gọi, mỗi lượt chơi sẽ có 2 bé cùng chơi, khi người lớn hô đến loại cảm xúc nào đó, các bé phải nhanh chóng lấy được que cảm xúc đó, ai lấy được trước sẽ là người chiến thắng.

- Số người chơi: 2 bé/ lượt
- Thời lượng trung bình: 2 – 3 phút
Sắp xếp cảm xúc tích cực, tiêu cực
- Cách chơi: Giáo viên sẽ cho bé xem nhiều loại cảm xúc khác nhau để bé phân biệt đâu là cảm xúc, vui hay buồn, tích cực hay tiêu cực chứ không chỉ có 2 cảm xúc đơn giản là khóc và cười.
- Số người chơi: Cá nhân hoặc tập thể
- Thời lượng trung bình: 5 phút
Vẽ đĩa giấy cảm xúc
- Cách chơi: Sau khi học về các loại cảm xúc, giáo viên có thể hướng dẫn bé vẽ về các loại cảm xúc mà mình nhớ được trên đĩa giấy, đây vừa là một dạng ôn tập về kiến thức đã học cho bé, vừa có được những dụng cụ có thể tái sử dụng vào các hoạt động khác hoặc để các bé trang trí.

- Số người chơi: Trò chơi tập thể
- Thời lượng trung bình: 20 – 30 phút
Mega Block
- Cách chơi: Đây cũng là một trong những trò chơi giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non được các bé yêu thích. Bé sẽ ghép các bộ phận trên khuôn mặt một cách thích hợp để tạo thành một loại biểu cảm phù hợp.
- Số người chơi: Cá nhân hoặc tập thể
- Thời lượng trung bình: 15 – 20 phút
Tạo bình “thích”, “không thích”
- Cách chơi: Cả phụ huynh và giáo viên đều có thể tạo ra 2 chiếc bình này ở trên trường và ở nhà cho bé. Cách vận hành của phương pháp này rất đơn giản: hãy hướng dẫn trẻ mỗi khi có việc gì vui hoặc thích thú có thể bỏ một viên bi vào hộp “thích”, khi có vấn đề gì buồn hoặc tức giận thì bỏ vào bình còn lại. Sau một khoảng thời gian bé sẽ phân tích được cảm xúc của bản thân và điều chỉnh cảm xúc của mình để tích cực hơn.
- Số người chơi: Cá nhân
- Thời lượng trung bình: Tổng hợp sau 1 ngày hoặc 1 tuần
Câu cá cảm xúc
- Cách chơi: Loại trò chơi giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non này dùng các miếng nam châm có dính hình ảnh cảm xúc khác nhau lên trên, bé dùng một chiếc cần câu có gắn mảnh nam châm, khi giáo viên nói đến loại cảm xúc nào thì câu vào miếng nam châm có cảm xúc tương ứng.

- Số người chơi: Chơi theo cặp hoặc theo nhóm
- Thời lượng trung bình: 5 – 10 phút
Làm búp bê Emo
- Cách chơi: Trò chơi luôn là phương pháp giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non hiệu quả! Bố mẹ hãy cùng bé dùng các cuộn giấy bìa cứng làm thành các con búp bê, mỗi con sẽ mang một cảm xúc khác nhau. Bé có thể đóng vai thành nhân vật để thấu hiểu cảm xúc và khơi gợi sự đồng cảm với nhân vật khác. Đây là một trò chơi giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non khá đơn giản và thích hợp với nhiều bé.
- Số người chơi: Cá nhân và tập thể
- Thời lượng trung bình: 20 phút
Cùng nhau kể chuyện
- Cách chơi: Trẻ mẫu giáo thuộc lứa tuổi mà các bé rất linh động, có trí tưởng tượng phong phú và thích kể chuyện, chính vì thế các buổi kể chuyện sẽ tạo cơ hội cho bé phát triển khả năng sáng tạo, khả năng giao tiếp và thể hiện các cung bậc cảm xúc của bản thân thông qua các mẩu chuyện.

- Số người chơi: Một tập thể học sinh (khoảng 4 – 5 người trở lên)
- Thời lượng trung bình: 30 – 60 phút (tuỳ thuộc vào số lượng người tham gia)
Tô màu theo cảm xúc
- Cách chơi: Đây là một trò chơi giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non khá mới. Bình thường các bé có thể tô theo số thì hiện nay sẽ ứng dụng tô theo các cảm xúc có sẵn. Mỗi một cảm xúc sẽ ứng với màu khác nhau, bé sẽ học cách phân biệt được cảm xúc giống nhau để tạo thành bức tranh hoàn chỉnh.

- Số người chơi: Cá nhân
- Thời lượng trung bình: 60 phút ( hoặc tuỳ thuộc vào độ khó của từng bức tranh)
Câu chuyện hòn đá
- Cách chơi: Mỗi thứ xung quanh bé đều có thể trở thành công cụ mới lạ giúp bé tiếp thu bài học nhanh hơn, hòn đá cũng vậy. Có nhiều loại đá mang hình thù khác nhau, các bé có thể vẽ những bộ phận của gương mặt lên và ghép lại thành một khuôn mặt hoàn chỉnh mang cung bậc cảm xúc phù hợp. Điều này giúp bé nhận dạng được nhiều cung bậc cảm xúc và sự khác nhau giữa chúng.
- Số người chơi: Cá nhân hoặc tập thể
- Thời lượng trung bình: 20 – 30 phút
Tạo nên quyển sách cảm xúc
- Cách chơi: Trò chơi này không chỉ tạo cơ hội cho bé sáng tạo về mảng hội họa mà còn ứng dụng để học về các cung bậc cảm xúc khác nhau. Bé có thể tưởng tượng được cảm xúc của bản thân như thế nào để vẽ lên giấy, bé có thể chia sẻ với bạn bè để hiểu về sự khác nhau giữa cách thể hiện cảm xúc của mỗi người.

- Số người chơi: Nhóm học sinh hoặc lớp học
- Thời lượng trung bình: 20 phút
Tự chụp chân dung
- Cách chơi: Tự chụp chân dung là một trò chơi giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non khá thú vị. Các bé sẽ nhìn vào gương khi bày tỏ cảm xúc của mình, sau đó vẽ lại chân dung của mình khi ấy.
- Số người chơi: Cá nhân
- Thời lượng trung bình: 30 -45 phút
“Nhảy” vào cảm xúc phù hợp
- Cách chơi: Đây là một trò chơi giúp các bé vừa vận động vừa học kĩ năng. Phía dưới sàn được để nhiều tấm ảnh mang cảm xúc khác nhau, một cặp học sinh sẽ cùng lên chơi, phản xạ xem ai tìm được ảnh chính xác về cảm xúc mà người quản trò cần tìm.
- Số người chơi: Một hoặc nhiều cặp
- Thời lượng trung bình: 5 – 10 phút
“Tôi có thể làm việc tốt”
- Cách chơi: Đây là một hoạt động dùng đến bảng vẽ bao gồm những hành động thể hiện cảm xúc giúp đỡ người xung quanh. Trên bản có nhiều hình ảnh về các việc làm mà bé có thể giúp đỡ gia đình, người xung quanh, để bé cảm nhận được sự biết ơn, thương yêu với mọi người.
- Số người chơi: Cá nhân
- Thời lượng trung bình: 15 phút
Thực hành tương tác xã hội
- Cách chơi: Trò chơi giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non cuối cùng trong danh sách các chính là thực hành tương tác xã hội. Dụng cụ được dùng chính là những tấm bảng ghi hoặc tự giác thực hiện những hoạt động đơn giản nhưng góp phần thể hiện sự tương tác, tôn trọng với người khác như: bắt tay, nói xin lỗi, nói cảm ơn, thể hiện sự cố gắng, … Bé vừa được thực hành cụ thể, vừa quan sát được cách xử lý của bạn bè để hiểu và tìm ra cách tương tác đúng mực.

- Số người chơi: Tập thể
- Thời lượng trung bình: 15 phút
Trên đây là 30 trò chơi giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non phổ biến hiện nay. Những trò chơi này phù hợp với độ tuổi của các bé, mang lại sự hứng thú và hiệu quả trong việc kiểm soát cảm xúc của bé. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo để cho bé chơi tại nhà hoặc cho bé tham gia vào các khóa học kỹ năng sống. Khoá KidUP của trung tâm giáo dục UPO chắc chắn sẽ là sự lựa chọn hấp dẫn cho bé. Khóa KidUP tập trung vào khai phóng và tư duy tự thức, giúp bé tự khám phá ra khả năng của bản thân, khai thác kỹ năng tư duy, thái độ và trí thông minh cảm xúc, từ đó bé và phụ huynh có thể được bản thân và tìm ra được định hướng phát triển của bản thân.

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- Kiên trì và cố chấp – Sự khác biệt mong manh tới thành công
- 100 câu nói hay về sự kiên trì – dành cho ai đang gục ngã
- Làm sinh trắc vân tay bao nhiêu tiền? – Bảng giá tham khảo
- [BẬT MÍ] 10+ kinh nghiệm rèn luyện tính kiên trì cho trẻ
- 20+ tấm gương về lòng kiên trì – khơi nguồn động lực bất tận
- 80 câu ca dao tục ngữ về siêng năng kiên trì đầy sâu sắc!
- Làm sinh trắc vân tay cho bé là gì? Có an toàn hay không?
- 20 trò chơi rèn tính kiên trì cho trẻ – Dạy con thông minh
- Dạy con kiếm tiền với 7 hoạt động cực ĐƠN GIẢN và NĂNG ĐỘNG
- Dạy con cách tiêu tiền thông minh – Cẩm nang cho bố mẹ!