Giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non là yếu tố cần thiết và cần thực hiện sớm để bé bước đầu khám phá về bản thân, về xã hội và đạt được những thành tự cũng như yêu thương từ những người xung quanh. Bài viết đây mang đến những thông tin về các năng lực chính của giáo dục cảm xúc xã hội, lợi ích và những phương pháp để bé tiếp thu với phương pháp này một cách tốt nhất.
Cảm xúc xã hội (SEL) là gì?
Giáo dục cảm xúc và xã hội (SEL) là việc trẻ có được những kỹ năng để nhận ra và quản lý những cảm xúc, từ đó ứng dụng vào thực tế, biết thể hiện sự quan tâm và chăm sóc đến người khác; có trách nhiệm với việc làm của mình; xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp và giải quyết các tình huống một cách hợp lý nhất. Nói một cách ngắn gọn thì giáo dục SEL là giáo dục các kỹ năng để người học có thể kiểm soát bản thân, trở nên tích cực và trưởng thành hơn.

Việc giáo dục cảm xúc xã hội là một phần của toàn bộ quá trinh giáo dục cảm xúc cho trẻ và cần được dạy ngay từ sớm. Trong thời điểm này bé đang trải qua sự phát triển về mặt cảm xúc, giáo dục SEL lúc này giúp trẻ biết được cảm xúc, hiểu các tình huống xảy ra hằng ngày và thấu hiểu chính bản thân mình, tạo cơ sở cho sự phát triển vững chắc của bé sau này.
5 năng lực chính của cảm xúc xã hội
Giáo dục năng lực cảm xúc ở trẻ mầm non chia thành 5 nhóm năng lực chính, những nhóm năng lực này có mối tương quan về nhận thức, cảm xúc và hành vi, cụ thể như sau:
Tự nhận thức
Nhóm năng lực này giúp bé học được cách nhận thức bản thân mình.
- Xác định và làm chủ cảm xúc – trí thông minh cảm xúc
- Tự nhận thức các quyết định là đúng đắn hay không
- Nhận thức điểm mạnh, sở thích, nhu cầu và giá trị
- Tin vào năng lực của bản thân
- Khả năng liên kết suy nghĩ, cảm xúc với hành vi
Tự quản lý bản thân
- Làm chủ cảm xúc, luôn giữ bình tĩnh và giảm căng thẳng
- Tự tạo động lực và kỉ luật bản thân để hoàn thành công việc
- Biết cách thiết lập mục tiêu
Nhận thức xã hội
- Xác định được quan điểm và lập trường của bản thân
- Học khả năng thấu hiểu và chia sẻ với người khác
- Biết cách tôn trọng người khác
- Khả năng nhận biết, thích nghi với cuộc sống
Xem thêm: Sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non qua các giai đoạn
Kỹ năng trong quan hệ
- Tăng khả năng giao tiếp tự tin, linh hoạt với bạn bè, thầy cô,…
- Giữ được mối quan hệ tốt với những người xung quanh
- Biết cách đàm phán, nhờ sự trợ giúp từ người lớn.
Ra quyết định
- Xác định và nhìn nhận vấn đề
- Đưa ra cách xử lý phù hợp với các tiêu chuẩn đạo đức, không gây hại tới người khác
- Biết chịu trách nhiệm với quyết định của mình.

Xem thêm: Dấu hiệu trẻ có EQ thấp – Nguyên nhân không phải ai cũng biết!
Lợi ích của việc giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non
Thông qua giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non, các bé sẽ học được những kỹ năng, kiến thức và cách làm chủ bản thân cũng như các mối quan hệ một cách hiệu quả. Bé cũng biết cách xử lý vấn đề và chịu trách nhiệm với quyết định của mình.

Nghiên cứu cho thấy rằng việc giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non cũng có ảnh hưởng tích cực đến kết quả học tập của các bé trong nhiều lĩnh vực như văn hoá, tinh thần; góp phần hình thành nhân cách tốt; tạo tiền đề cho sự phát triển trong tương lai.
Mục tiêu của giáo dục cảm xúc xã hội SEL
- Phát triển sự hiểu biết về các kĩ năng cảm xúc xã hội: Kỹ năng cảm xúc là yếu tố quan trọng trong cuộc sống, việc giáo dục cảm xúc xã hội giúp mọi người nâng cao được kỹ năng, phát triển bản thân và tạo được mối quan hệ tốt với mọi người xung quanh.
- Thể hiện tính thấu cảm với các bạn bè, bố mẹ, và những người khác: Khi cảm nhận được cảm xúc, biết thấu hiểu và chia sẻ với bạn bè, bố mẹ và người xung quanh, giúp mọi người gắn bó với nhau hơn.
- Hình thành mối quan hệ lành mạnh với người khác: Giáo dục cảm xúc sẽ giúp bé kiểm soát được cảm xúc, giúp bạn ở trong trạng thái bình tĩnh, vui vẻ và tích cực, từ đó các mối quan hệ lành mạnh cũng sẽ đến với bạn nhiều hơn.
- Điều chế các hành vi không tốt: Mỗi khi tức giận hoặc stress, mọi người có xu hướng làm ra những hành vi và lời nói không tốt, nếu được giáo dục cảm xúc xã hội có thể giúp bạn có kỹ năng điều chế các hành vi không tốt.

Mục tiêu của giáo dục cảm xúc xã hội với trẻ mầm non
- Quan tâm đến bản thân: bé bắt đầu biết quan tâm đến bản thân thông qua các việc nhỏ nhất như tự giác đánh răng, chải tóc, sửa soạn quần áo,.. để đẹp hơn, vui vẻ hơn và tự tin vui chơi cùng bạn bè
- Nhận biết được về giới tính: bé nhận thức được sự khác nhau giữa nam và nữ, từ đó sẽ có cách cư xử lịch sự và đúng mực với bạn khác giới
- Hiểu được sự khác biệt giữa “của tôi” và “của người khác”: thông qua bài học này, các bé mầm non sẽ học được cách tôn trọng đồ đạc của bạn bè và biết lịch sự khi cần mượn đồ từ người khác.
Phương pháp giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ
Vừa rồi các bạn đã tìm hiểu về những lợi ích khi giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non, tiếp theo sẽ là những phương pháp để giáo dục bé hiệu quả nhất:
Dạy con về sự đồng cảm
Mỗi người có một số phận, một cuộc sống khác nhau. Có nhiều người không may mắn hay gặp phải khó khăn, ba mẹ hãy dạy bé cách yêu thương và đồng cảm với họ.

Nếu trong khả năng, bé có thể giúp đỡ dựa vào những gì mình có, có thể là vật chất hoặc là tinh thần để an ủi những người có hoàn cảnh khó khăn hơn mình. Ba mẹ hãy kể cho bé nghe về các câu chuyện đời thực, về những tấm gương có lòng nhân ái hay giúp đỡ người khác. Nếu có khả năng hãy cho bé tham gia các hoạt động thiện nguyện đẻ bé được tự mình cảm nhận.
Dạy con quản lý thời gian và công việc
Thời gian chính là thứ không thể quay trở lại được, quỹ thời gian trong ngày là như nhau, do đó phụ huynh hãy dạy bé cách sắp xếp công việc trong ngày cho phù hợp, tránh lãng phí thời gian mà vẫn mang lại hiệu quả công việc.

Trong thời gian rảnh rỗi bé có thể đọc thêm sách, gặp bạn bè cùng học thêm kỹ năng hoặc tham gia các hoạt động ngoài trời để mang lại cảm xúc tích cực cho mình. Ba mẹ hãy giải thích cho bé biết vì sao không nên lãng phí thời gian, cùng bé lập nên thời gian biểu và cùng thực hiện với trẻ, lâu dần sẽ tạo thành thói quen. Trong thời gian rảnh rỗi hãy cho bé học thêm một kỹ năng hoặc làm sở thích nào đó để phát triển bản thân hơn.
Đối phó với sự căng thẳng và các cảm xúc tiêu cực
Trong cuộc sống có nhiều điều khó khăn, dẫn đến căng thẳng và cảm xúc tiêu cực. Hãy dạy bé tiếp nhận những cảm xúc ấy “đúng cách”, không trốn tránh, công nhận điều đó như một sự việc bình thường của cuộc sống và luôn có cách giải quyết.

Khi bé gặp phải vấn đề nào đó, ba mẹ hãy lắng nghe và an ủi bé để tâm trạng bé được tốt hơn. Có thể cho bé làm những việc yêu thích, đi chơi chung cùng gia đình hoặc làm những việc khác để lấy lại tinh thần. Sau đó bố mẹ nên nói chuyện lại với con, cho bé những lời khuyên để thoát khỏi những suy nghĩ tiêu cực.
Dạy trẻ cảm xúc sợ hãi, cách giải quyết sự nóng giận, nguôi ngoai những nỗi buồn,… đây đều là những kỹ năng rất khó và cần rất nhiều thời gian để luyện tập.
Giúp con nhận diện cảm xúc bản thân
Muốn hiểu và chia sẻ được với người khác thì trước hết các bé cần hiểu được bản thân mình như thế nào. Biết phân biệt những cảm xúc hiện tại, gọi tên chúng và kiểm soát bản thân cho phù hợp.

Làm việc tử tế
Ngay từ khi còn nhỏ, nếu các bé được ba mẹ dạy về sự đồng cảm, bé sẽ dễ dàng quen với các việc tử tế. Xuất phát từ lòng thương người, sự tôn trọng với người có hoàn cảnh khó khăn để giúp đỡ họ chứ không phải chê trách và sỉ nhục họ.
Ba mẹ hãy làm gương và là người tạo điều kiện để các bé làm việc tốt, dần dần sẽ tạo được thói quen cho bé. Đơn giản như khi đi ngoài đường có thể dắt người già sang đường, nếu có điều kiện có thể ủng hộ những người tàn tật,.. hoặc đơn giản chỉ là sự tôn trọng, lời chào hỏi tới những người xung quanh.
Làm việc nhóm
Hẳn ai cũng biết làm việc tập thể sẽ mang lại hiệu quả cao công việc cao hơn, rút ngắn thời gian và còn có thể giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non. Các bé có cơ hội tiếp xúc với nhiều bạn bè đồng trang lứa, cùng chia sẻ và học thêm những kiến thức khác từ mọi người. Bên cạnh đó khi làm việc nhóm bé có thể hiểu được cảm xúc của bản thân, học cách bình tĩnh và xử lý tình huống khi có những ý kiến trái chiều giữa các thành viên.

Thầy cô và ba mẹ có thể cùng phối hợp để giúp bé học cách làm việc nhóm trong học tập. Những người có tính cách, mục tiêu học tập giống nhau cùng hợp tác để trao đổi kiến thức và hoàn thành nhiệm vụ nhanh chóng hơn. Ba mẹ hãy hướng dẫn để tìm ra một trưởng nhóm, quản lý và góp phần giữ kỷ luật cho nhóm riêng.
Dạy con qua trò chơi
Các bé còn nhỏ nên sẽ dễ bị thu hút bởi các trò chơi hoặc hoạt động ngoại khóa. Ba mẹ có thể quan sát phản ứng của bé khi thắng hoặc thua sẽ như thế nào để nhắc nhở bé..

Ba mẹ và thầy cô cũng có thể lồng ghép những bài học về tình thương người, về đời sống hàng ngày vào các trò chơi giáo dục cảm xúc cho trẻ mầm non, các câu chuyển để bé dễ tiếp thu. Có nhiều mảnh đời bất hạnh ở ngoài xã hội, ba mẹ nếu có gặp hãy giúp đỡ, làm gương cho bé làm theo.
Dạy con qua phim ảnh, truyện kể
Một trong các sở thích khác của các bé chính là phim ảnh và nghe kể chuyện. Đây cũng là một cách để giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non được các trường áp dụng.
Đặc biệt phụ huynh có thể cho bé xem các chuyện cổ tích, thông điệp cuộc sống hoặc các câu chuyện có kèm các nội dung học tập cho bé. Phụ huynh có thể lựa chọn những bộ phim, cuốn sách phù hợp với độ tuổi và khuyến khích bé xem trong thời gian rảnh rỗi.
Giúp trẻ hiểu hậu quả của hành vi
Các bé thường không nghe lời hoặc không nghe theo các lời dạy từ người lớn bởi bé chưa biết được những việc đó sẽ gây ra hậu quả như thế nào. Việc đánh giá được kết quả hành vi của mình có thể giúp bé tránh phạm phải những sai lầm hoặc mất mát không đáng có. Nhiều trường hợp bé còn nhỏ thì phụ huynh cần quan tâm nhiều hơn, mang đến những trải nghiệm cho các bé rút kinh nghiệm.

Ba mẹ là người ở cùng con nhiều nên hãy dành thời gian kể cho bé về những hậu quả từ hành vi chưa đúng, có thể dẫn dắt mẩu chuyện, video có thật để bé dễ dàng hình dung và tin tưởng hơn. Song song với đó là trang bị các kỹ năng sống cho trẻ mầm non phù hợp với con.
Cho con tham gia các hoạt động xã hội, lớp kỹ năng sống
Ngoài những biện pháp trên, ba mẹ còn có thể cho bé tham gia vào các lớp học kỹ năng để bé nhận được sự giáo dục chuyên nghiệp đến từ các giáo viên, sự đồng hành của bạn bè để bé có cơ hội phát triển tốt nhất. Ba mẹ có thể tham khảo nhiều khoá học ở trên mạng xã hội hoặc lấy ý kiến tham khảo từ các học viên đi trước. Nếu bé có thêm bạn đồng hành thì quá trình giáo dục cảm xúc của bé sẽ dễ dàng và vui vẻ hơn, tạo động lực cho bé học hỏi.
Bài viết vừa rồi đã cung cấp cho bạn những thông tin về định nghĩa cảm xúc xã hội (SEL), lợi ích và các phương pháp giáo dục cảm xúc xã hội cho trẻ mầm non. Việc theo dõi từ sớm và cho bé tham gia các khóa học để phát triển kỹ năng cảm xúc là rất cần thiết. Phụ huynh có thể tham khảo khóa học DreamUP của trung tâm giáo dục UPO – một trung tâm uy tín được thành lập dưới sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Khóa học này sẽ giúp các bé phát triển tư duy tự thức về suy nghĩ, thái độ, trí thông minh cảm xúc (biết ơn, thấu hiểu, yêu thương,…) Dưới sự quan tâm sát sao của các giáo viên đến từng học sinh, đảm bảo mỗi học viên có theo kịp với chương trình và các bạn trong lớp.

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- “Bật mí” ý nghĩa phía sau những hành vi kỳ quặc của trẻ
- Trẻ hay than vãn một cách khó chịu và lời khuyên cho bố mẹ
- Tác hại của game bạo lực và đôi điều nhắn nhủ các bậc cha mẹ
- Cách dạy trẻ ăn vạ với 12+ tips “điều trị” TẬN GỐC!
- Trẻ bắt chước trò chơi bạo lực, mẹ có đang quá lo lắng?
- Có nên cho trẻ xem phim kinh dị? – Đáp án bất ngờ cho cha mẹ
- Nói leo là gì? Lý do và làm sao để trị tật nói leo của trẻ?
- Trẻ mách lẻo – 99% bố mẹ đau đầu và lời giải thích phía sau
- Trẻ hay nói nhảm một mình có phải dấu hiệu của bệnh tâm lý?
- Dạy con kết bạn – Cùng con vượt qua sự nhút nhát đầu đời!