Kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non – Tổng hợp từ A đến Z

Vì sao nên bắt đầu cho trẻ mầm non học giao tiếp

Xã hội ngày càng phát triển, công nghệ dần trở thành niềm vui của trẻ, đặc biệt là những bé ở độ tuổi mầm non thường được bố mẹ cho xem tivi, smartphone,… Cũng vì thế mà nhiều bố mẹ không khỏi đau đầu vì tình trạng con trẻ thường phớt lờ, không muốn nói chuyện với những người xung quanh mà thay vào đó là đăm đăm vào những thiết bị điện tử. Vậy bố mẹ nên rèn luyện các kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non như thế nào?

Những kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non thiết yếu trong cuộc sống

Kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non là vô cùng cần thiết đối với sự phát triển của trẻ ở hiện tại và cả tương lai. Giao tiếp tốt không chỉ giúp trẻ có thể cởi mở, hòa đồng và được nhiều người yêu mến mà nó còn giúp con nâng cao khả năng tư duy và thích ứng với nhiều môi trường khác nhau. Vì vậy bố mẹ không nên bỏ qua 10 kỹ năng giao tiếp mầm non thiết yếu cho trẻ.

Có thái độ tôn trọng

Tôn trọng là thái độ đầu tiên mà bố mẹ cần giáo dục khi dạy con giao tiếp. Đây chính là những yêu cầu cơ bản về mặt đạo đức và là kỹ năng cần thiết cho bé để giao tiếp và hòa nhập với mọi người, xã hội. Tuy nhiên không phải trẻ nào cũng biết bày tỏ những thái độ tích cực đối với người khác, đôi khi có những phản ứng rất tiêu cực như phớt lờ, thè lưỡi, hét to,… Vì vậy bố mẹ cần phải rèn luyện và làm gương cho con để trẻ học hỏi.

Dạy trẻ hỏi thăm sức khỏe những người lớn tuổi như cụ già, ông bà
Dạy trẻ hỏi thăm sức khỏe những người lớn tuổi như cụ già, ông bà

Bố mẹ hãy cho con biết thái độ tôn trọng của trẻ đối với người khác sẽ có tác động rất lớn đối với kết quả của cuộc trò chuyện, quyết định đến niềm tin và thái độ của người khác dành cho con trong giao tiếp. Ví dụ như nếu con không tôn trọng, khi ông bà hỏi mà cứ phớt lờ ông bà, ông bà sẽ rất buồn và cũng không muốn nói chuyện với con nữa.

Bố mẹ có thể chỉ con những hành vi tôn trọng người khác, dạy con các nguyên tắc cơ bản như:

  • Chào, nói chuyện lễ phép, dạ thưa đối với những người lớn hơn mình. 
  • Hỏi thăm sức khỏe những người lớn tuổi như cụ già, ông bà,…
  • Không phớt lờ, trả lời trống không, trả lời bằng cách gật hay lắc đầu, làm những hành động thiếu tôn trọng đối với người khác như thè lưỡi, cãi lời đối với người lớn,…

Đặc biệt hãy quan sát và dạy bé có thái độ tôn trọng với những người thân trong gia đình vì đây chính là nền tảng để con có thái độ tích cực với những người xung quanh.

Lựa chọn cách xưng hô phù hợp

Lễ phép là một hành động cần thiết, đối trong kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non. Bố mẹ hãy dạy con dùng kính ngữ ngay từ khi con còn nhỏ để trở thành một thói quen đối với con. Đồng thời hãy chỉ cho con cách xưng hô phù hợp với mọi người.

Bố mẹ hãy dạy con dùng kính ngữ ngay từ khi con còn nhỏ để trở thành một thói quen đối với con
Bố mẹ hãy dạy con dùng kính ngữ ngay từ khi con còn nhỏ để trở thành một thói quen đối với con

Đầu tiên hãy cho con biết và phân biệt những đại từ xưng hô như:

  • Đối với bố mẹ, ông bà: xưng con
  • Đối với anh chị: xưng em – anh / chị
  • Đối với bạn bè: xưng mình / tớ / tôi – bạn / cậu
  • Đối với người lớn hơn: xưng cháu /con – chú / bác / cô / dì,…

Thêm vào đó, dạy con cách giao tiếp và ứng xử với những người xung quanh một cách phù hợp như:

  • Với người lớn hơn: giao tiếp một cách lễ phép
  • Với bố mẹ: giao tiếp lễ phép, ngoan ngoãn và vâng lời
  • Với bạn bè: giao tiếp thoải mái, vui vẻ, hòa đồng

Xem thêm: 12 kinh nghiệm “VÀNG” dạy trẻ giao tiếp với bạn bè TỰ TIN

Biết nói lời cảm ơn – xin lỗi

Cảm ơn và xin lỗi là những cách ứng xử cơ bản nhất, tuy nhiên nhiều bé vẫn chưa thể phân biệt được khi nào cần cảm ơn và cần xin lỗi. Vì vậy bố mẹ cần phải chỉ con phân biệt được đúng sai trong những lời nói và hành động của con. Sau đó giải thích cho bé tại sao phải nói lời xin lỗi hay cảm ơn người khác và sử dụng những câu nói này một cách hợp lý.

Dạy trẻ biết cảm ơn và xin lỗi là vô cùng quan trọng khi ở độ tuổi của bé. Bởi vì bé thường xuyên được ông bà, bố mẹ quan tâm, thường xuyên cho quà, kẹo bánh hay khen ngợi, hãy để bé biết ơn và trân trọng những điều mà mọi người đã làm cho bé thông qua những lời cảm ơn chân thành như “con cảm ơn ông bà”, “cháu cảm ơn cô”,…

Bố mẹ cần quan tâm con và thấu hiểu con nhiều hơn, hãy cho con biết rằng lời nói xin lỗi thật sự không xấu
Bố mẹ cần quan tâm con và thấu hiểu con nhiều hơn, hãy cho con biết rằng lời nói xin lỗi thật sự không xấu

Xin lỗi là lời nói khó nói, khi bé biết nói xin lỗi nghĩa là bé đã biết sai, biết mình đang làm những điều không đúng. Vì vậy bố mẹ cần quan tâm con và thấu hiểu con nhiều hơn, hãy cho con biết rằng lời nói xin lỗi thật sự không xấu, mà nó là một cách để bé nhìn nhận lại lỗi sai và sẽ có hành động tích cực hơn. Đồng thời hãy chỉ cho bé cách nói xin lỗi chân thành.

Dạy trẻ cách chủ động đưa ra yêu cầu khi cần

Một trong những kỹ năng giao tiếp xã hội cho trẻ quan trọng là cách đưa ra yêu cầu khi cần thiết. Bởi vì điều này giúp con thoải mái và cởi mở hơn, cho cuộc trò chuyện giao tiếp được tự nhiên hơn rất nhiều.

Đầu tiên bố mẹ cần quan tâm con nhiều hơn, thường xuyên tâm sự và nói chuyện với con như những người bạn thân thiết, cho con cảm giác an toàn và tin tưởng. Từ đó con sẽ dễ dàng giao tiếp và bày tỏ những mong muốn của mình cho bố mẹ.

Hiện nay nhiều bé vẫn chưa biết cách đưa ra yêu cầu khi cần một cách đúng đắn, mà thay vào đó là la hét, khóc lóc để đòi cho bằng được thứ mà mình muốn. Đây là một thói quen rất xấu mà bố mẹ cần dạy con không được làm. Có thể do bé quá được cưng chiều bởi bố mẹ hoặc ông bà nên sẽ hình thành nên thói quen này. Vì vậy bố mẹ cũng nên dạy con đưa ra yêu cầu khi cần thiết một cách đúng đắn và theo chuẩn mực.

Kỹ năng giao tiếp với người lạ

Nhiều trẻ có thể dễ dàng giao tiếp với bố mẹ và những người trong gia đình nhưng bé lại rất ngại phải giao tiếp với những người lạ. Điều này khiến bé trở nên thụ động hơn rất nhiều, vì vậy bố mẹ cần dạy trẻ kỹ năng giao tiếp với người lạ khi có bố mẹ, đồng thời cảnh giác với những người lạ muốn tiếp cận con khi không có bố mẹ.

Dạy bé kỹ năng giao tiếp với người lạ, làm quen bạn mới thông qua những chương trình vui chơi cho bé
Dạy bé kỹ năng giao tiếp với người lạ, làm quen bạn mới thông qua những chương trình vui chơi cho bé

Dạy bé kỹ năng giao tiếp với người lạ thông qua những chương trình trại hè, tham gia những câu lạc bộ, đội nhóm hoặc những lớp học để trẻ có thể làm quen, giao tiếp với những bạn mới, gặp gỡ nhiều người hơn và mạnh dạn hơn.

Dạy con chào hỏi

Cách chào hỏi cũng rất quan trọng trong kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non. Khi bé gặp người lớn hãy dạy trẻ chào hỏi lễ phép, khi gặp bạn bè thì chào bạn một cách thân mật và không nên phớt lờ người khác.

Chào hỏi sẽ là kỹ năng giao tiếp ứng xử cho trẻ mầm non đầu tiên nên học
Chào hỏi sẽ là kỹ năng giao tiếp ứng xử cho trẻ mầm non đầu tiên nên học

Bố mẹ có thể hình thành thói quen chào hỏi này của con ngay từ những cách chào hỏi cơ bản trong gia đình như chào bố mẹ, ông bà, anh chị khi mới từ ngoài về hoặc thưa, xin phép khi đi ra ngoài. Những điều cơ bản này nếu con học tập quen dần thì sẽ giúp con được nhiều người yêu quý và có kỹ năng giao tiếp tốt hơn.

Xem thêm: 5+ trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ HIỆU QUẢ NHẤT

Dạy trẻ “Hãy tự tin”

Nhiều trẻ rất sôi nổi và giao tiếp nhanh nhẹn nhưng lại có trẻ rụt rè và sợ khi phải nói chuyện trước nhiều người, không dám nói ra những điều mình muốn. Một trong những nguyên nhân dẫn đến sự khác nhau đó chính là sự tự tin. Khi trẻ tự tin trẻ sẽ dễ dàng nói ra những những suy nghĩ, quan điểm và mong muốn của mình. Ngược lại trẻ không có sự tự tin sẽ rất sợ phải nói, sợ người lạ, sợ đám đông và rất sợ nói sai,…

Khi trẻ tự tin trẻ sẽ dễ dàng nói ra những những suy nghĩ, quan điểm và mong muốn của mình
Khi trẻ tự tin trẻ sẽ dễ dàng nói ra những những suy nghĩ, quan điểm và mong muốn của mình

Vì vậy, bố mẹ nên thường xuyên động viên con để con có thể bày tỏ và nói lên những suy nghĩ và quan điểm của mình, có thể bắt đầu với việc giúp bé tự tin giới thiệu bản thân. Hãy cho bé cảm giác thoải mái nhất để có thể giao tiếp như thường xuyên nói chuyện với bé, thường xuyên hỏi bé suy nghĩ như thế nào về một vấn đề nào đó. Khi bé nói ra hãy khen ngợi bé, đồng thời phân tích vấn đề cho bé và cho bé biết rằng khi con nói ra là điều rất đúng đắn.

Ngoài ra bố mẹ có thể thường xuyên cho trẻ gặp gỡ nhiều người hơn để rèn luyện sự tự tin và mạnh dạn. Đây cũng là một kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non mà bố mẹ cần phải “bồi dưỡng” cho con thường xuyên.

Dạy con biết lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe rất cần thiết trong giao tiếp bởi nó giúp trẻ hiểu hết về những điều mà người khác muốn nói, tôn trọng quan điểm và cảm xúc của họ. Nếu trẻ có ý kiến hay quan điểm khác thì hãy chỉ bé cách lắng nghe và chờ đợi đến khi người đó nói xong thì hãy đưa ra những góp ý của mình. Tuyệt đối không được chỉ trích hay chê bai và ngắt lời của người khác.

Bố mẹ có thể giúp trẻ rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non thông qua lắng nghe bằng cách kể cho trẻ những vấn đề hằng ngày mong muốn con lắng nghe và ngược lại, lắng nghe những điều mà con muốn nói. Khi trẻ tạo được thói quen lắng nghe sẽ giúp trẻ phát triển hơn về thái độ, văn minh và lịch sự hơn.

Trật tự đúng lúc

Trật tự cũng là một phép lịch sự cơ bản trong các kỹ năng giao tiếp cho trẻ mẫu giáo. Bố mẹ cần cho con biết những lý do con cần phải giữ trật tự và cho con biết được người khác sẽ cảm thấy rất phiền phức khi con làm ồn, đồng thời con sẽ bị đánh giá là người thiếu văn hóa, không lịch sự khi cứ mãi làm ồn.

Bố mẹ cần cho con biết người khác sẽ cảm thấy rất phiền phức khi con làm ồn
Bố mẹ cần cho con biết người khác sẽ cảm thấy rất phiền phức khi con làm ồn

Hãy hướng dẫn và giải thích cho con những thời điểm, những nơi cần phải giữ trật tự:

  • Ở nơi công cộng: Những nơi công cộng thường có rất nhiều người, vì vậy nếu con mất trật tự sẽ rất ồn và thậm chí là gây phiền hà, ảnh hưởng đến mọi người. Hãy thử tưởng tượng nếu ai cũng làm ồn như con thì mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ đến mức nào.
  • Khi được yêu cầu giữ trật tự: Khi con được yêu cầu giữ trật tự là lúc mà người khác đang rất cần sự yên tĩnh, nếu con cứ làm ồn lúc này chính là thể hiện sự không tôn trọng đối với những người xung quanh và rất bất lịch sự.
  • Không chen ngang khi người khác nói: Con chưa nghe hết được nội dung người đó nói là gì, con chưa thể hiểu hết được nội dung họ đang nói, và có thể họ đang bày tỏ cảm xúc của mình, nếu con chen ngang thì đang không tôn trọng họ và đây là một hành động rất bất lịch sự.
  • Nghĩ kỹ trước khi nói: Lời nói có thể làm cho người khác vui mừng, hạnh phúc nhưng cũng có thể làm họ đau buồn. Vì vậy con cần phải suy nghĩ kỹ trước khi nói bất kỳ điều gì để tránh làm người khác tổn thương.

Xem thêm: 10+ Lớp dạy giao tiếp cho trẻ nhận được nhiều sự quan tâm nhất 2023

Dạy trẻ các kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ

Ngoài kỹ năng giao tiếp của trẻ ở trẻ mầm non thì giao tiếp phi ngôn ngữ cũng rất quan trọng, dạy trẻ giao tiếp bằng mắt, nét mặt, cử chỉ,… Khi trẻ có kỹ năng giao tiếp phi ngôn ngữ có thể giúp con giao tiếp và hào đồng hơn với những người xung quanh. Ví dụ như khi bố mẹ nhìn con bằng một ánh mắt trìu mến, ấm áp khi quan tâm đến con sẽ giúp con hiểu được đó chính là tình yêu thương.

Dạy trẻ những cử chỉ tay thể hiện sự sự đồng ý 
Dạy trẻ những cử chỉ tay thể hiện sự sự đồng ý

Hãy cho trẻ biết rằng những động chạm cơ thể cũng là một cách giao tiếp, như một cái ôm đã thể hiện được tình yêu thương, hay một cái đập tay thể hiện cho sự quyết tâm,… Những cử chỉ tay như vỗ tay thể hiện sự chúc mừng, tán dương hay cách giơ ngón tay cái thể hiện sự khen ngợi. Hoặc qua nét mặt của người khác con cũng có thể nhận biết được họ đang muốn giao tiếp điều gì như cau mày là đang tức giận, hay mỉm cười là đang vui vẻ.

Bố mẹ có thể rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non này thông qua những trò chơi như vẽ hình khuôn mặt để thể hiện cảm xúc, thực hành với con bằng cách thể hiện qua các tone giọng khác nhau để con biết cảm xúc của bố mẹ lúc này là gì. Ví dụ, nói, “Tôi muốn ăn món salad” bằng giọng gắt gỏng (đây là biểu hiện không vui, không hài lòng) và sau đó là tone giọng nhẹ nhàng (biểu hiện sự hài lòng và vui vẻ),…

Những nguyên tắc cơ bản về giao tiếp hiệu quả cho trẻ mầm non

Ngoài những kỹ năng trên, bố mẹ còn cần dạy con tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản về giao tiếp – đây cũng chính là nền tảng kỹ năng giao tiếp của trẻ mầm non sau này:

Bố mẹ cần dạy con tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản về giao tiếp cho trẻ để trẻ có thể giao tiếp tốt nhất
Bố mẹ cần dạy con tuân thủ theo những nguyên tắc cơ bản về giao tiếp cho trẻ để trẻ có thể giao tiếp tốt nhất

Sau đây là những nguyên tắc cơ bản về giao tiếp hiệu quả (Stanfield, 2017):

  • Đồng cảm: Dạy trẻ biết suy nghĩ cho người khác, và đặt mình vào trong trường hợp của người khác để chia sẻ và thấu hiểu. Khi trẻ biết đồng cảm, trẻ có thể cảm nhận được suy nghĩ của đối phương. Bố mẹ có thể khuyến khích con nói lên cảm xúc của mình và cảm xúc của người khác theo như con cảm nhận. Dần dần con sẽ biết được rằng không phải suy nghĩ hay quan điểm của con luôn luôn đúng mà con cần phải lắng nghe người khác nhiều hơn, nhìn sự việc ở góc độ của họ. Con sẽ giao tiếp tốt hơn và tôn trọng đối phương hơn.
  • Kỹ năng đàm thoại: Hãy hướng dẫn trẻ cách đàm thoại với người khác một cách hiệu quả thông qua những tình huống mà bố mẹ có thể làm mẫu cho con. Khi con có kỹ năng đàm thoại tốt, con sẽ dễ dàng giao tiếp mà không còn rụt rè hay lo lắng, sợ người khác phán xét.
  • Thiết lập quy trình nghe và nói: Hãy chỉ bé cách lắng nghe và thời điểm nói thích hợp để việc giao tiếp trở nên dễ dàng hơn. Bố mẹ có thể dạy trẻ nghe người khác nói xong thì mình mới bắt đầu nói và ngược lại. Song song đó hãy để trẻ giao tiếp phi ngôn ngữ như ngồi thẳng, hướng người đến đối phương, gật đầu, trả lời và đặt câu hỏi để thể hiện sự yêu thích và quan tâm đến cuộc trò chuyện.
  • Từ ngữ kính trọng: Những từ ngữ trong giao tiếp rất quan trọng, đặc biệt là những từ ngữ biểu đạt được cảm xúc lạnh lùng hay nổi nóng sẽ làm cho cuộc trò chuyện tồi tệ hơn. Hãy chỉ trẻ những từ ngữ nào nên dùng để thể hiện sự kính trọng và những từ nào không nên. Ví dụ với mục đích không đồng tình với đối phương, thay vì nói “ý kiến đó thật ngu ngốc” hãy dạy trẻ nói “tớ không đồng ý với ý kiến này”.
  • Tạm dừng đúng lúc: Nếu trẻ cảm thấy khó nói hay có cảm xúc tiêu cực hãy chỉ trẻ tạm dừng cuộc trò chuyện lại để bình tĩnh, suy nghĩ và đặt các câu hỏi để tìm ra cách giải quyết tốt hơn rồi mới nên tiếp tục. Hành động này sẽ giúp cả hai lắng nghe và nhìn nhận lại vấn đề, quan điểm của đối phương đồng thời tránh nói ra những lời nói không hay. Bố mẹ có thể dạy trẻ những câu hỏi “Tại sao?”, “Ý bạn là gì”,…
  • Thực hành nói và nghe trong bối cảnh tự nhiên: Nếu chỉ dạy trẻ lý thuyết thì rất khó để trẻ có thể tiếp thu và làm theo tốt. Vì vậy bố mẹ cần để trẻ tự tập luyện nói nghe và giao tiếp trong bối cảnh tự nhiên nhất để trẻ có thể linh hoạt hơn trong giao tiếp. Hãy bắt đầu với những yêu cầu trẻ nói lên sở thích của mình và sau đó là những tình huống thường gặp. Bố mẹ có thể cho con thử sức với các tình huống khó hơn như “cách không đồng tình với ý kiến của người khác nhưng vẫn tôn trọng và làm người khác vui vẻ chấp nhận ý kiến của con”.
  • Nội tâm: Hãy dạy trẻ hiểu được bản thân đang muốn và cần gì, cảm xúc của mình đang như thế nào. Đây là một trong những yếu tố để trẻ có thể giao tiếp tốt, đồng thời có thể hiểu những người xung quanh.
  • Tương tác lần lượt: Thay phiên nhau nói và lắng nghe cũng rất quan trọng trong giao tiếp. Nếu trong một cuộc nói chuyện chỉ có một người nói thì cuộc trò chuyện đó đang không hiệu quả. Hãy cho bé biết rằng trong giao tiếp trẻ cần phải lắng nghe đối phương và có lượt nói cho mình. Trẻ có thể bỏ qua lượt nói của mình nhưng khi trẻ nói thì đối phương cũng cần phải lắng nghe. Hãy chỉ trẻ cách tương tác với mọi người xung quanh một cách lần lượt. Bố mẹ có thể rèn luyện kỹ năng này cho trẻ bằng nhiều hoạt động khác nhau. Ví dụ như chơi cờ vua, trẻ cũng sẽ được chơi thay phiên nhau tương tự như trong giao tiếp.

Xem thêm: Dạy trẻ quy tắc giao tiếp – Vun đắp chuẩn mực và sự tử tế

Với những phương pháp rèn luyện kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non được tổng hợp chi tiết ở trên hy vọng sẽ giúp ích cho các bé cũng như quý phụ huynh tìm được phương pháp giáo dục phù hợp cho con.

Ngoài ra quý phụ huynh có thể trải nghiệm sinh trắc dấu vân tay cho trẻ tại UPO để có thể biết được những tố chất, ưu nhược điểm của con. Từ đó có thể lên kế hoạch nuôi dưỡng và giáo dục trẻ hiệu quả.

Đăng ký Sinh Trắc Vân Tay cho bé NGAY

Trainer Lê Đặng Minh Nhật

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Icon Facebook tác giả    Icon Youtube tác giả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được
Tư vấn & Test tính cách Miễn phí

    Thông tin liên lạc

    Công ty cổ phần Tiềm năng vô hạn

    Mã số thuế: 4201892928

    Người đại diện theo pháp luật: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

    Theo dõi chúng tôi icon FB icon YT

    background footer

    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x