Theo thống kê những trẻ em khỏe mạnh thường có khả năng phát triển về ngôn ngữ từ rất sớm. Tuy nhiên, nếu bé nhà bạn đang có những dấu hiệu như chậm nói, không biết cách diễn đạt mong muốn của mình,… rất có thể bé đã mắc chứng rối loạn ngôn ngữ. Vậy rối loạn ngôn ngữ là gì, liệu có những cách dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ hiệu quả hay không? Ba mẹ hãy cùng UPO theo dõi bài viết bên dưới để phát hiện và điều trị sớm nhất cho bé.
Thế nào là rối loạn ngôn ngữ?
Thông thường mỗi đứa trẻ sinh ra đều có khả năng sẵn sàng để tiếp nhận ngôn ngữ mới, trẻ có thể hoặc một hay nhiều ngôn ngữ khác nhau ngay từ khi còn bé tùy thuộc vào môi trường sống và sự giáo dục từ cha mẹ. Quá trình tiếp thu ngôn ngữ mới sẽ kéo dài và dần dần hoàn thiện tỉ lệ thuận với sự lớn khôn của bé. Thế nhưng, các bé mắc phải hội chứng rối loạn ngôn ngữ lại không được như vậy.
“Rối loạn ngôn ngữ” được hiểu là một loại rối loạn về giao tiếp khiến người bệnh gặp khó khăn trong việc hiểu và giao tiếp hàng ngày. Nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời, rối loạn ngôn ngữ sẽ khiến trẻ gặp khó khăn trong việc học viết chữ. Chứng bệnh này thường được chẩn đoán khi bé trong giai đoạn phát triển từ 3 đến 5 tuổi.

Bệnh rối loạn ngôn ngữ tồn tại ở hai dạng:
- Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận: trẻ rất khó để hiểu nghĩa những từ mà con nghe và đọc được.
- Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt: trẻ không biết cách để bày tỏ cảm xúc hay diễn đạt điều con muốn nói thành câu hoàn chỉnh, khó khăn trong việc kể chuyện, học hát, không thể nói những câu quá dài mà chỉ sử dụng được các câu đơn,…
Theo thống kê của các nhà nghiên cứu, tỉ lệ bé trai mắc rối loạn ngôn ngữ sẽ cao gấp đôi so với bé gái. Thông thường, nếu trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thì sẽ xuất hiện cả hai rối loạn cùng lúc.
Khái niệm về rối loạn ngôn ngữ thường bị nhầm lẫn với khái niệm các tật về nói. Trên thực tế, các tật về nói là tình trạng rối loạn ngữ âm (như nói lắp, nói ngọng), trẻ mắc tật về nói thực chất là con gặp vấn đề về cách phát âm thay vì không hiểu nghĩa các từ như chứng rối loạn ngôn ngữ gặp phải.
Ví dụ:
- Trẻ bị tật về nói: Bé nói ngọng gặp khó khăn trong việc phát âm đúng chuẩn, thay vì nói “núi non” bé sẽ nói “lúi lon”, hay từ “quả khế” thành “cả hế”,…
- Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ: Bé gặp khó khăn trong việc diễn đạt lời nói, thay vì nói “Mẹ ơi con muốn đi chơi công viên ạ” bé sẽ nói “Công viên đi chơi”
Xem thêm: Cách dạy trẻ chậm nói giảm chú ý – Bố mẹ có thể giúp gì?
Những biểu hiện trẻ bị rối loạn ngôn ngữ
Dựa trên những phân tích của các chuyên gia, chứng rối loạn ngôn ngữ thường xuất hiện ở trẻ ngay từ khi còn nhỏ. Tuy nhiên, các triệu chứng lúc này thường không rõ ràng, ba mẹ chỉ có thể nhận ra sự bất thường ở trẻ khi con lớn hơn và bắt đầu đến độ tuổi sử dụng ngôn ngữ. Cùng phân tích chi tiết hơn về những biểu hiện trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thông qua hai dạng rối loạn sau:
Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận
Với hội chứng rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận, ba mẹ có thể quan sát và thấy bé thường gặp khó khăn trong việc hiểu từ ngữ. Trong các cuộc đối thoại hằng ngày, trẻ thường có biểu hiện mất tập trung, lơ đãng và không để ý đến lời nói của ba mẹ. Sự khó khăn khi cố gắng để hiểu, tiếp nhận những gì mình nghe và nhìn thấy ở trẻ cần được ba mẹ phát hiện càng sớm càng tốt bởi chứng rối loạn này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc học của con sau này.

Dưới đây là một số triệu chứng về rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận ở trẻ mà ba mẹ cần biết:
- Trẻ không hiểu được những gì mọi người đang nói.
- Con không có phản ứng hay bộc lộ cảm xúc gì về những hành động, cử chỉ đến từ mọi người.
- Những khái niệm và ý tưởng trong lời nói của mọi người không thể thu hút sự quan tâm của trẻ (bởi thực chất bé không thể hiểu những điều đó).
- Trẻ gặp khó khăn khi học từ mới, con có thể phát âm đúng nhưng không hiểu nghĩa của từ.
- Khi nhận được câu hỏi từ người khác, bé không biết cách bày tỏ câu trả lời.
- Không quan tâm hay có bất kỳ phản ứng gì khi có ba mẹ hoặc ai đó đọc sách cho bé nghe.
- Trẻ khó có thể làm theo hướng dẫn từ ai.
Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt
Khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ bị giới hạn khi con bị rối loạn ngôn ngữ diễn đạt. Triệu chứng rõ nhất của loại rối loạn này đó là con có thể hiểu một phần những gì mình nghe và nhìn thấy nhưng lại gặp khó khăn trong khi cố gắng để bày tỏ những mong muốn và suy nghĩ của bản thân. Về lâu dài, nhất là khi bé đến độ tuổi tới lớp, chứng rối loạn ngôn ngữ diễn đạt sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng giao tiếp, kết nối bạn bè và xã hội của trẻ.

Một số biểu hiện cụ thể xuất hiện ở trẻ gặp vấn đề về rối loạn ngôn ngữ diễn đạt có thể kể đến như:
- Bé chỉ nói được những câu ngắn hoặc đơn giản.
- Trẻ sẽ hiểu mọi thứ theo đúng nghĩa đen và không thể hiểu được nghĩa bóng hay những câu nói có ẩn ý.
- Các từ trong câu nói thường bị nói đảo lộn một cách khó hiểu (“mèo con” thì đọc thành “mòn ceo”)
- Thay vì gọi tên chính xác từng đồ vật, con vật, trẻ sẽ nói là “cái này”, “cái đó”
- Thường xuyên phát âm lẫn lộn những từ có liên quan với nhau (ví dụ như gọi “cái bàn” là “ghế”)
- Hay dùng sai hoặc nói sai các câu thành ngữ, tục ngữ.
- Rất khó để con xác định và thể hiện đúng cảm xúc cá nhân.
- Việc nêu lên những suy nghĩ, ý tưởng là rất khó.
- Hầu như con không có khả năng kể một câu chuyện, hát hay đọc thơ.
- Mất tập trung khi nghe người khác nói, đặc biệt là khi có những tiếng ồn như tiếng tivi, tiếng nhạc.
- Trẻ gặp khó khăn trong việc đưa ra các câu hỏi.
- Vốn từ vựng của trẻ bị hạn chế so với các bạn đồng trang lứa.
- Trẻ có xu hướng ít nói, nhút nhát và ngại bắt chuyện với người khác.
- Trẻ hay bỏ từ, nhất là các từ nối trong khi giao tiếp (ví dụ: và, nhưng,…)
- Thường xuyên nói lặp đi lặp lại một phần hoặc toàn bộ câu hỏi.
- Trẻ không nhớ được thông tin trong cuộc đối thoại vừa xảy ra.
Xem thêm: Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý và nguyên nhân cụ thể
Các cách dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ – Bố mẹ cũng hoàn toàn có thể giúp đỡ bé!
Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nếu không được phát hiện và can thiệp điều trị sớm rất có thể dẫn tới các hệ lụy nghiêm trọng như: trẻ bị rối loạn đọc, rối loạn hành vi trong giao tiếp, rối loạn lo âu xã hội, trầm cảm,… Các cách dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ dưới đây sẽ giúp ba mẹ có thêm kinh nghiệm để đồng hành và giúp con vượt qua giai đoạn này.
Ghé thăm cơ quan y tế
Khả năng sử dụng ngôn ngữ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình hình thành và phát triển nhận thức, trí tư duy của trẻ. Vậy nên, nếu em bé của bạn đang gặp phải những khó khăn trong việc giao tiếp và truyền đạt, ba mẹ nên đưa con đến gặp chuyên gia về ngôn ngữ trị liệu sớm nhất tại các cơ quan y tế để nắm bắt được tình trạng của bé.
Việc trẻ giao tiếp kém hơn các bạn bè đồng trang lứa có thể xuất phát từ nguyên nhân bé bị chậm nói hoặc mất thính lực. Để kiểm tra xem trẻ có đang gặp vấn đề về rối loạn ngôn ngữ hay không, các chuyên gia sẽ tiến hành thăm khám và tìm hiểu xem trẻ có thể bị khiếm thính hay không. Trong trường hợp trẻ bị mất thính lực ở một bên tai hoặc bị mất thính lực một phần, có nghĩa là trẻ có thể nghe thấy một số âm thanh nhưng không nghe thấy những âm thanh khác. Tuy nhiên, tình trạng này cũng sẽ ảnh hưởng lớn tới khả năng phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

Việc thăm khám nhanh chóng khi nghi ngờ trẻ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ sẽ giúp ba mẹ nắm được những chuẩn đoán của bác sĩ về tình trạng của con từ đó đưa ra biện pháp can thiệp sớm để con nhanh chóng được hòa nhập và phát triển bình thường như bao đứa trẻ khác.
Chứng rối loạn ngôn ngữ khi được phát hiện đều cần có sự can thiệp của bác sĩ và các trung tâm y tế có chuyên môn. Các chuyên gia trị liệu ngôn ngữ sẽ phân tích, nghiên cứu các chỉ số dựa trên việc xác định điểm mạnh và điểm yếu của trẻ. Một phác đồ cá nhân hóa đã được xây dựng để phù hợp nhất trong việc khôi phục và giúp trẻ thành thạo các kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp hiệu quả hơn.
Trong quá trình trị liệu ngôn ngữ, các bác sĩ có thể cùng bé làm quen với các hoạt động kích thích khả năng ngôn ngữ như:
- Cùng trẻ thực hành giao tiếp: đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi.
- Giúp trẻ tìm được cảm giác thư giãn và trở nên yêu thích hoạt động giao tiếp thông qua các trò chơi.
- Kết hợp sử dụng tranh ảnh, truyện tranh,.. để kiểm tra sự tập trung trong giao tiếp của trẻ.
- Cho bé tích cực tham gia các hoạt động giáo dục, bảng tính hoặc thực hành
Xem thêm: Kỹ năng giao tiếp cho trẻ mầm non – Tổng hợp từ A đến Z
Phối hợp chặt chẽ với nhà trường và giáo viên
Nếu con bạn đang trong đội tuổi học mẫu giáo, ba mẹ hãy trao đổi với giáo viên và nhà trường về tình trạng sức khỏe của bé để nhận được sự hỗ trợ, đồng hành trong quá trình cải thiện ngôn ngữ cho con. Bởi ngoài thời gian ở cạnh ba mẹ và thăm khám chuyên gia trị liệu ngôn ngữ, phần lớn thời gian bé sẽ học tập và sinh hoạt tại trường mẫu giáo. Việc cho bé đến lớp và có sự tiếp xúc, giao tiếp với các bạn và thầy cô giáo sẽ giúp bé có những tương tác tích cực với mọi người hơn.

Về phía nhà trường và giáo viên phụ trách trường hợp trẻ bị rối loạn ngôn ngữ, cần có sự phối hợp chặt chẽ cũng như luôn khuyến khích, động viên trẻ chủ động nói lên suy nghĩ và mong muốn của bản thân. Cần phương pháp dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ riêng với nhiều thời gian cho việc luyện nói rõ ràng vậy nên các thầy cô giáo có thể cùng tham gia vào các trò chơi, các bài học để hướng dẫn uốn nắn cho trẻ nghe, nói chuẩn từ ngữ giúp trẻ phát triển khả năng nghe, nói, sử dụng ngôn ngữ chính xác. Nhờ đó trẻ mới trở nên mạnh dạn hơn trong giao tiếp, biết sử dụng các từ ngữ cần thiết để biểu đạt nhu cầu hay biểu lộ tình cảm.
Truyền đạt câu nói một cách rõ ràng với con
Với những em bé “đặc biệt”, ba mẹ hãy thật nhẹ nhàng và chậm rãi trong khi giao tiếp với trẻ. Thay vì đặt ra quá nhiều yêu cầu dành cho bé, ba mẹ chỉ nên nói các ý chính một cách ngắn gọn, rõ ràng để con có thể hiểu được nghĩa của chúng. Nếu bạn muốn con làm gì, hãy nói chuyện với trẻ một cách từ tốn và chú ý sử dụng giao tiếp bằng ánh mắt trong khi nói chuyện cùng con.

Việc kết hợp diễn tả bằng lời và chuyển động cơ thể có thể giúp trẻ bị rối loạn ngôn ngữ cảm thấy dễ dàng hơn khi tiếp nhận thông tin. Ngoài ra, hãy tạo thật nhiều cơ hội và hoạt động thú vị để trẻ được mở rộng vốn từ của mình. Các trò chơi tập thể với bạn bè như chạy nhảy, bơi lội, nghịch cát,.. vừa tăng khả năng giao tiếp với thế giới xung quanh, vừa hỗ trợ bé học nói nhanh hơn.
Hầu hết các bé gặp vấn đề về ngôn ngữ sẽ có xu hướng trở nên tự ti và nhút nhát vậy nên ba mẹ hãy thật tâm lý và sẵn sàng trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con yêu. Để bé không còn mặc cảm, các thành viên trong gia đình cần lan tỏa năng lượng tích cực đến với trẻ. Hãy luôn vui vẻ và kiên nhẫn mỗi khi giao tiếp cùng con, động viên, khen ngợi con khi biết con đã nỗ lực để vượt lên chính mình.
Xem thêm: Dạy trẻ nhận biết màu sắc thế nào cho khoa học, dễ tiếp thu?
Cha mẹ luôn cần sát cánh và kiên trì với trẻ
Trong những năm tháng đầu đời của trẻ, gia đình luôn là chỗ dựa tinh thần lớn nhất và có sức ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trẻ sau này. Với các em bé mắc chứng rối loạn ngôn ngữ cũng vậy, trẻ có thể cải thiện khả năng ngôn ngữ tốt hơn nếu con nhận được sự sát cánh, động viên từ phía ba mẹ. Bằng tất cả sự kiên trì và nhẫn nại, các bậc phụ huynh hãy cùng con từng bước vượt qua hội chứng rối loạn này.
Trẻ nhỏ thường học được ngôn ngữ mới bằng cách lắng nghe người khác nói chuyện sau đó là tập luyện và bằng cách ghi nhớ những âm thanh xung quanh mình. Tiếp nhận ngôn ngữ và xử lý các thông tin nghe được thông qua não bộ là cách để con yêu học thêm nhiều từ vựng mới. Ba mẹ hoàn toàn có thể áp dụng các cách giúp bé khỏe mạnh học ngôn ngữ nhưng áp dụng ở mức độ cơ bản và với tần suất chậm hơn:
- Dạy bé tập quan sát và lắng nghe những âm thanh từ cuộc sống, để con được phản ứng lại với những điều mới lạ đó.
- Khi bé quan sát và chú ý vào điều gì đó, hãy giới thiệu về chúng nhiều hơn.
- Thường xuyên đưa ra câu hỏi và lắng nghe câu trả lời từ phía con.
- Dạy bé học các bài ca dao, đồng dao.
- Cùng con tập hát
- Luôn giải thích cho bé những việc mà bạn đàn làm để con có thêm vốn từ và sự hiểu biết cũng như gắn kết các từ với đồ vật, sự vật trong cuộc sống.
- Cho con được tiếp xúc, làm quen với nhiều môi trường, hoạt động vui chơi khác nhau như: về quê thăm ông bà, đi công viên, sở thú,… để bé có thêm cơ hội trải nghiệm mới.
Các hoạt động nêu trên sẽ rất khó để trẻ bị rối loạn ngôn ngữ làm quen và hợp tác trong những lần đầu tiên. Điều này sẽ đòi hỏi rất nhiều sự kiên nhẫn từ phía ba mẹ.

Kể chuyện cho bé nghe
Trong các liệu pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ tại nhà, thực hành kể chuyện cho bé nghe có lẽ là một giải pháp phù hợp giúp bé vượt qua chứng rối loạn ngôn ngữ. Nội dung từ những trang sách thiếu nhi chính là liều thuốc thần kỳ để bé làm quen với các từ mới, những vần điệu mới.

Ba mẹ hãy tích cực tham gia vào quá trình trị liệu cho con bằng cách kể bé nghe những câu chuyện cổ tích, bài thơ, bài đồng dao,… Vào những phút giây bên con, mẹ hãy ôm bé vào lòng, cầm trên tay một câu chuyện nào đó và cùng con khám phá thế giới trẻ thơ.
Để trẻ vượt qua chứng rối loạn ngôn ngữ đòi hỏi rất nhiều thời gian và sự kiên trì đồng hành cùng con từ phía ba mẹ. Với hoạt động kể chuyện cho bé cũng vậy, ba mẹ hãy kể thật chậm rãi và tạo cho bé thói quen đọc sách cho con hàng ngày, mỗi khi cha mẹ rảnh rỗi.
Xem thêm: Kể chuyện tư duy cho bé – 28 câu chuyện nhân văn nhất!
Nguyên nhân nào dẫn đến chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ?
Hội chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau nhưng chủ yếu là do một số lý do sau:
- Do dị tật bẩm sinh hoặc tai nạn bất ngờ khiến trẻ bị tổn thương não bộ (bị chấn thương não hoặc khối u não)
- Trẻ bị hở hàm ếch từ trong bụng mẹ nên dễ gặp trở ngại cho việc không khí đi qua cổ họng, mũi và miệng.
- Bé mắc phải các vấn đề về thính lực, nghe không rõ như: lãng tai, viêm tai giữa,…
- Một số rối loạn bẩm sinh ở trẻ (ví dụ như bại não dẫn đến nói lắp) cũng có thể là nguyên nhân khiến trẻ mắc phải hội chứng rối loạn ngôn ngữ.
- Trong nhiều trường hợp, nguyên nhân không được xác định.
So với các em bé khỏe mạnh, nguy cơ mắc chứng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ có tỉ lệ gia tăng khi:
- Trẻ gặp chứng rối loạn não bộ.
- Trẻ mắc hội chứng gãy nhiễm sắc thể X, bại não
- Sức khỏe bé gặp các vấn đề nghiêm trọng trong thai kỳ và sau sinh như: sinh non, trẻ thiếu dinh dưỡng, nhẹ cân, hội chứng rượu bào thai,…
Nhiều ba mẹ thường lo lắng rằng việc cho bé học nhiều ngôn ngữ khi con chưa vững tiếng mẹ đẻ là một nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ, điều này là hoàn toàn không đúng bởi một đứa trẻ bị rối loạn ngôn ngữ sẽ có những vấn đề giống nhau ở tất cả các ngôn ngữ. Con hoàn toàn có thể bị rối loạn ngôn ngữ ngay cả khi con chỉ tiếp nhận và học một ngôn ngữ mà thôi.

Hiện nay, rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em ngày vẫn là một vấn đề phổ biến, những bạn nhỏ gặp tình trạng này nếu không được ba mẹ phát hiện kịp thời, không được chẩn đoán và tiếp nhận điều trị từ chuyên gia trị liệu rất có thể ảnh hưởng tiêu cực tới khả năng học tập tại trường. Đối với các bé gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ, ba mẹ hãy trở thành chỗ dựa tinh thần vững chắc cho bé, cùng con tâm sự và đồng hành trên hành trình chữa bệnh.
Nhằm giúp ba mẹ thấu hiểu và dễ dàng nắm bắt tâm lý, tính cách trẻ hơn, Tổ chức giáo dục UPO đem đến chương trình Sinh trắc vân tay – dựa vào việc phân tích dấu vân tay của trẻ nhờ công nghệ hiện đại, ba mẹ có thể khám phá ra điểm mạnh, điểm yếu, tính cách hay sở thích của con từ đó giúp cho việc áp dụng các phương pháp trị liệu ngôn ngữ trở nên hiệu quả, nhanh chóng hơn.
Bố mẹ hãy đăng ký chương trình Sinh trắc vân tay MIỄN PHÍ cho bé TẠI ĐÂY!!!

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- Kiên trì và cố chấp – Sự khác biệt mong manh tới thành công
- 100 câu nói hay về sự kiên trì – dành cho ai đang gục ngã
- Làm sinh trắc vân tay bao nhiêu tiền? – Bảng giá tham khảo
- [BẬT MÍ] 10+ kinh nghiệm rèn luyện tính kiên trì cho trẻ
- 20+ tấm gương về lòng kiên trì – khơi nguồn động lực bất tận
- 80 câu ca dao tục ngữ về siêng năng kiên trì đầy sâu sắc!
- Làm sinh trắc vân tay cho bé là gì? Có an toàn hay không?
- 20 trò chơi rèn tính kiên trì cho trẻ – Dạy con thông minh
- Dạy con kiếm tiền với 7 hoạt động cực ĐƠN GIẢN và NĂNG ĐỘNG
- Dạy con cách tiêu tiền thông minh – Cẩm nang cho bố mẹ!