Trẻ mách lẻo – 99% bố mẹ đau đầu và lời giải thích phía sau

mách lẻo

Các bậc phụ huynh có đang đau đầu vì con liên tục mách lẻo, phàn nàn về rất nhiều vấn đề nhỏ nhặt mà mình gặp phải trong cuộc sống. Thậm chí trẻ còn khóc để gây sự chú ý và mách lẻo khi có ai đó làm mình không hài lòng. Vậy đây có phải một thói quen xấu không? Ba mẹ nên làm gì để loại bỏ hành vi này?

Mách lẻo là gì?

Mách lẻo là hành vi thường xảy ra nhiều ở trẻ em, chúng thường kể lại những việc mà người xung quanh gặp phải bao gồm bạn bè, hàng xóm, giáo viên và thậm chí là người thân của mình. Đặc biệt khi trẻ bắt đầu đi học, chúng thường kể về những việc xảy ra trên trường như bạn bè bị cô giáo mắng, được điểm thấp, thậm chí bạn quên mang đồ dùng học tập cũng có thể trở thành đề tài để bé mách lại. Đôi khi trẻ còn tiết lộ những thông tin thầm kín của người khác.

Mách lẻo là thói quen xấu mà ba mẹ cần phải giáo dục sớm để bé sửa chữa kịp thời. Hành vi này kéo dài khiến trẻ khó xây dựng được tính cách hoàn thiện và còn khiến trẻ bị cô lập, bị người khác không trọng.

Thói quen mách lẻo ở trẻ em thường xuất hiện trong giai đoạn bắt đầu đi học, khi tiếp xúc với nhiều mối quan hệ, bạn bè mới
Thói quen mách lẻo ở trẻ em thường xuất hiện trong giai đoạn bắt đầu đi học, khi tiếp xúc với nhiều mối quan hệ, bạn bè mới

Hành vi tiết lộ thông tin, thói quen của người khác đối với trẻ em được gọi là mách lẻo, còn cụm từ này đối với người lớn thì sẽ mang ý nghĩa mỉa mai, xét nét nhiều hơn. Dù trong bất kỳ độ tuổi, môi trường nào thì việc bị bàn tán về những thông tin không hay là điều thường xuyên xảy ra.

Trẻ hay mách lẻo có phải là hành vi xấu không?

Mọi hành động trong cuộc sống hầu hết đều có những mặt tốt và mặt xấu, tuỳ vào cách thể hiện và mức độ tác động sẽ phân biệt được bản chất của hành vi đó. Tương tự như vậy, mách lẻo cũng mang đến 2 mặt tác động trái ngược, tùy thuộc vào nội dung câu chuyện mà trẻ kể lại và mức độ ảnh hưởng tới đối tượng gây ra sự việc.

Trẻ mách lẻo vì muốn thể hiện quyền lực, củng cố sự tự trọng của mình và đôi khi chỉ vì muốn gây được sự chú ý với những người xung quanh. Việc trẻ mách lẻo có khi vô tình khiến người gây ra câu chuyện bị quy chụp là người xấu hoặc mất uy tín, điều đó tuỳ thuộc vào cách nói chuyện của bé. Ở độ tuổi còn nhỏ, trẻ chưa có sự nhận thức rõ ràng, đồng thời cách diễn giải có thể dễ gây ra hiểu lầm.

Mặt khác, việc mách lẻo có thể mang đến những lợi ích khi giúp hoá giải vấn đề ảnh hưởng đến lợi ích và sự an toàn của người khác. Khi bé vô tình phát hiện có người lạ đột nhập vào nhà hoặc thấy có người muốn chuẩn bị thực hiện hành vi trộm cắp, móc túi, bé báo với ba mẹ hoặc người lớn để có thể ngăn chặn được những hành vi xấu đó.

Những tình huống trẻ mách lẻo rất đa dạng, hầu như mọi việc đều biến thành một vấn đề để trẻ báo lại với ba mẹ. Trong bài viết này chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về những câu chuyện “tầm phào” của trẻ. Những điều này là nguyên nhân dẫn đến sự phiền toái và đau đầu cho các bậc phụ huynh.

Xem thêm: Trẻ hay nói nhảm một mình có phải dấu hiệu của bệnh tâm lý?

Tại sao hầu hết trẻ em đều có thói quen “mách lẻo”?

Mách lẻo là thói quen rất thường gặp ở hầu hết trẻ em, nhất là các bé 4 – 5 tuổi. Trong độ tuổi này các bé chưa học được khả năng phân tích và tự xử lý tình huống, do đó bé chỉ có thể mách lại với người. Ngoài ra, trẻ muốn thể hiện được quyền kiểm soát và muốn nhận được sự chú ý của người khác nên sẽ tạo ra nhiều tình huống để “mách lẻo”.

Con đang hiểu: Thế giới vận hành theo quy tắc của mình

Trẻ hay mách lẻo để thử nghiệm về tầm quan trọng của mình với việc vận hành mọi việc
Trẻ hay mách lẻo để thử nghiệm về tầm quan trọng của mình với việc vận hành mọi việc

Khi trẻ còn nhỏ thường nhận được sự nhường nhịn từ người lớn, mỗi khi muốn có thứ gì đó trẻ sẽ năn nỉ, khóc lóc thậm chí ăn vạ. Dần dần những yêu cầu đó luôn được đáp ứng dẫn đến việc trẻ suy nghĩ rằng mong muốn của mình đều mọi người chấp nhận.

Bởi vì những mong muốn và yêu cầu của trẻ đưa ra đều được người lớn đồng ý, do đó trẻ ngầm hiểu thế giới vận hành theo quy tắc của chúng. Ba mẹ cần phải xem xét lại cách chiều chuộng con của mình, không nên quá dễ dãi, chấp thuận mọi yêu cầu của trẻ, dần dần, các bé quen với việc đòi hỏi, có khả năng trở nên ngạo mạn và luôn cho bản thân mình là đúng.

Xem thêm: Đặc điểm phát triển nhận thức của trẻ em và 4 yếu tố ảnh hưởng

Con muốn mình được khen ngợi và chú ý

Khen ngợi là phần thưởng về mặt tinh thần mà trẻ em rất mong muốn được nhận. Lời khen có thể sinh ra chất Dopamine- một loại doping tích cực khiến người nghe cảm thấy thích thú và tự hào. Thêm vào đó, tâm lý của trẻ rất muốn được người khác chú ý, quan tâm đến mình nên sẽ cố gắng tạo ấn tượng bằng việc “lập công” khi phơi bày lỗi của người khác thông qua việc mách lẻo.

Mỗi khi con tố giác về lỗi của ai đó, ba mẹ không nên khen thưởng cho con, điều này sẽ khiến trẻ ngày càng trở nên nhỏ nhen, hay để ý sai phạm của người khác. Hãy tìm hiểu và nhắc nhở con suy nghĩ về tính đúng đắn của sự việc và về những hành động của mình.

Một số trẻ chọn cách mách lẻo để gây sự chú ý và khen ngợi từ người khác
Một số trẻ chọn cách mách lẻo để gây sự chú ý và khen ngợi từ người khác

Thể hiện quyền kiểm soát

Trẻ em bắt đầu bước vào giai đoạn phát triển sẽ tiếp xúc với nhiều vấn đề hơn, chúng bắt đầu có mong muốn khẳng định bản thân, muốn được công nhận và bắt đầu thử nghiệm quyền lực của mình với người xung quanh. Trẻ bắt đầu mách lẻo nhiều hơn để xem phản ứng của ba mẹ như thế nào? Có nổi giận với mình hay không? Cách ba mẹ xử lý vấn đề và đối xử với mình ra sao?

Một xu hướng nữa khi trẻ muốn mách lẻo để thể hiện quyền kiểm soát thể hiện khi dùng chính những thông tin đó để uy hiếp, khiến người khác phải phục tùng theo điều mình muốn hoặc muốn có cảm giác được người khác nghe theo.

Điển hình phải kể đến một số ví dụ trong thực tế, khi con phát hiện ra việc bạn học đánh nhau với người khác nên đã uy hiếp bạn phải làm giúp mình một số công việc như làm bài tập về nhà, đưa đi học hay mua đồ giúp,… Điều trẻ muốn cảm giác chiến thắng và được kiểm soát người khác.

Xem thêm: Tại sao con nói dối? Đó có phải 100% là những điều xấu xí?

Chỉ đơn giản là bé không biết cách giải quyết vấn đề

Khả năng xử lý vấn đề của trẻ em vẫn chưa hoàn thiện, do đó khi gặp khó khăn bé sẽ có xu hướng mách cho ba mẹ hoặc người lớn để nhờ sự trợ giúp. Trong trường hợp này, sự “mách lẻo” của con mang lại ý nghĩa tích cực, giúp ba mẹ nắm bắt tình hình kịp thời, đưa ra phương án xử lý đúng đắn để đảm bảo an toàn cho bé và hoá giải khó khăn.

Có rất nhiều trường hợp xảy ra ngoài tầm kiểm soát và hiểu biết của con, ví dụ như bé không thể ngăn cản các nhóm bạn đánh nhau, có kẻ xấu thực hiện hành vi trộm cắp trong siêu thị,… Đối với những tình huống tương tự, sự can thiệp của ba mẹ thông qua lời kể của bé vừa khiến vấn để được giải quyết hiệu quả hơn vừa đảm bảo an toàn được cho con. 

Những trường hợp không thể giải quyết, trẻ sẽ tìm ba mẹ để nhận được sự trợ giúp
Những trường hợp không thể giải quyết, trẻ sẽ tìm ba mẹ để nhận được sự trợ giúp

Trả thù

Những sự mâu thuẫn giữa trẻ em với nhau rất thường xuyên xảy ra, đôi khi chỉ vì những vấn đề đơn giản nhưng cũng có thể để lại sự ghen ghét và ghi thù với nhau. Cảm xúc tiêu cực đó khiến trẻ em nổi lên ý tưởng muốn mách lẻo những điểm yếu, tật xấu của bạn với người khác. Thông thường bé chỉ muốn để bạn bị ba mẹ mắng, giáo viên phạt hoặc đạt được điểm kém chứ không gây ảnh hưởng đến sức khỏe hoặc tính mạng của người khác.

Tuy nhiên, đây là một nguyên nhân sai trái và có thể dẫn tới những tác động tiêu cực đến sự phát triển tính cách của trẻ trong tương lai nếu không được giáo dục đúng đắn. Việc lặp đi lặp lại những hành vi trả thù mà không bị ngăn cản khiến trẻ dễ cho rằng hành vi của mình là đúng và khiến trẻ ngày càng lún sâu, thậm chí sau này có thể làm nhiều hành động trả thù nghiêm trọng hơn.

Trẻ em thường ghi nhớ mối thù với người khác và với suy nghĩ non nớt của trẻ, trẻ sẽ dùng việc mách lẻo để trả thù
Trẻ em thường ghi nhớ mối thù với người khác và với suy nghĩ non nớt của trẻ, trẻ sẽ dùng việc mách lẻo để trả thù

Khi ở độ tuổi nhỏ, trẻ hay trả thù bạn bằng cách mách bố mẹ về những hành vi của bạn khác như được điểm kém, ở trên lớp phạm lỗi bị giáo viên phạt, không chép bài,… Những sự mách lẻo này chỉ gây ra cho người phạm lỗi những hình phạt bình thường, tuy nhiên nếu không ngăn chặn thói quen này lại thì khả năng mách lẻo để trả thù có thể đến từ những việc lớn lao hơn như tiết lộ về một kế hoạch bí mật của người khác, công khai về các mối quan hệ riêng tư của bạn bè,…

Bố mẹ có thể làm gì để giúp đỡ con?

Hành vi mách lẻo có thể đem lại những điểm tích cực cho việc phát hiện và xử lý sai phạm của người khác, tuy nhiên thói quen này đôi khi lại không tốt cho việc hình thành tính cách và xây dựng mối quan hệ với bạn bè. Do đó các bậc phụ huynh nên biết cách để giúp con hạn chế và dần từ bỏ hành vi mách lèo này.

Bình tĩnh lắng nghe và đừng khiến con xấu hổ

Đầu tiên, động thái sau khi nghe con “vạch tội” một ai đó chính là bình tĩnh lắng nghe và không vội vàng chê trách con. Những thông tin mà trẻ cung cấp đôi khi cũng rất có lý, ba mẹ hãy tỏ ra lắng nghe và chọn lọc để nắm bắt thông tin thực sự quan trọng.

Đôi khi con đến mách với ba mẹ vì gặp phải những khó khăn không thể tự xử lý được hoặc khi bị người khác bắt nạt, các bậc phụ huynh hãy an ủi để con bình tĩnh lại, giải thích cho con hiểu rằng mọi thứ trong cuộc sống có thể xảy ra nhiều điều không như ý. Hãy lắng nghe những ý kiến của con về vấn đề mà con đề cập đến, thấu hiểu những suy nghĩ đơn giản của con để tìm được hướng giải quyết tốt nhất.

Ba mẹ nên có thái độ bình tĩnh và chịu lắng nghe khi trẻ mách về vấn để của mình, dạy con xem xét vấn đề trước khi mách cho bố mẹ
Ba mẹ nên có thái độ bình tĩnh và chịu lắng nghe khi trẻ mách về vấn để của mình, dạy con xem xét vấn đề trước khi mách cho bố mẹ

Bên cạnh đó ba mẹ cũng nên giải thích vai trò của người xung quanh với con nhằm giúp con hiểu được rằng những người như ba mẹ, thầy cô, bảo mẫu,… chỉ là người hướng dẫn, giúp đỡ chứ không thể giúp trẻ trực tiếp giải quyết các vấn đề. Thay vào đó có thể dạy con cách cư xử hợp lý, trau dồi kiến thức và kỹ năng cho bản thân để có thể đối mặt với những tình huống trong cuộc sống.

Hãy cho con biết rằng việc nói với bố mẹ và những người khác về các vấn đề con gặp phải không phải là việc xấu, tuy nhiên không ai có thể giúp con xử lý các tình huống mọi lúc mọi nơi được. Vì vậy con cần xem xét rằng việc này có cần thiết để đề cập với bố mẹ hay không, nếu không con cần có cách xử lý như thế nào. Đồng thời, khi dạy con như vậy sẽ giúp con hình thành thói quen suy nghĩ trước khi hành động. 

Dạy con kỹ năng xử lý tình huống

Một lý do tiếp theo khiến trẻ hình thành thói quen mách lẻo thường gặp là do thiếu kỹ năng xử lý tình huống. Ba mẹ hãy hướng dẫn cho con kỹ năng sống xử lý tình huống qua các sự kiện quen thuộc mà con thường gặp, đồng thời khen ngợi con vì tinh thần dám đối mặt, chia sẻ với ba mẹ và an ủi để con có tinh thần giải quyết vấn đề. 

Ba mẹ cần cho các con học thêm những kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp, trau dồi và phát triển những kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, đàm phán, rèn sự tự tin
Ba mẹ cần cho các con học thêm những kỹ năng xử lý tình huống khẩn cấp, trau dồi và phát triển những kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, đàm phán, rèn sự tự tin

Việc bé tự học cách xử lý tình huống giúp trẻ trở nên lanh lợi hơn, có cơ hội trau dồi và phát triển những kỹ năng cần thiết như kỹ năng giao tiếp, đàm phán, rèn tính mạnh dạn tự tin cho trẻ.

Ba mẹ cần dạy cho con một số tình huống có thể xảy đến với bé như bị bạn bè trêu chọc, trẻ quên làm bài tập, bị ngã hoặc có người lạ uy hiếp. Khi trẻ có khả năng tự giải quyết được vấn đề thì sẽ không còn mách lẻo hoặc làm phiền ba mẹ vì những vấn đề nhỏ nữa. khi các con tranh giành đồ chơi với nhau, ba mẹ có thể dặn bé biết nhường nhịn nhau một chút, lần lượt chia thời gian chơi hoặc chờ sau khi ba mẹ hết bận sẽ phân xử giúp.

Ngoài ra việc lường trước tất cả những tình huống xảy ra là điều khó thực hiện được, vẫn có những trường hợp ba mẹ chưa thể lường trước để dặn. Khi bé còn quá nhỏ, chưa có khả năng xác định được đâu là tình huống nguy hiểm để phòng tránh, khi gặp những vấn đề còn đang phân vân, ba mẹ hãy dặn con có thể đến hỏi ba mẹ để được hướng dẫn.

Chỉ cho con đúng – sai trong những lần “mách lẻo”

Những lần mách lẻo của bé mang đến cho người lớn rất nhiều phiền phức, có những vấn đề không không đúng sự thật. Do đó các bậc phụ huynh cần chỉ cho con đúng hoặc sai trong những lần mách lẻo ấy. Đôi khi trẻ cố tình phóng đại tình huống hay cố tình kể chuyện không đúng, nói sai sự thật, những hành vi này có thể gây ra ảnh hưởng xấu đến người khác. Khi bịa đặt những lời nói sai sự thật có thể khiến người khác bị oan ức, chịu phạt vô cớ. Khi phát hiện con mách lẻo sai sự thật, ba mẹ cần nhắc nhở con hiểu rằng việc nói dối là xấu, đặc biệt là khi lời nói dối ấy còn gây ra sự nguy hại cho người khác. Nếu thói quen mách lẻo sai sự thật nhiều lần thì ba mẹ nên phối hợp với giáo viên và chuyên gia tư vấn tâm lý để kịp thời hỗ trợ.

Dạy cho con về sự cảm thông

Trong tâm hồn mỗi người đều có lòng trắc ẩn, ba mẹ hãy giúp trẻ biết cách đặt mình vào vị trí của người khác để biết cảm thông với những sai lầm và sự khó xử của người khác. Có một nguyên tắc vàng được nhắc đến là làm những gì mình muốn người khác làm cho mình trước khi mình làm cho người khác. Hãy thử hỏi con có muốn bị người khác mách lẻo về việc của hay không và cảm giác lúc đó như thế nào? Tương tự như vậy, người bị mách lẻo cũng sẽ buồn, khó chịu hoặc bị tổn thương.

Bài học về sự cảm thông giúp trẻ biết tha thứ, thông cảm cho người khác
Bài học về sự cảm thông giúp trẻ biết tha thứ, thông cảm cho người khác

Trẻ em thường dễ kết bạn nhưng cũng sẽ xảy ra những xích mích dẫn đến nghỉ chơi. Sau khi xảy ra vấn đề, trẻ thường mách lẻo về tật xấu của nhau, thường về những vấn đề nhỏ như bạn học nói bậy, không làm bài tập, quên mang đồ dùng học tập hoặc nói xấu người khác. Nếu trẻ gặp phải vấn đề này nhiều lần, ba mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân và hạn chế nó từ sớm.

Xem thêm: Dạy trẻ nói lời yêu thương – Ươm mầm tâm hồn cho bé

Trẻ hình thành thói quen mách lẻo thường sẽ gây nên tính cách nhỏ nhen, hay soi mói lỗi của người khác. Do đó mặc dù thói quen này là điều bình thường với sự phát triển của trẻ, nhưng bố mẹ vẫn hay quan tâm và cho con biết khi nào con nên nói lại sự việc với người lớn nhé.

Trẻ em luôn có những hành vi bộc phát, và điều trẻ cần là sự định hướng giáo dục và nhận thức đúng đắn sự vật sự việc. Và những khóa học về kỹ năng sống như khoá KidUP của trung tâm giáo dục UPO đang là một trong “trợ thủ đắc lực” nhất của đa số phụ huynh hiện đại.

KidUP là môi trường giáo dục kỹ năng sống chuyên nghiệp cho trẻ từ 6 – 9 tuổi, cung cấp những kỹ năng cần thiết về giao tiếp, lãnh đạo, kỹ năng ứng xử với người xung quanh. Trẻ được hướng đến phát triển tư duy tự thức, hiểu và phát triển khả năng của bản thân theo hướng sáng tạo, không bị gò bó bởi các khuôn khổ. Hơn nữa, tham gia các hoạt động ngoại khóa với đội nhóm còn giúp trẻ tiếp xúc với nhiều bạn bè đồng trang lứa, cải thiện mối quan hệ cũng như có thêm những kỷ niệm ấn tượng đầy thú vị.

Bố mẹ có thể xem thêm chi tiết khoá học theo đường dẫn dưới đây:

Đăng ký khoá học KidUP cho bé NGAY

Trainer Lê Đặng Minh Nhật

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Icon Facebook tác giả    Icon Youtube tác giả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được
Tư vấn & Test tính cách Miễn phí

    Thông tin liên lạc

    Công ty cổ phần Tiềm năng vô hạn

    Mã số thuế: 4201892928

    Người đại diện theo pháp luật: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

    Theo dõi chúng tôi icon FB icon YT

    background footer

    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x