Bạn đã dạy trẻ các kỹ năng sống xử lý tình huống như: đi lạc, gặp người lạ, khi ở nhà một mình,…? Việc trang bị kỹ năng sống cho trẻ từ nhỏ là điều vô cùng quan trọng phụ huynh cần biết vì điều này ảnh hưởng đến hình thành nhân cách, phát triển lối sống của con sau này.
Kỹ năng sống xử lý tình huống là gì?
Kỹ năng sống xử lý tình huống là khả năng giải quyết các vấn đề hoặc tình huống khó khăn một cách hiệu quả và thích hợp. Đây là kỹ năng quan trọng trong cuộc sống, bất kỳ ai cũng cần phải trang bị kỹ năng sống cho mình, đặc biệt là trẻ nhỏ.
Tại sao kỹ năng xử lý tình huống là một trong những kỹ năng thiết yếu trẻ cần học?
Cuộc sống hiện đại đầy rẫy những thay đổi nhanh chóng và khó lường, con trẻ phải đối mặt với nhiều tình huống, trong đó có nguy hiểm. Vì vậy, trẻ cần có kỹ năng xử lý tình huống để đối mặt và giải quyết những tình huống phức tạp này.Khi con đến độ tuổi mầm non, tiểu học, trung học, bố mẹ và thầy cô không thể nào luôn theo sát con 24/24. Con sẽ phải tiếp xúc với nhiều tình huống ngoài xã hội và học cách xử lý tình huống cũng là cách để bảo vệ con. Ngoài ra kỹ năng sống xử lý tình huống giúp trẻ phát triển kỹ năng tự chủ và trở thành người độc lập. Khi trẻ biết cách giải quyết các tình huống khó khăn một cách độc lập, con sẽ trở nên tự tin hơn và có thể đưa ra quyết định tốt hơn trong cuộc sống.

Bố mẹ nên dạy kỹ năng sống xử lý tình huống cho con như thế nào?
Đưa ra các tình huống giả định và hướng dẫn con
Bố mẹ đưa ra các tình huống liên quan đến việc làm quen với người mới, giải quyết xung đột với bạn bè, gặp người lạ mời đi theo, hoặc trải nghiệm khi gặp phải khó khăn trong học tập. Sau đó bố mẹ thảo luận với con về các phương án giải quyết tình huống và giúp con phân tích những hậu quả có thể xảy ra từ mỗi phương án. Nếu con đưa ra quyết định khác với quyết định của bạn, hãy lắng nghe và trao đổi với con để giúp con suy nghĩ một cách đúng đắn hơn.Bằng cách này, con sẽ học được cách xử lý tình huống một cách hiệu quả và cải thiện khả năng xử lý tình huống của mình.

Dạy con kỹ năng quan sát – đánh giá
Bố mẹ nhân cơ hội trong lúc đi ra ngoài đường cùng con hãy khuyến khích con quan sát những chi tiết xung quanh, từ những thứ nhỏ nhặt cho đến những cảnh vật lớn hơn. Sau đó dạy con cách phân tích, đánh giá những gì con đã quan sát được. Phụ huynh hãy khuyến khích trẻ đặt câu hỏi, so sánh với các sự vật, sự việc khác. Dạy con kỹ năng quan sát và đánh giá sẽ giúp trẻ trở nên thông minh hơn, tự tin hơn trong việc xử lý tình huống. Bố mẹ nên dành thời gian cho con và chia sẻ những kinh nghiệm trong cuộc sống để giúp con phát triển tốt hơn.

Dạy con kỹ năng ra quyết định
Bố mẹ hãy tạo điều kiện cho con trải nghiệm, từ việc tìm hiểu, đánh giá tình huống, xác định các lựa chọn và để con tự đưa ra quyết định và giải thích vì sao con lại đưa ra quyết định đó. Nên tạo cho con môi trường thoải mái để con tự do thể hiện suy nghĩ, ý kiến; đừng khiến trẻ cảm thấy bị gò bó, bắt buộc phải đưa ra lựa chọn.
Dạy con tự chủ
“Tôi có đứa cháu 6 tuổi, nó muốn vật nào đó là đòi cho bằng được. Nếu cáu giận đôi khi còn la hét om sòm, dường như cháu không hiểu về tự chủ. Có phải đứa trẻ nào cũng như thế không, có phải con đang trong giai đoạn phát triển?” – Chị Loan ở Hà Nội chia sẻ
Trong việc tự chủ, bố mẹ đã làm gương cho con chưa? Con bạn có thấy bạn nổi nóng khi kẹt xe, ngắt lời người khác lúc nói chuyện không? “Cách dễ nhất để giúp con chúng ta phát huy tính tự chủ là chính chúng ta hãy thể hiện trước”. Vì vậy bố mẹ cần phải dạy con kỹ năng tự chủ càng sớm càng tốt; bên cạnh đó bố mẹ phải kiên trì và nghiêm khắc mới đạt được hiệu quả tốt nhất.

Xem thêm: “Bí kíp” rèn luyện kỹ năng sống tự lập cho trẻ BÀI BẢN NHẤT
Dạy con kỹ năng nhận biết các mối nguy hiểm
Ở ngoài xã hội có rất nhiều mối nguy hiểm rình rập bên cạnh trẻ. Bố mẹ cần dạy con kỹ năng nhận biết các mối nguy hiểm để giúp trẻ em tự bảo vệ bản thân tốt hơn. Đầu tiên bạn hãy giải thích cho con về các mối nguy hiểm có thể gặp phải trong cuộc sống, ví dụ như: nguy hiểm từ con người, từ vật dụng, nguy hiểm từ thực phẩm, nguy hiểm từ môi trường, Sau đó dạy trẻ tránh xa những nơi nguy hiểm bằng cách trình bày các tình huống cụ thể và giải thích cho con về các dấu hiệu cảnh báo.

Dạy con kỹ năng tìm kiếm sự trợ giúp
Đây là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ em có thể giải quyết các vấn đề một cách hiệu quả và tăng khả năng tự lập. Bố mẹ cần dạy con nhận biết đầy đủ các thông tin, nguồn lực và kinh nghiệm có thể giúp con khi gặp khó khăn. Hướng dẫn cho con cách tìm kiếm sự trợ giúp thông qua việc tìm kiếm thông tin trên internet, tìm kiếm sự giúp đỡ từ người thân, bạn bè, cộng đồng và các tổ chức xã hội.
Xem thêm: Kỹ năng sống khi bị lạc – “Bí kíp” thoát hiểm cho trẻ!
Dạy con kỹ năng quản lý cảm xúc
Bố mẹ có thể giáo dục cảm xúc cho trẻ dành thời gian để nghe và thấu hiểu cảm xúc của con, và khuyến khích con nói ra những gì đang cảm nhận. Điều này sẽ giúp con hiểu rõ hơn về bản thân và cách để nhận ra cảm xúc của mình. Giúp con nhận ra cảm xúc của mình bằng cách hỏi con về những gì đang xảy ra và tại sao con đang cảm thấy như vậy. Sau đó tìm cách giải quyết vấn đề bằng cách hỏi trẻ về những gì con có thể làm để cảm thấy tốt hơn.

Kỹ năng giao tiếp
Giao tiếp là một kỹ năng quan trọng giúp trẻ phát triển các mối quan hệ xã hội, khả năng tương tác với thế giới xung quanh. Bố mẹ hãy dành thời gian để nghe và thấu hiểu những gì con muốn nói. Hãy lắng nghe và khuyến khích con nói về những gì đang xảy ra trong cuộc sống của mình. Bố mẹ luyện tập kỹ năng cho con bằng cách đóng vai, tạo ra các tình huống giả định và khuyến khích con tham gia vào các hoạt động giao tiếp như tán gẫu với bạn bè, chia sẻ ý kiến, và tham gia các hoạt động nhóm.

Xem thêm: 15+ cách giúp trẻ tự tin trong giao tiếp để TOẢ SÁNG
Kỹ năng tự vệ
Kỹ năng tự vệ là một trong những kỹ năng quan trọng mà mỗi đứa trẻ cần phải được dạy để bảo vệ chính mình khỏi các tình huống nguy hiểm và bạo lực. Bố mẹ cần dạy con phát hiện các tình huống nguy hiểm và đánh giá mức độ nguy hiểm của chúng, đặc biệt là các kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em. Cho con biết cách nhận ra các tín hiệu nguy hiểm, bao gồm: hành động bất thường của người khác, cảm giác không an toàn hoặc không thoải mái, nghi ngờ.
Đầu tiên là nói “không” với quyết định của mình. Hãy cho con biết rằng con có quyền từ chối các yêu cầu không hợp lý và không an toàn. Bố mẹ có thể đăng kỹ các lớp dạy kỹ năng tự vệ, lớp võ để cho con tham gia.

Sau bài viết này mong có thể giúp quý phụ huynh hiểu được tầm quan trọng dạy kỹ năng xử lý tình huống cho con. Và các phương pháp đơn giản để bố mẹ giáo dục các kỹ năng cho bé. Cùng nâng cao nhận thức cho trẻ về việc xử lý tình huống đúng cách tránh các tình huống xấu xảy ra.
Hiện nay phụ huynh đang quan tâm rất nhiều về việc bồi dưỡng kỹ năng sống cho trẻ qua các trung tâm đào tạo uy tín. Việc giúp trẻ học kỹ năng sống từ nhỏ là rất cần thiết và quan trọng. Buổi đào tạo DreamUP tại UPO là một trong những buổi đào tạo tốt nhất để bé được học về các kỹ năng cần thiết trong cuộc sống. Ngoài ra các bé còn được giáo dục về tư duy, thái độ và cảm xúc.

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- 15 lớp kỹ năng sống cho trẻ 14 tuổi DANH TIẾNG NHẤT hiện nay
- 7 phương pháp dạy trẻ kỹ năng sống BỀN VỮNG mà ĐƠN GIẢN
- “Điểm danh” 10+ lớp học kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi TỐT NHẤT
- Sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non qua các giai đoạn
- 5 lớp học cho trẻ thiếu tự tin ở Đà Nẵng thể hiện bản thân
- Các lớp học cho trẻ thiếu tự tin ở Nha Trang hấp dẫn nhất
- TOP 10 trò chơi giúp trẻ tự tin thể hiện tài năng và cá tính
- 12 cách dạy trẻ tư duy phản biện NHANH NHẠY và TỐI ƯU
- 20 trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non ĐƠN GIẢN
- Cách dạy trẻ nhận thức chậm – Cẩm nang đồng hành cùng con