Rau củ có vai trò đặc biệt quan trọng trong chế độ ăn uống hàng ngày, cung cấp vitamin, chất chống oxy hóa, chất xơ và nước. Vì vậy việc trẻ lười ăn rau khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng. Rèn bé ăn rau có thể là “hành trình gian khổ” cho cả phụ huynh lẫn con cái. Dưới đây là một số phương pháp phụ huynh có thể áp dụng để đối phó với “bệnh” lười ăn rau ở trẻ.
Các cách rèn con ăn rau xanh bố mẹ nên thử ngay!
Cách cha mẹ hướng dẫn để con ăn rau không chỉ là vấn đề dinh dưỡng, đây cũng là một trong các kỹ năng sống ở trẻ em quan trọng giúp trẻ nhận thức được ích lợi và tự chăm sóc bản thân.
Tùy vào nguyên nhân kén ăn, cũng như đặc điểm tính cách của trẻ, bố mẹ hãy tham khảo các cách rèn trẻ ăn rau xanh dưới đây và lựa chọn phương pháp phù hợp với con mình nhé.
Cha mẹ hãy làm gương cho con cái
Trẻ em thường quan sát và bắt chước người lớn, chúng học rất nhanh, kể cả việc ăn uống. Vì vậy, vai trò gương mẫu tích cực của cha mẹ là rất lớn trong việc khiến trẻ ăn. Nếu bạn không ăn rau, bạn không bao giờ có thể mong đợi con bạn ăn chúng.

Trẻ thường quan sát, để ý cả thái độ, biểu cảm, nhận xét của chúng ta về món ăn hay bất kỳ thứ gì khác. Bạn cần thể hiện tốt và nêu gương về cách ăn uống lành mạnh cho con. Con bạn sẽ học cách lựa chọn thức ăn từ bạn, vì vậy cách tốt nhất để khuyến khích con bạn ăn rau là để con bạn nhìn thấy bạn ăn và thưởng thức chúng. Hãy luôn ăn uống một cách vui vẻ, thể hiện sự ngon miệng, hài lòng khi bạn ăn rau củ. Bé sẽ tò mò mà muốn nếm thử món rau này có thật sự ngon như thế không. Cha mẹ cũng nên xem lại chế độ ăn uống và cách ăn của mình, cải thiện chính thói quen không tốt của bản thân để xây dựng những thói quen lành mạnh cho trẻ noi theo.
Đừng bắt ép hoặc quát nạt trẻ
Khi rèn bé ăn rau mà trẻ không nghe lời, đa phần phụ huynh sẽ có xu hướng mắng và ép buộc con phải theo ý mình. Kể cả việc ăn uống cũng vậy, khi trẻ không chịu ăn rau, cha mẹ càng bắt ép, la mắng thì chúng khóc và hét lại với bạn. Một bữa ăn vì thế mà trở thành cuộc chiến giữa bố mẹ và con cái.
Trong cuộc chiến này, phần đông cha mẹ sẽ “nhận thua” và để trẻ ăn bất cứ thứ gì chúng thích. Nếu điều này thường xuyên lặp lại trẻ sẽ càng nhờn, càng ghét ăn rau, không chịu hợp tác trong nhiều trường hợp, không chỉ ở việc ăn uống.
Vì vậy, cha mẹ đừng tạo ra cuộc chiến ăn uống với con. Khi con không hợp tác, hãy cố gắng giữ bình tĩnh, hít một hơi thật sâu và nghĩ cách khác nhé.
Xem thêm: Xây dựng kỹ năng sống chế độ ăn uống lành mạnh cho bé yêu
Ấn tượng ban đầu là rất quan trọng!
So với bánh kẹo, đồ ngọt, rau xanh và các loại củ kém hấp dẫn hơn rất nhiều. Nguyên nhân khiến trẻ không thích ăn rau là do trên lưỡi của trẻ nhạy cảm với các mùi vị như chua, cay, ngọt, mặn hơn người lớn nên bị nhạy cảm và ghét rau
Vì thế, để khuyến khích trẻ ăn rau nhiều hơn, cha mẹ cần lựa chọn rau củ phù hợp với trẻ. Cho trẻ 1-3 tuổi tập ăn những loại rau xanh có vị nồng, đắng sẽ để lại ấn tượng xấu với bé. Thay vào đó, khi các bé mới tập ăn rau, bạn nên chọn các loại rau củ hơi ngọt, dễ ăn như cà rốt, khoai lang, bí đỏ, cà chua, bông cải xanh, súp lơ,…; đừng chọn các loại rau chát, nhớt hay đắng, mùi nồng như mướp đắng, mồng tơi, cải cúc, cải canh hay các loại rau thơm,…
Cha mẹ có thể để trẻ làm quen với các loại rau quả bằng cách cho ăn với miếng nhỏ trước.
Ví dụ nếu gia đình mình ăn súp lơ, hãy đặt một miếng vào đĩa của con. Khi trẻ ăn hết, bạn có thể cho bé ăn nhiều hơn nếu bé muốn.

Còn nếu con bạn không thích một loại rau cụ thể nào đó, hãy thử cung cấp một lượng nhỏ loại rau đó cùng với một loại thực phẩm lành mạnh khác mà con bạn thích. Hãy tiếp tục khuyến khích con bạn thử và nếm thử các loại rau.
Cho trẻ ăn rau kèm với món ưa thích của trẻ hoặc các món ăn khác
Nếu đã chia khẩu phần rau nhỏ mà trẻ vẫn không hợp tác thì bạn hãy bí mật cho thêm trái cây, rau củ vào món ăn con yêu thích để chúng làm quen dần với việc ăn rau. Phương pháp này có thể đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ.
Cha mẹ có thể nấu chín và xay nhuyễn rau củ, sau đó thêm hỗn hợp này vào các món ăn trẻ yêu thích như cháo, súp hay các loại nước sốt. Ví dụ, thêm súp lơ, bí đỏ xay nhuyễn vào nước sốt pizza, sốt mì phomai. Hạt đậu đen, rau chân vịt, cà rốt khi nghiền mịn cũng có thể trở thành nguyên liệu để nướng bánh ngọt. Nhờ đó, rau củ có thể “qua mắt” bất cứ em bé lười ăn rau nào.
Nếu bé thích trứng, mẹ có thể làm trứng hấp rau củ. Nếu bé thích thịt, mẹ có thể xào rau củ với thịt hay kho thịt với các loại của quả. Nếu bé nhà bạn thích ăn các món chế biến từ thịt xay thì cha mẹ hãy tận dụng cơ hội này để thêm rau củ quả băm nhuyễn vào nguyên liệu. Bí ngòi, cà rốt, đậu hà lan, nấm là những loại rau có thể chế biến theo cách này.
Nếu bé lớn hơn chút, bạn có thể để bé ăn lẩu kết hợp đầy đủ các topping từ rau, nấm đến thịt, cá kèm nước lẩu đậm đà cuốn hút, ắt hẳn cũng thu hút nhiều trẻ nhỏ.

Một gợi ý thú vị nữa khi bố mẹ rèn con ăn rau là sử dụng rau củ kèm các loại nước sốt, chấm để giảm mùi vị của rau. Nước sốt, kem hay sữa chua… có thể biến rau củ trở nên hấp dẫn hơn, thu hút vị giác của trẻ. Trẻ thích được tương tác nhiều hơn khi ăn, việc chấm các loại nước sốt, gia vị sẽ giúp bé ăn vui vẻ hơn. Ví dụ, cha mẹ có thể cho con ăn dâu tây, chuối với siro chocolate; bông cải xanh với phomai.
Đồ ăn kèm có thể là món con yêu thích, nhưng bạn nên chú ý số lượng thức ăn kèm phải ít hơn rau để con hiểu rằng rau củ mới là món chính. Theo thời gian, trẻ sẽ học cách thưởng thức rau củ mà không cần thức ăn kèm.
Xem thêm: Kinh nghiệm dạy trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân NỀ NẾP – BÀI BẢN
Cho bé tham gia đi chợ và nấu ăn cùng
Hãy để trẻ quyết định những món gì sẽ ăn cho bữa tối khi đi chợ, đi siêu thị cùng cha mẹ và đương nhiên trong đó không thể thiếu rau xanh. Hãy chỉ ra màu sắc và hình dạng đẹp mắt của các loại rau củ khác nhau và xây dựng ấn tượng cũng như không gian vui vẻ của con cùng rau xanh, điều này cũng sẽ giúp bé thích thú hơn với việc ăn rau và đem lại hiệu quá khá tích cực khi rèn bé ăn rau. Nếu có điều kiện, bố mẹ có thể cùng bé tham gia vào trồng trọt và chăm sóc các loại rau củ để bé háo hức thưởng thức thành quả.
Nếu trẻ đã đủ lớn, bạn có thể cho con tham gia sơ chế thực phẩm như nhặt, rửa và phân loại rau, lấy nguyên liệu nấu ăn phụ mẹ giống như bé đang chơi đồ hàng vậy. Để trẻ tham gia vào quá trình nấu ăn cũng là cách giúp chúng có động lực thử những món mới. Bởi trẻ thường thích ăn những món mình chuẩn bị.
Việc cho bé tham gia nấu ăn cùng, phụ huynh cần lưu ý để trẻ tránh xa vật dụng sắc nhọn hay đồ vật nóng.
Khiến bữa ăn vui vẻ hơn
Nếu có thời gian, bạn có thể biến những món rau con ghét trở thành một tác phẩm nghệ thuật nho nhỏ để khiến bữa ăn vui vẻ hơn bằng cách sử dụng cốc, bát, khuôn tạo hình đồ ăn dễ thương. Hoặc kết hợp nhiều loại rau, củ, quả có màu sắc bắt mắt, sắp xếp thành hình con vật, đồ vật, các nhân vật hoạt hình trẻ yêu thích. Ví dụ, bạn có thể tạo thành một bức tranh đồ ăn với các loại rau làm thành cây cối, lòng đỏ trứng gà là mặt trời và ngô luộc là bãi biển…

Ngoài ra, để bé chịu ăn rau, cha mẹ cũng nên chú ý tới hình dáng, màu sắc bắt mắt với đĩa, bát ăn và thìa, dĩa của trẻ. Bạn cũng có thể tổ chức buổi dã ngoại ngoài trời hay cùng con đặt tên riêng cho các món ăn. Việc tạo cho trẻ nhiều niềm vui và động lực khi ăn uống sẽ làm giảm sự căng thẳng trong bữa ăn.
Để khiến bữa ăn sinh động, vui vẻ hơn, cha mẹ hãy chơi trò chơi nhỏ cùng con, như đưa cho trẻ một mẩu thức ăn, cho chúng nếm thử và đoán tên. Hãy bắt đầu từ những món ăn quen thuộc để tạo hứng khởi cho trẻ, dần dần bạn đưa thêm những món ăn lạ để trẻ làm quen. Nhưng cũng đừng quên dạy con ăn uống lịch sự bố mẹ nhé!
Rèn bé ăn rau với sinh tố
Nhiều trẻ biếng ăn do lười nhai. Bố mẹ có thể rèn con ăn rau bằng cách để con uống thay vì ăn, biến các món rau thành sinh tố. Rau xanh kết hợp nhiều loại trái cây vẫn giữ được hàm lượng vitamin, chất xơ và các chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ.

Tuy nhiên, để con phát triển tốt nhất, cha mẹ vẫn nên kiên trì luyện thói quen ăn nhai với những trẻ thuộc trường hợp này.
Xem thêm: Dạy con yêu thương anh em – Bí quyết hoà thuận gia đình
Đừng dán nhãn trẻ là “kén ăn” hay “không bao giờ ăn rau”
Nếu muốn trẻ ăn rau, cha mẹ đừng dán nhãn trẻ là “kén ăn” hay liên tục nói trẻ “không bao giờ ăn rau” vì điều gì lặp lại càng nhiều lần, nó sẽ đi sâu vào tiềm thức của trẻ, từ đó trở thành thói quen không ăn rau trong vô thức. Đây là lỗi cực kỳ nghiêm trọng mà hầu hết phụ huynh đều mắc phải khi rèn bé ăn rau!
Hãy luôn nói những điều tích cực với trẻ, nhìn nhận những tiến bộ để khen con kịp thời. Hãy khen con nhiều hơn, hãy khen rằng con là “người rất dũng cảm vì đã thử những điều mới mẻ” ngay khi trẻ hợp tác ăn một món gì mới. Trẻ sẽ rất vui và tự hào vì việc làm của mình được cha mẹ khen và ghi nhận, từ đó trẻ có động lực tiếp tục phát huy thói quen tốt này.
Trẻ không ăn rau và những tác hại khôn lường!
Trẻ em cần hấp thu cả chất xơ hòa tan và không hòa nên việc bổ sung chất xơ từ nhiều nguồn khác nhau cho trẻ là vô cùng cần thiết. Chất xơ hòa tan thường được tìm thấy trong trái cây, đậu và yến mạch, trong khi chất xơ không hòa tan chủ yếu được tìm thấy trong ngũ cốc nguyên hạt và các loại rau. Hãy khuyến khích con bạn ăn thực phẩm giàu chất xơ từ tự nhiên, vì chúng cung cấp cho bé đủ lượng chất xơ cần thiết.
Với từng giai đoạn độ tuổi của trẻ sẽ đòi hỏi hàm lượng chất xơ bổ sung vào cơ thể khác nhau:
- Các bé mới tập đi tuổi từ 1 đến 3 cần khoảng 19g mỗi ngày.
- Từ 4 đến 8 tuổi, bé cần 25g mỗi ngày.
- Từ 9 đến 13 tuổi, các bé trai cần 31g và các bé gái cần 26g chất xơ mỗi ngày.
Cha mẹ nên lưu ý các chỉ số dinh dưỡng theo từng độ tuổi để đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho con.

Theo đánh giá của Viện Dinh dưỡng Việt Nam, “nhiều thịt, ít rau và thừa… chất béo” đang là tình trạng bữa ăn hiện nay của nhiều người Việt và trẻ nhỏ. Không ăn rau có nhiều tác hại với trẻ như mắc bệnh táo bón, thiếu vitamin, lười ăn, giảm khả năng miễn dịch, và dễ mắc bệnh.
- Thiếu vitamin và khoáng chất
Hầu hết vitamin không tự tổng hợp được từ cơ thể mà phải cung cấp bên ngoài, nhất là trong rau, củ, quả. Ví dụ: vitamin nhóm B tạo ra một loại enzyme đồng hóa đường, kích thích ngon miệng; vitamin C giúp tăng cường hấp thụ sắt, protein, lipid… chuyển hóa thành năng lượng. Vitamin E có nhiều trong rau xanh là chất chống oxy hóa đã được nghiên cứu trong điều trị Alzheimer và suy giảm trí nhớ. Nếu có đủ vitamin E sẽ giữ tế bào thần kinh nguyên vẹn dài hơn, giúp bạn ghi nhớ thông tin lâu hơn và tốt hơn. Vậy nên, để trẻ hấp thu tối đa dưỡng chất cũng như phát triển thể chất toàn diện, cha mẹ cần bổ sung đầy đủ các loại rau xanh, trái cây trong khẩu phần ăn của con.
- Táo bón
Xenlulozơ hay thường gọi là chất xơ trong rau xanh có vai trò rất quan trọng với hệ tiêu hóa của trẻ. Thiếu chất xơ làm giảm kích thích nhu động ruột, giảm lợi khuẩn, tăng sinh vi khuẩn có hại trong ruột dẫn đến chứng táo bón, dễ mắc các bệnh về đường tiêu hóa, đi tiêu khó khăn, đau rát, thậm chí chảy máu.
Trẻ em bị táo bón vô cùng nguy hiểm vì lượng phân lớn tích tụ trong ruột của bé, gây ra độc tố, cản trở sự lưu thông máu, là nguyên nhân còi cọc, chậm lớn. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Việt Nam là một trong những quốc gia mắc bệnh đường tiêu hóa hàng đầu thế giới (hơn 20% dân số).
- Giảm khả năng miễn dịch
Trái cây và rau củ giàu các thành phần chống oxy hóa (chẳng hạn như vitamin C, beta-carotene). Nếu cơ thể không được cung cấp đủ lượng chất này, các gốc tự do trong cơ thể sẽ có cơ hội phát triển. Lượng dinh dưỡng không cân bằng sẽ làm giảm miễn dịch, khiến trẻ dễ bị virus, vi khuẩn tấn công, dễ ốm vặt, hay bị bệnh.
- Viêm đường ruột
Chất xơ và vitamin trong rau xanh còn giúp thúc đẩy phát triển vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Việc bé không ăn rau sẽ làm cho các vi khuẩn có lợi yếu dần đi, trong khi đó các vi khuẩn có hại lại mạnh lên khiến bé bị viêm và mắc bệnh đường ruột.
- Nguy cơ mắc bệnh về tim mạch
Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng, nếu ăn ít rau, củ, quả, bé có nhiều nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Ngược lại, những trẻ được bổ sung đầy đủ dưỡng chất từ rau xanh và các loại thực vật khác, bé có ít nguy cơ bị tắc nghẽn mạch máu, đau tim hoặc đột quỵ về sau.
Xem thêm: Dạy trẻ chào hỏi lễ phép – Kỹ năng cơ bản để làm người TỬ TẾ
Bổ sung chất xơ cho bé lười ăn rau như thế nào?
Tuy không giàu dinh dưỡng như những loại dưỡng chất khác, nhưng chất xơ lại mang lại nhiều lợi ích thiết thực giúp ổn định và duy trì các hoạt động của hệ tiêu hóa. Với trẻ lười ăn ra xanh, các bậc phụ huynh lưu ý bổ sung thêm nhiều loại củ quả, trái cây vào khẩu phần ăn của trẻ để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cần thiết.

Như đã nói ở trên, trẻ cần bổ sung cả chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan. Những hàm lượng chất xơ thiết yếu này đến từ nhiều loại thực phẩm từ thực vật. Nếu trẻ không chịu ăn rau xanh, cha mẹ có thể bổ sung chất xơ cho trẻ bằng các loại hạt, đậu, yến mạch, khoai lang,… Cùng tham khảo một số loại thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ cao cho trẻ sau đây:
- Yến mạch: chất xơ trong yến mạch có khả năng cải thiện độ nhạy insulin và giảm lượng glucose trong máu, trong 100gr yến mạch chứa đến gần 12gr chất xơ.
- Khoai lang: có hàm lượng chất xơ là 2.6gr / 100gr khoai lang. Khoai lang có thể kết hợp đa dạng với nhiều thực phẩm khác để tạo nên nhiều món ăn hấp dẫn từ mặn đến ngọt cho bé.
- Nhóm các loại quả chứa hàm lượng chất xơ cao như: bơ (có 6.7gr chất xơ trên 100gr bơ), táo (100gr táo có hàm lượng 2.4gr chất xơ), lê (có 3.1gr chất xơ trên 100gr lê), chuối (có 2.6gr chất xơ trên 100gr chuối), quả mâm xôi (có 6.5gr chất xơ trên 100gr mâm xôi),…
- Nhóm các loại đậu/ hạt nhiều chất xơ như: hạt chia (100gr hạt chia có tận 34.4gr chất xơ), hạnh nhân (100gr hạnh nhân có 13.3gr chất xơ), đậu hà lan (100gr chứa 8.4gr chất xơ), đậu lăng (có 7.3gr chất xơ trên 100gr đậu lăng), đậu xanh (100gr đậu xanh có 7gr chất xơ), đậu thận (trong 100gr chứa 6.8gr chất xơ),…
Theo BS Nguyễn Trọng Hưng – Viện Dinh dưỡng Quốc gia: “Năng lượng trong mỗi đơn vị rau xanh chỉ bằng một nửa so với trái cây. Nếu ăn trái cây thay rau thì chúng ta sẽ đưa một lượng lớn năng lượng vào cơ thể, trong đó có lượng lớn đường đơn, điều này không tốt cho những người cần phải giữ cân, những người có các bệnh lý mạn tính phải kiểm soát chất bột đường, đặc biệt là loại đường đơn giản. Vì thế chúng ta cần ăn cả rau xanh và quả chín chứ không ăn thay thế rau xanh bằng quả chín là không hợp lý”.
Vậy nên cha mẹ vẫn cần kiên nhẫn rèn bé ăn rau, và không chỉ ăn một số loại rau mà cần ăn đa dạng thực phẩm, đa dạng các loại rau xanh.
“Khi bổ sung rau xanh cần đa dạng, bao gồm cả rau có màu và không màu. Đáp ứng mọi nhu cầu về các vi chất dinh dưỡng, ăn đa dạng thực phẩm và rau xanh sẽ góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống”- BS Hưng chia sẻ.
Trẻ lười ăn rau đang là vấn đề đau đầu của nhiều bậc phụ huynh. Mong rằng bài viết trên đây đã có thể đưa ra những gợi ý, giải pháp thiết thực giúp cha mẹ rèn bé ăn rau, giúp các bé cải thiện thói quen ăn uống để phát triển toàn diện, dinh dưỡng cân đối.
Nếu bố mẹ đang gặp khó khăn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ mầm non, khoá học DreamUP thuộc Tổ chức giáo dục UPO chắc chắn sẽ là một gợi ý tuyệt vời cho gia đình!. Trẻ sẽ được giáo dục và định hướng đúng đắn từ tư duy và nhận thức, từ đó trẻ sẽ tự mình có thể có thái độ sống tích cực cũng như những hành vi chuẩn mực. Không chỉ phát huy tối đa tiềm năng bản thân, trẻ còn có thể giúp đỡ những người khác.
Đăng ký khoá học DreamUP cho bé NGAY

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- Kiên trì và cố chấp – Sự khác biệt mong manh tới thành công
- 100 câu nói hay về sự kiên trì – dành cho ai đang gục ngã
- Làm sinh trắc vân tay bao nhiêu tiền? – Bảng giá tham khảo
- [BẬT MÍ] 10+ kinh nghiệm rèn luyện tính kiên trì cho trẻ
- 20+ tấm gương về lòng kiên trì – khơi nguồn động lực bất tận
- 80 câu ca dao tục ngữ về siêng năng kiên trì đầy sâu sắc!
- Làm sinh trắc vân tay cho bé là gì? Có an toàn hay không?
- 20 trò chơi rèn tính kiên trì cho trẻ – Dạy con thông minh
- Dạy con kiếm tiền với 7 hoạt động cực ĐƠN GIẢN và NĂNG ĐỘNG
- Dạy con cách tiêu tiền thông minh – Cẩm nang cho bố mẹ!