Bữa ăn trong ngày chính là thời gian quây quần của những thành viên trong gia đình hoặc đây cũng chính là dịp để mọi người gặp nhau. Có những kỹ năng dạy trẻ cách ăn uống lịch sự mà bố mẹ cần dạy để bé biết để hình thành những thói quen tốt trong ăn uống.
Ăn uống lịch sự – kỹ năng sống cần được rèn luyện “đầu tiên”
Từ xưa đã có câu “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, “học ăn” được xếp đầu tiên cho ta biết tầm quan trọng của việc học kỹ năng sống phép lịch sự trong bữa ăn. Hiện nay có nhiều phụ huynh phàn nàn về thói quen ăn uống không tốt của con em mình như biếng ăn, vừa ăn vừa chơi điện thoại, ăn uống rơi vãi nhiều,…. Việc hướng dẫn cho con trẻ các quy tắc khi ăn uống khi còn nhỏ là rất cần thiết bởi khoảng thời gian này rất hiệu quả để dạy cho bé, giúp bé hình thành những thói quen tốt và phát triển có kỷ luật hơn.

Bên cạnh đó, cách ăn uống cũng là một yếu tố để người khác đánh giá được tính cách của con người. Ba mẹ nên dạy trẻ cách ăn uống lịch sự, gọn gàng và từ tốn, từ đó dẫn chứng đến những việc khác trong cuộc sống.
Dạy con ăn uống lịch sự – Trước bữa ăn
Không chỉ trong lúc ăn uống mà trước bữa ăn cũng có những nguyên tắc như sau:
Vệ sinh chân tay sạch sẽ
Điều bắt buộc phải làm trước khi ăn mà ba mẹ nào cũng thường hay nhắc con mình chính là rửa chân tay sạch sẽ, thói quen này sẽ giúp các bé đảm bảo được sức khoẻ hơn. Bởi tính hiếu động và chơi bời nhiều nên tay bé tiếp xúc với vi khuẩn và bụi bặm, việc vệ sinh tay trước mỗi bữa ăn nhằm ngăn bé ăn phải những thứ không đảm bảo.

Một số bé khi còn quá nhỏ còn chưa ý thức được nhiều nên còn dùng tay bốc đồ ăn, đồ chơi và nhiều thứ khác nữa nên nếu không vệ sinh tay trước khi ăn có thể tăng khả năng bị nhiễm khuẩn hoặc các bệnh về đường tiêu hoá cho bé. Ba mẹ hãy nhắc nhở trước mỗi bữa ăn và cùng bé rửa tay, dần dần sẽ tạo thành thói quen cho bé.
Chờ đợi người khác ngồi vào mâm cơm
Một điều cần lưu ý về kỹ năng sống phép lịch sự trong bữa ăn mà bé cần biết chính là chờ đợi người khác ngồi vào mâm cơm, đặc biệt là người lớn. Thường một bé ba mẹ cho rằng con nít đói bụng có thể được ưu tiên ăn trước, điều này vô tình sẽ gây ra cho bé sự ỷ lại và hình thành thói quen xấu, không biết tôn trọng người lớn.

Bữa cơm là thời gian quây quần của cả gia đình, mỗi người nên có ý thức chờ đủ người rồi mới dùng bữa, tránh trường hợp người ăn trước người ăn sau sẽ không phù hợp. Ba mẹ nên dạy bé tính tự giác khi đến giờ ăn cơm hãy vệ sinh tay chân sạch sẽ, ngồi ngay ngắn vào bàn và tránh việc người lớn phải chờ đợi mình.
Lời mời trước bữa cơm
Lời mời trước bữa cơm là quy tắc và phép lịch sự cơ bản mà ba mẹ nên dạy sớm cho bé. Khi trong bàn có người lớn như ông, bà, anh, chị,… bé nên mời mọi người trước khi ăn. Ba mẹ hãy làm gương bằng cách mời cả nhà ăn cơm, các bé sẽ có xu hướng làm theo. Sau đó hãy giải thích cho bé việc mời dùng cơm thể hiện sự lễ phép, lịch sự và tôn trọng với người lớn, dần dẫn bé sẽ hiểu và tự giác cho những lần sau.

Xem thêm: Kỹ năng sống gọn gàng ngăn nắp cho trẻ nên được giáo dục như thế nào?
Tư thế ngồi lịch sự, không rung chân, đùi
Trong các bữa ăn dù là trong gia đình thân thiết hay với người ngoài thì vấn đề ngồi ngay ngắn, lịch sự cũng nên được chú ý. Các bé thường hay nghịch ngợm, thích chạy chơi trong bữa ăn, ngay từ thời gian đầu ba mẹ nên nghiêm khắc về vấn đề này để bé nghiêm túc hơn. Khi ăn cần ngồi đúng tư thế, không được rung đùi hoặc đạp chân lung tung tránh ảnh hướng đến người khác.

Ngoài ra phụ huynh cũng nên căn dặn thêm về các lưu ý như: không được bốc tay hoặc làm rơi vãi đồ ăn, không được vừa ăn vừa chơi, không vừa ăn vừa nói chuyện hoặc gây ra tiếng động khi ăn,…
Những kỹ năng sống phép lịch sự trong bữa ăn trẻ cần học
Ngoài những lưu ý cần biết trước khi ăn thì trong bữa ăn các bé cũng cần được học về kỹ năng sống phép lịch sự trong bữa ăn như sau:
Học cách nhờ người khác lấy giúp thức ăn
Nếu đĩa thức ăn ở quá xa thì ba mẹ hãy dặn bé nhờ người lớn lấy giúp thay vì rướn người ra để cố lấy. Khi ấy bé có thể sẽ làm ảnh hưởng đến người bên cạnh hoặc dễ làm rớt đồ ăn, gây mất vệ sinh và khó chịu cho người khác.

Trong bữa ăn, phụ huynh hãy dặn bé nếu muốn lấy thứ gì đó ở quá xa thì hãy nhờ bố mẹ hoặc người lớn ngồi cạnh một cách lịch sự nhất. Đừng quên dạy bé cách nói cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ từ mọi người.
Không lãng phí đồ ăn
Một số ba mẹ cho rằng không nên ép bé ăn nhiều, tuy nhiên nếu để bé để dư lại đồ ăn dần dần sẽ tạo thành tính lãng phí và không biết trân trọng thức ăn. Thay vào đó phụ huynh có thể dặn bé lấy lượng thức ăn vừa đủ và ăn hết phần thức ăn của mình. Đây không chỉ là việc dạy con ăn uống lịch sự với mà còn tạo nên thói quen tiết kiệm và không phung phí và tôn trọng người nấu.

Để hiệu quả hơn, ba mẹ hãy kể cho con nghe câu chuyện về những đứa trẻ rằng còn nhiều người không có đủ thức ăn để bé biết trân trọng hơn. Ngoài ra, phụ huynh có thể cho con tham gia cùng nấu ăn để bé cảm nhận được việc nấu ăn tốn thời gian và công sức như thế nào.
Xem thêm: 12+ kỹ năng sống lịch sự khi đến nhà người khác dành cho bé
Không xới lộn, gẩy đồ ăn
Hành động xới, lựa đồ ăn được cho là vô cùng bất lịch trên bàn ăn. Nếu món ăn đó mình không thích thì có thể lựa chọn món khác hoặc quan sát trước khi gắp. Ngay từ đầu ba mẹ nên dặn bé trước, nếu bé không gắp được có thể nhờ người lớn lấy giúp.
Không cắm thẳng đũa lên bát cơm hay gõ bát, đĩa
Theo quan niệm từ xưa, việc cắm đũa thẳng lên bát cơm chỉ dành để cúng lên tổ tiên. Cho đến này nhiều người vẫn tin vào quan niệm này và không cho người khác cắm đũa như vậy. Đây cũng là một trò nghịch ngợm thường thấy ở trẻ, vì vậy bố mẹ tuyệt đối phải nghiêm cấm con làm điều này.

Các trẻ khi ăn thường nghịch ngợm gõ đũa vào bát để phát ra tiếng kêu, hành động này gây ồn ào và ảnh hưởng đến người xung quanh. Ngoài ra, thời xưa việc gõ đũa vào bát thường để những người ăn xin gây sự chú ý, do đó hành động này vẫn mang 1 ý nghĩa không được tốt. Có nhiều trẻ còn nhỏ chưa hiểu hết được ý nghĩa tâm linh của hành động này nên ba mẹ có thể giải thích dễ hiểu để bé tránh phạm phải.
Không gắp thức ăn đưa thằng vào miệng
Khi ăn cơm chung với người khác nên gắp thức ăn bỏ bát bát riêng của mình chứ không nên đưa thẳng vào miệng. Hành động này có thể làm rơi vãi đồ ăn, gây mất vệ sinh và nhìn không được lịch sự. Ba mẹ cần tập cho bé thói quen này khi ăn cùng với gia đình và cả với người lạ, để bé cư xử được đúng mực hơn. Chính phụ huynh cũng nên làm gương để bé học theo.
Không vừa ăn vừa nói chuyện
Thường nhiều người có thói quen trong bữa ăn sẽ kể chuyện. Hành động này không hẳn là không được nhưng cũng nên hạn chế, nhất là khi trong miệng cần làm thức ăn. Đôi khi vừa ăn vừa nói sẽ làm rơi vãi thức ăn lung tung, những người xung quanh cũng không nghe được những gì mình nói.

Ba mẹ nên nhắc bé từ sớm vì trẻ con hiếu động, nói chưa rõ và ăn uống cũng chưa được thuần thục nên có thể gây ra tình huống khó chịu cho người xung quanh.
Ăn từ tốn, hạn chế tạo âm thanh lớn
Từ xa xưa đã có câu ” ăn chậm, nhai kỹ” để chỉ một kỹ năng sống phép lịch sự trong bữa ăn. Việc ăn chậm giúp thức ăn được tiêu hoá tốt hơn, giảm tình trạng đau dạ dày. Hơn nữa, việc nhai kỹ giúp dạ dày có đủ thời gian để báo hiệu cho não bộ cảm thấy no, điều này cũng giúp bạn hạn chế ăn quá nhiều thức ăn.

Khi ăn, ba mẹ nên dặn bé không được chép miệng hoặc ăn quá lớn tiếng, gây cảm giác khó chịu cho người khác. Hãy ăn từ tốn vừa có lợi cho sức khỏe của bé lại rất lịch sự.
Bố mẹ dạy trẻ điều gì sau bữa ăn?
Ngoài những kỹ năng sống phép lịch sự trong bữa ăn thì các bé cũng nên được bố mẹ hướng dẫn về những lưu ý sau bữa ăn.
Dạy trẻ cách ăn uống lịch sự – Không chê bai đồ ăn
Có thể có những món ăn không phù hợp với khẩu vị của mình nhưng không nên chê bai, thay vào đó hãy cảm ơn vì họ đã bỏ tâm huyết ra nấu cho mình. Nếu có cơ hội có thể góp ý nhẹ nhàng để người nấu cơ thể rút kinh nghiệm mà cũng không buồn lòng.

Mời những người còn lại trong mâm khi kết thúc bữa ăn
Được xem là một phép lịch sự cần thiết, khi ăn xong ba mẹ hãy nhắc trẻ xin phép đứng lên trước và mời mọi người tiếp tục dùng cơm. Dù là hành động nhỏ nhưng cũng thể hiện được sự tinh tế của mình, dần dần tạo cho bé thói quen và sẽ được nhiều người đánh giá cao hơn.

Tự giác lấy tăm, hoa quả… tráng miệng mời mọi người
Sau bữa ăn, các bé có thể chủ động lấy tăm và hoa quả cho người thân, điều này thể hiện sự yêu thương và lễ phép đối với mọi người. Chắc chắn người lớn sẽ cảm thấy vui lòng bởi hành động này. Nhiều bé còn nhỏ sẽ chưa biết tự giác nên phụ huynh có thể thực hiện trước và chỉ cho bé thấy để có thể làm quen và tập làm theo.
Vệ sinh chân tay, miệng sạch sẽ
Sau mỗi bữa ăn, hãy rèn cho bé việc vệ sinh chân tay, răng miệng sạch sẽ để đảm bảo sức khỏe và vệ sinh hơn. Nhiều bé thường bỏ qua việc này nên ba mẹ nên thực hiện cùng với bé, giải thích lợi ích của việc này cho bé hiểu.

Khi trẻ còn nhỏ chính là thời gian hợp lý nhất để trang bị cho bé những bài học đầu đời và những kỹ năng cần thiết cũng như dạy trẻ cách ăn uống lịch sự, bởi đây là lúc trẻ dễ nhớ và dễ hình thành thói quen nhất. Ba mẹ nên chú ý giáo dục và giải thích rõ ràng để bé hiểu đúng vấn đề hơn.
Khóa học DreamUP của UPO là một sự lựa chọn hợp lý để hỗ trợ phụ huynh trong việc hình thành tư duy tự thức cho sự phát triển của trẻ, kỹ năng sống phép lịch sự trong bữa ăn cũng là một trong số đó. Khóa học này cũng sẽ giúp bé hình khai phóng những vốn kiến thức riêng, không bị ảnh hưởng bởi những quan niệm cũ và tạo bản sắc khác biệt cho chính bản thân mình.

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- 15 lớp kỹ năng sống cho trẻ 14 tuổi DANH TIẾNG NHẤT hiện nay
- 7 phương pháp dạy trẻ kỹ năng sống BỀN VỮNG mà ĐƠN GIẢN
- “Điểm danh” 10+ lớp học kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi TỐT NHẤT
- Sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non qua các giai đoạn
- 5 lớp học cho trẻ thiếu tự tin ở Đà Nẵng thể hiện bản thân
- Các lớp học cho trẻ thiếu tự tin ở Nha Trang hấp dẫn nhất
- TOP 10 trò chơi giúp trẻ tự tin thể hiện tài năng và cá tính
- 12 cách dạy trẻ tư duy phản biện NHANH NHẠY và TỐI ƯU
- 20 trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non ĐƠN GIẢN
- Cách dạy trẻ nhận thức chậm – Cẩm nang đồng hành cùng con