Độ tuổi 6 tuổi là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của trẻ, trí tuệ của trẻ cũng đang phát triển nhanh chóng và khả năng tư duy của trẻ ở độ tuổi này cũng đang được hình thành. Đôi khi, việc phát triển toàn diện các kỹ năng cho trẻ không chỉ đơn thuần là việc truyền đạt kiến thức mà còn có thể thông qua các trò chơi tư duy. Trong bài viết này, chúng ta sẽ khám phá một số trò chơi phát triển tư duy cho trẻ 6 tuổi.
Qua trò chơi phát triển tư duy dành cho trẻ 6 tuổi, trẻ có thể tự học cách tư duy sáng tạo, khám phá các thông tin mới, phát triển kỹ năng quan sát.
Đồ chơi lắp ráp LEGO
LEGO là một thương hiệu đồ chơi lắp ráp trẻ em của Đan Mạch ra đời từ năm 1932. LEGO trong tiếng Đan Mạch được viết tắt của từ “Leg Godt” nghĩa là “chơi hay”. Trải qua quá trình phát triển lâu đời, các sản phẩm của đồ chơi LEGO ngày nay đã có mặt trên toàn thế giới và trở thành trò chơi “quốc dân” được mọi lứa tuổi yêu thích.
LEGO khuyến khích trẻ em tưởng tượng và sáng tạo, yêu cầu trẻ phải tập trung vào công việc. Bằng cách xây dựng và tạo ra các công trình từ việc lắp ráp, cung cấp cho trẻ một cách tiếp cận thực tế, khám phá và học hỏi.

Những phụ kiện trọng đồ chơi LEGO có nhiều hình dáng khác nhau như hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật,… với nhiều màu sắc . Khi các phụ kiện được lắp ráp lại với nhau sẽ tạo nên các mô hình độc đáo như robot, nhà cửa, cây cối, con vật,…Và có thể tháo rời các phụ kiện nên được “tái sử dụng” nhiều lần rất tiện lợi.
Đồ chơi LEGO còn mang lại nhiều lợi ích quan trọng đến sự phát triển toàn diện của bé:
- Phối hợp linh hoạt giữa mắt và tay sẽ giúp bé phát triển tư duy và khéo léo.
- Rèn luyện được tính kiên trì trong khi lắp ráp lego.
- Phát triển kỹ năng xã hội.
Cách chơi:
- Bước 1: Đầu tiên, ba mẹ hãy đảm bảo rằng bạn mua cho trẻ đủ khối LEGO, ba mẹ có thể mua các bộ LEGO có các chi tiết dời hoặc mua các bộ LEGO đã được ghép sẵn.
- Bước 2: Ba mẹ có thể chọn hộ bé một hình mẫu có sẵn từ sách hướng dẫn LEGO hoặc trang web LEGO, hoặc tự để bé tạo ra ý tưởng của riêng mình.
- Bước 3: Bé hãy học theo hướng dẫn cụ thể có trong từng bộ trò chơi LEGO để tạo ra cấu trúc hoặc hình dạng mong muốn, ba mẹ hãy luôn sẵn lòng giúp đỡ bé nếu bé có thắc mắc hoặc khó khăn trong quá trình bé lắp ráp.
Trò chơi này không chỉ phát triển tư duy cho bé mà còn rèn luyện những kỹ năng khác nhau và khám phá sự sáng tạo của bản thân bé.
Trò chơi giải câu đố
Giải câu đố là một trò chơi được thiết kế và tạo ra để thách thức trí thông minh và logic của người chơi. Trong một câu đố, các bạn nhỏ sẽ phải đối mặt với một câu hỏi, vấn đề hoặc tình huống đòi hỏi bé phải suy nghĩ nhạy bén và tìm ra lời giải đúng.
Một trò chơi giải đố có thể có nhiều dạng khác nhau, bao gồm:
- Câu đố hình ảnh: Các bé phải tìm ra sự khác biệt, mối liên hệ hoặc ý nghĩa trong các hình ảnh được cung cấp.
- Câu đố từ vựng: Yêu cầu các bạn nhỏ tìm ra từ hoặc cụm từ đúng để hoàn thành một câu hỏi hoặc lời gợi ý.
- Câu đố logic: Đòi hỏi bé phải tư duy logic, xác định mối quan hệ, suy luận và tìm ra đáp án dựa trên các quy tắc và mẫu logic.
- Câu đố số học: Bao gồm các bài toán số học, khi bé chơi bé cần chơi thực hiện các phép tính, xác định quy luật số học hoặc tìm ra các giá trị số ẩn.
- Câu đố mật mã: Đòi hỏi bé giải mã, tìm hiểu các quy tắc mã hóa và tìm ra thông điệp hoặc lời giải ẩn trong đó.
- Câu đố trí tuệ: Yêu cầu trẻ em suy nghĩ sáng tạo, tìm ra phương án giải quyết vấn đề hoặc đưa ra quyết định thông minh.

Cách chơi:
- Bước 1: Đọc và hiểu yêu cầu của trò chơi giải đố để bé biết rõ mục tiêu và nhiệm vụ cần hoàn thành.
- Bước 2: Để bé tự tìm hiểu và tò mò các tình huống được đặt ra trong trò chơi, để bé tự quan sát các thông tin liên quan và xác định những chi tiết quan trọng.
- Bước 3: Bé bắt đầu sử dụng tư duy logic và suy luận, đưa ra các mối quan hệ tiềm ẩn trong câu đố.
- Bước 4: Bé chỉ cần đưa ra lời giờ, và ba mẹ giúp bé kiểm tra đáp án coi đúng hay chưa.
Có lưu ý rằng, với mỗi dạng trò chơi giải câu đố đều có những quy tắc và cách chơi riêng. Các bạn nhỏ hãy chú ý và đọc kỹ hướng dẫn từng trò.
Trò chơi giải đố không chỉ mang tính giải trí mà còn có nhiều lợi ích phát triển toàn diện cho trẻ. Nó rèn luyện tư duy logic, tăng cường khả năng tư duy sáng tạo, cải thiện khả năng suy luận và xử lý thông tin, cũng như khuyến khích trẻ có sự kiên nhẫn và khả năng giải quyết vấn đề.
Xem thêm: Trẻ bị rối loạn tư duy – Biểu hiện và lời khuyên xử lý
Trò chơi tìm lối đi trong mê cung
Tìm lối đi trong mê cung là một trong những trò chơi được các bạn nhỏ và các bậc phụ huynh ưa chuộng, phổ biến. Bên cạnh việc giúp bé phát triển tư duy trí tuệ thì trò chơi tìm lối đi trong mê cung còn giúp bé cải thiện sự tập trung, khả năng xử lý thông tin và khả năng giải quyết vấn đề.
Ba mẹ có thể in ra giấy hoặc mua trò chơi tìm lối đi trong mê cung ở các nhà sách. Ngoài ra, ba mẹ nên chuẩn bị cho bé một cái bút chì và tẩy xóa đường đi, để bé có thể suy luận theo nhiều hướng và tăng thêm sự suy luận. Nhiệm vụ của bé là tìm ra đường đi từ điểm bắt đầu đến mục tiêu mà không bị mắc kẹt trong các hành lang mê cung.

Cách chơi:
- Bước 1: Để bé nhìn tổng quan và xem xét cấu trúc khi nhìn vào bản đồ mê cung.
- Bước 2: Xác định điểm bắt đầu và mục tiêu của bé trong mê cung.
- Bước 3: Sử dụng tư duy logic và quan sát để bé bắt đầu di chuyển trên bản đồ, bé có thể thử nghiệm các hướng khác nhau, quay đầu và thử các đường đi song song để tìm ra lối thoát.
- Bước 4: Bé hãy chú ý quan sát để tránh các đường cụt trong mê cung, điều này đòi hỏi bé phải quyết định đúng trong việc chọn đường đi.
- Bước 5: Khi bé tìm ra lối thoát khỏi mê cung, bé đã xuất sắc hoàn thành được trò chơi này.
Trò chơi tìm điểm khác biệt
Trò chơi “Tìm điểm khác biệt” là một trò chơi giải đố thú vị, trong đó người chơi cần tìm ra những khác biệt nhỏ nhất giữa hai hình ảnh hoặc hai bức tranh. Mục tiêu là quan sát, nhìn kỹ và phát hiện ra các yếu tố không giống nhau giữa hai hình ảnh trong thời gian ngắn nhất.
Bố mẹ hãy chuẩn bị hai bức tranh có những điểm khác nhau bằng cách tìm mua tại các nhà sách hoặc tìm kiếm trên Internet, tải xuống và in ra. Sau đó, đặt chúng cạnh nhau và yêu cầu bé tìm điểm khác nhau trong hai bức tranh đó. Tùy vào độ tuổi của bé, bố mẹ chỉ nên chọn những bức ảnh đơn giản, ít họa tiết và phù hợp với độ tuổi của bé.

Cách chơi:
- Bước 1: Để bé tự xem xét hình ảnh và so sánh hai hình ảnh với nhau. Bé hãy tìm hiểu các chi tiết, mẫu, màu sắc, hình dạng và các yếu tố khác trong mỗi hình ảnh.
- Bước 2: Tìm kiếm những yếu tố không giống nhau giữa hai hình ảnh bao gồm sự thay đổi trong hình dạng, màu sắc, vị trí, kích thước và sự thêm hoặc bớt đi của một chi tiết nhỏ.
- Bước 3: Hãy sử dụng tư duy và mở rộng tầm nhìn của bé để phát hiện ra những điểm khác nhỏ và không dễ tìm thấy, bé nên tỉ mỉ và soi xét mọi góc độ.
- Bước 4: Khi bé đã tìm ra một điểm, ba mẹ hãy chỉ bé khoanh tròn vào những chỗ khác biệt trên giấy để bé không bị nhầm lẫn hoặc lặp lại chi tiết khác biệt đó.
Khi bé đã tìm xong điểm khác của một cặp hình ảnh, thì bé có thể tiếp tục chơi với các cặp hình ảnh khác với nhiều chủ đề thú vị khác nhau.
Trò chơi xếp Domino
Trò chơi xếp domino là một hoạt động thú vị và giáo dục dành cho trẻ 6 tuổi. Trẻ sẽ được tham gia xếp các viên domino và tạo ra một chuỗi liên tiếp, sau đó đánh đổ viên domino đầu tiên và xem chuỗi domino đổ lần lượt. Trẻ cần suy nghĩ và tư duy về vị trí để sao mà tạo ra hướng đặt các viên domino để tạo ra một chuỗi liên tiếp. Trò chơi yêu cầu sự tập trung cao của trẻ để xếp các viên domino một cách chính xác và đánh đổ viên domino đầu tiên. Trẻ cần kiên nhẫn xếp từng viên domino và chờ đến lúc phù hợp để đánh đổ.
Do đó, qua trò chơi này, trẻ sẽ được phát triển kỹ năng tư duy không gian, tăng cường sự tập trung và rèn luyện khả năng kiên nhẫn.

Cách chơi:
- Bước 1: Trẻ xếp các viên Domino lên, đảm bảo rằng mỗi viên không bị đổ. Viên Domino thường có hình chữ nhật với một đường chia đôi chính giữa, trong đó mỗi nửa có một số điểm từ 0 đến 6 hoặc không có số điểm.
- Bước 2: Chọn điểm xuất phát là một viên domino nằm dọc, xác định viên này là điểm đầu tiên trong chuỗi. Xếp các viên domino tiếp theo sao cho chúng tiếp xúc với viên domino trước đó. Hãy đảm bảo rằng các viên domino được xếp thẳng đứng và không bị lệch hướng. Trẻ có thể xếp chúng thành các đường thẳng, vòng tròn, rích rắc hoặc các hình dạng khác tùy theo sự sáng tạo của trẻ.
- Bước 3: Khi đã xếp xong, bé bắt đầu đẩy viên domino được chọn là điểm tiên trong chuỗi, từ đó tạo hiệu ứng lan truyền, tất cả các viên domino sẽ lần lượt đổ đè lên nhau cho đến khi hết chuỗi bé xếp.
Khi chuỗi bắt đầu, bé có thể nghe tận hưởng âm thanh các viên domino khi chúng đổ đè lên nhau và hình ảnh khi đổ sẽ khiến cho bé thoải mái. Đây cũng là trò chơi giải trí thú vị cho cả gia đình và bạn bè của trẻ.
Xem thêm: TOP 30 game tư duy cho trẻ vận dụng sáng tạo và bổ ích nhất
Trò chơi Ô ăn Quan
Ô ăn quan là một trò chơi dân gian rất phổ biến của trẻ em tại Việt Nam. Nhất là thời xưa khi công nghệ chưa phát triển như bây giờ. Trò chơi này có thể chơi được từ 2 đến 3,4 người. Ô ăn quan thường sử dụng các vật dụng đơn giản dễ tìm như đá, sỏi,…có kích thước nhỏ vừa tay người chơi. Trò chơi dân gian này đã có mặt tại nước ta từ thuở xa xưa và phổ biến khắp 3 miền đất nước.
Trò chơi Ô ăn Quan sẽ giúp bé phát triển kỹ năng tư duy chiến thuật, tính toán, kiểm soát không gian và rèn luyện sự tập trung. Trò chơi cũng khuyến khích sự cạnh tranh, trí tuệ và sự nhạy bén của bé trong việc đọc tình huống.

Cách trang, thiết bị cần có: Bàn cờ và quân chơi hoặc để các bé chơi với nhau bằng những vật dụng sáng tạo.
Cách chơi:
- Bước 1: Trò chơi Ô ăn quan được chơi trên một bàn cờ gồm một dãy ô được chia thành hai phía, mỗi phía có 7 ô và một ô chung ở giữa. Trên mỗi ô ban đầu, các bé đặt một số hạt quan trắng hoặc đen.
- Bước 2: Trò chơi bắt đầu với một bé được quyền đi trước. Các bé lần lượt di chuyển các hạt quan trên bàn cờ theo một số quy tắc cụ thể.
- Bước 3: Khi đến lượt chơi của bé chọn một ô chứa hạt quan của bé và lấy hết các hạt quan trong ô đó. Tới lượt bé tiếp theo sẽ di chuyển theo chiều kim đồng hồ đến ô tiếp theo trên cùng một hàng, đặt một hạt quan vào ô đó. Các bé có thể tiếp tục di chuyển từng ô tiếp theo, đặt một hạt quan vào mỗi ô trống cho đến khi hết các hạt quan trong tay.
- Bước 4: Nếu bé di chuyển qua một ô có hạt quan của đối thủ, bé có quyền ăn các hạt quan đó. Bé sẽ lấy hết các hạt quan trong ô đó và đặt chúng vào túi hoặc giữ lại bên mình.
- Bước 5: Trò chơi sẽ tiếp tục khi tất cả các ô trên bàn cờ đều đã được chiếm, bé nào nhiều ô hơn sẽ chiến thắng trò chơi.
Trò chơi Ô ăn Quan là một trò chơi truyền thống mang tính văn hóa có thể tạo sự gắn kết và thú vị trong việc các bé chơi cùng bạn bè và để lại kỷ niệm trong tuổi thơ.
Trò chơi đoán đồ vật
Trò chơi đoán đồ vật là một trò chơi đơn giản và thú vị, bé chỉ cần đoán đúng tên của đồ vật được mô tả mà không thấy trực tiếp hình ảnh. Trò chơi này thường được chơi nhóm và có thể điều chỉnh độ khó tùy theo độ tuổi và trình độ của bé. Đây là một trong những trò chơi trí tuệ cho trẻ mầm non được nhiều bậc phụ huynh lựa chọn.
Các trang, thiết bị cần có: Bố mẹ nên chuẩn bị thật nhiều đồ vật có hình dạng khác nhau sau đó bỏ vào một cái hộp kín. Bố mẹ sẽ miêu tả hình dáng, màu sắc và công dụng của đồ vật và đố bé biết đó là đồ vật gì. Nếu bé đoán đúng thì ba mẹ có thể khuyến khích bằng một phần quà nho nhỏ. Nhưng nếu bé chưa đoán được thì bố mẹ hãy cho trẻ thêm một vài gợi ý khác nhé.

Cách chơi:
- Bước 1: Ba mẹ đóng vai là người mô tả và chọn một đồ vật mô tả cho bé đoán.
- Bước 2: Ba mẹ chơi mô tả đồ vật mà không nêu tên trực tiếp cho bé. Ba mẹ có thể mô tả về hình dạng, kích thước, màu sắc, cấu tạo, chất liệu hoặc bất cứ điểm nào khác của đồ vật đó.
- Bước 3: Bé lắng nghe đồ vật mà bố mẹ mô tả và cố đoán đúng tên của đồ vật đó, bé có thể đưa ra câu trả lời bằng cách nói hoặc viết.
- Bước 4: Ba mẹ nhận câu trả lời của bé. Nếu bé trả lời đúng thì cha mẹ có thể tặng cho bé một phần quà nho nhỏ, nếu sai cha mẹ có thể gợi ý tiếp cho con yêu.
Trò chơi đóng kịch cho bé
Trò chơi đóng kịch cho bé là một trò chơi phát triển tư duy cho trẻ 6 tuổi hết sức sáng tạo và thú vị, giúp cho trẻ phát triển khả năng diễn xuất, tư duy sáng tạo và hoạt ngôn. Trò chơi đóng kịch khuyến khích các bạn nhỏ sử dụng trí tưởng tượng của mình để tạo ra những câu chuyện và thể hiện vai diễn của mình một cách xuất sắc.
Bé có thể chọn một chủ đề hoặc câu chuyện trong chuyện cổ tích hoặc truyện tranh để đóng kịch.

Cách chơi:
- Chọn chủ đề: Phụ huynh có thể chọn cho bé một chủ đề hoặc một câu chuyện hoặc để bé tự tỏa sức sáng tạo tạo nên câu chuyện của riêng bé.
- Tiếp theo là phân vai diễn: Bé có thể chơi cùng bạn bè hoặc gia đình, phân chia các vai diễn trong câu chuyện của bé và đảm bảo rằng mỗi bé có vai diễn riêng để thể hiện khả năng diễn xuất của các bạn nhỏ.
- Hãy khuyến khích bé tự tưởng tượng ra các tình huống, các hành động để đóng kịch.
- Cha mẹ hướng dẫn cho bé và để bé có thể thử nghiệm các cử chỉ, giọng nói của nhân vật một cách tốt nhất.
- Khi bé đã sẵn sàng biểu diễn, cha mẹ hãy khen ngợi bé, có những phản ứng tích cực và xây dựng cho bé để bé có thể cải thiện câu chuyện và kỹ năng diễn xuất của bé.
Trò chơi đóng kịch có thể được thực hiện trong một không gian tự nhiên như sân chơi, trong phòng của bé, hoặc có thể dùng các đạo cụ nhỏ như trang phục, đồ chơi và đồ dùng nhỏ để tăng tính tương tác và tạo cảm giác thực tế hơn. Trò chơi đóng kịch tạo ra một môi trường vui nhộn và có sự hợp tác và kết nối giữa bé và gia đình, giữa bé và bạn bè.
Xem thêm: 20 phần mềm giúp bé phát triển tư duy ĐA CHIỀU ấn tượng nhất
Trò chơi khối Rubik
Khối Rubik là một trong các đồ chơi tư duy cho bé nổi tiếng được phát minh bởi một giáo sư kiến trúc, điêu khắc gia người Hungary tên là Ernő Rubik phát minh ra vào năm 1974, tên của món đồ chơi này được lấy từ chính tên của người tạo ra nó. Lúc đầu, trò chơi khối Rubik được giới thiệu như trò chơi giải đố cơ học, các bé sẽ phải tư duy tìm ra lời giải quy luật để có được các mặt Rubik chính xác.

Cách chơi:
- Ba mẹ nên chọn cho bé khối Rubik có kích thước phù hợp với bé và dễ dàng cho bé chơi.
- Để bé nhận diện và phân loại các màu sắc có trên mỗi mặt của khối Rubik.
- Để bé xoay một mặt của khối Rubik để làm quen, đặt cho bé những mục tiêu đơn giản như xếp hai mặt cùng màu.
- Cha mẹ hãy để bé tự tư duy tìm hiểu và sắp xếp khối Rubik hoàn thành.
Đồ chơi khối Rubik không những được trẻ em yêu thích mà cả người lớn cũng chơi, đặc biệt giúp người lớn có thể giải tỏa căng thẳng sau một ngày làm việc mệt mỏi nói chung mà còn các bé tư duy và phát triển trí não một cách tối đa.
Trò chơi ghép hình Puzzle
Trò chơi ghép hình Puzzle là một hoạt động giáo dục và giải trí phổ biến cho trẻ em và người lớn. Trò chơi ghép hình Puzzle yêu cầu các bé ghép các mảnh ghép hình thành một hình ảnh hoàn chỉnh.
Chọn một bức tranh Puzzle: Bắt đầu bằng việc chọn một bức tranh Puzzle mà bạn muốn hoàn thành. Có rất nhiều lựa chọn với đa dạng chủ đề và mức độ khó khác nhau. Bạn có thể chọn theo sở thích cá nhân hoặc theo độ tuổi và khả năng của trẻ em.

Cách chơi:
- Bước 1: Trước khi bắt đầu chơi, ba mẹ hãy đảo mảnh ghép lên trên mặt bàn và tìm các mảnh có các đường viền hoặc hình dạng đặc biệt để làm khung viền của bức tranh. Sắp xếp các mảnh theo màu sắc, hình dạng hoặc mẫu để bé dễ dàng tìm kiếm và bắt đầu sắp xếp.
- Bước 2: Bé bắt đầu lựa chọn một mảnh ghép và tìm nơi nó phù hợp trên bảng hoặc khung viền của bức tranh. Dựa vào hình dạng, màu sắc và họa tiết của mảnh ghép để tìm vị trí phù hợp. Bé tiếp tục ghép từng mảnh ghép theo cách này cho đến khi hoàn thành bức tranh.
Khi bức tranh đã hoàn thành, bé hãy chiêm ngưỡng bức tranh và khám phá những chi tiết thú vị của bức tranh bé vừa xếp xong.
Trò chơi Sudoku
Trò chơi Sudoku là một trò chơi logic đòi hỏi trẻ phải có tư duy nhạy bén điền số từ 1 đến 9 vào các ô trống trên một lưới 9×9. Mục tiêu của trò chơi là điền các số đúng vào các ô trống sao cho mỗi hàng, mỗi cột và mỗi khối 3×3 không có số lặp lại.

Cách chơi:
- Trò chơi Sudoku bắt đầu với một lưới 9×9 đã được điền sẵn một số. Các số này đã được xếp sao cho không có số lặp lại trên cùng một hàng, cột hoặc khối 3×3.
- Quy tắc chơi của trò chơi là điền các số từ 1 đến 9 vào các ô trống sao cho không có số lặp lại trên cùng một hàng, cột hoặc khối 3×3. Mỗi hàng, cột và khối 3×3 cần phải chứa đủ tất cả các số từ 1 đến 9.
- Bé bắt đầu điền số bằng việc xem xét lưới và xác định xem số nào có thể được điền vào ô trống tiếp theo. Điền số vào ô trống và chắc chắn rằng nó không vi phạm quy tắc Sudoku.
- Khi bé điền số vào các ô trống, ba mẹ hãy kiểm tra xem nó có phù hợp với các số đã điền và không vi phạm quy tắc Sudoku. Nếu ba mẹ phát hiện lỗi, hãy sửa chúng để đảm bảo lưới Sudoku đúng và giải thích cho bé hiểu.
Trò chơi Sudoku giúp bé phát triển tư duy logic, tập trung và khả năng giải quyết vấn đề. Nó cũng là một trò chơi thư giãn và giúp nâng cao khả năng phân tích và suy luận của bé.
Xem thêm: Dạy trẻ tư duy ngược có phải điều quá mạo hiểm không?
Trò chơi tháp Hà Nội
Trò chơi Tháp Hà Nội, còn được gọi là Tower of Hanoi, là một câu đố logic kinh điển. Trò chơi này yêu cầu người chơi di chuyển một số đĩa từ một cọc sang cọc khác, tuân theo quy tắc là không được đặt đĩa lớn hơn lên đĩa nhỏ hơn. Mục tiêu là chuyển toàn bộ đĩa từ cọc xuất phát sang một cọc đích một cách đúng thứ tự và sử dụng ít bước di chuyển nhất có thể. Trò chơi tháp Hà Nội là một trò chơi có tính tùy biến cao, nên các bạn nhỏ phải vận duy tư duy một cách triệt để nhất để giải chúng.

Cách chơi:
- Trò chơi bắt đầu với một tập hợp các đĩa được xếp theo thứ tự kích thước, từ lớn đến nhỏ, trên một cọc. Các đĩa được xếp từ trên xuống dưới, với đĩa lớn nhất ở dưới cùng.
- Bé chỉ được di chuyển một đĩa vào một lúc và chỉ được đặt đĩa lớn hơn lên trên đĩa nhỏ hơn. Bé có thể sử dụng một cọc trung gian nếu cần.
- Bé bắt đầu bằng việc di chuyển đĩa trên cùng từ cọc xuất phát sang cọc đích hoặc cọc trung gian. Sau đó, bé di chuyển đĩa tiếp theo trong tập hợp lớn hơn từ cọc ban đầu sang cọc mục tiêu hoặc cọc trung gian. Lặp lại quá trình này cho đến khi tất cả các đĩa đã được chuyển sang cọc đích theo đúng thứ tự.
Số bước di chuyển tối thiểu: Mục tiêu của trò chơi là di chuyển tất cả các đĩa từ cọc xuất phát sang cọc đích, sử dụng ít bước di chuyển nhất có thể.
Trò chơi dân gian bắt cướp
Trò chơi dân gian bắt cướp là một trò chơi nhóm thú vị và hấp dẫn. Nó thường được chơi bởi một nhóm người, trong đó một số người sẽ đóng vai trò là cướp và các người chơi còn lại sẽ là người bắt cướp. Ba mẹ hãy cùng phối hợp với bé để cùng tạo thêm sự hấp dẫn cho trò chơi còn giúp trẻ phát triển kỹ năng sống.
Trò chơi dân gian bắt cướp đòi hỏi các bé phải có sự linh hoạt, nhanh nhẹn dù là bé ở trong hoàn cảnh là người đi cướp hay là người bắt cướp.
Bé có thể chơi cùng bố mẹ hoặc bạn bè để tăng thêm sự kịch tính và thú vị.
Cách chơi:
- Chuẩn bị: Xác định số lượng người chơi và chọn ngẫu nhiên một số người để đảm nhận vai trò là cướp. Các người chơi khác sẽ là người bắt cướp.
- Khởi đầu: Các người chơi là cướp sẽ chạy khắp khu vực chơi, trong khi người bắt cướp cố gắng bắt được họ. Mục tiêu của người bắt cướp là tiếp cận và chạm vào một người chơi cướp để bắt sống.
- Quy tắc di chuyển: Người bắt cướp chỉ có thể di chuyển bằng cách chạy bộ hoặc bước đi nhanh, trong khi người chơi là cướp có thể di chuyển tự do và thay đổi hướng đi.
- Bắt cướp: Khi người bắt cướp chạm vào một người chơi cướp, người chơi đó sẽ trở thành người bắt cướp và vai trò của hai người sẽ đảo ngược.
Trò chơi tiếp tục cho đến khi một người chơi bắt cướp bắt được tất cả các người chơi còn lại hoặc khi đã đủ số vòng chơi.
Trò chơi làm theo hiệu lệnh
Trò chơi làm theo hiệu lệnh thường mang tính chất hài hước và gây cười, khi chơi trò chơi các bạn nhỏ phải đảm bảo yếu tố nhanh nhẹn và phản xạ của người chơi.
Trò chơi làm theo hiệu lệnh không những mang đến tiếng cười cho các bạn nhỏ mà còn đồng thời rèn luyện khả năng tự duy phản xạ nhanh nhạy của mỗi bé.
Cách chơi:
- Các bé cùng nhau xác định và chọn ra một người điều khiển, người sẽ đưa ra các hiệu lệnh cho các người chơi khác để thực hiện.
- Người điều khiển sẽ đưa ra các hiệu lệnh một cách liên tục và ngẫu nhiên cho các người chơi khác. Ví dụ, các hiệu lệnh có thể là “nhảy lên”, “xoay mình”, “chạy vòng quanh”, “khuỵu gối”, “đập tay”, “cúi người”, và nhiều lệnh khác.
- Các bạn nhỏ khác phải nhanh chóng thực hiện các hiệu lệnh mà người điều khiển đưa ra. Các bé phải tuân thủ hiệu lệnh và thực hiện chính xác để không bị loại ra khỏi trò chơi.
- Nếu một bạn trong một nhóm chơi không thực hiện đúng hoặc không tuân thủ hiệu lệnh, bạn nhỏ đó sẽ bị loại ra khỏi trò chơi. Trò chơi tiếp tục với các bạn còn lại cho đến khi chỉ còn lại một người chơi duy nhất.
Xem thêm: 12 cách dạy trẻ tư duy phản biện NHANH NHẠY và TỐI ƯU
Trò chơi cờ vua
Cờ vua là trò chơi điển hình để rèn luyện tư duy logic cho trẻ ở hầu hết mọi lứa tuổi. Trong suốt quá trình chơi trò chơi cờ vua, trẻ phải tập trung và quan sát cẩn thận từng nước cờ. Từ đó vận động tư duy và đưa ra những quyết định nhanh nhạy.
Bên cạnh sự tập trung, trẻ cần vận động trí óc đưa ra những chiến thuật để giành chiến thắng. Theo các chuyên gia, chơi cờ vua giúp cả hai bán cầu não hoạt động linh hoạt để suy nghĩ, dự đoán các nước cờ. Điều này rất tốt trong việc rèn luyện trí óc, tăng cường sự hoạt động của bộ não.
Cách chơi: Trò chơi cần sự tham gia của 2 người, mỗi người sở hữu một bên quân đen hoặc quân trắng. Bằng cách tuân thủ quy tắc di chuyển của từng loại quân trên bàn cờ, người chơi cần tìm mọi cách để tấn công quân Vua của đối phương trong khi phải bảo vệ Vua của mình. Trò chơi sẽ kết thúc khi Vua của một trong hai bên bị tiêu diệt.

Trò chơi vượt chướng ngại vật
Trò chơi Vượt Chướng Ngại Vật là một trò chơi mà người chơi phải vượt qua các chướng ngại vật để đạt được mục tiêu cuối cùng. Trò chơi vượt chướng ngại vật còn cung cấp cả hoạt động thể chất và tinh thần, và khuyến khích sự phát triển của bé, khả năng vượt qua khó khăn và sự kiên nhẫn.

Cách chơi:
- Tạo và xác định mục tiêu, ví dụ như mục tiêu có thể là vượt qua một quãng đường hoặc đến đích cuối cùng.
- Xây dựng hoặc đặt các chướng ngại vật trên đường đi của bé. Chướng ngại vật có thể là các vật phẩm, thùng xốp, ghế, hoặc bất cứ thứ gì tạo ra trở ngại nhưng mà không nguy hiểm.
- Các bé phải tìm cách vượt qua các chướng ngại vật bằng cách leo, nhảy, bò, hay đi qua chúng. Các bé có thể sử dụng các kỹ năng và sự sáng tạo của mình để tìm ra cách hiệu quả nhất để vượt qua các chướng ngại vật.
- Các bé cố gắng vượt qua tất cả các chướng ngại vật trên đường và đạt được mục tiêu cuối cùng. Điều này có thể là đến đích hoặc hoàn thành một quãng đường nhất định.
Tùy thuộc vào quy định của trò chơi, các bé có thể được ghi điểm dựa trên hiệu suất vượt chướng ngại vật hoặc cạnh tranh với nhau để xem ai vượt chướng ngại vật nhanh nhất.
Trò chơi rút gỗ
Trò chơi rút gỗ có tên tiếng Anh là Jenga – được đặt dựa theo một động từ trong tiếng Swahili có nghĩa là “để xây dựng”. Trò chơi này bắt đầu phổ biến trên thế giới từ những năm 1980 khi tập đoàn Hasbro tiếp thị và phân bố rộng rãi.
Đồ chơi rút gỗ với màu sắc đẹp giúp trẻ tư duy tốt, khéo léo và kiên trì. Bộ đồ chơi còn được sản xuất với vật liệu bằng gỗ cao cấp rất an toàn cho trẻ nhỏ. Ví dụ với bộ đồ chơi rút gỗ 48 thanh nhiều màu sắc Woody Tower có công dụng giúp các bé rèn luyện sự tập trung, khéo léo để rút thanh gỗ ra khỏi tòa tháp, nếu không may rút nhầm khiến tòa tháp đổ thì bé sẽ là người thua cuộc. Còn rèn luyện cho trẻ khả năng tư duy, suy nghĩ kỹ lưỡng trước khi chọn thanh gỗ để rút ra.
Đây là một trò chơi mang tính giải trí, giúp bé tránh xa các thiết bị điện tử cực kỳ tốt. Đồ chơi rút gỗ được đáng giá là trò chơi hấp dẫn và phù hợp với các bạn nhỏ.

Cách chơi:
Xếp tòa tháp gỗ đồ chơi
- Xếp tháp gỗ sao cho cột tháp không bị đổ, trộn các thanh gỗ với nhau sao cho những thanh gỗ không cùng màu ở chung chỗ.
- Khi xây tháp hãy để những khoảng trống nhỏ ở giữa các khối giúp tiện rút gỗ.
- Xếp 3 thanh gỗ mỗi lần sao cho những thanh gỗ xếp vuông góc với 3 thanh gỗ xếp ở bên dưới.
Bắt đầu trò chơi rút thanh gỗ ra khỏi tòa tháp mới xếp
- Trò chơi không giới hạn số lượng người chơi.
- Các bé tung xúc xắc nếu màu nào xuất hiện thì phải rút màu đỏ và đặt lên đỉnh tháp sao cho tháp không bị đổ.
- Trò chơi sẽ kết thúc khi có một bé làm đổ cột tháp.
Trò chơi cho bé gỡ băng dính mật
Sự tập trung là chìa khóa cho hầu hết các trò chơi nhằm phát triển hoạt động não bộ cho trẻ. Trò chơi cho bé gỡ băng dính là một trò chơi vui nhộn giúp cho bé tư duy và tăng cường sự tập trung.
Các trang thiết bị, dụng cụ cần thiết:
- Một tấm băng dính
- Một bức tranh hoặc hình dán lên tấm băng dính
Cách chơi:
- Bước 1: Dán hình hoặc bức tranh lên tấm băng dính.
- Bước 2: Yêu cầu bé gỡ băng dính khỏi hình hoặc bức tranh.
- Bước 3: Khi bé gỡ được băng dính, bé sẽ thấy một hình mới hoặc một thông điệp bí mật.
- Bước 4: Yêu cầu bé ghi nhớ hình hoặc thông điệp đó và trả lời các câu hỏi.
Trò chơi cho bé gỡ băng dính mặt không chỉ giúp bé rèn luyện trí nhớ và sự tập trung, đồng thời còn là một trò chơi vui vẻ và thú vị cho bé thư giãn.
Xem thêm: Có nên cho trẻ học toán tư duy không? – Giải đáp TẤT TẦN TẬT
Trò chơi ghép cặp
Trò chơi ghép cặp là một trò chơi tuyệt vời để trẻ em phát triển khả năng nhận biết và tăng cường khả năng tư duy logic. Trò chơi này yêu cầu trẻ em tìm và ghép các cặp hình giống nhau với nhau trong một tập hợp các thẻ hoặc miếng ghép có hình ảnh hoặc biểu tượng khác nhau.

Cách chơi:
- Ba mẹ chuẩn bị một bộ thẻ hoặc miếng ghép có các hình ảnh hoặc biểu tượng khác nhau. Ba mẹ cũng có thể tự làm thẻ hoặc mua các bộ ghép cặp sẵn có.
- Đặt tất cả các thẻ hoặc miếng ghép lộn xộn trên bề mặt.
- Yêu cầu con lần lượt lật một thẻ hoặc miếng ghép để xem hình ảnh hoặc biểu tượng trên đó. Sau đó bé cần tìm và lật một thẻ khác để tìm cặp của nó. Nếu hai thẻ có cùng hình ảnh hoặc biểu tượng, bé sẽ giữ cặp thẻ đó và tiếp tục lật hai thẻ khác.
Nếu không nhớ, bé sẽ lật lại các thẻ và cố gắng ghi nhớ vị trí của chúng để ghép cặp sau này.
Trò chơi tiếp tục cho đến khi tất cả các cặp hình ảnh hoặc biểu tượng được tìm thấy và ghép cặp. Thông qua quá trình này, bé sẽ cải thiện khả năng nhận biết và tăng cường khả năng tập trung và tư duy logic của mình.
Đồ chơi Board game cho bé
Đồ chơi Board game là những trò chơi được chơi trên một bảng hoặc một mặt phẳng, thường bao gồm các bảng, bộ bài, quân cờ và các thành phần khác. Sau đây là một số đồ chơi Board game phổ biến và thú vị dành cho trẻ em 6 tuổi:
- Ticket to Ride: Trò chơi xây dựng đường ray và kết nối các thành phố trên bản đồ
- Uno: Trò chơi bài đơn giản nơi người chơi cố gắng hết bài trước người khác
- Battleship: Trò chơi chiến tranh hải quân, trong đó người chơi cố gắng tìm và tiêu diệt tàu của đối thủ.
- Monopoly Junior: Phiên bản giản lược của trò chơi Monopoly, dành cho trẻ em để họ tìm hiểu về tiền bạc và quản lý tài sản.

Cách chơi: tùy từng đồ chơi bé chọn và có hướng dẫn cách bé chơi trong từng bộ sản phẩm mà ba mẹ mua.
Những trò chơi Board game trên cung cấp không chỉ niềm vui và giải trí, mà còn giúp các bé phát triển các kỹ năng như tư duy chiến lược, quyết đoán, kiên nhẫn và giao tiếp.
Qua 20 trò chơi phát triển tư duy cho trẻ 6 tuổi trên đây, trẻ em không chỉ học cách tư duy sáng tạo, mà còn khám phá các giải pháp mới và phát triển kỹ năng quan sát, tư duy logic, xử lý thông tin và tư duy phản biện. Ngoài ra, trò chơi cũng tạo ra một môi trường vui nhộn và thú vị để trẻ khám phá và học hỏi.
Ngoài những trò chơi tư duy cho con, ba mẹ hãy cho con đến với khóa học KidUP với phương pháp giảng dạy chất lượng kết hợp giữa giải trí và phát triển tư duy cùng nhiều hoạt động bổ ích thú vị để các con tự tin, năng động hơn, hình thành thái độ sống tích cực, lành mạnh.

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- Kiên trì và cố chấp – Sự khác biệt mong manh tới thành công
- 100 câu nói hay về sự kiên trì – dành cho ai đang gục ngã
- Làm sinh trắc vân tay bao nhiêu tiền? – Bảng giá tham khảo
- [BẬT MÍ] 10+ kinh nghiệm rèn luyện tính kiên trì cho trẻ
- 20+ tấm gương về lòng kiên trì – khơi nguồn động lực bất tận
- 80 câu ca dao tục ngữ về siêng năng kiên trì đầy sâu sắc!
- Làm sinh trắc vân tay cho bé là gì? Có an toàn hay không?
- 20 trò chơi rèn tính kiên trì cho trẻ – Dạy con thông minh
- Dạy con kiếm tiền với 7 hoạt động cực ĐƠN GIẢN và NĂNG ĐỘNG
- Dạy con cách tiêu tiền thông minh – Cẩm nang cho bố mẹ!