Tư duy trực quan hình tượng của trẻ mẫu giáo có vai trò gì?

Tư duy trực quan hình tượng cho trẻ mẫu giáo liệu có thực sự cần thiết?

“Tư duy trực quan hình tượng” là thuật ngữ đang được nhiều bậc phụ huynh quan tâm bởi vì nó đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển ở trẻ. Vậy tư duy trực quan hình tượng cho trẻ mẫu giáo liệu có thực sự cần thiết hay không? Cùng UPO tìm hiểu trong bài viết dưới đây. 

Tư duy trực quan hình tượng là gì?

Tư duy trực quan hình tượng là những tư duy về hình ảnh, sự vật thông qua quan sát trực tiếp và được tiếp nhận trong não người quan sát. Tức là khi quan sát, người quan sát sẽ không hành động mà ghi nhớ những hình ảnh sự việc để hình dung những tình huống và vấn đề của nó, từ đó hình thành những cách nhìn nhận mới về vấn đề, xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau.

Nói một cách dễ hiểu hơn, khi nhìn thấy một một quả táo bị cắn mất một phần, trong trí tưởng tượng của chúng ta có thể tưởng tượng được hình ảnh ban đầu của quả táo. Hoặc khi đang lựa chọn các trang phục, nhìn vào những loại trang phục, ta có thể tưởng tượng được hình ảnh khi ta mặc trang phục đó như thế nào, từ đó lựa chọn trang phục phù hợp nhất. Đây được gọi là tư duy trực quan hình tượng.

Ngoài ra chúng ta còn có thể tư duy trực quan hình tượng phong phú hơn bằng cách kết hợp các đặc điểm hình ảnh hiện có. Ví dụ như khi nhìn một cái cây đang lớn nhanh, ta có thể tưởng tượng được sau 5 năm, 10 năm nữa nó sẽ có hình dáng như thế nào, từ đó liên tưởng đến những hình ảnh có thể xảy ra như cây nở hoa, cây có quả, tán cây rậm, cao lớn,… Kết quả là sẽ có rất nhiều hình ảnh mới được chúng ta tưởng tượng ra.

Thông qua những ví dụ trên, có thể thấy rằng tư duy trực quan hình tượng là vô cùng cần thiết đối với mỗi con người, nó không chỉ giúp ta có tăng vốn hình ảnh thêm phong phú và trực quan hơn mà còn có thể giúp ta có được những giải pháp cho các tình huống cần thiết thông qua những hình ảnh được tưởng tượng ra. Đồng thời đây là một kỹ năng rất quan trọng trong việc tư duy hình ảnh, nghệ thuật. 

Từ khi sinh ra, tư duy trực quan hình tượng đã được hình thành, đặc biệt ở độ tuổi 3-6 tuổi là bước ngoặt quan trọng để chuyển từ tư duy trực quan sang tư duy trực quan hình tượng. Vì vậy ở độ tuổi mầm non là giai đoạn quan trọng để rèn luyện cho trẻ kỹ năng cần thiết này.

Khi bé chơi các đồ chơi lắp ráp, đầu tiên trẻ sẽ ghi nhớ hình ảnh của mẫu lắp ráp đó và xem người khác tháo lắp đúng cách
Khi bé chơi các đồ chơi lắp ráp, đầu tiên trẻ sẽ ghi nhớ hình ảnh của mẫu lắp ráp đó và xem người khác tháo lắp đúng cách

Ví dụ: Khi bé chơi các đồ chơi lắp ráp, đầu tiên trẻ sẽ ghi nhớ hình ảnh của mẫu lắp ráp đó và xem người khác tháo lắp đúng cách. Sau một khoảng thời gian trẻ sẽ ghi nhớ và xác định được hình dạng và kích thước, màu sắc của các khối và dần có thể lắp ráp được đồ chơi đó. 

Tư duy trực quan hình ảnh có vai trò gì với sự phát triển của trẻ?

Khi trẻ tư duy trực quan hình tượng, trẻ sẽ có thể giải quyết các vấn đề một cách nhanh chóng mà không cần phải cảm nhận trực tiếp. Có thể nói, kỹ năng tư duy trực quan hình tượng là tiền đề trẻ có được tư duy trừu tượng, tức là trẻ có thể giải quyết những vấn đề đòi hỏi phải kết hợp các phương pháp, cách giải quyết khác nhau để giải quyết tốt và triệt để. Dần trẻ sẽ có thể giải quyết các vấn đề, tình huống gặp phải một cách linh hoạt và hiệu quả. 

Kỹ năng tư duy trực quan hình tượng là tiền đề trẻ có được tư duy trừu tượng, tức là trẻ có thể giải quyết những vấn đề
Kỹ năng tư duy trực quan hình tượng là tiền đề trẻ có được tư duy trừu tượng, tức là trẻ có thể giải quyết những vấn đề

Ngoài ra, khả năng tư duy trực quan hình tượng sẽ giúp ích rất nhiều đến sự phát triển sau này của trẻ. Giúp trẻ có tư duy tốt và thông minh hơn từ đó có thể đạt được các thành tích tốt trong học tập và công việc.

Xem thêm: Tư duy của trẻ mầm non là gì? 7 loại tư duy ở trẻ em CƠ BẢN

Những cách để rèn luyện tư duy trực quan hình tượng cho trẻ mẫu giáo

Khi trẻ con nhỏ, ở độ tuổi lớp mẫu giáo là lúc thích hợp nhất để bố mẹ có thể rèn luyện tư duy trực quan hình ảnh cho con. Hiện nay có rất nhiều cách rèn luyện khác nhau đem lại hiệu quả tốt, đặc biệt là thông qua các trò chơi như xếp hình, vẽ tranh, giải đố,…

Xếp hình

Chinh phục những hình ảnh, màu sắc của các khối hình sẽ là một trò chơi thú vị dành cho con và rất hiệu quả để dạy bé tư duy sớm cũng như rèn luyện tư duy trực quan hình ảnh cho trẻ. Hãy cho trẻ quan sát, ghi nhớ các khối hình và để chúng vào những ô trống giống với khối hình. Điều này giúp trẻ ghi nhớ nhanh chóng hình dạng và màu sắc của từng khối hình khác nhau, phát triển não bộ và tăng khả năng quan sát hình ảnh hiệu quả.

Xếp hình là một trong các trò chơi rèn luyện tư duy trực quan hình tượng của trẻ mẫu giáo cực kỳ hiệu quả
Xếp hình là một trong các trò chơi rèn luyện tư duy trực quan hình tượng của trẻ mẫu giáo cực kỳ hiệu quả

Bố mẹ đừng quên khen con khi con làm đúng để con cảm thấy chinh phục được trò chơi, cảm thấy có ý nghĩa và trở nên vui vẻ, hứng thú hơn với trò chơi xếp hình.

Vẽ tranh

Vẽ tranh là một phương pháp rèn luyện khả năng tư duy trực quan hình tượng hiệu quả cho trẻ mẫu giáo. Khi trẻ ghi nhớ những hình ảnh cơ bản, hãy yêu cầu trẻ tái hiện lại thông qua hình vẽ và màu sắc. Trong lúc vẽ trẻ sẽ vừa có thể vận dụng trí nhớ và não bộ để tưởng tượng đến sự vật sự việc đó để vẽ.

Khi trẻ ghi nhớ những hình ảnh cơ bản, hãy yêu cầu trẻ tái hiện lại nó thông qua hình vẽ và màu sắc
Khi trẻ ghi nhớ những hình ảnh cơ bản, hãy yêu cầu trẻ tái hiện lại nó thông qua hình vẽ và màu sắc

Xem thêm: TOP 10 lớp học tư duy cho trẻ em Đà Nẵng được đánh giá CAO NHẤT

Tăng cường các hoạt động tham quan, khám phá

Đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo hầu như vẫn chưa thể chủ động đọc sách hay các tin tức để nâng cao nhận thức. Vì vậy bố mẹ hãy thường xuyên cho con tham quan, khám phá những điều thú vị mà trẻ chưa biết. Hãy cho trẻ tập quan sát sâu hơn để có thể ghi nhớ nhanh và lâu hơn. Ví dụ dạy cho trẻ quan sát các sinh vật xung quanh như con vật, cây cối, con người. 

Hãy cho trẻ tập quan sát sâu hơn để có thể ghi nhớ nhanh và lâu hơn
Hãy cho trẻ tập quan sát sâu hơn để có thể ghi nhớ nhanh và lâu hơn

Bố mẹ có giúp con quan sát sâu hơn nhờ vào những câu hỏi cho trẻ. Ví dụ khi trẻ đang quan sát một con bọ rùa, hãy hỏi trẻ rằng “Con bọ rùa đang làm gì?”, “Nó có màu gì?”, “Trông nó có đẹp không?”, “Nó di chuyển có nhanh không”,… Từ đó trẻ sẽ có thể tò mò và quan sát lâu, kỹ hơn đối với một sự vật, sự việc nào đó. 

Kể chuyện, mô tả sự vật, sự việc

Những câu chuyện kể cũng giúp bé rất nhiều trong việc phát triển tư duy trực quan hình tượng, bởi vì nó gây kích thích tính tò mò, và trí tưởng tượng của bé. Kể chuyện tư duy cho bé sẽ giúp bé ghi nhớ lâu hơn, đồng thời thông qua những lời kể có thể giúp bé hình dung được tình tiết của truyện để phát triển óc tưởng tượng. 

Thông qua chuyện kể, bố mẹ hãy nhờ bé mô tả lại câu chuyện để bé có thể tự mình hình dung cách thể tưởng tượng và tái hiện lại hình ảnh trong đầu đúng với nhân vật trong chuyện. Từ đó có thể nâng cao khả năng tư duy trực quan hình tượng cho bé.

Xem thêm: Dạy trẻ tư duy ngược có phải điều quá mạo hiểm không?

Dạy tư duy trực quan hình tượng của trẻ mẫu giáo qua các trò chơi giải đố

Những câu đố vui sẽ giúp trẻ suy nghĩ và tư duy nhiều hơn để tìm cách giải đáp được câu hỏi đề ra. Từ đó kích thích não bộ làm việc và có thể tưởng tượng được nhiều hướng giải quyết tốt hơn. Đồng thời có thể giúp bé tăng vốn kiến thức hiện có, sáng tạo và thông minh hơn. 

Những câu đố vui sẽ giúp trẻ suy nghĩ và tư duy nhiều hơn để tìm cách giải đáp được câu hỏi đề ra
Những câu đố vui sẽ giúp trẻ suy nghĩ và tư duy nhiều hơn để tìm cách giải đáp được câu hỏi đề ra

Chơi đất nặn

Một trong những trò chơi phát triển tư duy cho trẻ mầm non có hiệu quả tốt là trò chơi đất nặn. Ở độ tuổi mẫu giáo, trẻ thường xuyên học hỏi và khám phá những sự vật sự việc xung quanh mình và ghi nhớ hình ảnh của chúng. Khi ghi nhớ chúng, trẻ có thể tái hiện lại những hình thù bằng đất nặn thông qua các hình ảnh được ghi nhớ. Để chơi được trò chơi này, bắt buộc trẻ phải ghi nhớ chi tiết hình dáng, hình ảnh của chúng.

Trẻ có thể tái hiện lại hình ảnh con vật thành những hình thù bằng đất nặn thông qua các hình ảnh được ghi nhớ
Trẻ có thể tái hiện lại hình ảnh con vật thành những hình thù bằng đất nặn thông qua các hình ảnh được ghi nhớ

Ngoài ra khi chơi đất nặng trẻ còn có thể tự do sáng tạo những con vật, hình thù độc đáo giúp nâng cao khả năng ghi nhớ, tư duy và tưởng tượng của trẻ.

Xem thêm: 20 phần mềm giúp bé phát triển tư duy ĐA CHIỀU ấn tượng nhất

Gấp giấy origami

Gấp giấy origami là trò chơi từ Nhật Bản, từ những tờ giấy thô sơ hình chữ nhật hoặc hình vuông, bằng các kỹ thuật và tính sáng tạo để tạo nên những hình thù độc đáo và đẹp mắt mà không được cắt dán trong quá trình làm. 

Từ những tờ giấy thô sơ hình chữ nhật hoặc hình vuông, bằng các kỹ thuật và tính sáng tạo để tạo nên những hình thù độc đáo và đẹp mắt
Từ những tờ giấy thô sơ hình chữ nhật hoặc hình vuông, bằng các kỹ thuật và tính sáng tạo để tạo nên những hình thù độc đáo và đẹp mắt

Trò chơi này giúp bé phát huy được tư duy về hình ảnh, hình học trực quan, các khối 3 chiều, các hình tam giác, hình chữ nhật, hình vuông,… Đồng thời nâng cao tính sáng tạo, tưởng tượng và sự khéo léo của trẻ.

Tư duy trực quan hình tượng của trẻ mẫu giáo là yếu tố cực kỳ quan trọng cần được rèn giũa từ sớm, kỹ năng này không những giúp bé tư duy thông minh, sáng tạo mà còn giúp bé có thể ứng xử tốt với nhiều vấn đề tình huống trong cuộc sống. Đồng thời bài viết cũng đã nêu rõ những cách thức để rèn luyện hiệu quả kỹ năng này cho bé, hy vọng quý phụ huynh có thể tìm được phương pháp dạy phù hợp cho bé.

Ngoài ra, bố mẹ có thể tham khảo thêm chương trình Sinh Trắc Vân Tay để có thể hiểu được tính cách đặc điểm của bé, từ đó dễ dàng tìm được phương pháp giúp giáo dục và nuôi dưỡng con hợp lý để con cải thiện và phát triển toàn diện. Hiện nay UPO đang có chương trình sinh trắc vân tay miễn phí cho kết quả chính xác cao, bố mẹ có thể cho con đến trung tâm kiểm tra sinh trắc vân tay và được tư vấn chi tiết.

Đăng ký Sinh Trắc Vân Tay MIỄN PHÍ NGAY

Trainer Lê Đặng Minh Nhật

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Icon Facebook tác giả    Icon Youtube tác giả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được
Tư vấn & Test tính cách Miễn phí

    Thông tin liên lạc

    Công ty cổ phần Tiềm năng vô hạn

    Mã số thuế: 4201892928

    Người đại diện theo pháp luật: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

    Theo dõi chúng tôi icon FB icon YT

    background footer

    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x