Ngoài việc phát triển thể chất, phát triển tư duy cho trẻ cũng là khía cạnh cực kỳ quan trọng song hành trong sự phát triển của con. Tuy nhiên không phải phụ huynh nào cũng tìm hiểu rõ và xây dựng được các phương pháp thích hợp phát triển tư duy cho trẻ. Hãy cùng UPO tìm hiểu những “tips” dạy con trẻ cách tư duy được nhiều phụ huynh áp dụng hiệu quả nhất hiện nay.
Một số phương pháp chung giúp phát triển tư duy cho trẻ
Kỹ năng tư duy là khả năng hoạt động của não bộ, góp phần vào việc phát triển trí tuệ một cách toàn diện. Kỹ năng này giúp bé xử lý thông tin, đưa ra quyết định và sáng tạo ra những ý tưởng mới, góp phần vào việc giải quyết khó khăn, đặt và trả lời câu hỏi, tiếp thu thông tin và lập kế hoạch. Phụ huynh hãy tìm hiểu ngay 9 cách dạy bé tư duy sớm dưới đây.
Trau dồi kỹ năng tư duy cho bé qua việc đọc sách
Đọc sách là một thói quen mang lại nhiều liệu ích với người ở mọi lứa tuổi. Đối với các bé, sách chính là cầu nối để bé tiến gần hơn với thế giới. Kho tàng sách với đa dạng chủ đề, thể loại, nội dung và các bài học sẽ giúp bé bổ sung kiến thức, làm nền tảng để bé phát triển tư duy.
Hơn nữa, việc rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ giúp tăng khả năng vốn từ, khiến khả năng thấu hiểu và giao tiếp của bé thuận lợi hơn, giúp quá trình hình thành các ý tưởng sáng tạo mới tốt hơn. Rèn luyện thói quen đọc sách mỗi ngày cho bé còn góp phần giúp bé học được tính kỷ luật, sự kiên nhẫn và bình tĩnh rất tốt.

Có rất nhiều thể loại sách mà ba mẹ có thể lựa chọn cho bé, qua đó luyện kỹ năng giúp trẻ tư duy tích cực:
- Sách truyện: Đây là thể loại được rất nhiều trẻ em ưa thích bởi sự thú vị mà mỗi câu chuyện mang lại. Truyện có 2 thể loại gồm truyện tranh và truyện chữ. Truyện tranh thường được nhiều trẻ em đọc vì có hình ảnh sống động và dễ dàng cho bé theo dõi. Thông qua các câu chuyện còn có thể giúp bé hiểu được tình cảm gia đình, bạn bè thông qua truyện tranh Doraemon, học được những mẹo vặt thú vị và những nhân vật lịch sử nổi tiếng tài giỏi như Trạng Quỳnh, …
- Báo chí: Đây là một thể loại sách nên cho bé đọc nhiều. Báo là nguồn cung cấp thông tin nóng hổi trong thời gian gần đây, bao gồm nhiều lĩnh vực và quy mô trên toàn thế giới. Thường xuyên đọc báo góp phần giúp bé nắm được tình hình thay đổi mới của nhiều nước trên thế giới hay những kiến thức xã hội, những phát minh sáng tạo, giúp nâng cao khả năng tư duy của trẻ rất nhiều.
Thông qua sự phát triển của công nghệ hiện đại ngày nay, ngoài việc cho bé đọc sách chữ, ba mẹ còn có thể cho bé đọc sách qua các ứng dụng online ngay trên điện thoại. Hoặc tiện lợi hơn là dùng sách nói – thích hợp cho các bé thích đọc sách nhưng vốn từ chưa được nhiều. Tuỳ vào điều kiện của mỗi bé mà ba mẹ có thể lựa chọn cách đọc sách khác nhau. Tuy nhiên nếu có thể thì vẫn nên cho bé đọc sách trực tiếp, giúp tăng khả năng tập trung và tốt cho mắt của bé hơn.
Xem thêm: 20 phần mềm giúp bé phát triển tư duy ĐA CHIỀU ấn tượng nhất
Dạy trẻ tư duy qua việc thảo luận các vấn đề
Thông qua việc thảo luận với con về các vấn đề thú vị trong cuộc sống, ba mẹ không chỉ giúp bé hiểu rõ vấn đề mà còn làm gia tăng tình cảm gia đình, giúp mọi người hiểu và gắn bó với nhau nhiều hơn. Vào những khoảng thời gian rảnh rỗi như sau bữa ăn hoặc trong các ngày nghỉ, ba mẹ và con có thể chia sẻ với nhau về những điều thú vị mình gặp phải hoặc những kiến thức hay ho vừa học được, từ đó bé sẽ có thói quen chia sẻ nhiều hơn với ba mẹ và giúp các mối quan hệ trong gia đình hạnh phúc hơn.
Các bé còn nhỏ nên đôi khi chưa có khả năng hiểu hết những điều mình được học, khi ấy chính là lúc ba mẹ có thể cùng trao đổi với bé, giúp bé gỡ bỏ những thắc mắc và ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Trong lúc trao đổi, thỉnh thoảng phụ huynh hãy hỏi con về cảm nhận của riêng bé đối với vấn đề. Thông qua đó ba mẹ sẽ nắm bắt được phần nào về khả năng tư duy và để định hướng học tập cho bé chính xác hơn.

Ở khoảng độ tuổi từ 0-6 tuổi, bé hay hỏi về rất nhiều thứ trong cuộc sống, đôi khi đó chỉ là những câu hỏi không rõ ràng và lặp đi lặp lại, tuy nhiên điều bé muốn ở đây chính là cơ hội trò chuyện và được ba mẹ giả đáp, cũng giúp bé phần nào tăng khả năng giao tiếp. Đôi khi bé hỏi quá nhiều câu hỏi “vớ vẩn” khiến ba mẹ bực mình và không trả lời bé, tuy nhiên hành động này không nên một chút nào cả. Khi bị mắng vì đặt ra câu hỏi, bé sẽ lo lắng và bất an, tưởng rằng việc đặt câu hỏi là sai, dần dần khiến bé tự ti, không còn tích cực học hỏi và có khả năng dẫn đến nhiều tác hại to lớn khác.
Những trò chơi rèn luyện tư duy luôn đem lại hiệu quả tích cực
Những trò chơi luôn là thứ thu hút bé nhất vì đa phần các bé đều thích trò chơi vui vẻ, giải tỏa căng thẳng. Chính vì thế sự kết hợp các trò chơi để giúp bé rèn luyện tư duy luôn là phương án được sử dụng nhiều nhất. Các trò chơi tư duy thường thấy bao gồm:
- Câu đố tư duy: Có nhiều dạng câu đố tư duy cho bé như câu hỏi lựa chọn hình còn thiếu, điền tiếp số theo chuỗi, câu đố vui, quan sát tranh và trả lời câu hỏi, câu đố toán học,… Các câu đố rất đa dạng, đặc biệt mỗi câu sẽ có nhiều cách giải khác nhau, giúp bé tăng khả năng sáng tạo, cố gắng tìm ra tất cả các cách giải, dần dần tư duy của bé sẽ nhanh nhạy hơn nhiều.
- Trò chơi tư duy: Kho tàng các trò chơi giúp bé tư duy tốt hơn rất nhiều, từ Lego, sudoku, chơi cờ, brain out, tìm điểm khác nhau,… Trong thời gian rảnh của bé, ba mẹ hãy tận dụng để cho trẻ chơi các trò chơi này, niềm vui đến từ các trò chơi sẽ khiến bé thích thú và không bị áp lực bởi việc học tập.

- Các hoạt động giải trí: Ngoài những trò chơi kể trên, những hoạt động giải trí khác cũng góp phần nâng cao tư duy của bé.
- Vẽ: Vẽ tranh là hoạt động có khả năng nâng cao tư duy sáng tạo và trí tưởng tượng của bé rất tốt. Thông qua các chủ đề, bé có thể thỏa sức vẽ ra những khung cảnh theo cách nhìn nhận riêng của bản thân. Ngoài ra, khi bé dùng màu nước còn học được sự phối màu đa dạng giữa nhiều loại màu khác nhau. Bé có thể vẽ lên những vật dụng bỏ đi như đĩa giấy, chai nhựa, áo cũ,.. để tạo nên sự mới mẻ cho các đồ vật đó.
- Chơi nhạc cụ và hát: Thông qua các nốt nhạc, những nhạc cụ, lời bài hát có thể truyền tải cảm xúc, tâm trạng của bản thân như vui vẻ hào hứng, tức giận hay buồn bã. Thông qua âm nhạc để diễn tả điều mình muốn nói cũng là khả năng sáng tạo đối với trẻ.
- Múa rối: Hoạt động này có vẻ ít phổ biến với các bé vì nó đòi hỏi sự sáng tạo và nhanh nhạy trong việc sáng tạo ra cốt truyện, sắp xếp nhân vật và xử lý tình huống. Vì vậy nếu có điều kiện cho con xem và tham gia sẽ giúp bé nâng cao khả năng sáng tạo của mình. Bằng việc dùng những con búp bê, gấu bông hay gấp giấy thành những nhân vật khác nhau và cùng bạn bè kể chuyện, bé có thể cải thiện khả năng sáng tạo khi ở trong nhiều tình huống khác nhau.
Xem thêm: 50+ trò chơi phát triển tư duy cho trẻ mầm non từ 3 – 5 tuổi
Trao quyền và để trẻ tự giải quyết vấn đề
Tự giải quyết vấn đề là một trong những cách rèn luyện kỹ năng tư duy cho bé cực kỳ nhanh nhưng cũng không hề dễ dàng. Khi không còn dựa dẫm vào ba mẹ, bé phải tự mình suy nghĩ ra cách xử lý khó khăn sao cho phù hợp. Có thể lúc ban đầu còn tốn nhiều thời gian hoặc chưa tìm ra cách giải quyết thích hợp nhất nhưng nếu duy trì được thói quen này sẽ giúp bé trưởng thành hơn, suy nghĩ và tư duy nhanh nhẹn hơn. Sau nhiều lần cố gắng và thành công, bé hoàn toàn có thể đặt niềm tin vào bản thân mình và đưa ra nhiều suy nghĩ tích cực cho các vấn đề sau này.
Ba mẹ hãy khích lệ để bé đưa ra nhiều ý tưởng cho các vấn đề trong cuộc sống. Đừng vội đánh giá đúng sai hay bác bỏ ý kiến của bé vì điều đó có thể khiến bé trở nên kém tự tin, hãy cứ để bé sáng tạo và rút ra bài học kinh nghiệm cho riêng mình.
Lúc ban đầu ba mẹ có thể hỗ trợ và góp ý vì khi đó bé chưa có nhiều kinh nghiệm, tuy nhiên những lần sau ba mẹ không nên can thiệp vào, chỉ khi cách bé đưa ra có thể gây nên ảnh hưởng xấu thì hãy nhẹ nhàng phân tích để bé hiểu và tìm cách giải quyết hợp lý hơn.
Khuyến khích con tò mò và đặt câu hỏi
Trong quá trình cùng nhau tìm hiểu và thảo luận, ba mẹ nên gợi ra những câu chuyện có tính tò mò để bé tự mình đặt câu hỏi. Điều này giúp bé có thói quen chủ động, không còn ngại với việc giao tiếp hay đặt ra yêu cầu nữa.

Ba mẹ nên dạy trẻ tư duy bằng cách đặt cho con những câu hỏi mở, để bé tự trả lời về một khía cạnh vấn đề đang nói đến. Cách này gợi cho bé lối tư duy mở rộng, nhìn nhận vấn đề một cách đa chiều, hơn nữa còn có thể giúp ba mẹ kiểm tra xem bé hiểu vấn đề đến mức nào.
Đôi khi bé sẽ nói rất nhiều, đặt ra hàng ngàn câu hỏi vì sao. Cũng có những câu hỏi vô cùng ngớ ngẩn, nhưng ba mẹ nên nhớ tuyệt đối đừng phớt lờ câu hỏi của bé. Ở trong độ tuổi đó bé đang dần học hỏi để nâng cao kiến thức, Khi bé chủ động học hỏi, ba mẹ nên kiên trì và nhẫn nại hỗ trợ để bé có tin thần học hỏi tốt hơn, điều này cũng cực kỳ có ý nghĩa trong việc xây dựng kỹ năng giúp trẻ tư duy tích cực.
Xem thêm: 100+ câu đố tư duy cho trẻ chọn lọc SÁNG TẠO và ĐỘC ĐÁO NHẤT
Giúp bé tư duy qua cách đánh giá, lọc chọn thông tin
Thông qua nhiều phương tiện và các cách kết nối thông tin, bé có thể tiếp xúc với rất nhiều nguồn. Một vấn đề có thể xảy ra chính là có những sự sai sót và thông tin không đáng tin cậy. Khi đó, việc rèn luyện kỹ năng quan sát cho trẻ, kỹ năng đánh giá và chọn lọc thông tin rất quan trọng.
Nếu nhận được thông tin về vấn đề lạ lẫm và có những nghi ngờ không biết có đúng hay không, ba mẹ hãy dặn bé cách tìm hiểu và xác thực thông tin thông qua người lớn hoặc công cụ Google. Thông tin bé được tiếp nhận rất nhiều nhưng không phải cái gì cũng nghe, bé phải biết chọn lọc và xác nhận thông tin trước khi sử dụng.
Ví dụ trong một bài tập toán, người bạn của bé cho ra đáp án và cách làm khác với bé, có nhiều trường hợp bé không tin tưởng vào bản thân mà sẽ sửa lại theo cách của bạn kia. Tuy nhiên các bé cần tự tin và kiểm tra lại cách làm của mình một lần nữa xem có sự sai sót ở đâu hay không hoặc nhờ thầy cô, ba mẹ giải đáp để tìm ra đáp án chính xác.
Thường xuyên cho trẻ khám phá cuộc sống xã hội bên ngoài
Việc khám phá và vui chơi ở môi trường bên ngoài là một trong những dạy con trẻ cách tư duy hiệu quả nhất. Thay vì chỉ đọc và tìm hiểu thông tin thông qua các trang sách báo hay internet, giờ đây bé có thể tận mắt khám phá những điều thú vị trong cuộc sống. Dù bé chơi 1 mình hay tham gia cùng bạn bè đều có thể giúp bé có thêm trải nghiệm, tăng khả năng nhạy bén, trực giác, phát triển trí tuệ cảm xúc EQ, IQ và còn nhớ lâu hơn so với khi học lý thuyết.
Ba mẹ và nhà trường có thể tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa khác nhau tùy vào vị trí địa lý và tình hình của các bé. Một số hoạt động được đề xuất gồm có tham quan công viên, sở thú để tìm hiểu về các loại động, thực vật quý hiếm, hoạt động về cắm trại, về thăm các vùng quê để so sánh cuộc sống thành thị với nông thôn, được trải nghiệm những thú vui của trẻ em ở quê hay đơn giản là những buổi picnic, đi chơi tập thể.

Những hoạt động này vừa giúp kích thích trẻ tư duy và còn phát triển sức khỏe thể chất, được tham gia các hoạt động thú vị, cùng làm việc nhóm hiệu quả và làm quen với khả năng lãnh đạo.
Đừng quên cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến trẻ tư duy kém nói riêng và chậm phát triển trí não nói chung chính là thiếu chất, đặc biệt xảy ra ở các miền quê, nông thôn!
Phát triển tư duy cho trẻ không chỉ tập trung vào nâng cao trí tuệ mà còn phải chú ý đến sức khỏe thể chất. Các bé ở độ tuổi đang phát triển cần được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cơ thể phát triển hoàn thiện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Chế độ ăn uống tốt không chỉ duy trì sự sống mà còn giúp ích cho quá trình hoạt động của não bộ. Có nhiều loại thực phẩm tốt cho tư duy và não bộ mà ba mẹ nên bổ sung cho bé gồm có các loại hạt, hoa quả, cá, sữa. Ngoài ra hãy hạn chế cho bé sử dụng các thực phẩm có chứa nhiều cafein (cà phê, sôcôla), đồ chiên nhiều dầu mỡ, đồ ngọt,… Những thực phẩm này này thể gây ảnh hưởng đến não bộ, khiến bé mất tập trung và mau quên.
Tập cho bé thói quen ăn uống đầy đủ dinh dưỡng ngay từ nhỏ sẽ giúp trẻ dễ ăn hơn, không bị kén chọn, tạo nên cơ sở phát triển thể chất cho bé tốt ngay từ ban đầu. Hơn thế nữa, sau này khi con đi học hoặc có cuộc sống riêng vẫn sẽ có những kinh nghiệm để chăm sóc bản thân tốt.
Xem thêm: Rèn bé ăn rau – Trận chiến “khốc liệt” của mọi gia đình!
Cho con tham gia các chương trình, hoạt động giáo dục tư duy và kỹ năng sống
Một trong những phương pháp rèn tư duy cho trẻ được nhiều cha mẹ hiện đại áp dụng nhất hiện này chính là cho bé tham gia các khóa học về kỹ năng sống. Thông qua những chương trình này, bé được học hỏi từ những giáo viên hướng dẫn, có cơ hội thể hiện bản thân, làm quen với bạn bè đồng trang lứa và cùng nhau tiếp thu kiến thức về lý thuyết và cả thực hành. Các chương trình này còn mang đến nhiều hoạt động về kỹ năng sống mà bé chưa từng được học trên trường trước khi 18 tuổi. Đến với những hoạt động này, bé sẽ tìm được những người bạn đồng hành, những người hướng dẫn tận tâm để học về kỹ năng sống cần thiết như cách tự lập, khả năng xử lý tình huống, tính nhẫn nại, khả năng làm việc nhóm và lãnh đạo,…
Một trong những trung tâm uy tín hàng đầu hiện nay lĩnh vực đào tạo kỹ năng sống cho trẻ phải kể đến UPO. UPO là một trung tâm giáo dục được hình thành dưới sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho đến nay đã hình thành nhiều cơ sở khắp cả nước và hỗ trợ được rất nhiều học viên.
Điều mà trung tâm hướng đến chính là mang lại khả năng khai phóng và tư duy nhận thức cho trẻ. Kỹ năng này giúp bé định hướng được những sở thích, mục tiêu của bản thân mà không bị gò bó bởi bất kỳ tư tưởng nào trước đây, ngoài ra bé còn biết được đánh đánh giá và nhìn nhận khả năng của bản thân, tìm phương pháp nâng cao giá trị và kìm hãm những điểm yếu của bản thân.

UPO mang đến nhiều khoá học phù hợp với từng độ tuổi và nội dung học khác nhau:
- DreamUP: Khoá học đánh thức tiềm năng cho bé, nhấn mạnh vào tư duy tự thức, giúp bé suy nghĩ tích cực, thoát ra khỏi vùng an toàn và hiểu được tình cảm đối với những người thân.
- FlyUP: Khoá học thổi bùng tiềm năng, giúp bé sống có trách nhiệm với bản thân, biết cách lên kế hoạch, quản lý thời gian của mình hiệu quả.
- SpeakUP: Là cộng đồng lành mạnh dành cho các bạn muốn rèn luyện sự tự tin, kỹ năng giao tiếp và nói trước đám đông.
- CampUP: Khóa trại hè khai sáng tiềm năng, tạo cơ hội cho bé phát triển tư duy sáng tạo, học cách tự lập, làm việc nhóm hiệu quả và làm quen với khả năng lãnh đạo.
Khám phá ngay khoá học KidUP tại UPO cho bé từ 6 – 9 tuổi!!!
“Điểm danh những khoá học HẤP DẪN NHẤT cho bé từ 9 – 16 tuổi!!!
Những gợi ý giáo dục phát triển tư duy cho trẻ mầm non theo độ tuổi dành cho bố mẹ
Ở mỗi độ tuổi khác nhau trẻ sẽ có những nhận thức và phát triển tư duy khác nhau. Với đặc điểm phát triển tư duy của trẻ mẫu giáo, việc nhận thức của trẻ sẽ chưa quá rõ rệt. Tuy nhiên những thay đổi nhỏ trong phương pháp dạy con trong khoảng thời gian này là tiền đề cho sự phát triển tư duy của con sau này. Bố mẹ thường bỏ qua trong quá trình dạy con tư duy là khi bé 1, 2, 3, 4 và 5 tuổi vì đa số bố mẹ nghĩ rằng đây là lúc chưa cần thiết cho việc học tập của con trẻ. Tuy nhiên thời điểm này cũng là thời điểm dạy trẻ tư duy mà bố mẹ không nên bỏ qua.
Phát triển tư duy cho bé 1 tuổi
Độ 1 tuổi trẻ thường rất thích khám phá mọi vật xung quanh bằng cách chạm tay, ngậm miệng vào những đồ vật mà trẻ nhìn thấy. Lúc này trẻ cũng có xu hướng thích những thứ có nhiều màu sắc, âm nhạc, những thứ phát ra âm thanh hay lắng nghe giọng nói của chính bố mẹ. Trẻ tìm hiểu hình khối, kích thước hình dạng bằng cách tháo lắp, xếp, lắc lư đồ vật và tìm hiểu về những khái niệm xung quanh như sự rơi, bể của các vật thể. Vì vậy thời điểm này để phát triển tư duy cho trẻ, bố mẹ là “chất xúc tác” đóng vai trò quan trọng nhất.

Một số phương pháp bố mẹ có thể áp dụng để giúp con 1 tuổi phát triển tư duy:
- Khuyến khích bé khám phá: Trẻ 1 tuổi thích khám phá mọi thứ, tìm hiểu về sự tồn tại của sự vật và nhận thức về những tác động của bé lên mọi vật. Vì vậy bố mẹ hãy hỗ trợ trẻ khám phá bằng cách cho bé làm quen và chơi với những đồ vật thú vị hoặc đơn giản là đáp lại những giao tiếp của trẻ. Phản ứng với những khám phá của con để con cảm thấy hứng thú hơn. Ngoài ra hãy cung cấp cho con những sự trợ giúp để giải quyết những vấn đề mà trẻ đang gặp khó khăn. Ví dụ chỉ cho bé lấy đồ vật ra khỏi hộp hoặc mở nắp một vật dụng nào đó, tuy nhiên trước khi hướng dẫn bé hãy để bé làm quen với điều đó trước, như vậy trẻ sẽ học hỏi nhanh hơn và cảm thấy thú vị hơn.
- Hỗ trợ trí nhớ của con: Độ tuổi này trẻ sẽ có thể nhận ra những người quen, đáp lại khi được gọi tên, hay thích thú khi được đưa một đồ vật nào đó. Và đặc biệt, trẻ cũng dần dần có thể dự đoán được các thói quen như tóm lấy bình sữa khi thấy mẹ cầm bình sữa. Trẻ có thể khóc khi mong muốn một điều gì đó, lặp lại các hoạt động trẻ cho là thú vị hoặc lắc để tạo âm thanh. Vì vậy bố mẹ lúc này hãy hỗ trợ trí nhớ của con như chơi các trò chơi biến mất/xuất hiện bằng cách giấu một đồ vật để trẻ tìm, hoặc chơi ú òa. Hãy nói chuyện với trẻ về những việc mà trẻ đang làm để con ghi nhớ, hoặc có thể khuyến khích con khám phá mọi thứ bằng cách chạm vào, đập, lắc, lăn,…
- Giúp con giải quyết các vấn đề tốt: Trẻ 1 tuổi giải quyết các vấn đề bằng cách khám phá và tìm hiểu những đồ vật mới và áp dụng những gì học được cho các tình huống mới. Ví dụ như khi thấy bố mẹ vẫy tay sau trước khi ngủ và trẻ cũng sẽ học theo vẫy tay tạm biệt mỗi tối. Những vấn đề của trẻ rất đơn giản như cách để làm hộp nhạc kêu nhưng đã khiến trẻ rất tự hào và cố gắng học hỏi nhiều hơn. Bố mẹ có thể hỗ trợ giúp con đạt được các mục tiêu mà con đang cố gắng. Đồng thời bố mẹ cũng có thể hướng mô hình giải quyết vấn đề cho trẻ bằng cách tháo khối hình và đặt chúng lại vị trí ban đầu để trẻ thử học hỏi.
- Khám phá sự khác biệt: Trẻ bắt đầu nhận thức sự khác biệt giữa các đồ vật, vì vậy bố mẹ hãy hỗ trợ con nhận thấy sự khác biệt đó bằng cách chạm vào các đồ vật. Cho trẻ chạm vào những đồ vật quen thuộc và lắng nghe những tiếng động của chúng và hãy nói cho trẻ biết về những việc mà trẻ đang làm như “Con đang chạm vào thanh cửa sổ”, “Đây là tiếng trống”,…
- Biến các hoạt động thành những khoảnh khắc học hỏi: Trẻ có thể học hỏi rất nhiều từ những hoạt động thường ngày, vì vậy bố mẹ hãy biến những hoạt động bình thường này thành những khoảnh khắc để con học hỏi. Hãy tận dụng tối đa những thói quen, hoạt động thường ngày của trẻ như hát một bài hát về các bộ phận cơ thể khi thay tã cho bé, thả chiếc khăn vào bồn tắm để dạy trẻ sự chìm và nổi khi đang tắm. Bố mẹ cũng có thể cho con chạm vào đồ chơi, xem cách phát ra âm thanh của các đồ vật như tiếng máy giặt, tiếng nồi cơm bật nút,…
Các cách rèn tư duy cho trẻ 2 tuổi
Trẻ 2 tuổi là độ tuổi trẻ vừa biết đi, lúc này trẻ đang học hỏi mọi thứ thông qua các thí nghiệm của riêng họ như ném quả bóng, học cách sử dụng một số đồ vật. Thời điểm này trí nhớ của trẻ đang được phát triển rất tốt, trẻ bắt đầu bắt chước các hoạt động của người khác như học theo bố cầm tờ báo đọc, cầm điện thoại lên tai để nói chuyện, mang giày,… Vì vậy bố mẹ có thể thông qua các đặc điểm này để rèn kỹ năng tư duy cho bé.
Một số phương pháp bố mẹ có thể áp dụng để giúp con 2 tuổi phát triển tư duy:
- Tạo cơ hội để trẻ “thực nghiệm” mọi thứ: Con bắt đầu sử dụng thể chất của bản thân để tiến hành một số “thực nghiệm” về những điều mà trẻ đang học như xếp các khối hình thành 1 tòa tháp để xem thử tòa tháp có thể cao đến bao nhiêu, đổ đầy nước vào thau, ly nước,… Vì vậy bố mẹ hãy để bé thực hiện những thí nghiệm này thỏa thích, kiên nhẫn và chấp nhận những thí nghiệm của con như việc đổ ly nước xuống sàn không có nghĩa là trẻ nghịch ngợm mà trẻ đang xem thử điều gì sẽ xảy ra nếu trẻ đổ nước xuống. Thay vào đó hãy cho bé học cách sử dụng khăn, giấy để làm khô vũng nước. Ngoài ra hãy cung cấp cho trẻ những đồ vật, công cụ để thực hiện các thí nghiệm của mình như các đồ vật đóng mở, đập, tháo rời,… Đồng thời hãy cho trẻ làm quen với nhiều thứ hơn nữa bằng cách dắt con đi dạo, đi chơi, đi siêu thị,…

- Chơi giả vờ: 2 tuổi trẻ là độ tuổi phát triển trí tưởng tượng về mọi thứ, ví dụ trẻ có thể tưởng tượng chú gấu bông của mình có thể ăn và đưa thức ăn cho chú gấu và sử dụng các đồ vật trong nhà một cách khác biệt như sử dụng lược để đánh răng cho gấu bông. Từ đó trẻ có thể biết được gấu bông là một biểu tượng, hoặc chiếc điện thoại đồ chơi cũng là một biểu tượng của chiếc điện thoại thật. Và tư duy này rất quan trọng trong các môn học sau này của trẻ như toán học. Vì vậy bố mẹ hãy chơi và thực hiện thí nghiệm giả vờ này cùng với bé như việc khen chú gấu bông của trẻ “Có vẻ gấu bông rất thích con, con có thích chú gấu này không?”. Ngoài ra việc cung cấp các dụng cụ để trẻ tưởng tượng cũng rất cần thiết ví dụ như cho trẻ chơi với búp bê, dụng cụ đồ ăn đồ chơi hoặc là trang phục bác sĩ,…
- Giúp con tư duy giải quyết vấn đề: Ở độ tuổi này, trẻ có thể sử dụng những kỹ năng tư duy mà mình học được và có được để giải quyết những vấn đề của trẻ ví dụ như lấy một món đồ chơi trên cao bằng cách trèo lên ghế hoặc chỉ vào món đồ đó để bố mẹ lấy. Lúc này bố mẹ hãy hỗ trợ con giải quyết các vấn đề nếu con cần giúp đỡ, ví dụ trẻ muốn xây lâu đài cát nhưng cát khô không dính, hãy chỉ trẻ cách cho nước vào cát để làm lâu đài chứ không phải là làm lâu đài cát thay bé. Nếu có thể, bố mẹ hãy tạo cho trẻ một không gian riêng để khám phá và thí nghiệm thoải mái và an toàn cho trẻ. Bố mẹ cũng nên khuyến khích con tự chăm sóc bản thân thông qua các hoạt động như đánh răng, chải tóc, rửa tay,… Ngoài ra cũng có thể để con giúp đỡ một số hoạt động như lau bàn, vứt rác,… Những điều đơn giản này cũng có thể giúp ích rất nhiều cho trẻ giải quyết các vấn đề và dạy kỹ năng sống cho trẻ 2 tuổi.
- Nuôi dưỡng trí nhớ: Trẻ 2 tuổi đã có trí nhớ tốt hơn khi còn nhỏ, trẻ có thể thích một món đồ, thể hiện sự yêu ghét và lựa chọn những thứ mà mình muốn. Vì vậy bố mẹ hãy cung cấp cho bé một số lựa chọn như cho trẻ chọn đồ ngủ tối nay sẽ mặc hay đồ chơi sẽ chơi. Bố mẹ cũng có thể làm một cuốn sách “ngày của bé” bằng cách chụp hình những hoạt động thường ngày của con với bố mẹ và để vào sách. Sau đó hãy cho bé xem lại những hoạt động này của trẻ và hỏi trẻ về hoạt động tiếp theo, ai trong bức hình, địa điểm,… Điều này giúp con ghi nhớ và có thể dự đoán được những hoạt động có thể xảy ra trong ngày của trẻ.
- Lặp lại: Bé mới khám phá những điều mới mẻ nên thường lặp đi lặp lại các hành động trước khi học các kỹ năng hoạt động mới. Điều này giúp con trẻ củng cố kiến thức và học hỏi nhiều hơn. Bố mẹ có thể hợp tác và làm theo sự chỉ dẫn, dẫn dắt của con dù việc này đã lặp lại rất nhiều lần. Nếu có thể hãy đưa cho trẻ một hoạt động tương tự khác để con làm theo để mở rộng tư duy của trẻ. Ví dụ khi trẻ ấn một nút trong đồ chơi nhiều lần hãy cho trẻ thử ấn nút trên đèn pin. Điều này sẽ giúp trẻ nhận thấy rằng cùng một hoạt động trên các đồ vật khác nhau sẽ tạo nên những kết quả khác nhau.
- Dự đoán: Trẻ 2 tuổi đã có thể dần dần xác định được những khuôn mẫu trong cuộc sống, từ đó trẻ sẽ có thể phát triển được những mong ước, kỳ vọng của mình đối với thế giới của trẻ. Ví dụ khi thực hiện các hoạt động sự kiện hằng ngày như sau khi ăn thì uống nước rồi ngủ trưa,…được lặp lại hằng ngày sẽ giúp trẻ hiểu được thứ tự xảy ra của các sự việc. Điều này giúp bé cảm thấy an toàn và tự tin, hơn thế nữa nó cũng rất tốt cho kỹ năng toán học của trẻ. Bố mẹ hãy tạo cho bé nhiều thói quen để trẻ có thể dự đoán được thói quen tiếp theo. Hãy chỉ cho con trình tự và khuôn mẫu trong cuộc sống, ví dụ như khi con đi chơi, con phải mặc áo khoác, đi giày, mang khẩu trang rồi mới ra khỏi cửa. Những hoạt động này cũng sẽ giúp trẻ lập ra những kế hoạch, các bước thực hiện mục tiêu của mình.
- Khuyến khích con phân biệt giống và khác nhau: Trẻ lúc này có thể nhận biết được các đặc điểm của đồ vật và bắt đầu biết phân loại và sắp xếp. Vì vậy bố mẹ hãy tạo cơ hội để bé phân loại các đồ vật nhiều hơn như việc phân loại các khối hình, sắp xếp áo và quần,… Ngoài ra hãy cho bé tham gia vào những công việc hằng ngày cùng bố mẹ như việc phân chia các dụng cụ ăn cho mọi người hoặc đặt đồ ăn lên bàn ăn.
Xem thêm: Tư duy của trẻ mầm non là gì? 7 loại tư duy ở trẻ em CƠ BẢN
Gợi ý những tips phát triển tư duy cho trẻ 3 tuổi
Giai đoạn bé 3 tuổi là giai đoạn tuyệt vời phát triển tính cách và các kỹ năng cơ bản của bé cũng như là thời điểm tư duy của trẻ phát triển tốt nhất. Trẻ bắt đầu thích đùa nghịch bằng những trò đùa, đưa ra những giải pháp cho các vấn đề phức tạp hơn và biết đặt bản thân vào vị trí của người khác. Trẻ biết suy nghĩ đến cảm xúc của người khác như biết ôm an ủi khi bố mẹ buồn, biết vuốt ve nếu bố mẹ không khỏe. Đây là một thời điểm lý tưởng để phát triển tư duy cho trẻ.
Một số phương pháp bố mẹ có thể áp dụng để giúp rèn luyện tư duy cho bé 3 tuổi:
- Chơi giả vờ: Tiếp tục khuyến khích con trẻ chơi giả vờ để phát triển trí tưởng tượng và tư duy. Bố mẹ có thể nâng cao hơn những trò chơi giả vờ của con hơn với độ 2 tuổi. Ví dụ hỏi con bác sĩ sẽ làm gì và khuyến khích con mô phỏng lại những hoạt động của bác sĩ. Từ đó con có thể sử dụng những tư duy logic trong các trò chơi giả vờ của mình.
- Đặt câu hỏi: Đặt những câu hỏi cho trẻ trong quá trình vui chơi hoặc làm những hoạt động thường ngày là cách để dạy trẻ 3 tuổi thông minh. Hãy hỏi con về những sự việc con làm hoặc những điều mà con thấy được ví dụ như việc “Tại sao con lại lấy nó ra?”, “Tại sao chiếc lá lại rơi?”, “Tại sao con khóc?”, “Con nghĩ chú bướm sẽ bay về đâu?”…Điều này không chỉ giúp con làm quen với những kiến thức mới mà còn tạo thói quen học hỏi khám phá của con sau này. Đồng thời giúp con biết được là bố mẹ đang quan tâm con và giúp con hoạt động suy nghĩ, tư duy.
- Tạo cơ hội để con khám phá: Hãy cho trẻ khám phá nhiều hơn về thế giới xung quanh của trẻ như cho trẻ đi bộ, chơi với cát, nước biển,…để bé nhận thức được mọi sự vật sự việc đang diễn ra xung quanh trẻ. Đồng thời hãy cung cấp cho bé một số đồ chơi nâng cao tư duy ở độ tuổi này như đồ chơi xếp hình, tháo lắp,… Từ đó có thể giúp trẻ tìm ra được nguyên lý hoạt động của các vật thể và phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề.
- Học tập thông qua những thói quen: Trẻ có thể bỏ qua những kiến thức và suy nghĩ rằng việc làm này là điều hiển nhiên. Vì vậy bố mẹ hãy để cho con nhận thấy lý do của các việc làm thông qua việc giải thích các vấn đề xung quanh con. Ví dụ “Con hãy đeo găng tay để giữ ấm cho bàn tay khi lạnh nhé”, “Con mang khẩu trang vào để bảo vệ sức khỏe”,… Việc này đồng thời cũng giúp con tăng được vốn từ vựng của bản thân và tư duy có logic hơn. Đây cũng chính là nền tảng để bé hiểu rõ các vấn đề và tăng khả năng xâu chuỗi vấn đề trong tương lai.
- Sắp xếp và phân loại: Tiếp tục nâng cao kỹ năng phân loại của trẻ bằng cách cho trẻ sắp xếp các đồ vật trong gia đình ví dụ xếp áo vào ngăn tủ thứ nhất và quần vào ngăn tủ thứ 2, váy vào ngăn tủ thứ 3,… Hoặc đơn giản là việc sắp xếp các món đồ chơi khi dọn dẹp. Điều này giúp trẻ nâng cao nhận thức về sự khác biệt giữa mọi vật với nhau.
- Nói về cảm xúc: Hãy giúp con phát triển vốn từ vựng của mình bằng cách nói những sự vật sự việc nào đó. Đặc biệt hãy sử dụng những vốn từ cảm xúc để cho bé biết rằng bố mẹ miêu tả cảm xúc của mình như thế nào và có hành động như thế nào. Ví dụ bố mẹ rất vui khi con sắp xếp đồ chơi gọn gàng, bố mẹ tức giận khi con không nghe lời,… Điều này sẽ giúp con hình thành những suy nghĩ và đáp lại những cảm xúc của bố mẹ và của chính mình.

- Khuyến khích con làm nhiều thử nghiệm để giải quyết vấn đề: Hãy để cho trẻ phát triển tư duy của mình và cách giải quyết các vấn đề khác nhau. Khi trẻ gặp phải một vấn đề nào đó không giải quyết được, thay vì làm giúp con, bố mẹ hãy gợi ý cách làm cho con để con có thể làm thử. Song song đó hãy cung cấp cho con nhiều cách làm khác nhau để con biết được rằng không phải một vấn đề chỉ có 1 cách giải quyết mà nó có thể có nhiều hướng giải quyết khác nhau. Từ đó trẻ sẽ thích và khám phá các vấn đề và tìm kiếm những cách giải quyết khác nhau.
Rèn tư duy cho trẻ 4 tuổi như thế nào?
Trẻ 4 tuổi là thời điểm trẻ nhận thức và xử lý thông tin một cách tốt hơn. Trẻ lúc này có thể nhận biết được các màu sắc cơ bản, nhớ được những bài hát đơn giản, hiểu số đếm và chức năng của một số đồ vật và đặc biệt là phát triển khiếu hài hước tốt hơn. Vì vậy trong thời gian này bố mẹ hãy dạy trẻ tư duy để bé có thể phát triển tốt nhất.

Một số phương pháp bố mẹ có thể áp dụng để giúp con 4 tuổi phát triển tư duy:
- Đọc sách cho bé: Sách đem lại nhiều thông tin, kiến thức mới mẻ dành cho trẻ, vì vậy việc đọc sách cho trẻ nghe mỗi ngày sẽ giúp con phát triển tư duy tốt hơn, học hỏi được nhiều thứ hơn. Hơn nữa việc đọc sách còn giúp tạo cho con một thói quen tốt để con học tập sau này.
- Chỉ con xác định chữ cái trong tên: Bé 4 tuổi đang làm quen với những kiến thức mới và phức tạp hơn, trẻ bắt đầu tiếp xúc với chữ số và chữ cái. Vì vậy bố mẹ hãy cho con nhớ và xác định được những chữ cái trong tên của con. Ngoài ra hãy dạy cho bé cách ghi nhớ địa chỉ và số điện thoại của bố mẹ là điều vô cùng cần thiết đảm bảo an toàn và giúp đỡ con trong những tình huống khi gặp người xấu.
- Làm đồ vật từ đồ tái chế: Hãy cùng trẻ làm những món đồ tái chế để phát huy trí tưởng tượng của trẻ. Khi vận dụng những đồ tái chế để làm ra những món đồ chơi đòi hỏi trẻ phải có những suy nghĩ, tư duy tốt hơn. Từ những bước đầu bố mẹ hãy giúp con làm những món đồ chơi thú vị để kích thích óc sáng tạo của con bố mẹ nhé. Thông qua việc này, bố mẹ có thể giúp con học hỏi các kiến thức và yêu quý môi trường xung quanh hơn.
- Chơi đồ chơi: Những món đồ chơi đem lại cho trẻ rất nhiều điều thú vị và cả những kiến thức mới. Ví dụ hãy cho trẻ chơi bộ đồ chơi nhà bếp để trẻ có thể tưởng tượng ra cách làm việc, sắp xếp của các món đồ bếp. Giải mã các câu đố là một điều rất tuyệt vời cho sự phát triển tư duy cho trẻ ở thời điểm này. Đồng thời cũng nâng cao được trí tưởng tượng cho bé khi đóng vai các tình huống hằng ngày. Bố mẹ cũng có thể cho trẻ làm quen với việc chơi lắp ghép đơn giản đến khó như việc sắp xếp các khối hình thành một hình con rắn đến việc sắp xếp thành một ngôi nhà,… Hãy cùng con sắp xếp những mảnh ghép để tăng hứng thú vui chơi cho con trẻ bố mẹ nhé. Ngoài ra bố mẹ cũng có thể cho con làm quen với những đồ chơi tư duy hơn như chơi cờ vua, rubik,…
- Làm việc nhà: Những công việc nhà ở độ tuổi này là quá khó đối với bé, tuy nhiên bố mẹ hãy dạy kỹ năng sống cho trẻ 4 tuổi bắt đầu từ những công việc đơn giản như gấp khăn, lau bàn,… Trong khi làm việc nhà bé cũng có thể học hỏi được nhiều điều thú vị và bổ ích, đồng thời cũng sẽ giúp con phát triển một số kỹ năng và tư duy trách nhiệm, gọn gàng,… Hãy cùng bé làm những việc nhà đơn giản và đừng quên khen ngợi trẻ bố mẹ nhé!
- Khuyến khích hoạt động: Trẻ 4 tuổi có rất nhiều năng lượng vì vậy hãy nhờ vào lợi thế này để cho trẻ vận động kết hợp với việc học các kiến thức mới. Ví dụ hãy cho con tô màu một bức tranh liên quan đến những bài học hằng ngày đồng thời giúp con phân biệt màu sắc hoặc dạy con cách pha trộn màu sắc như màu vàng kết hợp với màu đỏ sẽ ra màu cam. Hoặc có thể cho bé chơi nhảy lò cò kết hợp với việc đếm số,… Bố mẹ hãy linh hoạt trong việc cho con vui chơi hoạt động kết hợp với học tập.
- Thực hiện các hoạt động từ 5 – 10 phút: Tham gia các hoạt động rất có ích cho tư duy và sức khỏe của bé. Hãy hướng dẫn bé và yêu cầu bé thức hiện một số hoạt động trong vòng 5 đến 15 phút. Hãy hướng dẫn con trước khi con thực hiện các hoạt động đó và thử thách con làm theo. Điều này giúp trẻ ghi nhớ sự hướng dẫn của bố mẹ và thức hiện lại, đồng thời cũng giúp con làm quen với những thói quen và hiểu được mục đích của các hoạt động đó.
- Giải các câu đố: Ở độ tuổi này trẻ rất thích thể hiện bản thân đối với những người khác bằng việc bắt chước một số hoạt động của bố mẹ. Vì vậy bé cũng rất hứng thú với việc giải những câu đố vui thú vị và đem những câu đố đó để đố những người khác. Nhờ đó sẽ giúp trẻ học cách ghi nhớ, suy nghĩ tư duy, học hỏi thêm kiến thức, và thậm chí là tư duy phản biện, khả năng giao tiếp với những người xung quanh. Bố mẹ hãy đưa ra những câu đố phát triển từ dễ đến khó để khuyến khích trẻ suy nghĩ và ghi nhớ. Đồng thời hãy tạo động lực, lời khen dành cho trẻ nhiều hơn.
Xem thêm: Có nên cho trẻ 4 tuổi học toán tư duy? Liệu có quá vội vàng?
Những phương pháp phù hợp để phát triển tư duy cho trẻ mầm non 5 tuổi
Trẻ 5 tuổi là độ tuổi mà trẻ bắt đầu nhận thức được các chữ cái trong bảng chữ cái, bé có thể đếm được từ 10 đồ vật trở lên và biết tên của ít nhất là 4 màu sắc, hiểu được các khái niệm cơ bản về thời gian và công dụng của các đồ vật trong gia đình. Bé cũng có thể vẽ các hình ảnh cơ bản như sao chép hình vuông, hình tròn,… Ở giai đoạn này bố mẹ có thể dạy bé tư duy sớm một cách rõ rệt hơn. Vậy dạy trẻ 5 tuổi những gì?Sau đây là một số phương pháp bố mẹ có thể áp dụng để giúp con 5 tuổi phát triển tư duy:
- Đọc sách: Việc đọc sách vẫn rất quan trọng trong việc phát triển tư duy cho trẻ khi 5 tuổi. Lúc này trẻ đã có thể nhận biết chữ cái và có thể bập bẹ đọc chữ, vì vậy bố mẹ hãy khuyến khích bé học tập bằng việc cho bé đọc những cuốn sách thú vị để tăng hứng thú học tập hơn cho bé. Ngoài ra bố mẹ cũng có thể đọc cho con trẻ nghe để con nâng cao vốn từ và học hỏi thêm nhiều kiến thức mới mẻ.
- Âm nhạc: Âm nhạc là một liệu pháp hiệu quả cho việc phát triển tư duy cho trẻ bởi nó kích thích não bộ và thúc đẩy nhận thức, cảm xúc của trẻ một cách hiệu quả. Âm nhạc cũng đóng vai trò rất quan trọng trong tư duy ngôn ngữ và khả năng toán học của trẻ. Vì vậy bố mẹ hãy cho trẻ nghe nhạc nhiều hơn, đặc biệt là khi học tập có thể cho trẻ nghe những bản nhạc giúp trẻ tập trung hơn. Nếu có thể hãy cho trẻ làm quen với một dụng cụ âm nhạc cũng sẽ giúp ích rất nhiều trong việc phát triển tư duy của con.
- Suy luận cùng con: Hãy cùng con suy luận những vấn đề, tình huống đã và đang xảy ra để giúp nâng cao tư duy logic của con. Hãy hỏi con về suy nghĩ của con như thế nào cho tình huống đó và lưu ý không phản biện lại những suy nghĩ của con. Thay vào đó là nói cho con biết về những suy nghĩ của bố mẹ như thế nào về vấn đề đó. Từ đó con sẽ suy nghĩ về cách nhìn nhận của mình và của bố mẹ, xem xét và có một cách nhìn nhận của riêng mình. Ví dụ nếu nhà mất điện, bố mẹ hãy hỏi con “lý do mất điện là gì nhỉ?” và “Chúng ta sẽ làm gì tiếp theo trong khi mất điện?”. Có thể lúc đó con sẽ suy nghĩ đến các đáp án của câu hỏi, đồng thời bố mẹ cũng hãy nói suy nghĩ và đáp án cho câu hỏi đó, từ đó kích thích suy nghĩ của con về vấn đề cũng như giúp con trả lời câu hỏi và ghi nhớ nó lâu hơn.
- Đặt câu hỏi: Có những vấn đề mà có thể con đã bỏ qua trong cuộc sống, hoặc không kịp suy nghĩ về chúng mà đã đưa ra các quyết định, vì vậy hãy luôn luôn đặt những câu hỏi cho con trẻ để con suy nghĩ và hiểu hơn về các vấn đề. Ví dụ bố mẹ hãy hỏi “Chúng ta sẽ làm gì tiếp theo?”, “Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta làm như vậy?”,… Những câu hỏi này đồng thời cũng giúp con tạo thói quen luôn suy nghĩ đến các vấn đề trước khi làm một việc nào đó.
- Cho phép con mắc sai lầm: Trẻ ở độ tuổi này vô cùng tò mò về mọi thứ và trẻ cũng chưa hiểu rõ được nhiều vấn đề nhiều việc sẽ xảy ra. Vì vậy việc cho phép con mắc sai lầm ở độ tuổi này là rất cần thiết. Vì nhiều lúc vấn đề được bố mẹ mô phỏng trước sẽ khiến con không tin tưởng lắm, khi con được chính mình trải nghiệm, con có thể tự tìm ra được kết quả của sự việc, vấn đề đó và điều đó sẽ làm con ghi nhớ và tin tưởng hơn với những lời khuyên của bố mẹ. Những vấn đề xảy ra là điều không mong muốn, tuy nhiên việc trải qua nhiều thất bại và các vấn đề trẻ sẽ trở nên thông minh và tư duy tốt hơn.
- Hoàn thành một công việc từ A-Z: Việc làm một công việc đầy đủ hết các công đoạn sẽ giúp con hiểu hơn về những công việc đó, đồng thời giúp con nâng cao được tư duy, tính logic của các vấn đề với nhau. Ví dụ nếu con không được ăn loại kẹo yêu thích con sẽ đổ lỗi cho mẹ hoặc bố. Nhưng khi con được trải nghiệm việc kiếm tiền bằng cách đấm lưng cho bố và cùng mẹ đi mua gói kẹo, con sẽ có những suy nghĩ khác, con sẽ logic được các vấn đề và con có thể suy nghĩ đến việc là bố mẹ không đủ tiền mua hoặc xe bố mẹ bị hỏng không đi được, hoặc món kẹo đó đã được bán hết,… Từ đó, trẻ sẽ học được cách xâu chuỗi vấn đề khi gặp các khó khăn, và có cái nhìn bao quát vấn đề hơn. Bố mẹ hãy dạy con cách xâu chuỗi những khó khăn này và tìm ra giải pháp, câu trả lời cho những khó khăn ấy bằng cách cho con trải nghiệm nhiều hơn và hãy trải nghiệm hết một công việc như cùng bố mẹ hoàn thành bữa ăn, cùng bố mẹ trồng và chăm sóc một cái cây lớn lên,…

- Tương tác nhập vai: Trẻ ở độ tuổi này thường thích giao tiếp và nhập vai ví dụ như trẻ muốn chơi khăm bố mẹ, dù đã biết trước nhưng bố mẹ hãy nhập vai cùng với bé. Khi cùng nhập vai, bé sẽ có thể học hỏi được rất nhiều thứ thông qua bố mẹ như cách giao tiếp và xử lý các vấn đề trong khi nhập vai. Ngoài để giúp trẻ giao tiếp tốt hơn, cải thiện cách xử lý vấn đề của trẻ, việc nhập vai cũng giúp bố mẹ thấu hiểu con cái nhiều hơn.
- Tiếp xúc với nghệ thuật: Nghệ thuật đóng một vai trò rất quan trọng cho việc phát triển tư duy nhận thức của trẻ. Việc cho trẻ tiếp xúc với nghệ thuật như vẽ, tô màu sẽ giúp con phát triển tốt về tư duy ngôn ngữ, toán học và phản biện. Thông qua việc vẽ, trẻ có thể học được màu sắc, và các từ ngữ để miêu tả tác phẩm, miêu tả cảm xúc của mình tốt hơn.
- Chơi các trò chơi nhận thức: Những trò chơi có cấu trúc như “tập trung” đem lại hiệu quả cao cho việc cải thiện trí nhớ của trẻ. Bố mẹ có thể cho con chơi những thẻ ghi nhớ, thẻ hình ảnh để giúp con ghi nhớ. Đừng quên khen ngợi con khi con ghi nhớ tốt để tạo động lực cho con nhé.
Xem thêm: Cải thiện khả năng tư duy cho trẻ 6 tuổi thế nào hiệu quả?
Với mỗi giai đoạn phát triển, bé có những sự thay đổi khác nhau và nhu cầu về việc nâng cao khả năng tư duy cũng đòi hỏi nhiều hơn. Vì vậy, ngay từ khi còn nhỏ, nếu được dạy dỗ một cách có hiệu quả và đúng phương pháp sẽ giúp bé có cơ hội phát triển vững vàng hơn.
Tuy nhiên không phải trẻ nào cũng có thể đáp ứng được những mốc phát triển như trên và điều này cũng không có nghĩa là con sẽ không phát triển tốt trong tương lai. Điều này có thể đem lại sự tự ti đối với bố mẹ khi nghĩ rằng trẻ tư duy kém, nhưng thay vì suy nghĩ đó, bố mẹ hãy chính là người đồng hành cùng sự phát triển của con và là người hiểu con cái mình nhất. Hãy tin tưởng con và giúp con tìm ra phương pháp phát triển tư duy cho trẻ tốt nhất! Hy vọng thông qua bài viết trên đã phần nào giúp ích được bố mẹ trong quá trình cùng con phát triển.

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- Kiên trì và cố chấp – Sự khác biệt mong manh tới thành công
- 100 câu nói hay về sự kiên trì – dành cho ai đang gục ngã
- Làm sinh trắc vân tay bao nhiêu tiền? – Bảng giá tham khảo
- [BẬT MÍ] 10+ kinh nghiệm rèn luyện tính kiên trì cho trẻ
- 20+ tấm gương về lòng kiên trì – khơi nguồn động lực bất tận
- 80 câu ca dao tục ngữ về siêng năng kiên trì đầy sâu sắc!
- Làm sinh trắc vân tay cho bé là gì? Có an toàn hay không?
- 20 trò chơi rèn tính kiên trì cho trẻ – Dạy con thông minh
- Dạy con kiếm tiền với 7 hoạt động cực ĐƠN GIẢN và NĂNG ĐỘNG
- Dạy con cách tiêu tiền thông minh – Cẩm nang cho bố mẹ!