Trẻ em đang được sống trong xã hội hiện đại hơn, vì vậy những suy nghĩ, tâm lý của con cũng khác với thế hệ trước. Cách dạy con khi trẻ ăn trộm tiền bằng đòn roi và quát tháo có lẽ không nên và không còn là điều bố mẹ nên làm nữa!
Đâu là lý do dẫn đến hành vi ăn trộm ở trẻ?
Việc đầu tiên khi phát hiện con trộm tiền bạn sẽ làm là gì? Đánh để răn đe con? Phạt con để con ghi nhớ? Mắng con để giảm tức giận?… Có rất nhiều câu trả lời cho câu hỏi này, tuy nhiên hầu hết mỗi bố mẹ đều cảm thấy mất bình tĩnh, tức giận hay xấu hổ cho việc làm đó của con. NHƯNG bố mẹ cần biết rằng việc làm này có thể làm mọi chuyện tồi tệ hơn, khiến con gặp phải các vấn đề tiêu cực hơn.
Một người mẹ đã trả lời với UPO rằng: “Việc làm đầu tiên khi tôi thấy con trộm tiền tôi sẽ nghiêm khắc nhưng cũng ân cần hỏi và tìm hiểu lý do vì sao con làm như vậy. Khi biết lý do con làm như vậy tôi sẽ tìm được cách dạy con khi trẻ ăn trộm tiền phù hợp nhất cho con mình”.

Giải quyết 1 nhu cầu cá nhân
Ở độ tuổi còn nhỏ, trẻ rất dễ bị tác động bởi những môi trường xung quanh và dẫn đến hành vi trộm tiền hay trộm cắp. Trong đó, việc mong muốn được giống với mọi người, bạn bè xung quanh như có những món đồ yêu thích, giải quyết một số nhu cầu cá nhân là suy nghĩ hoàn toàn bình thường của trẻ. Nhưng với những suy nghĩ đơn thuần này cùng với một số yếu tố tiêu cực sẽ khiến trẻ đưa ra các quyết định trộm cắp sai lầm.

Với những suy nghĩ còn “non nớt”, chưa đủ nhận thức về hậu quả và các vấn đề cũng như sự thiếu hiểu biết về giá trị tiền bạc, công sức làm ra các món đồ. Nhiều trẻ có gia đình không quá khá giả, không đủ tài chính để đáp ứng những mong muốn, nhu cầu của trẻ có thể khiến trẻ cảm thấy bực tức, thất vọng và đưa ra quyết định trộm cắp để đáp ứng những nhu cầu của chính bản thân.
Với công nghệ 4.0 lên ngôi, các công cụ quảng cáo và truyền thông sớm được trẻ tiếp cận từ sớm. Các ấn phẩm này thường tạo ra những nhu cầu mới cho khách hàng, tuyên truyền những sản phẩm độc đáo đẹp mắt dành cho trẻ, càng khiến trẻ thích thú và nghĩ rằng sẽ rất hạnh phúc khi có những món đồ đó. Cùng với việc không thể chờ đợi và mong muốn thỏa mãn nhu cầu tức thì của trẻ, trẻ có thể bất chấp mọi thứ để có những món đồ đó bao gồm cả trộm cắp.
Xem thêm: Dạy trẻ dùng mạng xã hội với 7 mối nguy cơ TIỀM ẨN hiện nay
Gây sự chú ý
Gây sự chú ý đến người khác cũng là một nguyên nhân phổ biến khiến trẻ có hành vi trộm cắp. Nguyên nhân này thường đến từ gia đình, một số gia đình quá bận rộn không thể quan tâm đến con trẻ, từ đó trẻ dễ có một số cảm xúc tiêu cực như cảm giác bị bỏ rơi hoặc bị phớt lờ từ người lớn khiến trẻ mong muốn được chú ý nhiều hơn. Đồng thời, khi trẻ làm sai một việc nào đó, bố mẹ và mọi người sẽ phản ứng gay gắt, mạnh mẽ và chú ý đến trẻ nhiều hơn. Đây là nguyên nhân khiến trẻ nổi loạn và dẫn đến hành vi trộm cắp để thu hút sự chú ý từ mọi người.

Có thể đây là một nguyên nhân gây nên tình trạng trộm cắp ở trẻ mà nhiều bố mẹ không thể lường trước cũng như nghĩ đến. Nhưng thực tế nó đang là tình trạng của nhiều đứa trẻ và nhiều gia đình đang gặp phải hiện nay. Bố mẹ và các con không thể hiểu nhau, dẫn đến một số vấn đề tiêu cực. Nhiều bố mẹ khi nhận thấy con có hành vi xấu như trộm tiền và không tìm hiểu nguyên nhân, không biết lý do con làm vậy là con muốn được quan tâm nhiều hơn sẽ càng tức giận, hành động nóng nảy,… và tạo ra những mâu thuẫn lớn hơn với con. Từ đó sẽ càng làm con có khoảng cách với bố mẹ lớn hơn.
Trả thù ai đó
Nguyên nhân tiếp theo dẫn đến hành vi trộm cắp của trẻ là trẻ “muốn trả thù ai đó”. Không sai, với những đứa trẻ nghịch ngợm thường sẽ có những cảm xúc và tâm lý rất phức tạp nên việc lấy trộm đồ của người khác để trả thù rất dễ xảy ra. Hay nói một cách khác là trẻ cố gắng làm cho những người “đáng ghét” cảm thấy khó chịu, mất mát, bực tức, tổn thương,… khi bị mất một món đồ nào đó, đây là một hành động trả thù hoàn hảo đối với suy nghĩ non nớt của chúng.

Trẻ thường có những hành vi trả thù này nếu như không được đáp ứng những nhu cầu của bản thân, tức giận, cảm nhận sự thiên vị, muốn lấy lại điều gì đó, không biết biểu đạt cảm xúc,… Đồng thời cùng với khả năng xử lý các vấn đề, xung đột còn yếu kém nên trẻ dùng những hành vi tiêu cực để giải quyết như trộm cắp. Ví dụ khi trẻ bị lấy đi một thứ gì đó sẽ có xu hướng tìm lại đồ vật đó cho bằng được, kể cả lấy cắp hoặc trả thù bằng cách lấy một đồ vật khác của người đó.
Áp lực từ bạn bè
Khi trẻ lớn hơn, đặc biệt là ở độ tuổi thanh thiếu niên sẽ dễ gặp các vấn đề về áp lực từ bạn bè, dẫn đến một số hành vi xấu, trong đó bao gồm cả trộm cắp. Trẻ lúc này có đầy đủ nhận thức của chính mình, nhiều trường hợp như trẻ thấy các bạn của mình đều làm như vậy và cảm thấy tò mò, thú vị với những việc làm đó mà không nghĩ đến hậu quả hành động của mình. Nhiều trẻ bị các bạn bè cùng trang lứa tác động, xúi dục để thể hiện bản thân bằng cách trộm tiền, trộm đồ và một số vấn đề khác. Một số khác vì muốn có những món đồ để “thể hiện” với bạn bè nhưng lại không có khả năng chi trả nên dẫn đến hành vi trộm tiền, trộm cắp.

Ngoài những nguyên nhân trên thì một nguyên nhân dẫn đến hành vi ăn trộm tiền của trẻ đáng được cảnh báo và lên án là tình trạng bạo lực học đường hiện nay. Hành vi này thường gặp ở giới trẻ và thanh thiếu niên, bao gồm các hành động trấn lột, ép buộc, thậm chí là đánh đập của một hoặc một nhóm học sinh cá biệt đối với những bạn yếu hơn trong trường lớp. Điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến hành vi, suy nghĩ và tinh thần của trẻ và thường dẫn đến hành vi trộm cắp để thỏa mãn nhu cầu cho những nhóm học sinh cá biệt đó.
Lưu ý rằng, ở độ tuổi thanh thiếu niên trẻ đã có đầy đủ nhận thức và biết được những việc làm của mình là sai trái và có thể gặp phải một số vấn đề về pháp luật nếu như hành vi trộm cắp không được giải quyết. Vì vậy nếu con trẻ có các biểu hiện đáng ngờ về tiền bạc và sử dụng các món đồ đắt tiền, bố mẹ hãy quan tâm và tìm hiểu nguyên nhân để giúp con loại bỏ những hành vi xấu.
Xem thêm: Kỹ năng sống phòng chống xâm hại trẻ em THIẾT YẾU NHẤT
Một số cách dạy con hay ăn trộm tiền cho phụ huynh hiện đại
Những đòn roi, răn đe, la mắng để giúp con loại trừ hành vi xấu này đôi khi không thể giúp ích cho trẻ mà còn có thể đem lại những tác dụng tiêu cực hơn. Vì vậy bố mẹ cần có những phương pháp giáo dục khoa học và tâm lý hơn để giáo dục trẻ.
Hãy tỏ ra nghiêm khắc nhưng đừng dùng đòn roi
Khi phát hiện con trộm tiền, nhiều bố mẹ sẽ cảm thấy thật xấu hổ, sự nóng tính ngay lập tức bùng nổ bằng cách nổi giận, chửi bới và thậm chí là dùng những đòn roi để răn đe, đánh mắng trẻ. Tuy nhiên việc này không hề hiệu quả đối với trẻ, mà thay vào đó còn làm trẻ cảm thấy căm phẫn, ám ảnh tâm lý và đôi khi là đưa ra những hành vi “trả thù” bằng cách tiếp tục tái phạm. Trẻ thường có ý thức tốt hơn khi nhận được sự tin tưởng của bố mẹ và cố gắng làm đúng với sự tin tưởng của bố mẹ. Vì vậy hãy bình tĩnh và yêu cầu con xin lỗi và hoàn trả số tiền, món đồ mà con đã lấy cắp một cách nghiêm khắc để con biết được lỗi lầm của mình và yêu cầu con không được tái phạm. Đồng thời cũng không nên quát lớn hoặc sử dụng những từ ngữ cực đoan, thô tục để nói với con vì điều này có thể làm con bị ám ảnh tâm lý về sau.

Bố mẹ có thể đưa ra những hình phạt mang tính răn đe nhưng không ảnh hưởng đến thể chất của trẻ. Ví dụ hãy phạt con bằng cách tước quyền xem tivi, chơi trò chơi của trẻ, tự suy ngẫm về hành vi của mình, hoặc rửa bát một tuần,… Điều này đủ giúp con ghi nhớ việc làm của mình và không tái phạm thay vì tạo ám ảnh tâm lý lớn cho trẻ bằng những đòn roi và từ ngữ.
Thẳng thắn chỉ cho con điều đó là xấu và hậu quả của nó
Nhiều bố mẹ chọn cách không nói trực tiếp về vấn đề trẻ ăn trộm mà thay vào đó là ám chỉ, nói bóng gió để con tự thừa nhận. Tuy nhiên, việc nói bóng gió để ám chỉ con ăn trộm không phù hợp với những đứa trẻ lớn mà chỉ phù hợp với trẻ ở độ tuổi mầm non. Vì sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non chưa thể phân biệt rõ được vấn đề về sự sở hữu cũng như hành vi ăn trộm của mình và sẽ xu hướng thú nhận dễ dàng hơn. Vì vậy tùy theo độ tuổi của con, bố mẹ hãy tìm cách giáo dục và dạy dỗ con.
Ví dụ khi trẻ trong độ tuổi mầm non, khi trẻ nhận thấy rằng trẻ muốn có một món đồ chơi, và những tờ tiền trong ví của mẹ có thể đổi lấy đồ chơi cho trẻ và trẻ lấy nó. Tuy nhiên khi phát hiện ra điều này, nếu bố mẹ tức giận và tỏ ra nghiêm khắc với trẻ có thể làm trẻ sợ và phủ nhận việc làm của mình. Thay vào đó, cách dạy con khi trẻ ăn trộm tiền tốt nhất là hãy tạo cho trẻ cảm giác thoải mái hơn bằng cách nói với trẻ rằng “Mẹ đã để cẩn thận tiền trong ví cho đến khi rời khỏi phòng và nó đã biến mất, điều gì đã xảy ra nhỉ?” Đối với trẻ mầm non, trẻ sẽ thành thật trả lời rằng mình đã lấy, hoặc nếu trẻ không nhận, bố mẹ cũng có thể lợi dụng điều đó để giải thích cho trẻ biết rằng việc lấy đồ của người khác là một hành động xấu.
Trong khi đó, một số trường hợp nói ám chỉ với những đứa trẻ lớn hơn sẽ làm trẻ cảm thấy tự ái, hờn dỗi và thậm chí gia tăng hành vi xấu. Vì vậy đối với trường hợp này bố mẹ hãy trực tiếp thẳng thắn để cập vấn đề và chỉ ra rằng đây là hành động xấu và những hậu quả về việc làm này của trẻ.

Bố mẹ hãy cho trẻ biết rằng một số hậu quả khi con trộm đồ của người khác nhằm để con ý thức được hành động tiêu cực này, đồng thời có thể biết được điều gì sẽ xảy ra nếu con vẫn tiếp tục hành động tiêu cực. Hãy cho trẻ nhận biết hậu quả theo 2 khía cạnh, tác động đối với trẻ và với người khác để trẻ có cái nhìn tổng quan hơn về vấn đề.
Một số hậu quả của việc ăn trộm:
- Đối với con: Khi con ăn trộm, con sẽ đánh mất niềm tin của mọi người đối với mình, con sẽ không còn nhận được sự tin tưởng dù là những điều nhỏ nhặt nhất. Sẽ không có ai thích một đứa trẻ nói dối và ăn cắp, nếu con lấy trộm đồ của người khác con sẽ đánh mất sự yêu quý và có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ của con trong một thời gian dài.
- Đối với những người khác: Hãy nghĩ xem, nếu món đồ hoặc số tiền ấy rất quan trọng với người đó thì họ sẽ rất buồn và đôi khi có thể làm lỡ đi những việc quan trọng của họ. Ví dụ như đó là số tiền để họ chữa bệnh, tiền đóng học phí,… thì khi mất đi hậu quả sẽ rất nghiêm trọng.
Xem thêm: Dạy trẻ biết yêu thương chia sẻ – xây dựng nhân cách cho con
Lắng nghe lý do của con
Trong cuộc sống, dễ bắt gặp những hành vi trộm cắp từ trẻ nhỏ, hầu hết mỗi người, mỗi bố mẹ đều cảm thấy tức giận và thường có những hành động bạo lực, la mắng để răn đe trẻ. Việc làm này chỉ có thể đem lại hiệu quả tức thời nhưng về lâu dài bố mẹ có chắc chắn rằng con sẽ không tiếp tục trộm cắp, trộm tiền nữa không? Nhiều bố mẹ vẫn nghĩ rằng con sẽ không dám nữa, nhưng nhiều bố mẹ cũng cảm thấy phân vân,… Nhiều trường hợp đã cho thấy rằng, thay vì con trộm tiền như lúc trước con sẽ có những hành vi khéo léo và tinh vi hơn để bố mẹ và người khác không phát hiện.
Việc trộm cắp là một hành động xấu, trái với đạo đức của mỗi con người. Tuy nhiên chúng ta cần phải biết được lý do xuất phát những hành vi tiêu cực này để tìm ra phương pháp giáo dục con phù hợp. Đối với trẻ ở độ tuổi mầm non thì thông thường trẻ sẽ bị các bạn khiêu khích bởi những món đồ chơi hoặc đồ ăn vặt, bánh kẹo. Khi đó sẽ hình thành suy nghĩ trộm tiền của bố mẹ để đi mua. Còn đối với một số trẻ lớn hơn có thể là do cần tiền để mua những món đồ, đi chơi, chơi game,… Vì vậy cách dạy con khi trẻ ăn trộm tiền đầu tiên là hãy tìm hiểu nguyên nhân cụ thể để có cách giải quyết “khôn ngoan” nhất cho vấn đề “nhạy cảm” này của trẻ.

Khi phát hiện con ăn trộm tiền, bố mẹ cần lắng nghe con, nói chuyện với con một cách nghiêm túc và cứng rắn để răn đe việc làm sai trái nhưng cũng cần mềm mỏng để tìm ra nguyên nhân trộm tiền của con. Hãy lắng nghe suy nghĩ và ý kiến của con, và đặc biệt không ám chỉ khi không có bằng chứng con ăn trộm tiền. Đồng thời, hãy lắng nghe những nhu cầu và mong muốn của con nhiều hơn để bố mẹ có thể đáp ứng một cách khéo léo, tránh trường hợp con làm liều trộm tiền.
Ngoài ra, nếu bố mẹ nhận thấy con đang bị bạo lực học đường, bị bạn bè răn đe, bắt ép ăn trộm hoặc đánh con,… Bố mẹ cần can thiệp, động thái quyết liệt đến với nhà trường và giáo viên chủ nhiệm của trẻ để tránh những tác động, hậu quả xấu đến con trẻ. Hãy dạy con kỹ năng sống bảo vệ bản thân, tìm sự hỗ trợ và sự giúp đỡ nếu gặp chuyện tương tự một lần nữa. Đồng thời cần phải quan tâm đến con nhiều hơn để chắc chắn rằng con đã thoát khỏi trường hợp bạo lực này.
Bố mẹ cũng nên nhìn nhận: Liệu mình có quá cấm đoán con nhiều thứ?
Không ai thích sự cấm đoán, trẻ cũng vậy, nhiều trẻ sẽ có xu hướng “càng cấm, càng làm” để phản kháng lại bố mẹ. Điều này là tâm lý bình thường của mỗi người, kể cả những người lớn cũng không hề thích sự cấm đoán. Vì vậy hãy cân nhắc và xem xét rằng “bản thân chúng ta có đang cấm đoán quá nhiều thứ đối với con hay không?”.

Lý do thường gặp nhất khiến con trộm tiền là do bố mẹ quá cấm đoán con trẻ dẫn đến tâm lý mong muốn, thôi thúc làm những hành vi tiêu cực như trộm tiền để thỏa mãn những nhu cầu. Vì vậy thay vì cấm đoán, hãy đáp ứng một số nhu cầu nhất định của con ở khả năng cho phép, đồng thời dạy trẻ cách chi tiêu, biết được cái nào nên mua và không nên mua, cũng như hiểu được giá trị đồng tiền. Ví dụ trẻ thích chơi game và không có tiền nên ăn trộm tiền ra quán chơi, bố mẹ có thể cho phép con chơi ở nhà nhưng trong một khoảng thời gian nhất định. Cùng với đó hãy áp dụng một số điều kiện cho trẻ như làm xong việc nhà, hoàn thành xong bài tập,… mới được chơi.
Xem thêm: Cách dạy trẻ 5 tuổi bướng bỉnh – Hãy nắm bắt đúng tâm lý trẻ
Chỉ cho con cách kiếm tiền phù hợp

Cách dạy con khi trẻ ăn trộm tiền khi trẻ mong muốn thỏa mãn một số nhu cầu của trẻ, ngoài việc dạy trẻ giá trị của đồng tiền, bố mẹ cũng có thể chỉ trẻ một số cách kiếm tiền phù hợp với độ tuổi của trẻ. Khi trẻ biết kiếm tiền, con sẽ biết quý trọng số tiền mình làm ra và chi tiêu chúng một cách hợp lý. Đây cũng là cách dạy trẻ kỹ năng sống, tư duy tích cực hơn, tự chủ hơn về những nhu cầu và vấn đề của bản thân.
Bố mẹ có thể dạy con cách kiếm tiền phù hợp thông qua những việc làm như sau:
- Bán đồ cũ không còn dùng đến: Bán những món đồ cũ không còn dùng đến là cách phù hợp nhất để dạy trẻ kiếm tiền khi còn nhỏ. Điều này vừa giúp trẻ nhận biết giá trị tái sử dụng và tiết kiệm hơn thông qua việc biến những đồ vật không còn sử dụng thành tiền để phục vụ nhu cầu của bản thân. Ngoài ra, điều này cũng giúp giảm lượng chất thải ra môi trường, bảo vệ môi trường xung quanh. Bố mẹ có thể bắt đầu dạy con phân biệt những đồ vật có thể tái sử dụng và cách tìm chúng. Ví dụ như những chai lọ hằng ngày, những món đồ chơi cũ, những giấy tờ cũ vứt đi.
- Làm đồ handmade: Một sản phẩm đang được nhiều người ưa chuộng là những món đồ handmade xinh xắn. Các món đồ này có thể sử dụng để trang trí hoặc dùng cho những công dụng khác. Đây là một ý tưởng kiếm tiền khá hay dành cho trẻ, bằng những vật liệu sẵn có hằng ngày, trẻ có thể dùng trí tưởng tượng và sự khéo tay của mình để tạo những sản phẩm nhiều người yêu thích. Công việc này không những giúp trẻ kiếm tiền mà còn có thể phát triển tư duy sáng tạo, đầu óc kinh doanh của trẻ ngay khi còn nhỏ.
- Làm vườn: Việc tạo ra những sản phẩm như rau củ, trái cây, hoa là một việc làm rất thú vị dành cho trẻ. Với thời gian rảnh mỗi ngày, trẻ có thể tự trồng và chăm sóc các loại cây yêu thích và thu hoạch. Việc làm này vừa giúp trẻ nâng cao khả năng học hỏi, nâng cao hoạt động mỗi ngày và đặc biệt nó có thể giúp bé kiếm khá nhiều tiền.
- Chăm sóc thú cưng: Đối với trẻ yêu thích thú cưng, việc chăm sóc thú cưng để kiếm tiền là một việc làm khá phù hợp. Trẻ có thể nhận giữ thú cưng của gia đình hoặc hàng xóm tại nhà và kiếm tiền bằng cách tắm, cho ăn, dắt chúng đi dạo,… Khi chăm sóc thú cưng trẻ phát triển tinh thần trách nhiệm, sự kiên nhẫn, tăng tình yêu thường,…
- Làm việc vặt trong nhà: Bố mẹ có thể “nhờ” con làm một số việc vặt trong nhà như dọn dẹp nhà cửa, nấu ăn, phơi đồ, xếp đồ,… và công bằng tiền để con có thể chi tiêu. Điều này sẽ giúp cho con nâng cao tính tự giác và tinh thần làm việc nhà, kỹ năng dọn dẹp,…
- Bán hàng tại hội chợ: Việc tham gia bán hàng tại hội chợ sẽ giúp trẻ kiếm được một khoản thu nhập phù hợp để thực hiện những nhu cầu của bản thân. Ngoài ra trẻ còn có thể học được cách kinh doanh, giao tiếp và bán hàng cho người khác.
- Rửa xe: Việc mở một dịch vụ rửa xe cho bố mẹ hoặc hàng xóm là ý tưởng không tồi để trẻ kiếm tiền.
Trang bị tư duy quản lý tài chính cho con từ sớm
Trang bị tư duy quản lý tài chính là giải pháp TỐT NHẤT đang được phụ huynh áp dụng hiện nay. Những kỹ năng này rất ít được đề cập tại trường lớp, nên việc giáo dục đang hoàn toàn phụ thuộc vào kiến thức và kinh nghiệm của bố mẹ (Thực trạng là không phải bố mẹ nào cũng có thể định hướng tư duy tài chính cho con bài bản).
Thói quen tài chính của trẻ đã có thể bắt đầu hình thành từ khi trẻ 7 tuổi. Bố mẹ hãy giáo dục trẻ quản lý tiền bạc bằng cách dạy trẻ như “Tiền trông như thế nào”, “Tiền đến từ đâu”, “Tiền dùng để làm gì”, “Cách sử dụng tiền khôn ngoan”, “Làm thế nào để có được giá trị đồng tiền”,…

- Khi trẻ ở độ tuổi mầm non, bố mẹ có thể dạy con quản lý tài chính cá nhân thông qua việc bỏ heo tiết kiệm mỗi ngày, chơi các đồ chơi mua sắm và nhận biết các tờ tiền. Đồng thời bố mẹ có thể cho trẻ thấy sự “đắt tiền” của các món đồ vật để trẻ học được giá trị của tiền và cân nhắc khi chi tiêu. Đừng quên làm gương cho con trẻ bố mẹ nhé!
- Khi trẻ ở độ tuổi tiểu học, trẻ đã dần có nhận thức rõ ràng hơn, vì vậy bố mẹ hãy cho trẻ hiểu rõ các khái niệm và giá trị của tiền, đồng thời giúp trẻ phân biệt giữa nhu cầu và mong muốn. Bố mẹ có thể cho con tiền tiêu vặt nhưng hãy kiểm soát tần suất và số lượng chi tiêu của con.
- Khi con ở độ tuổi trung học cơ sở, con đã bắt đầu chi tiêu nhiều hơn cho bản thân, vì vậy bố mẹ hãy hướng dẫn con tự lên một danh sách những món đồ cần mua và cần nhắc chi tiêu hợp lý. Đồng thời ở thời điểm này con nên học cách cho đi.
- Khi con lên độ tuổi học cấp 3, lúc này con trẻ sẽ phát triển về tâm sinh lý và có những nhu cầu cho bản thân mãnh liệt hơn, đồng thời đây là thời điểm để phát triển nền móng tương lai cho trẻ. Vì vậy bố mẹ hãy dạy con tư duy quản lý tài chính cho con từ sớm, biết hài lòng với những gì mình đang có để con có tư duy tích cực hơn về tiền bạc. Dạy con cách mở tài khoản ngân hàng, đồng thời tránh xa những tín dụng đen, vay nóng,…
Xem thêm: Dạy trẻ quản lý tài chính cá nhân thông minh theo lứa tuổi
Nếu trẻ vẫn tiếp tục ăn trộm tiền thì sao?
Sau nhiều lần nhắc nhỡ và nghiêm khắc với con nhưng nhiều bố mẹ không khỏi đau đầu vì con trẻ vẫn tiếp tục trộm tiền và ngày càng rõ ràng và tinh vi hơn? Đừng quá nóng giận, bởi vì bố mẹ là điểm tựa duy nhất cho con, việc trở thành một người tốt hay xấu trong tương lai của trẻ hoàn toàn phụ thuộc vào cách dạy dỗ con lúc này của bố mẹ.
Đa phần trẻ sẽ dừng việc ăn cắp khi bị phát hiện và chỉnh đốn, nhưng trong một số trưởng hợp tiếp tục tái diễn. Việc trộm cắp ở trẻ có thể là do một sự tổn thương đã trải qua trong quá khứ, hoàn cảnh khắc nghiệt ép trẻ phải trộm cắp như bị lạm dụng, có điều kiện sống đầy khó khăn,… Nhiều trẻ có thể bị cưỡng bức, bắt ép ăn trộm, từ đó như một cách vô thức trẻ phải thực hiện việc này để đảm bảo rằng trẻ có thể an toàn và sống sót. Những đứa trẻ này có thể đã mất đi tất cả và chúng buộc phải mưu sinh, thu thập, tìm kiếm, trộm cắp những gì tạo ra giá trị với chúng để có thể để tiếp tục sinh sống. Hiện nay nhiều trẻ em được nhận nuôi có thể đã trải qua những vấn đề này trong quá khứ và điều nó gây ám ảnh, hoặc tạo một thói quen lâu dài cho trẻ, khó khắc phục.

Hành vi trộm cắp vẫn lặp đi lặp lại sau khi trẻ bị kỷ luật, có thể trẻ đang gặp các vấn đề tâm lý, những tổn thương sâu sắc. Việc kiểm soát trẻ chặt chẽ hơn, răn đe trẻ nhiều hơn không thể giúp trẻ trong trường hợp này và có thể làm nó tiêu cực hơn. Vì vậy, bố mẹ có thể giúp con vượt qua sự tiêu cực này bằng cách cho trẻ gặp bác sĩ tâm lý để tìm ra nguyên nhân và điều trị phục hồi những tổn thương, tâm lý của trẻ.
Việc cho trẻ cảm giác an toàn, giáo dục tại nhà và kết hợp trị liệu từ bác sĩ tâm lý sẽ hữu ích cho trẻ rất nhiều. Hãy cho trẻ biết rằng trộm cắp là một việc sai trái, thu hồi những món đồ mà trẻ ăn cắp và để trẻ trả lại chúng. Đồng thời, tiếp tục đặt kỳ vọng lên con để con cảm nhận được tình thương, sự quan tâm và bao dung của bố mẹ. Hãy cho trẻ biết rằng bố mẹ rất yêu trẻ và đang hành động để giúp con. Điều này có thể tạo nên sự thay đổi tích cực hơn cho trẻ, là cách dạy con hay ăn trộm tiền hiệu quả.
Tâm lý của trẻ khi còn nhỏ có thể vẫn chưa nhận thức rõ ràng về hành vị trộm tiền hay trộm cắp. Vì vậy, đừng quá cáu gắt khi thấy con làm điều này, thay vào đó hãy tìm hiểu nguyên nhân cụ thể và tìm phương pháp giáo dục phù hợp nhất với độ tuổi và tâm lý của con. Trên đây là một số cách dạy con khi trẻ ăn trộm tiền mà bố mẹ cần cân nhắc để giáo dục con tốt nhất. Hy vọng quý phụ huynh có thể tìm được cách dạy phù hợp cho con.

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- Kiên trì và cố chấp – Sự khác biệt mong manh tới thành công
- 100 câu nói hay về sự kiên trì – dành cho ai đang gục ngã
- Làm sinh trắc vân tay bao nhiêu tiền? – Bảng giá tham khảo
- [BẬT MÍ] 10+ kinh nghiệm rèn luyện tính kiên trì cho trẻ
- 20+ tấm gương về lòng kiên trì – khơi nguồn động lực bất tận
- 80 câu ca dao tục ngữ về siêng năng kiên trì đầy sâu sắc!
- Làm sinh trắc vân tay cho bé là gì? Có an toàn hay không?
- 20 trò chơi rèn tính kiên trì cho trẻ – Dạy con thông minh
- Dạy con kiếm tiền với 7 hoạt động cực ĐƠN GIẢN và NĂNG ĐỘNG
- Dạy con cách tiêu tiền thông minh – Cẩm nang cho bố mẹ!