10+ cách dạy trẻ 7 tuổi bướng bỉnh – Hiểu rõ tâm lý của con

Bố mẹ nên chấp nhận rằng con đã lớn, con đã có thể nói lên những ý kiến riêng và cần được sự tôn trọng

Con rất quyết liệt với những gì con đã chọn, con nhất quyết không chịu chọn chiếc áo khác vì con thích chiếc áo có nơ màu hồng, thậm chí con sẽ có thái độ không hợp tác và không chịu mặc một chiếc áo nào khác ngoài chiếc áo màu hồng kia. Đây chính là một ví dụ điển hình của những đứa trẻ 7 tuổi bướng bỉnh mà nhiều bố mẹ thường phải giải quyết. Tuy nhiên đã bao giờ bố mẹ nghĩ tại sao con lại bướng bỉnh và nghiêm túc tìm cách dạy trẻ 7 tuổi bướng bỉnh chưa?

Giải mã tâm lý trẻ lên 7!

7 tuổi là độ tuổi bé đến trường, vui chơi và học hỏi nhiều điều trong cuộc sống, trẻ bắt đầu ý thức được mọi thứ xung quanh và ý thức được chính bản thân mình. Trẻ sẽ hình thành các suy nghĩ trưởng thành hơn so với lúc 5. 6 tuổi. Vì vậy ở độ tuổi này bé sẽ có sự chuyển biến về mặt tâm lý rất nhiều.

Một số tâm lý cơ bản thường gặp ở những bé 7 tuổi:

  • Độc lập hơn: Trẻ ngày càng trở nên độc lập hơn với bố mẹ, bé có sẽ có xu hướng thể hiện mình đã lớn và có thể làm nhiều việc quan trọng, kể cả những việc nguy hiểm.
  • Phát triển tình bạn: Bé bắt đầu cần sự xem trọng của các bạn bè cũng như việc được bạn bè chấp nhận. Lúc này bé cần phải học cách chia sẻ, hợp tác và làm việc chung với tất cả các bạn.
  • Quan tâm đến giới tính: Những bé trai sẽ có xu hướng chơi với các bạn nam nhiều hơn so với các bạn gái và ngược lại, các bạn gái cũng sẽ chơi với các bạn gái nhiều hơn thay vì chơi với các bạn nam.
  • Phát triển sự đồng cảm: Bé sẽ bắt đầu phát triển sự đồng cảm, bé sẽ biết lắng nghe và thấu hiểu mọi người nhiều hơn so với những độ tuổi trước đó.
  • Quyền từ chối: Trẻ bắt đầu nhận ra rằng mình cũng có quyền từ chối các yêu cầu từ người khác.
  • Quan tâm người khác nghĩ gì và nói gì về mình: Khi trẻ quan tâm người khác nghĩ gì về mình, trẻ sẽ có xu hướng điều chỉnh tâm trạng của mình tốt hơn khi ở nơi công cộng, trước mặt bạn bè hoặc người khác.
  • Cần được xem trọng: Bé sẽ có xu hướng mong muốn mình trưởng thành hơn, và được những người xung quanh nhìn nhận rằng trẻ đã lớn.
  • Xây dựng kỹ năng: Bé bắt đầu xây dựng các kỹ năng cho bản thân, đặc biệt là các kỹ năng về tinh thần đồng đội, làm việc có tổ chức thông qua các trò chơi và bộ môn thể thao.
  • Khả năng ngôn ngữ: Bé sẽ ngày càng giỏi hơn trong việc mô tả những việc đã xảy ra và nói lên suy nghĩ của bản thân. Lúc này bé sẽ phát triển kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp.
  • Định hướng đúng sai: Bé rất thích phân định đúng sai và thường xuyên tranh luận với người khác.
  • Chưa nhận thức các hành vi một cách rõ ràng: Ở thời điểm này, việc bé nói dối, gian lận hoặc lấy trộm là điều rất bình thường. Bởi vì trẻ chưa thể phân định được đúng sai một cách rõ ràng, hành vi nào tốt và hành vi nào xấu, vì vậy trẻ đang tìm câu trả lời về đúng sai cho chính bản thân mình.
Bé rất thích phân định đúng sai và thường xuyên tranh luận với mẹ về các vấn đề
Bé rất thích phân định đúng sai và thường xuyên tranh luận với mẹ về các vấn đề

Thích đặt câu hỏi và khám phá thế giới

“Nhà khoa học nhí”, “Phi hành gia đi tìm hiểu vũ trụ” là những chức danh dành cho các bé ở độ tuổi lên 7. Bởi vì hầu hết các bé đều thích tìm hiểu và học hỏi về những thứ xung quanh. Vì vậy bé rất thích đặt những câu hỏi cho bố mẹ và những người xung quanh để thỏa mãn sự tò mò của chính bản thân mình. Bé sẽ hỏi những câu hỏi như đơn giản nhưng cũng rất khó lý giải như “Tại sao lá cây lại màu xanh?”, “Tại sao bầu trời màu xanh?” “Tại sao nhìn biển lại màu xanh nhưng nước lại màu trắng?”, “Con được sinh ra như thế nào?”,…

Bé thích đặt những câu hỏi cho bố mẹ và những người xung quanh để thỏa mãn sự tò mò của chính bản thân mình
Bé thích đặt những câu hỏi cho bố mẹ và những người xung quanh để thỏa mãn sự tò mò của chính bản thân mình

Việc trả lời một số câu hỏi của bé đôi lúc sẽ rất mất thời gian và mệt mỏi cho bố mẹ. Tuy nhiên khi trẻ hỏi những câu hỏi này sẽ giúp hình thành tư duy, suy nghĩ và phát triển các kiến thức hữu ích cho bé và giúp bé ghi nhớ lâu hơn. Vì vậy, giải đáp các câu hỏi của con cũng chính là nuôi lớn trí tuệ cho bé! Bố mẹ hãy hỗ trợ con trong giai đoạn học hỏi này nhé!

Xem thêm: Rèn luyện thói quen tốt cho trẻ – 30 điều cần trang bị ngay!

Nhận thức bản thân tốt hơn và dành nhiều thời gian ở một mình

7 tuổi là cột mốc quan trọng trong suy nghĩ của bé, có thể xem đây là giai đoạn quan trọng trong việc hình thành tính cách và nhận thức bản thân và thế giới xung quanh của bé. Bé bắt đầu có những tư duy logic, suy nghĩ trưởng thành, đồng cảm và quan tâm đến người khác nhiều hơn, đặc biệt là các mối quan hệ bạn bè,…

Quan tâm đến bạn bè là thế, nhưng sẽ có những lúc bé 7 tuổi thích chơi một mình, thích đọc sách hoặc dành những thời gian riêng tư cho chính bản thân. Thời gian ở một mình này bé sẽ suy nghĩ nhiều hơn về những hành vi, lời nói của bố mẹ. Từ đó giúp bé nhận thức rõ ràng hơn về các mối quan hệ  và nhìn nhận chính bản thân một cách trưởng thành và độc lập hơn.

Bé có xu hướng ở một mình và suy nghĩ nhiều hơn về những hành vi, lời nói của bố mẹ
Bé có xu hướng ở một mình và suy nghĩ nhiều hơn về những hành vi, lời nói của bố mẹ

Thích tranh luận cùng bạn bè

Khác với bé 5 tuổi hoặc 6 tuổi, bé 7 tuổi sẽ có khả năng ngôn ngữ và tư duy hoàn thiện hơn. Vì vậy việc thể hiện quan điểm, ý kiến cá nhân của bé trở nên dễ dàng hơn. Do đó, trong thời gian này trẻ sẽ có xu hướng tranh luận với bạn bè hơn là giành giật và hành động như khi còn nhỏ. Điều này có thể dẫn đến nhiều cuộc cãi vã, giận dỗi nhau, thậm chí trẻ có thái độ chống đối. Tuy nhiên bố mẹ hãy chỉ nên là “quân sư” để các bé tự hòa giải với nhau thay vì giúp bé giải quyết các vấn đề.

Trẻ sẽ có xu hướng tranh luận với bạn bè hơn là giành giật và hành động như khi còn nhỏ
Trẻ sẽ có xu hướng tranh luận với bạn bè hơn là giành giật và hành động như khi còn nhỏ

Một tâm lý khác của bé là muốn bạn bè đón nhận và kết bạn, trẻ bắt đầu có nhận thức về các mối quan hệ và cảm thấy thỏa mãn khi được trở nên quan trọng trong một nhóm bạn. Vì vậy bé sẽ học cách làm việc nhóm, chia sẻ công việc cho nhau và học hỏi lẫn nhau,…

Ngoài ra bé sẽ suy nghĩ kỹ hơn khi thực hiện một công việc nào đó. Đặc biệt, với những câu hỏi thực tế, bé sẽ có xu hướng xâu chuỗi các vấn đề lại với nhau và suy luận một cách hợp lý nhất và đưa ra quan điểm cho câu trả lời hoàn chỉnh.

Từ những thay đổi trong tâm lý khi lên 7 tuổi, bé đôi khi sẽ hình thành sự bướng bỉnh, không nghe lời vì cố gắng phân rõ đúng sai. Cáu gắt, không hợp tác, giận dữ là những thái độ thường gặp của bé nếu bé cảm nhận chưa đủ thuyết phục và chưa hiểu rõ lý do người lớn làm như vậy. Và khi bé nhận thấy mâu thuẫn của vấn đề bé sẽ cố gắng làm rõ vấn đề đó, đồng thời xem xét các cam đoan của người lớn trước đó có đúng đắn hay không.

Độ tuổi này trẻ cũng đã hình thành những nhu cầu và mong muốn nhất định, khi bố mẹ yêu cầu trẻ làm những điều không thích, với tâm lý thích tranh luận trẻ sẽ thương cãi lời hoặc thậm chí là nổi cáu với bố mẹ. Tuy nhiên đây chỉ là những điều trẻ thật sự trẻ không muốn và trẻ đang mong muốn một điều gì khác. Vì vậy bố mẹ cần giải thích cho trẻ hiểu rõ sự cần thiết của vấn đề và hướng giải quyết phù hợp nhất đối với trẻ.

Ngoài ra, lúc còn nhỏ, tất cả mọi người đều yêu thương và có phần chiều chuộng trẻ nhiều hơn, nhưng khi đến 7 tuổi, bố mẹ thường giúp con cân bằng các hành vi. Điều này làm bé có thể tạo áp lực cho bé, bé không kịp thích nghi cho sự thay đổi này dẫn đến dễ cáu gắt và bướng bỉnh và không nghe lời.

Xem thêm: 12+ cách rèn cho trẻ tính kiên trì và vững tin vào bản thân

Có những cách dạy trẻ 7 tuổi bướng bỉnh nào hiệu quả?

Trẻ 7 tuổi bướng bỉnh thường sẽ khó dạy hơn những đứa trẻ thông thường khác, vì vậy bố mẹ cần có những phương pháp dạy bé riêng để phù hợp với tâm lý của trẻ trong độ tuổi này. Dưới đây là một số cách dạy trẻ 7 tuổi biết nghe lời đơn giản bố mẹ có thể áp dụng.

Đưa ra lựa chọn cho trẻ

Tâm lý của trẻ 7 tuổi là muốn tự chịu trách nhiệm, thích tự mình giải quyết vấn đề và đưa ra những lựa chọn của riêng mình. Khi cố bắt ép trẻ làm theo một việc nào đó, trẻ sẽ có xu hướng nổi loạn và không chịu làm theo. Vì vậy hãy để cho bé có quyền được quyết định và đưa ra lựa chọn. Hãy cho bé lựa chọn những vấn đề nhỏ và không đem lại nhiều sự ảnh hưởng như chọn màu của chiếc cốc, lựa chọn chỗ ngồi,…

Bố mẹ hãy để cho bé có quyền được quyết định và đưa ra lựa chọn
Bố mẹ hãy để cho bé có quyền được quyết định và đưa ra lựa chọn

Ngoài ra một phương pháp rất hiệu quả, vừa giúp bé đưa ra lựa chọn nhưng vẫn hướng đến những điều đúng đắn. Ví dụ trước khi bé lựa chọn việc mang tất hay không mang tất, bố mẹ hãy cho trẻ lựa chọn những lựa chọn khác như mang tất màu đỏ hay mang tất màu vàng. Điều này sẽ giúp bé đưa ra một lựa chọn nhưng dù có lựa chọn nào thì bé vẫn mang tất.

Nhưng cũng đừng đưa ra lựa chọn khi không có lựa chọn nào

Việc đưa ra lựa chọn cho bé sẽ giúp bé thỏa mãn mong muốn được tự lập và tự đưa ra quyết định cho chính bản thân mình. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng nên đưa ra những lựa chọn cho bé. Đôi khi có những vấn đề bố mẹ cũng không thể giúp con phân ra thành nhiều lựa chọn để chọn mà thay vào đó, đây là những vấn đề bắt buộc con phải làm. Ví dụ những việc làm bắt buộc con phải tự giác làm như việc đi học, ăn cơm, vệ sinh cá nhân,… là những việc bé cần phải làm và không có sự lựa chọn nào khác.

Tuy nhiên việc áp đặt bé làm theo những việc làm bắt buộc này sẽ có rất nhiều khó khăn bởi tính bướng bỉnh và không chịu hợp tác nghe lời của bé. Vì vậy bố mẹ cần giải thích cho con hiểu được vì sao con cần làm như vậy, hoặc khi trưởng thành ai cũng cần phải tự làm những việc này. Đồng thời hãy tạo cho con những sự khích lệ và động viên khi con làm đúng. Điều này sẽ giúp con cảm giác được sự quan tâm của bố mẹ và cảm nhận được việc làm này đang rất đúng đắn.

Xem thêm: Rèn con tính tự giác học tập sao cho lành mạnh và bền vững?

Đặt ra giới hạn, quy tắc phù hợp với con 7 tuổi

Một trong những điều mà bé bướng bỉnh thường mắc phải là bé không biết được các giới hạn và thường đi quá xa với giới hạn đó. Vì vậy hãy cho bé biết được đâu là giới hạn, bé được phép làm gì và không được phép làm gì. Hãy lập ra những quy tắc cho bé chấp nhận và tuân thủ đúng với những quy tắc đó.

Tuy nhiên, trước khi áp dụng hoặc đặt ra một quy tắc nào đó, bố mẹ cần giải thích cho con hiểu tại sao cần làm những quy tắc đó, thống nhất với con những hình phạt cụ thể cho các quy tắc. Điều này giúp con cảm thấy mình được tôn trọng và quy tắc này là do chính mình đặt ra cho bản thân chứ không phải bị ép buộc hoặc gò bó.

Bố mẹ có thể đặt những quy tắc phù hợp và vừa sức với bé 7 tuổi như việc ăn uống, vệ sinh, đi ngủ, vui chơi,… Hãy viết những quy tắc đó vào giấy ghi nhớ và dán ở những nơi dễ thấy như tủ lạnh, bàn học, trên cửa,… Để trẻ có thể nhìn thấy, ghi nhớ và làm theo.

Hãy viết những quy tắc cho bé vào giấy ghi nhớ và dán ở những nơi dễ thấy như tủ lạnh
Hãy viết những quy tắc cho bé vào giấy ghi nhớ và dán ở những nơi dễ thấy như tủ lạnh

Hình phạt cho bé khi không thực hiện các quy tắc cần có tính răn đe và hợp lý để con có thể tuân theo. Đặc biệt cần phải quan sát và hiểu được tính cách của con để đưa ra những quy tắc và hình phạt hợp lý. Bởi vì đôi khi những quy tắc và hình phạt phù hợp với bé này nhưng lại không phù hợp với các bé khác.

Ví dụ: Bố mẹ có thể đặt ra quy định rằng con chỉ được xem ti vi đến 9 giờ tối, nếu xem sau 9 giờ tối, hôm sau con sẽ không được xem ti vi nữa. Hoặc nếu con ăn bỏ cơm, chôm sau con sẽ không được ăn món trứng nữa (Có thể là món mà bé thích),…

Xem thêm: Cách dạy trẻ ăn vạ với 12+ tips “điều trị” TẬN GỐC!

Đừng cố tranh luận với con

Trong một cuộc trò chuyện, nếu con không chịu hợp tác và có những cảm xúc tiêu cực, cãi vã, bố mẹ cần giữ bình tĩnh và không cố gắng tranh luận với con để phân định đúng sai. Ngay lúc này, con sẽ chưa hiểu được mình sai ở đâu, nếu bố mẹ la mắng hoặc tranh cãi với con chỉ làm cảm xúc của con thêm tồi tệ hơn, thậm chí có thể đưa ra những quyết định sai lầm vào thời điểm này.

Cố gắng tranh luận với con để phân định đúng sai chỉ làm cảm xúc của con thêm tồi tệ hơn
Cố gắng tranh luận với con để phân định đúng sai chỉ làm cảm xúc của con thêm tồi tệ hơn

Cách dạy trẻ 7 tuổi biết nghe lời tốt nhất là giữ im lặng ngay lúc đó, để cơn giận của cả bố mẹ và con được giải phóng hãy cung cấp các thông tin cần thiết, giải thích và nói chuyện nghiêm túc hơn với con. Đặc biệt không la mắng và quát nạt và có những hành động thiếu kiềm chế trước mặt con trẻ, điều này sẽ làm trẻ bị tổn thương hoặc vô tình làm bé học theo. Thay vào đó bố mẹ có thể thư giãn và giải tỏa bằng cách uống thêm nước, đọc sách, đi dạo, nghe nhạc hoặc tập thể dục nhẹ nhàng,… để xoa dịu cơn tức giận.

Tôn trọng con! Trẻ đã 7 tuổi rồi!

7 tuổi, con đã lớn dần với những suy nghĩ và cảm xúc của bản thân, lúc này con bắt đầu có những nhu cầu cơ bản như nhu cầu được lắng nghe, nhu cầu được thể hiện bản thân và nhu cầu được tôn trọng. Có thể nhiều bố mẹ vẫn chưa thích nghi được với việc con đã lớn, con đã không cần bố mẹ bao bọc quá nhiều như lúc nhỏ, và con cần có những không gian riêng và những quyết định riêng. Nên bố mẹ vẫn còn có xu hướng bảo con làm những điều mà bố mẹ cho là đúng, phớt lờ những ý kiến của con mà không tập trung vào giải thích cho con hiểu tại sao cần làm như vậy. Điều này khiến nhiều trẻ cảm thấy bị ép buộc và không được tự do, không được tôn trọng và hình thành tính bướng bỉnh, muốn phản kháng.

Bố mẹ nên chấp nhận rằng con đã lớn, con đã có thể nói lên những ý kiến riêng và cần được sự tôn trọng
Bố mẹ nên chấp nhận rằng con đã lớn, con đã có thể nói lên những ý kiến riêng và cần được sự tôn trọng

Bố mẹ nên chấp nhận rằng con đã lớn, con đã có thể nói lên những ý kiến riêng và cần được sự tôn trọng từ bố mẹ và mọi người xung quanh. Một số cách bố mẹ nên áp dụng để con cảm nhận được sự tôn trọng của bố mẹ:

  • Hãy giải thích với con về điều mà bố mẹ muốn con làm nhiều hơn thay vì ép buộc con phải làm điều đó.
  • Cho con được lựa chọn, không đưa ra các yêu cầu hoặc mệnh lệnh bắt ép con nghe theo.
  • Thấu hiểu con, hiểu được suy nghĩ và cảm xúc của con, đồng cảm với con.

Ngoài ra, bố mẹ cũng cần thường xuyên bày tỏ cảm xúc đối với con, khen con khi con làm đúng, con sẽ cảm nhận được sự yêu thương, tôn trọng và đánh giá cao sự cố gắng mà mình đã đạt được.

Một số câu nói khen ngợi và khích lệ con, bố mẹ có thể áp dụng:

  • Chúc mừng con đã làm được một việc có ý nghĩa.
  • Ba mẹ rất tự hào về con, về những gì mà con đã đạt được.
  • Ba mẹ tin lần này mình chỉ thiếu may mắn một chút, con có thể làm tốt hơn, hãy thử làm lại lần nữa nha con!
  • Ba mẹ đánh giá cao về việc làm của con.

Cách dạy trẻ 7 tuổi bướng bỉnh – Hãy gần gũi với con hơn!

Con trẻ trong giai đoạn này rất  nhạy cảm và thường xuyên bộc lộ cảm xúc của mình, ví dụ khi bố mẹ yêu cầu trẻ làm điều gì mà trẻ không thích, con sẽ dễ có khuynh hướng làm những điều ngược lại. Đây là hành vi chung thường thấy ở các trẻ bướng bỉnh. Vì vậy bố mẹ cần gần gũi và kết nối với con trẻ để hiểu được những suy nghĩ và cảm xúc của con.

Bố mẹ cần gần gũi và kết nối với con trẻ để hiểu được những suy nghĩ và cảm xúc của con
Bố mẹ cần gần gũi và kết nối với con trẻ để hiểu được những suy nghĩ và cảm xúc của con

Khi thân thiết và gần gũi với con, những mong muốn hay yêu cầu của bố mẹ đặt ra đối với trẻ sẽ không còn quá nặng nề như trước. Bé sẽ cảm nhận được sự chân thành và dần chấp nhận và suy nghĩ về những lời mà bố mẹ nói. Từ đó sẽ không còn sinh ra sự phản kháng, không hợp tác mà bé sẽ bày tỏ quan điểm và suy nghĩ của mình một cách có chừng mực hơn.

Để gần gũi với con cái hơn, bố mẹ nên thường xuyên nói chuyện và chia sẻ với con. Bày tỏ cảm xúc của bản thân như vui vẻ, hạnh phúc, và yêu thương con thay vì cứng nhắc và nghiêm khắc quá mức. Hãy chắc chắn rằng con xem mình như một người bạn và có thể nói ra những suy nghĩ một cách chân thật nhất. Ngoài ra bố mẹ cũng có thể cùng con vui chơi nhiều hơn hoặc tham gia một số hoạt động ngoại khóa, tham gia các trò chơi thể thao,…

Xem thêm: Cách rèn trẻ biếng ăn – Cuộc chiến không hồi kết của mọi nhà

Luôn giữ không khí gia đình hạnh phúc

Gia đình là cái nôi nuôi lớn mỗi con người, một gia đình hạnh phúc và yên ấm sẽ giúp con sống vui vẻ và tích cực hơn. Con trẻ học hỏi rất nhiều từ bố mẹ, thông qua những hành động, cách cư xử và cảm xúc của bố mẹ, trẻ vô thức sẽ làm theo. Vì vậy bố mẹ cần tạo cho con một môi trường lành mạnh để con có thể phát triển một cách lành mạnh.

Nhiều bố mẹ thường xuyên bất đồng ý kiến dẫn đến xung đột, cãi vã, vô tình sẽ có những lời nói không phù hợp, to tiếng, thậm chí là những hành động không phù hợp mà trẻ rất dễ học theo. Đồng thời không khí trong gia đình sẽ căng thẳng, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và tính cách của con trẻ.

Nhiều bố mẹ thường xuyên bất đồng ý kiến dẫn đến xung đột, cãi vã, vô tình sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và tính cách của con trẻ
Nhiều bố mẹ thường xuyên bất đồng ý kiến dẫn đến xung đột, cãi vã, vô tình sẽ ảnh hưởng đến tâm lý và tính cách của con trẻ

Bố mẹ hãy cho con một gia đình hòa thuận, yên ấm và hạnh phúc. Mọi người trong gia đình luôn yêu thương và thấu hiểu lẫn nhau, quan tâm và lắng nghe dù là những chuyện nhỏ nhất. Con cái sẽ lấy đó làm tấm gương và tiêu chuẩn để cư xử cũng như thể hiện thái độ, hành vi của mình.

Phân giải đúng – sai sau khi trẻ đã bình tĩnh trở lại

Ở độ tuổi này, bé rất thích phân định đúng sai, nhưng nhiều bố mẹ lại thường bỏ qua bước này khi cả hai đều đã bình tĩnh. Điều này sẽ làm con cảm thấy vấn đề của mình đang bị phớt lờ đi, lâu dần sẽ hình thành “khúc mắc” trong lòng bé khiến bé càng trở nên bướng bỉnh và khó hợp tác hơn.

Vì vậy sau khi cả bố mẹ và con đều bình tĩnh trở lại, bố mẹ hãy giải thích và phân rõ đúng sai cho trẻ, đây là cách dạy trẻ 7 tuổi biết nghe lời cực kỳ hiệu quả. Hãy nói chuyện nhẹ nhàng và hỏi các vấn đề mà con đang gặp phải, đồng thời nói lên những vấn đề của mình để cùng thảo luận và đưa ra những ý kiến khách quan nhất. Ngoài ra bố mẹ cần chia nhỏ các vấn đề và giải quyết từng vấn đề một để con dễ hiểu hơn. 

Đồng thời, nếu cả hai bên vẫn không tìm được cách giải quyết hoặc tiếng nói chúng, có thể nhờ đến sự trợ giúp của người thứ ba như bố hoặc mẹ. Ví dụ khi mẹ và con cãi nhau, bố có thể là người đứng ra để hòa giải và phân định đúng sai. Vì là người thứ 3 nên bố sẽ có góc nhìn tổng quát hơn, không thiên vị ai và có thể đưa ra kết luận một cách rõ ràng, chính xác hơn và con cũng sẽ tin tưởng hơn về quyết định của người thứ 3 hơn.

Xem thêm: Rèn con tính tự giác học tập sao cho lành mạnh và bền vững?

Xem xét kỹ lại vấn đề

Bố mẹ đã từng gặp các vấn đề rất nhỏ nhưng lại biến vấn đề đó trở nên lớn hơn chưa? Việc này gặp không ít trong các cuộc cãi và, đặc biệt là giữa bố mẹ và con cái. Có thể vấn đề đó không đáng kể, nhưng với tính nóng nảy, “cái tôi” có thể làm to chuyện hơn. Vì vậy khi xảy ra một vấn đề nào đó, bố mẹ cần xem xét thật kỹ các góc khuất, có điều gì chưa rõ ở đây không để có thể đưa ra cách giải quyết tốt nhất.

Khi xảy ra một vấn đề nào đó, bố mẹ cần xem xét thật kỹ các góc khuất, có điều gì chưa rõ ở đây không để có thể đưa ra cách giải quyết tốt nhất
Khi xảy ra một vấn đề nào đó, bố mẹ cần xem xét thật kỹ các góc khuất, có điều gì chưa rõ ở đây không để có thể đưa ra cách giải quyết tốt nhất

Ví dụ khi bố mẹ thấy con không ăn cơm, ngay lập tức sẽ nổi giận và quát mắng con mà không xem xét rõ nguyên nhân là ở đâu, con có đang gặp khó khăn nào hay không. Nhiều khi bé gặp các vấn đề như đau bụng hoặc đau răng mà không tiện nói vì sợ phải nhổ răng hoặc đi khám bác sĩ chẳng hạn. Vì vậy bố mẹ cần quan sát con và tìm hiểu, nhẹ nhàng hỏi con đang gặp vấn đề nào.

Ngoài ra, nhiều lúc bé sẽ không kịp hiểu những gì mà bố mẹ đang nói, không nắm bắt được các vấn đề đang xảy ra. Hãy đảm bảo rằng con đang hiểu vấn đề, rút ngắn lời nói để ngắn gọn và xúc tích hơn, sau đó yêu cầu con nhắc lại lời nói của mình, điều này sẽ giúp con bình tĩnh hơn và ngưng lại suy nghĩ điều mà bố mẹ đang nói.

Hãy thông báo sự thay đổi trước một khoảng thời gian

Những thay đổi đột ngột, không được dự tính trước có thể làm bé bất ngờ và cảm giác hụt hẫng, lo lắng, và không chấp nhận được khi trong một tình huống khác. Vì vậy bố mẹ cần thông báo trước thay đổi trong một khoảng thời gian. Điều này sẽ giúp: 

  • Tạo sự chấp nhận của trẻ: Trẻ được thông báo trước sự thay đổi đó sẽ cảm nhận được sự tôn trọng và có thời gian chuẩn bị tâm lý và thích ứng với tính huống mới.
  • Xây dựng lòng tin: Khi được thông báo trước, bé sẽ cảm nhận được sự tin cậy và tạo dựng được mối quan hệ tốt với bố mẹ.
  • Thích ứng: Khi bé được thông báo trước, bé sẽ có thời gian để chuẩn bị cho trường hợp mới giúp bé tăng khả năng thích ứng, thoải mái và cảm thấy an toàn hơn.
Bố mẹ cần thông báo trước những thay đổi cho bé trong một khoảng thời gian
Bố mẹ cần thông báo trước những thay đổi cho bé trong một khoảng thời gian

Xem thêm: “Điểm danh” 10+ lớp học kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi TỐT NHẤT

Hãy thử nói mọi thứ theo cách tích cực hơn

Trong độ tuổi này, trẻ thường xuyên có những yêu cầu và mong muốn, vì vậy mỗi ngày bố mẹ có thể phải đối diện với 10.000 yêu cầu và đòi hỏi của con. Và phản ứng tự nhiên, như một câu trả lời được thiết lập sẵn trong đầu của bố mẹ là “Không”, “Không phải hôm nay”, “Không có thời gian”,… để đáp trả những yêu cầu và mong muốn của bé.

Những câu trả lời của bố mẹ sẽ tác động ít nhiều đến những suy nghĩ của con, bố mẹ chỉ phớt lờ và trả lời không với con trẻ sẽ làm trẻ cảm thấy những mong muốn của mình không được tôn trọng và không được quan tâm. Đồng thời trẻ cũng sẽ lập một thói quen trả lời “Không” như bố mẹ. Ví dụ như khi bố mẹ cần con hợp tác và con cũng sẽ trả lời không, không muốn.

Vì vậy bố mẹ cần thay đổi và hướng mọi thứ theo cách tích cực hơn, thay vì trả lời “Không” hãy trả lời với “Có” với trẻ. Điều này sẽ làm trả ngạc nhiên và thích thú hơn. Ví dụ khi con đòi ăn kem thay vì trả lời “ Không hôm nay con không được ăn kem” hãy trả lời “Mẹ biết kem rất ngon, nếu chúng ta đi ăn kem vào trưa thứ 7 sẽ thật tuyệt hơn đấy”. Hoặc khi con muốn đi chơi bóng, thay vì trả lời “ Không, trưa nắng con không được đi ra ngoài” hãy trả lời “ Ý tưởng chơi bóng vào hôm nay rất tuyệt, nhưng nếu chúng ta chơi vào buổi chiều mát sẽ tốt hơn đấy!”.

Hãy chắc chắn rằng khi nói “Có” với con, bố mẹ đã có thể thực hiện lời nói của mình, tránh trường hợp không giữ lời làm con thất vọng và mất niềm tin bố mẹ nhé. Sẽ có những trường hợp bố mẹ cần nói “Không” với con nhưng khi tăng số lượng những câu trả lời “Có”, con có thể sẽ điều chỉnh lại tâm trạng và thái độ của mình một cách phù hợp.

Vì vậy bố mẹ cần thay đổi và hướng mọi thứ theo cách tích cực hơn, thay vì trả lời “Không” hãy trả lời với “Có” với trẻ
Vì vậy bố mẹ cần thay đổi và hướng mọi thứ theo cách tích cực hơn, thay vì trả lời “Không” hãy trả lời với “Có” với trẻ

Mấu chốt của vấn đề và các cách dạy trẻ 7 tuổi bướng bỉnh là sự thấu hiểu của bố mẹ dành cho con trẻ. Hãy thường xuyên tâm sự với con và sát cánh cùng con trong chặng đường trưởng thành này nhé!

Ngoài ra bố mẹ có thể tham khảo khóa học KidUP tại UPO dành cho các bé trong độ tuổi 6 đến 9 tuổi để hỗ trợ bé tốt hơn trong hành vi, suy nghĩ và quá trình học tập. Khóa học giúp bé có thái độ sống tích cực hơn, biết chia sẻ, yêu thương và thấu hiểu những người xung quanh, đặc biệt là bố mẹ. Đồng thời đổi ngũ giảng viên đào tạo chuyên môn cao, nắm bắt tâm lý của từng học viên và bám sát sự thay đổi của trẻ trong từng buổi học. Giúp bé hiểu rõ các kiến thức được truyền đạt một cách rõ ràng.

Bố mẹ hãy đăng ký khoá học KidUP cho bé TẠI ĐÂY!!!

Trainer Lê Đặng Minh Nhật

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Icon Facebook tác giả    Icon Youtube tác giả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được
Tư vấn & Test tính cách Miễn phí

    Thông tin liên lạc

    Công ty cổ phần Tiềm năng vô hạn

    Mã số thuế: 4201892928

    Người đại diện theo pháp luật: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

    Theo dõi chúng tôi icon FB icon YT

    background footer

    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x