Trẻ biếng ăn trong giai đoạn đầu đời chắc hẳn là nỗi ám ảnh và lo lắng của rất nhiều bậc cha mẹ. Khi trẻ lười ăn, ba mẹ thường có xu hướng ép con ăn và điều này càng làm tình trạng biếng ăn ở trẻ nghiêm trọng hơn. Trong bài viết này, hãy cùng UPO khám phá những nguyên nhân dẫn tới chứng biếng ăn ở trẻ cũng như cách rèn trẻ biếng ăn để việc chăm sóc và nuôi dưỡng bé không còn là “cuộc chiến”.
Một số mẹo hay giúp trẻ hết biếng ăn bố mẹ nên áp dụng ngay
Ba mẹ có thể cải thiện tình trạng biếng ăn cho bé bằng cách tạo cho con sự thích thú, tò mò trong mỗi bữa ăn. Tham khảo ngay một số mẹo bổ ích sau để bé cảm thấy giờ ăn thật vui và thoải mái.
Tạo bầu không khí vui vẻ trong mỗi bữa ăn
Một trong số các nguyên nhân dẫn tới tình trạng bé biếng ăn là sự tác động tiêu cực về tâm lý. Nếu trong bữa cơm, ba mẹ quá khắt khe thậm chí là to tiếng với trẻ, điều này rất dễ khiến trẻ không còn hứng thú với bữa ăn. Để khắc phục vấn đề này, bạn có thể bắt đầu cải thiện bầu không khí vui vẻ, thoải mái trong bữa cơm. Việc cả gia đình quây quần bên mâm cơm, vừa ăn vừa nói chuyện vui vẻ giúp bé ăn ngon miệng hơn. Hãy để bé được ăn những món ăn con yêu thích hay cho phép con được dừng bữa khi con mong muốn tương tự.
Tuy nhiên, bố mẹ vẫn hãy nhớ dạy con ăn uống lịch sự nhé!

Ngoài ra, mẹ có thể tạo cho bé tâm lý thoải mái vui vẻ bằng cách thi đua xem ai ăn nhanh hơn trong khi ăn. Xây dựng trò chơi ngay trong bữa ăn sẽ giúp kích thích khả năng thèm ăn ở trẻ từ đó giúp các tuyến men tiêu hoá hoạt động, tăng bài tiết men tiêu hoá tốt hơn. Từ đó, bé cũng ăn ngon và có sự hợp tác tích cực trong bữa ăn.
Không ép trẻ ăn quá đáng
Nhiều phụ huynh có thói quen thúc giục, ép trẻ phải ăn cố tuy nhiên ba mẹ lại không biết điều này có thể càng khiến trẻ trở nên bất hợp tác và biếng ăn hơn. Các biện pháp giáo dục tiêu cực như đe dọa, trừng phạt, la mắng hay thậm chí là đánh đập không chỉ khiến tình trạng biếng ăn của bé ngày càng trầm trọng mà còn ảnh hưởng nặng nề tới tâm lý phát triển của con sau này.
Thay vào đó, hãy thử để con được tự ăn và ăn theo tốc độ bình thường của bản thân. Để giờ ăn trở nên thật nhẹ nhàng và thoải mái cho cả gia đình, ba mẹ chỉ nên quan sát và hướng dẫn bé ăn thay vì tạo áp lực khi ăn cho bé bằng cách ép con phải ăn cho no, cho hết.
Bạn có thể cho trẻ ăn từng phần nhỏ, sau khi con ăn hết một phần rồi hẵng cho con một phần nhỏ tiếp theo, việc làm này giúp bé học được cảm giác no và không bị căng thẳng khi ăn.
Có thời gian biểu khoa học cho các bữa ăn
Xây dựng thời gian biểu khoa học cho các bữa ăn trong ngày là điều vô cùng cần thiết đối việc việc rèn trẻ biếng ăn. Nếu bé được ăn vặt trước bữa ăn hoặc ăn các bữa quá sát nhau sẽ dẫn tới khả năng con bất hợp tác trong bữa ăn chính. Vậy nên, ba mẹ cần đặt quy tắc cho con đó là không được tự tiện ăn bất cứ thứ gì nếu chưa tới các cữ ăn trong ngày. Việc để trẻ ăn vặt giữa các cữ sẽ gây xáo trộn giờ ăn cũng như chất lượng bữa ăn của bé.

Trước mỗi bữa ăn khoảng 10–15 phút, ba mẹ hãy thông báo cho con biết là đã sắp đến giờ cơm để bé chuẩn bị tinh thần tốt nhất trước khi vào bữa. Dựa vào sức khỏe và tính cách của trẻ, ba mẹ cần thiết kế giờ ăn của bé thật khoa học, tốt nhất nên cách khoảng từ 4 đến 5 tiếng giữa các bữa với nhau vì:
- Nếu thời gian giữa các bữa ăn quá gần: Cơ thể con chưa kịp tiêu hóa hết thức ăn và con sẽ chưa có cảm giác đói.
- Nếu thời gian giữa các bữa ăn xa: Trẻ bị đói quá lâu sẽ cảm thấy mệt mỏi dẫn tới con không còn tâm lý hứng thú với bữa ăn nữa, tình trạng biếng ăn cũng vì vậy mà thêm xấu đi.
Ba mẹ đặc biệt lưu ý đối với những bé hiếu động, rất khó để bé ngồi im trong suốt bữa ăn thế nên dù bé có ăn ít đi chăng nữa, ba mẹ cũng chỉ nên cho con kéo dài bữa ăn lâu nhất là trong khoảng 30 phút. Bởi sau khoảng thời gian này, bé rất dễ bị xao nhãng và không còn muốn hợp tác ăn nữa.
Xem thêm: Kỹ năng sống rửa tay trước khi ăn – hành vi NHỎ, lợi ích LỚN
Cách rèn trẻ biếng ăn – Hãy chuẩn bị phần ăn cho con vừa phải
Khẩu phần ăn quá nhiều cũng là nỗi ám ảnh tâm lý của nhiều bạn nhỏ biếng ăn. Một số bé dễ dàng cảm thấy ngán nản và từ chối thức ăn ngay lập tức sau khi nhìn thấy khẩu phần ăn của mình. Điều này rất dễ hiểu bởi mỗi bé sẽ có sức ăn và khả năng ăn uống khác nhau. Ba mẹ chỉ nên cho con ăn đủ bữa, đủ chất thay vì quá chú trọng vào số lượng.
Giúp cải thiện tâm lý của bé, ba mẹ cần đặc biệt quan sát thái độ của bé trong bữa ăn và cố gắng điều chỉnh, cắt giảm khẩu phần ăn sao cho phù hợp đối với độ tuổi, tình trạng sức khỏe của bé nhà mình.
Bạn có thể cắt giảm một nửa khẩu phần để bé cảm thấy thoải mái và dễ chấp nhận món ăn hơn sau đó mới dần dần tăng khẩu phần ăn lên. Trong một số trường hợp, cách làm này có thể kích thích trẻ ăn nhiều hơn bình thường.
Đa dạng thực đơn và đổi mới món ăn thường xuyên
Nếu bé nhà bạn đang gặp tình trạng chán ăn, hãy thử đổi các món ăn mới và linh hoạt hơn trong cách chế biến chúng. Món ăn cho bé không chỉ cần đáp ứng yêu cầu đủ dinh dưỡng mà còn nên được trình bày đẹp mắt, điều này sẽ giúp bé cảm thấy thích thú hơn trong giờ ăn vì sẽ được “khám phá” nhiều món ăn ngon. Mẹ hãy thử cho bé thử các món ăn với nhiều nguyên liệu đa dạng khác nhau từ thịt, cá, hải sản, trứng, nấm,…
Để tìm ra những món ăn ưa thích của trẻ, bạn hãy chú ý đến khẩu vị của bé. Một số trẻ rất thích ăn thịt cá và không thích các món liên quan tới rau. Ngược lại, một số khác trẻ lại rất mê các món từ rau, củ, quả. Ví dụ, nếu bé nhà bạn thích ăn ngọt, ba mẹ có thể sử dụng các nguyên liệu có vị ngọt như bí đỏ, củ cải, cà rốt trong chế biến bữa ăn cho bé.

Việc luân phiên thay đổi thực đơn ăn uống cũng rất quan trọng bởi những món ăn mới, hay cách trang trí mới sẽ góp phần tạo cảm giác mới mẻ, hứng thú từ đó kích thích khả năng ăn uống ở trẻ. Một gợi ý dành cho ba mẹ đó là hãy thay đổi hình dạng, kết cấu của thức ăn, tạo ra hình dáng khác biệt đối với trẻ hoặc kết hợp nhiều phương pháp nấu ăn khác nhau cho cùng một loại thực phẩm như hấp, nướng, luộc, xào….
Bữa sáng là thời điểm thích hợp nhất để ba mẹ tập cho bé ăn món ăn mới bởi đây là khoảng thời gian bé có cảm giác đói nhất trong ngày. Khi con đã làm quen với món mới, bạn có thể chuyển món ăn vào thực đơn dành cho bữa trưa hoặc bữa tối và chế biến món mới khác vào bữa sáng tiếp theo.
Xem thêm: Rèn bé ăn rau – Trận chiến “khốc liệt” của mọi gia đình!
Cho trẻ vận động
Để con được vận động trước bữa ăn là một trong những cách trị trẻ biếng ăn hiệu quả. Đây được xem là cách rất tốt để kích thích cơ thể trẻ phát triển về cân nặng, chiều cao và các cơ quan trọng cơ thể một cách khỏe mạnh. Việc hao tổn năng lượng khi vận động sẽ kích thích cảm giác đói bụng nhờ đó bé yêu sẽ ăn giỏi, ăn ngoan hơn.
Không chỉ cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ, sự vận động về thể chất còn giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa dinh dưỡng trong cơ thể trẻ được diễn ra nhanh chóng, các hệ cơ quan phát triển toàn diện.
Nếu bé nhà bạn chưa nhanh nhẹn và ưu thích vận động, ba mẹ hãy dành thời gian vận động cùng con như: cùng bé đi bộ, chơi nhảy dây, chơi đuổi bắt, đá banh…
Trong trường hợp bé yêu còn quá nhỏ chưa thể tự vận động, ba mẹ cũng có thể massage cho bé, điều này cũng giúp hệ tiêu hóa của con hoạt động tốt hơn, góp phần giúp trẻ khỏe mạnh.
Cho trẻ tự chọn món ăn

Hãy để con yêu được tự do lựa chọn món ăn mà con thích miễn sao món ăn đó không gây hại hay ảnh hưởng tới sức khoẻ của bé. Thay vì ép con ăn theo mong muốn của người lớn, ba mẹ chỉ nên khích lệ con ăn những món ăn giống các thành viên còn lại trong gia đình.
Sự hoà nhập trong bữa ăn này sẽ giúp bé vui vẻ và có tinh thần thoải mái hơn trong khi ăn từ đó con cũng sẽ dễ dàng chấp nhận các mùi vị hay món ăn mới, đây cũng là một trong những bước khởi đầu để dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ. Khi con ăn ngoan, ba mẹ cũng đừng quên dành cho bé những lời động viên, khích lệ để bé phấn đấu hơn trong các bữa ăn tiếp theo ba mẹ nhé!
Hạn chế cho trẻ uống nhiều chất lỏng trước và trong bữa ăn
Một nguyên nhân khác dẫn tới sự biếng ăn ở trẻ đó là con đã uống quá nhiều nước trước và trong khi ăn. Việc uống nhiều chất lỏng sẽ khiến trẻ có cảm giác no và không còn hứng thú để ăn các món chính. Vậy nên, ba mẹ cũng cần cân nhắc và điều chỉnh lượng chất lỏng như nước lạnh, canh rau sao cho phù hợp trong bữa ăn của bé.
Để bé được no lâu, mẹ hãy cho con ăn thịt, cá, cơm trước rồi hãy cho con ăn canh rau. Bên cạnh đó, ba mẹ cần hạn chế cho con uống sữa vào giữa đêm vì điều này sẽ gây ảnh hưởng tới bữa ăn sáng của ngày hôm sau.
Xem thêm: Xây dựng kỹ năng sống chế độ ăn uống lành mạnh cho bé yêu
Không tạo cho trẻ thói quen vừa ăn vừa xem vừa chơi
Theo các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, việc cho trẻ nhỏ tiếp xúc với các thiết bị điện tử trong lúc ăn sẽ cản trở sự thèm ăn của trẻ khiến con không cảm nhận được mùi vị trong món ăn và dễ dàng từ chối bữa ăn. Nhiều ba mẹ sử dụng cách rèn trẻ biếng ăn bằng đồ chơi hay điện thoại, tivi,… để dỗ trẻ quấy khóc trong lúc ăn và nhân cơ hội ấy đút cho bé ăn nhiều hơn. Tuy nhiên, việc làm này không được các chuyên gia khuyến khích bởi nó sẽ hình thành thói quen xấu cho trẻ, bé ngày càng không muốn hay có cảm giác thích thú trong mỗi bữa ăn.

Không chỉ rèn bé thói quen ăn uống nghiêm túc, chính ba mẹ cũng nên hạn chế việc sử dụng các thiết bị điện tử trong lúc ăn. Bởi việc làm này cũng ít nhiều thu hút sự chú ý của các bé, từ đó con sẽ đòi được xem hay chơi cùng ba mẹ mà bỏ quên việc ăn uống.
Giúp con từ từ quen với những món mới
Đa dạng linh hoạt sáng tạo các món ăn mới có thể đem tới cho trẻ nhỏ sự thích thú và tăng cảm giác thèm ăn. Tuy nhiên, một số bạn nhỏ lại tỏ ra lo lắng hoặc sợ hãi khi thử món mới, điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu. Tất cả các món ăn mới đều sẽ có những hương vị và ấn tượng mạnh mẽ ngay từ lần đầu đối với trẻ, nếu bé cảm giác không thích món ăn đó thì khả năng cao con sẽ từ chối chúng ở những bữa ăn tiếp theo.
Nhằm giúp bé có thể dễ dàng đón nhận các loại thực phẩm và món ăn mới, mẹ hãy thử cho bé quyền được lựa chọn món ăn mới. Sự chủ động được quyết định xem mình nên thử món ăn nào sẽ giúp bé thích thú hơn, bớt lo lắng hơn khi con tiếp nhận một món ăn mới. Đây là một cách thú vị để trẻ làm quen món ăn mà không tạo cảm giác áp lực bị ép ăn.
Có một mẹo nhỏ để bé yêu tăng cảm giác thèm ăn hơn đó là ba mẹ hãy chia các loại thức ăn mới lạ vào chén, đĩa riêng để trẻ có thể khám phá mà không ảnh hưởng đến phần ăn bình thường yêu thích của trẻ. Mỗi khi bé thử món mới, bạn hãy khen ngợi, động viên “con đã làm rất tốt” để bé tự tin và hợp tác hơn trong những lần ăn tiếp theo.
Cho trẻ thăm khám định kỳ
Nếu ba mẹ thử mọi cách mà vẫn không thể cải thiện tình trạng biếng ăn ở trẻ, rất có thể bé nhà bạn đã mắc các bệnh lý như nhiễm trùng không cải thiện. Trong trường hợp nghi ngờ con xuất hiện các vấn đề về bệnh lý, cách rèn trẻ biếng ăn TỐT NHẤT lúc này là đưa con đi khám và tham vấn ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa để trẻ được chẩn đoán, chăm sóc và điều trị bệnh lý (nếu có) kịp thời điều trị.
Một số tình trạng nhiễm trùng thường gặp ở trẻ biếng ăn như: viêm ruột, nhiễm siêu vi, tiêu chảy, trào ngược… sẽ làm giảm khả năng ăn uống và sự phát triển của trẻ. Để kịp thời phát hiện ra bệnh lý ở trẻ, ba mẹ nên cho bé thăm khám định kỳ thường xuyên để theo dõi sức khỏe con một cách tốt nhất.

Việc thăm khám bác sĩ thường xuyên còn giúp ba mẹ điều chỉnh được khẩu phần ăn phù hợp với trẻ nhỏ dựa theo tháp dinh dưỡng. Hay thông qua các xét nghiệm, bác sĩ sẽ cho bạn biết các vấn đề trẻ biếng ăn thường gặp phải: “Tình trạng biếng ăn ở trẻ xuất phát từ nguyên nhân nào?”, “Nhu cầu dinh dưỡng cụ thể của bé ra sao?”, “Nên điều chỉnh khẩu phần ăn của con sao cho hợp lý?”,… Từ đó, ba mẹ có thể điều chỉnh bữa ăn cho bé khoa học và đầy đủ dinh dưỡng hơn.
Xem thêm: 20+ kỹ năng sống cho trẻ mầm non – Bước đệm tương lai cho bé
Nguyên nhân trẻ biếng ăn đến từ đâu?
Không phải bạn nhỏ nào cũng sẽ trải qua giai đoạn biếng ăn, vậy ba mẹ có biết những nguyên nhân nào đã dẫn tới tình trạng biếng ăn kéo dài ở trẻ nhỏ hay không. Hãy cùng Tổ chức giáo dục UPO tìm hiểu chi tiết vấn đề này ở nội dung bên dưới.
Món ăn không hấp dẫn hoặc thực đơn quá đơn điệu, nhàm chán
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn đầu tiên phải kể tới đó là thực đơn các bữa ăn hàng ngày kém đa dạng và khiến trẻ nhanh chán. Việc thực đơn ăn uống chỉ lặp đi lặp lại với vài loại thực phẩm hay cách chế biến nhàm chán, không phù hợp với khẩu vị, sở thích sẽ không thể kích thích vị giác và cảm giác thèm ăn ở trẻ. Đây được xem là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất khiến bé từ chối, bất hợp tác và nói không trong các bữa ăn hàng ngày.

Sự chán ăn của trẻ còn xuất phát từ thói quen xấu khi ba mẹ thường xuyên chiều chuộng con, đó là bạn đã cho trẻ được phép chỉ ăn những món chúng yêu thích trong một thời gian dài. Khi được thử món ăn mới mà không có món ăn yêu thích, bé sẽ trở nên kén ăn và quấy khóc. Chế độ ăn bất hợp lý này có thể dẫn tới mất cân bằng dinh dưỡng do không ăn đủ chất ở trẻ nhỏ.
Xem thêm: Dạy trẻ chào hỏi lễ phép – Kỹ năng cơ bản để làm người TỬ TẾ
Các bữa ăn quá gần nhau
Bên cạnh các bữa ăn chính, ba mẹ thường bổ sung năng lượng thêm cho bé bằng các bữa ăn phụ. Các bữa ăn này có tác dụng hỗ trợ, bổ sung thêm các thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ năng lượng để vận động từ đó góp phần giúp trẻ vận động khỏe mạnh và phát triển tốt hơn.
Tuy nhiên, nếu bạn sắp xếp các bữa ăn phụ quá gần bữa chính sẽ ảnh hưởng tới chất lượng bữa ăn của trẻ. Hay nếu ba mẹ cho trẻ ăn quá nhiều trong bữa ăn phụ trong ngày thì bé chưa thực sự cảm thấy đói và sẵn sàng muốn ăn bữa ăn chính. Năng lượng và thức ăn còn dư từ bữa ăn phụ sẽ làm giảm cảm giác thèm ăn của trẻ hoặc có thể khiến trẻ muốn bỏ bữa ăn tiếp theo.
Trẻ bị thiếu chất

Trẻ biếng ăn có thể do con đang cảm thấy không khỏe hoặc cơ thể con đang bị thiếu chất. Giống như người lớn, nếu cơ thể không thực sự khỏe mạnh chúng ta sẽ cảm thấy mệt mỏi, chán ăn và mất tinh thần vận động.
Vậy nên khi con tỏ ra không hợp tác trong các bữa ăn, ba mẹ hãy quan sát để xem bé có đang bị các vấn đề về sức khỏe như:
- Con bị rối loạn tiêu hóa, đau bụng, buồn nôn, tiêu chảy hay táo bón.
- Con bị nhiễm bệnh do virus hay vi khuẩn gây viêm tai, mũi, cổ họng, mắt, đường ruột gây ra ho, sốt, mệt mỏi… dẫn đến biếng ăn.
- Con đang trong quá trình mọc răng, sưng nướu răng khiến việc nhai thức ăn của trẻ gặp khó khăn.
Trẻ bị táo bón
Hiện tượng trẻ bị táo bón cũng được xếp vào nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn, bỏ ăn hoặc ăn ít hơn bình thường. Tình trạng này thường xuyên diễn ra khi trẻ bắt đầu ăn dặm, con thay đổi môi trường sống, lười vận động hay uống không đủ nước,… Việc táo bón lâu ngày khiến bé mệt mỏi, khó chịu và không còn hứng thú với chuyện ăn uống từ đó mà chứng biếng ăn, suy dinh dưỡng càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Để nhận biết trẻ có đang gặp vấn đề táo bón hay không, mẹ hãy theo dõi tần suất đại tiện (đi ngoài) của trẻ. Tùy vào độ tuổi, lượng thức ăn con nạp vào,.. nếu ở mức như dưới đây có nghĩa là trẻ có thể đang bị táo bón:
- Đối với trẻ sơ sinh: đi ngoài dưới 2 lần/ngày
- Đối với trẻ 6 -12 tháng tuổi: đi ngoài dưới 3 lần/tuần
- Đối với trẻ trên 1 tuổi: đi ngoài dưới 2 lần/tuần
Xem thêm: Dạy con yêu thương anh em – Bí quyết hoà thuận gia đình
Trẻ bị nhạy cảm với một số loại đồ ăn
Nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn còn có thể xuất phát từ việc trẻ mắc chứng nhạy cảm với thức ăn chẳng hạn như bệnh celiac – một phản ứng với protein gluten, có trong lúa mì và lúa mạch hay hiện tượng kém dung nạp với lactose khiến trẻ khó chịu, sôi bụng hoặc thậm chí đau, tiêu chảy sau khi ăn.
Ngoài ra, một số loại thực phẩm dễ gây nên tình trạng khó dung nạp trong đường tiêu hóa, không dung nạp lactose là khi cơ thể bạn không thể phân hủy lactose, một loại đường có trong các sản phẩm sữa.

Dưới đây là một vài nguyên nhân khiến trẻ nhạy cảm với đồ ăn:
- Cơ thể không có các enzym phù hợp mà trẻ cần để tiêu hóa một loại thức ăn nhất định.
- Phản ứng với phụ gia thực phẩm hoặc chất bảo quản như sulfit, bột ngọt hoặc màu nhân tạo có thể khiến trẻ chướng bụng, khó chịu.
- Các yếu tố về dược lý như nhạy cảm với caffeine hoặc các hóa chất khác.
- Cơ thể nhạy cảm với các loại đường tự nhiên trong một số loại thực phẩm như: hành tây, bông cải xanh hoặc cải brussels,…
Do ham chơi, hiếu động
Tính cách ham vui, quá yêu thích sự vận động cũng có thể khiến trẻ quên mất cảm giác đói từ đó dẫn tới tình trạng trẻ lười ăn. Khi vào bữa ăn nhưng con vẫn còn tâm lý muốn được vui chơi, muốn chạy nhảy thay vì phải ngồi vào bàn ăn sẽ khiến trẻ trở nên không hợp tác trong bữa ăn. Hơn nữa, bé có thể nổi cáu, quấy khóc với ba mẹ để được chơi tiếp thay vì ngồi ăn cơm.
Xem thêm: Cách dạy trẻ mất tập trung giảm chú ý và nguyên nhân cụ thể
Trẻ có ấn tượng không tốt với các bữa ăn
Ấn tượng về bữa ăn cũng rất quan trọng đối với trẻ nhỏ, một bữa ăn căng thẳng với sự thúc ép từ ba mẹ thậm chí là sự quát mắng, đánh đập sẽ ảnh hưởng tiêu cực tới cảm xúc ăn uống của trẻ. Đây cũng là nguyên nhân khách quan khiến trẻ cảm thấy lo lắng, áp lực và không muốn trải qua giờ ăn cùng gia đình.

Yếu tố di truyền
Theo các nhà nghiên cứu, yếu tố di truyền cũng có thể là nguyên nhân tác động tới chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Nếu trẻ được sinh ra trong gia đình có tiền sử bị các bệnh mạn tính như: viêm khớp, viêm đại tràng, suy thận, xơ gan… sẽ có nguy cơ xuất hiện tình trạng biếng ăn cao hơn bạn nhỏ khác.
Chán ăn tâm thần
Tình trạng chán ăn tâm thần thường xuất hiện chủ yếu ở lứa tuổi thanh thiếu niên tuy nhiên trong một số trường hợp, các chuyên gia xác định nó có thể xảy ra ở trẻ dưới 6 tuổi.
Chứng chán ăn tâm thần được hiểu là tình trạng rối loạn ăn uống đặc trưng bởi sự hạn chế quá mức thức ăn và nỗi sợ hãi mãnh liệt về việc tăng cân hay cuồng ăn đi kèm với việc cố gắng đào thải thức ăn.

Nguyên nhân của căn bệnh này xuất phát từ nỗi sợ tâm lý cực đoan – sợ béo phì. Sự lo lắng quá mức khiến trẻ không dám ăn hoặc thậm chí là muốn bỏ bữa.
Các bệnh lý khác
Ngoài ra. một số vấn đề bệnh lý như: nhiễm vi khuẩn, virus, bệnh lý ở dạ dày, viêm thực quản, bệnh thận, gan hoặc các bệnh lý ảnh hưởng lên toàn bộ cơ thể,… cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến trẻ cảm thấy khó chịu trong người, giảm cảm giác thèm ăn, không muốn ăn.
Xem thêm: Cách dạy trẻ ăn vạ với 12+ tips “điều trị” TẬN GỐC!
Trẻ biếng ăn nên bổ sung dưỡng chất gì?
Bổ sung dinh dưỡng là chìa khóa vàng để giúp con yêu cải thiện vấn đề sức khỏe và là cách phổ biến nhất được các phụ huynh sử dụng trong các cách rèn trẻ biếng ăn. Để giúp bé ăn ngon trở lại, ba mẹ hãy thử bổ sung những thực phẩm giàu các nhóm vitamin và khoáng chất quan trọng sau dưới đây.
Lysine
Lysine hay còn được gọi là L-lysine là một axit amin thiết yếu cho sức khỏe con người tuy nhiên cơ thể chúng ta không thể tự sản sinh ra nó mà phải hấp thụ thông qua nguồn thức ăn và thực phẩm bổ sung. Loại axit amin đóng vai trò rất quan trọng đối với sự tăng trưởng cũng như sự thay đổi của cơ bắp. Không chỉ vậy, Lysine còn giúp vận chuyển chất béo qua các tế bào để đốt cháy năng lượng.

Axit amin như Lysine còn là nhân tố quan trọng cho sự sản sinh Carnitine – một dưỡng chất là chất xúc tác cho sự chuyển hóa axit béo thành năng lượng và giúp làm giảm lượng cholesterol trong máu.
Khi cơ thể trẻ nhỏ bị thiếu hụt Lysine, các cảm giác như: mệt mỏi, buồn nôn, đau đầu, giảm cảm giác thèm ăn,…sẽ xuất hiện thường xuyên hơn. Vậy nên, cách tốt nhất để giúp bé hấp thụ Lysine chính là từ thức ăn nhất là nguồn protein có trong: thịt đỏ, thịt heo, thịt gia cầm, trứng gà, đậu phụ, đậu nành…
Các loại vitamin
Các loại vitamin nói chung được hiểu là những hợp chất hữu cơ mà cơ thể không thể tự tổng hợp được, phần lớn phải lấy từ ngoài vào thông qua các loại thực phẩm sử dụng hằng ngày. Tuy chúng chỉ tồn tại trong cơ thể con người với một lượng nhỏ rất nhỏ nhưng lại mang tới nhiều vai trò quan trọng trong việc duy trì các hoạt động sống của cơ thể:
- Vitamin là chất xúc tác tạo kích hoạt enzym nhằm tiêu hoá các chất dinh dưỡng từ đó giúp đồng hóa và biến đổi thức ăn, tạo năng lượng cung cấp cho các hoạt động của cơ thể.
- Là thành phần thiết yếu để cấu tạo nên tế bào, rất cần thiết cho sự phát triển và duy trì sự sống của các tế bào.
- Vitamin tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể.
- Vitamin tham gia điều hòa hoạt động của tim với hệ thần kinh.
- Vitamin có khả năng bảo vệ tế bào khỏi các tác nhân nhiễm trùng nhờ đặc tính chống lại quá trình oxy hóa, khử độc và sửa chữa các cấu trúc bị tổn thương.
Đối với các bạn nhỏ biếng ăn, việc bổ sung các loại vitamin sẽ giúp thức ăn đưa vào trong dạ dày của trẻ được cắt nhỏ ra và dễ dàng hấp thu vào máu. Khi quá trình chuyển hóa và hấp thu dinh dưỡng được cải thiện, bé sẽ được kích hoạt cảm giác thèm ăn, ăn ngon hơn.
Có rất nhiều loại vitamin khác nhau và mỗi loại sẽ đóng một vai trò riêng đối với cơ thể, tuy nhiên với bé lười ăn, ba mẹ nên tập trung tìm hiểu và bổ sung chủ yếu cho bé hai loại vitamin đó là vitamin B và vitamin D.
- Vitamin B: giúp kích thích khả năng ăn uống ở trẻ nhỏ bởi các vitamin nhóm B sẽ giúp chuyển hóa carbohydrate thành glucose mà cơ thể cần để sản sinh năng lượng. Do có thể hòa tan trong nước nên bạn chỉ có thể cho bé hấp thụ vitamin B thông qua nguồn thực phẩm như các loại rau ăn lá có màu xanh đậm, hạt điều, trứng gà, chuối, thịt heo, các loại hạt như hạnh nhân,…
- Vitamin D: có vai trò giúp cơ thể hấp thụ canxi dễ dàng hơn, ba mẹ có thể bổ sung canxi cho bé biếng ăn bằng cách cho bé từ các nguồn như sữa, sữa chua, phô mai và đừng quên cho bé tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để hấp thụ vitamin D nhé.
Xem thêm: Rèn con ngủ đúng giờ – Kinh nghiệm từ bố mẹ thông thái!
Một số khoáng chất
Giống như vitamin, các loại khoáng chất cũng tham gia vào hoạt động sống cũng như đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc cân bằng các chất lỏng, duy trì sự phát triển của răng, xương, cơ. Khoáng chất cũng không thể tự sản xuất từ cơ thể mà phải được cung cấp nhờ việc ăn các thực phẩm giàu dinh dưỡng.

Dưới đây là một số các khoáng chất có lợi và rất tốt cho tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ:
- Kẽm: Kẽm thường có trong thịt đỏ, tôm hùm, hàu, các loại đậu (đậu lăng, đậu xanh, đậu đỏ…), các loại hạt (hạnh nhân, óc chó, hạt điều…). Lưu ý, mẹ chỉ nên cho bé ăn đồ luộc, hấp thay vì chiên, rán quá nhiều dầu mỡ. Để bé có khả năng hấp thụ kẽm tốt nhất, ba mẹ có thể bổ sung thêm các sản phẩm bổ trợ như: Nature’s Way Kids Smart Liquid ZinC, sản phẩm bổ sung kẽm cho trẻ Zinc Gluconate, Biogam Zinc,…
- Sắt: Thông thường trẻ biếng ăn sẽ bị thiếu máu do thiếu sắt trầm trọng bởi khi đó cơ thể con không thể tự tạo ra hemoglobin và hồng cầu. Trước khi bổ sung sắt cho bé, ba mẹ nên đưa bé đi thăm khám và hỏi ý kiến tư vấn dinh dưỡng từ bác sĩ để có thể xây dựng chế độ ăn phù hợp với bé yêu. Các loại thực phẩm như: bí đỏ, thịt bò, đậu xanh, cải bó xôi, mồng tơi, ngũ cốc nguyên hạt,… đều chứa rất nhiều sắt. Đối với các sản phẩm bổ sung sắt dạng nước, hãy ưu tiên lựa chọn sản phẩm có mùi vị dễ chịu, rõ nguồn gốc xuất xứ. Mẹ chỉ nên cho bé dùng với liều lượng khoảng 1mg sắt nguyên tố/1kg/ngày
- Canxi: Đóng vai trò là chất xúc tác của quá trình chuyển hóa, hấp thu dinh dưỡng tự nhiên giúp trẻ tăng cảm giác thèm ăn. Ba mẹ có thể bổ sung canxi cho bé thông qua một số thực phẩm như: tôm, cua, cá,… hoặc các sản phẩm bổ trợ có chứa canxi như: canxi glucoheptonate, canxi stearat, canxi fumarat hoặc canxi lactat. Lưu ý, chỉ nên bổ sung canxi cho bé vào buổi sáng hoặc trưa, tránh dùng vào buổi tối vì rất có thể sẽ gây sỏi thận, tiết niệu. Lượng canxi mà bé cần bổ sung trung bình là khoảng 300 – 500 mg/ ngày.
Chất xơ
Có vai trò quan trọng đối với tiêu hóa khi giúp cân bằng và phát triển lợi khuẩn, chất xơ có cấu tạo chính là các phân tử cacbohydrat, cụ thể là monosaccarit hoặc polisaccarit, có nguồn gốc từ thực vật như:
- Từ các loại trái cây: quả lê, dâu tây, táo, mâm xôi, cam, chuối, mận,…
- Từ các loại đậu và hạt: đậu Hà Lan, đậu lăng, đậu bầu dục, đậu xanh, hạt quinoa, hạt hạnh nhân, hạt chia,…
- Từ rau xanh và củ quả: khoai lang, cà rốt, của cải đường, bông cải xanh, atiso, rau mầm brussels,..
- Từ ngũ cốc nguyên cám: yến mạch, gạo lứt, lúa mạch, kiều mạch,…
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, việc bổ sung chất xơ thường xuyên và đầy đủ trong chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp tăng cường hệ tiêu hóa, điều hòa hệ vi khuẩn đường ruột ngăn ngừa táo bón, nâng cao sức khỏe tim mạch, kiểm soát đường huyết hiệu quả, làm giảm cholesterol trong máu,…
Đối với bé biếng ăn, việc bổ sung thêm chất xơ sẽ giúp cơ thể dễ dàng hơn trong quá trình chuyển hóa thức ăn từ đó tạo cảm giác ngon miệng cho bé. Khi khẩu phần ăn của bé có đầy đủ chất xơ điều này đồng nghĩa với việc lượng cholesterol xấu trong máu sẽ được giảm dần và ngăn chặn tiểu đường khi con bước vào độ tuổi vị thành niên hoặc gặp phải các vấn đề về bệnh tim mạch.
Axit béo omega-3
Axit béo Omega-3 là vi chất rất hữu dụng trong việc điều trị tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Nó có vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi và tiếp nhận thông tin của não bộ. Để bổ sung vi chất Omega-3, ba mẹ hãy cho bé thử ăn các loại thực phẩm từ cá (đặc biệt là cá biển như cá hồi, cá thu, cá trích, cá mòi, cá cơm..), trứng cá muối, hàu, quả óc chó, hạt chia,…

Ngoài bổ sung Axit béo Omega-3 từ thực phẩm, bạn cũng có thể bổ sung vi chất này bằng viên uống. Tuy nhiên, hãy xem xét thật kỹ hàm lượng EPA, DHA trên sản phẩm trước khi quyết định cho bé sử dụng. Bởi nếu bổ sung quá nhiều Omega-3, bé có thể gặp các tác dụng phụ như hạ huyết áp, tăng đường huyết, rối loạn tiêu hóa, ngộ độc vitamin A. Vậy nên để thật an toàn, ba mẹ hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn chi tiết về liều lượng sử dụng.
Probiotic
Các bạn nhỏ biếng ăn hầu hết sẽ trải qua các triệu chứng quen thuộc như bị tiêu chảy, táo bón, đầy hơi và các dấu hiệu rối loạn đường tiêu hóa khác. Để giúp hệ tiêu hóa dễ tiêu thụ thức ăn, Probiotic được biết tới là men vi sinh bổ sung lợi khuẩn rất tốt cho hệ tiêu hóa đường ruột. Các chủng vi khuẩn sống trong Probiotics khi mẹ cho bé uống một lượng vừa đủ sẽ mang lại những lợi ích tiêu biểu như:
- Hỗ trợ điều trị các bệnh lý về rối loạn tiêu hóa.
- Giảm các triệu chứng khó chịu: tiêu chảy, táo bón, đầy hơi,…
- Cải thiện chức năng đường ruột tốt hơn
Sữa chua là một món ăn bổ sung Probiotic tốt nhất cho bé yêu mà ba mẹ có thể thử. Kết hợp sữa chua cùng với các loại trái cây sẽ giúp món ăn thêm phần hấp dẫn và kích thích khả năng ăn uống ở trẻ nhỏ.

Chăm sóc và nuôi dưỡng trẻ nhỏ chưa bao giờ là nhiệm vụ dễ dàng đối với các bậc phụ huynh. Nhất là khi con xuất hiện tình trạng biếng ăn, bất hợp tác trong bữa ăn có thể dẫn tới các bệnh lý nguy hiểm cho sức khỏe. Hy vọng với những thông tin về cách rèn trẻ biếng ăn nêu trên, ba mẹ đã có thêm cho mình những kinh nghiệm rèn luyện thói quen tốt cho trẻ hữu ích.
Nhằm giúp các bạn nhỏ biết yêu thương và quan tâm tới chính sức khỏe của mình, Tổ chức giáo dục UPO đã cho ra mắt khóa học KidUP đặc biệt phù hợp cho các bé từ 6 đến 9 tuổi. Đến với khóa học này, bé không chỉ được trang bị các kỹ năng sống cần thiết như: kỹ năng tự vệ, thấu hiểu yêu thương gia đình, kỹ năng làm việc nhóm, phát triển bản thân,… mà đây còn là sân chơi bổ ích để con được giao lưu kết bạn với các bạn bè đồng trang lứa.
Đăng ký khoá học KidUP cho bé NGAY

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- Kiên trì và cố chấp – Sự khác biệt mong manh tới thành công
- 100 câu nói hay về sự kiên trì – dành cho ai đang gục ngã
- Làm sinh trắc vân tay bao nhiêu tiền? – Bảng giá tham khảo
- [BẬT MÍ] 10+ kinh nghiệm rèn luyện tính kiên trì cho trẻ
- 20+ tấm gương về lòng kiên trì – khơi nguồn động lực bất tận
- 80 câu ca dao tục ngữ về siêng năng kiên trì đầy sâu sắc!
- Làm sinh trắc vân tay cho bé là gì? Có an toàn hay không?
- 20 trò chơi rèn tính kiên trì cho trẻ – Dạy con thông minh
- Dạy con kiếm tiền với 7 hoạt động cực ĐƠN GIẢN và NĂNG ĐỘNG
- Dạy con cách tiêu tiền thông minh – Cẩm nang cho bố mẹ!