Rèn luyện thói quen tốt cho trẻ – 30 điều cần trang bị ngay!

Bé cần giữ gìn vệ sinh chung dù ở nhà hay ở trên lớp

Mục lục

Khi còn nhỏ, não bộ của các bé đặc biệt phát triển mạnh, khả năng ghi nhớ và tư duy tốt, trẻ mới tiếp xúc với tất cả các vấn đề nên dễ tiếp thu và dễ uốn nắn hơn. Đây cũng chính là thời điểm hoàn hảo để rèn luyện thói quen tốt cho trẻ. Dưới đây là một số thói quen trẻ nên được giáo dục và giữ nó làm hành trang sau này.

Rèn luyện thói quen tốt cho trẻ từ nhỏ, hãy bắt đầu với những điều dưới đây

Trẻ nhỏ như những trang giấy trắng, chưa biết gì về thế giới bên ngoài, ba mẹ sẽ bắt đầu dạy từ đầu cho bé về mọi thứ. Dưới đây là những thói quen cũng như kỹ năng sống cho bé nhất định nên rèn luyện khi còn nhỏ.

Thói quen sống chung trong sinh hoạt hàng ngày

Ba mẹ là người sống chung, chăm sóc và nuôi dưỡng các con và do đó sẽ có nhiều thời gian ở bên cạnh, chỉ dạy những kỹ năng cho bé khi cùng sống chung.

Cư xử lịch sự

Cư xử lịch sự là thói quen rất cần thiết để tập cho bé làm quen từ nhỏ. Điều này góp phần tạo nên các đức tính tốt khác cho trẻ. Những em bé cư xử văn minh, lịch sự thường dễ hoà đồng và được mọi người xung quanh yêu quý. Những điều ba mẹ cần dạy cho trẻ về cách cư xử đúng mực gồm có: 

  • Hướng dẫn bé chào hỏi người khác, đặc biệt là người lớn tuổi: Ba mẹ hãy giải thích cho bé hiểu vì sao cần phải làm điều này, bên cạnh đó hãy làm gương, chào người lớn cho bé thấy để bé học theo. Khi bé không chào người lớn, ba mẹ cũng không nên la mắng làm bé ngại ngùng mà nên nhẹ nhàng nhắc nhở bé.
  • Dạy trẻ cách ăn uống lịch sự: Văn hoá trên bàn ăn cũng là một phần đánh giá tính cách và sự giáo dục của trẻ. Một đứa bé ngoan sẽ mời mọi người trước khi ăn, chờ người lớn gắp đũa rồi mới bắt đầu ăn. Trong lúc ăn nên dạy bé không được cười đùa, nói chuyện to tiếng, ăn không phát ra tiếng động và phải từ tốn.
Bé cần học các quy tắc trên bàn ăn
Bé cần học các quy tắc trên bàn ăn
  • Lịch sự nơi công cộng: Không chỉ lịch sự với người trong nhà, khi ra ngoài bé cũng cần học cách tôn trọng người khác như biết nói cảm ơn, xin lỗi đúng tình huống, biết  xếp hàng theo thứ tự, giúp đỡ người khó khăn,.. Những thói quen này sẽ giúp bé trở nên tích cực hơn và được nhiều người yêu mến.

Xem thêm: 12+ kỹ năng sống lịch sự khi đến nhà người khác dành cho bé

Đi ngủ – Thức dậy đúng giờ

Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng đối với mọi người, không chỉ ở trẻ em. Trẻ được khuyến khích ngủ đủ 8 tiếng/ ngày và nên dậy sớm, tránh ngủ dậy quá muộn. Ba mẹ nên rèn con ngủ đúng giờ, vừa có tác dụng tạo thói quen sinh hoạt điều độ, vừa giúp các hoạt động trong ngày diễn ra ổn định hơn.

Ngủ đủ giấc còn giúp cơ thể bé khỏe mạnh, tinh thần tỉnh táo cho các hoạt động trong ngày. Ngoài giấc ngủ buổi tối, ba mẹ còn có thể rèn bé ngủ trưa khoảng 30 – 60 phút để giải tỏa bớt căng thẳng. Thời gian ngủ trưa tốt nhất vào khoảng 11 giờ, đến 12 giờ.

Ngủ đủ giấc khiến tinh thần bé tỉnh táo hơn
Ngủ đủ giấc khiến tinh thần bé tỉnh táo hơn

Ba mẹ hãy tập cho bé thói quen đi tè trước khi ngủ để tránh tè dầm vào ban đêm, không nên cho trẻ ngủ quá trễ sẽ hoặc ngủ trưa quá nhiều sẽ dẫn đến chất lượng giấc ngủ buổi tối không được tốt. Nếu có thể, ba mẹ hãy đọc sách, kể chuyện cho bé nghe để bé dễ ngủ hơn.

Suy nghĩ độc lập

Suy nghĩ độc lập là bé tự có ý kiến riêng của mình, không bị ảnh hưởng hoặc phụ thuộc vào người khác, từ đó bé có thể đưa ra đánh giá và có cách xử lý vấn đề của riêng mình. Ngay từ khi còn nhỏ, ba mẹ nên để bé tự có chính kiến riêng của bản thân, không dựa dẫm quá nhiều vào ba mẹ để trưởng thành hơn trong tương lai.

Sự thành công của bé cũng phụ thuộc rất nhiều từ thói quen này. Nếu trẻ gặp bất kỳ tình huống nào khó khăn mà không có người lớn bên cạnh, bé có thể tự suy nghĩ để giải quyết tình huống đó, nâng cao khả năng xử lý vấn đề và giúp bé tự tin vào bản thân để tìm ra đáp án cho những vấn đề khó. 

Để giúp bé học được kỹ năng này một cách tốt nhất, ba mẹ hãy dần dần cho bé làm quen với việc tự đưa ra quyết định trong những việc nhỏ như hôm nay bé muốn mặc bộ đồ màu gì, muốn ăn món gì. Sau đó dần dần bé sẽ giải quyết những vấn đề khó hơn, lúc ban đầu ba mẹ nên hỗ trợ để giúp bé bé đưa ra những quyết định đúng đắn.

Xem thêm: “Bí kíp” rèn luyện kỹ năng sống tự lập cho trẻ BÀI BẢN NHẤT

Không trì hoãn

Trì hoãn là chần chừ, chậm trễ trong giải quyết công việc, dẫn đến mất nhiều thời gian gian để hoàn thành công việc đó so với mục tiêu ban đầu. Đây là một thói quen không hề tốt mà rất nhiều người mắc phải kể cả người lớn. Khi thói quen xấu này kéo dài sẽ khiến bản thân không phát triển, ảnh hưởng nhiều đến thành tích của bản thân bé.

Hãy rèn luyện thói quen tốt cho trẻ từ những việc nhỏ nhất, chậm trễ 2-3 phút nhưng dần dần sau đó sẽ hình thành thói quen xấu, chậm trễ lâu hơn, ảnh hưởng đến chính bản thân bé và cả những người xung quanh. Một số trẻ không trì hoãn việc làm bài tập, chỉ chờ gần đến phút cuối mới bắt đầu khiến cho ba mẹ phải nhắc nhở nhiều.

Dạy cho bé cách làm việc đúng giờ, không trì hoãn
Dạy cho bé cách làm việc đúng giờ, không trì hoãn

Khi phụ huynh thấy bé có các dấu hiệu lười, uể oải và chậm chạp khi bắt đầu làm bài tập hoặc làm việc nhà, ba mẹ ngay lập tức yêu cầu bé bắt đầu làm việc của mình, đặt ra thời gian biểu cụ thể và theo dõi sát sao giờ giấc của bé để tránh bé bị trì hoãn.

Làm việc nhà là trách nhiệm

Nhiều ba mẹ rất thương con và có suy nghĩ rằng trẻ nhỏ không cần làm việc nhà. Tuy nhiên hãy để bé phụ giúp một số việc nhỏ vừa sức để bé cảm nhận được trách nhiệm của một thành viên trong gia đình. Khi quan sát bé làm việc nhà, phụ huynh còn có thể đánh giá tính cách của trẻ liệu có phải là một người nhẹ nhàng, bình tĩnh hay có ưu điểm nào khác không để rèn luyện bé kịp thời.

Hãy cho bé làm những công việc vừa sức, phù hợp với độ tuổi của bé. Với những bé nhỏ tuổi sẽ làm việc như quét nhà, lau bàn, khi bé lớn thì có thể giúp ba mẹ lau nhà, nấu ăn, dọn cơm,…

Xem thêm: Dạy trẻ kỹ năng tự phục vụ PHÙ HỢP theo lứa tuổi CHI TIẾT

Đọc sách

Rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ giúp trí não phát triển, phát triển kỹ năng ngôn ngữ, mở ra cánh cổng tri thức và là một cách tiêu khiển có lợi. Đọc sách nhiều góp phần quyết định đến sự thành công sau này của bé. Có đa dạng thể loại và lĩnh vực về sách, ba mẹ có thể cân nhắc lựa chọn sách phù hợp cho trẻ.

Thói quen đọc sách mang lại nhiều lợi ích cho bé
Thói quen đọc sách mang lại nhiều lợi ích cho bé

Ba mẹ hãy là người khơi gợi đam mê đọc sách cho bé, bắt đầu từ việc đọc sách cho bé nghe mỗi tối, lựa chọn những loại sách thú vị, phù hợp với độ tuổi để cho bé bắt đầu đọc. Hãy làm gương cho bé, cùng đọc sách mỗi ngày và chia sẻ những điều hay cho bé nghe, dần dần bé sẽ vô thức muốn giống như ba mẹ và cố gắng đọc sách.

Gọn gàng – Sạch sẽ

Rất nhiều trẻ em đều không có thói quen sắp xếp đồ đạc gọn gàng, sạch sẽ. Khi đi học về bỏ dép lung tung, không cất cặp sách hoặc không thay quần áo đi học ra. Ba mẹ hãy rèn luyện thói quen tốt cho trẻ sắp xếp đồ đạc cá nhân của mình như sách vở, đồ dùng học tập, đồ chơi và quần áo gọn gàng sau khi đi học về.

Trẻ nhỏ có xu hướng nghịch ngợm, ham chơi dẫn đến nguy cơ tiếp xúc với vi khuẩn cũng như bụi bẩn rất lớn. Biện pháp xử lý là cần ba mẹ dạy bé cách rửa tay thường xuyên bằng xà phòng, tắm rửa sạch sẽ hằng ngày, bấm móng tay định kỳ và hạn chế chơi đùa quá bẩn.

Phụ huynh nên dạy bé cách sắp xếp gọn gàng cũng như vệ sinh cơ thể và môi trường xung quanh sạch sẽ, sau đó thỉnh thoảng kiểm tra để bé vẫn thoải mái và không bị lơ là trong công việc. Thói quen này được rèn luyện từ nhỏ sẽ rất có ích cho bé trong tương lai, giúp bé trở thành người có kỷ luật, sống có nề nếp và đảm bảo chất lượng cuộc sống.

Xem thêm: Kỹ năng sống gọn gàng ngăn nắp cho trẻ nên được giáo dục như thế nào?

Trung thực

Trung thực là một khía cạnh của đạo đức, thể hiện sự thất thà, ngay thẳng, luôn nói lên điều đúng đắn. Trẻ em nên được giáo dục phải nói sự thật, nói dối là một thói quen xấu mà bất kỳ ai cũng nên tránh. Nếu nói dối thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng rất xấu đến bản chất con người của bé.

Trung thực vừa là một thói quen vừa là khía cạnh đạo đức cần được trau dồi từ nhỏ
Trung thực vừa là một thói quen vừa là khía cạnh đạo đức cần được trau dồi từ nhỏ

Tính trung thực được ông bà truyền lại từ nhiều thế hệ, giúp nuôi dưỡng giá trị tinh thần tốt đẹp. Các bé giữ được tính cách này sẽ luôn được mọi người yêu quý, tôn trọng. Một người sống trung thực sẽ luôn cảm thấy thoải mái, lạc quan và không sợ bị nghi ngờ.

Ba mẹ hãy là tấm gương cho trẻ, không nói dối và khuyến khích bé cũng như vậy. Khi đã hứa hoặc nói điều gì với bé thì nhất định phải thực hiện được. Nếu phát hiện ra bé đang che giấu vấn đề gì hãy nhẹ nhàng hãy lí do và khuyên bảo, không nên quát mắng sẽ làm bé lo sợ và ảnh hưởng không tốt đến bé.

Rèn luyện thói quen tốt cho trẻ về quản lý tiền bạc

Đôi khi chúng ta cảm thấy dạy trẻ quản lý tài chính là khá sớm nhưng thực ra vấn đề này rất khó để duy trì cũng như bắt đầu, thế nên hãy tập cho bé làm quen với cách tiết kiệm tiền ngay từ khi còn nhỏ. Thói quen này có tác dụng giúp bé nhận ra tầm quan trọng của tiền bạc, cách chi tiêu hợp lý để tránh tình trạng tiêu tiền không kiểm soát.

Ba mẹ hãy mua cho bé một con heo đất, tạo điều kiện cho tích góp tiền vào mỗi ngày một ít và kiểm tra thành quả sau một thời gian để bé nhận ra tầm quan trọng của việc tiết kiệm tiền

Chấp nhận rủi ro, thất bại

Một thói quen rất khó thực hiện ở các bé chính là chấp nhận rủi ro, thất bại. Điều này là tình trạng lo lắng, sợ hãi khi làm điều gì đó. Nếu cứ mãi giữ ý nghĩ như vậy sẽ khiến bé bỏ qua rất nhiều cơ hội, không dám bứt phá bản thân để nắm bắt những điều tốt đẹp. 

Thất bại là mẹ thành công
Thất bại là mẹ thành công

Ba mẹ hãy gieo cho bé suy nghĩ dám nghĩ, dám làm, chấp nhận thử thách và thất bại bởi sau mỗi lần thất bại là một bài học kinh nghiệm. Bời người ta hay nói “Thất bại là mẹ thành công”. Đôi lúc có một số vấn đề có nhiều khả năng thất bại nhưng hãy cân nhắc và tạo thói quen cho bé suy nghĩ :” Liệu thất bại này có đáng thử hay không?”.

Xem thêm: Dạy trẻ cảm xúc sợ hãi, cách đối diện với hiệu ứng tiêu cực

Tiết kiệm các loại tài nguyên

Tài nguyên là những của cải, vật chất có sẵn trong môi trường, cung cấp cho các nhu cầu của con người. Tài nguyên nếu sử dụng phung phí cũng sẽ dẫn đến tình trạng thiếu và kiệt quệ, ảnh hưởng đến chất lượng đời sống con người.

Chính vì thế ba mẹ phải tập cho bé thói quen tiết kiệm tài nguyên và dạy trẻ bảo vệ môi trường từ khi còn nhỏ. Cụ thể như dặn bé sử dụng vừa đủ nước, nhớ tắt vòi nước và bóng đèn khi không dùng đến, tắt bớt các thiết bị điện nếu không cần thiết. Việc giáo dục từ ba mẹ giúp bé vừa nhận thức được cách tiết kiệm tài nguyên, vừa giúp bảo vệ môi trường của chúng ta.

Không dành quá nhiều thời gian cho các thiết bị điện tử

Một trong những vấn đề thường gặp ở các bé đó là lạm dụng trò chơi game, các thiết bị điện tử. Các bậc phụ huynh hay có thói quen khi bé khóc sẽ cho bé xem phim hoạt hình hoặc cho bé mượn điện thoại, vô tình hình thành thói quen xấu cho bé.

Khi bé dành quá nhiều thời gian vào điện thoại sẽ làm tăng nguy cơ bị nghiện, gây sao nhãng việc học tập và gây sa sút thành tích trên lớp. Thậm chí điều này còn kéo theo việc bé lười vận động, tăng khả năng béo phì và ảnh hưởng không tốt đến mắt.

Ba mẹ nên hạn chế cho bé dùng các thiết bị điện tử
Ba mẹ nên hạn chế cho bé dùng các thiết bị điện tử

Thay vì các thiết bị điện tử, ba mẹ có thể cho bé làm quen với những trò chơi trí tuệ (chơi cờ, tô màu, giải câu đố), kết hợp với các phần thưởng nhỏ để tạo hứng thú cho bé, hay tổ chức các hoạt động ngoài trời (đạp xe, chạy bộ, đánh cầu lông,..) vừa giúp bé không lạm dụng đồ điện tử, vừa nâng cao sức khỏe cho bé.

Tâm sự với gia đình

Ba mẹ là những người thân thiết, yêu thương và hỗ trợ cho con vô điều kiện. Vào độ tuổi bắt đầu phát triển, các bé sẽ có xu hướng ít nói chuyện với ba mẹ, không kể về các vấn đề, khiến bé dễ có tư tưởng lệch lạc, do đó ngay từ khi còn nhỏ hãy tập cho bé thói quen tâm sự với gia đình.

Để dạy trẻ biết quan tâm chia sẻ, mỗi ngày khi trẻ đi học về, ba mẹ hãy nói con kể về những chuyện vui, những điều gặp phải ở trên lớp và dặn bé khi có chuyện buồn, lo lắng hay gặp vấn đề gì hãy nói ngay với ba mẹ, không nên giấu giếm.

Ngoài ra ba mẹ cũng nên tự động chia sẻ với con về những điều thú vị hoặc những bài học hay, tạo cho bé thói quen tâm sự. Dần dần bé sẽ sự an tâm, luôn tin tưởng và sẵn sàng nói với ba mẹ khi bé gặp phải vấn đề.

Tiết chế cảm xúc

Cảm xúc là những phản ứng, sự thay đổi của cơ thể trước những tác động từ bên ngoài tạo ra các trạng thái như buồn, vui, tức giận, hoảng hốt,… Có nhiều trẻ không thể kiểm soát được cảm xúc của mình, thể hiện những lời nói, hành vi thái quá với người khác có thể làm họ tổn thương và ảnh hưởng đến quyền lợi của bản thân.

Nên cho bé học cách tiết chế cảm xúc từ khi còn nhỏ
Nên cho bé học cách tiết chế cảm xúc từ khi còn nhỏ

Với những trường hợp như vậy, ba mẹ hãy tìm ra những cách để dạy trẻ quản lý cảm xúc. Ví dụ như khi gặp phải những điều gì khiến cảm xúc không tốt, hãy viết những điều đó vào giấy, vẽ tranh hoặc chia sẻ với ba mẹ hoặc người lớn để nhận được lời khuyên.

Thay vì tập trung vào những cảm xúc tiêu cực, hãy tập cho bé cách nghĩ về những điều vui vẻ, có những suy nghĩ tích cực để bản thân cảm thấy thoải mái, yêu đời hơn. Bé có thể viết nhật ký, trồng cây hoặc nghe nhạc vào những lúc rảnh rỗi.

Rèn luyện thói quen tốt cho trẻ về sự tôn trọng

Học cách thể hiện sự tôn trọng với những người xung quanh là một bài học quan trọng dành cho bé. Hãy cho bé hiểu chính bản thân và người xung quanh đều cần được tôn trọng. Khi bé học được cách tôn trọng người khác, bé cũng sẽ hiểu được sự biết ơn, nhận được sự yêu quý và sự tôn trọng dành cho bé.

Hãy dặn bé chào hỏi mọi người, dạy trẻ yêu thương kính trọng người lớn, lúc nói chuyện nhẹ nhàng, không nói lời tục tĩu, xúc phạm người khác và không đánh mắng, tác động vào họ. Để bé làm được điều này, trước tiên ba mẹ cũng phải làm gương cho bé, để bé học theo và hiểu được những điều ba mẹ và bản thân đang làm là đúng.

Kiên nhẫn

Kiên nhẫn hay còn gọi là nhẫn nại, là trạng thái một người bình tĩnh, chịu đựng những khó khăn nhằm chờ đợi một cơ hội, một kết quả nào đó dù có trải qua thời gian lâu và có nhiều thử thách. Đây là một đức tính tốt có thể giúp đỡ bé nhiều trong cuộc sống.

Tuy nhiên, tính kiên nhẫn ở trẻ em còn hạn chế. Rất ít trẻ có làm một việc trong thời gian dài hoặc cố gắng sau khi thất bại. Ví dụ thường gặp nhất là trong học tập, bé không thể ngồi lâu để thực hiện cho xong mà hay sao nhãng, muốn đi chơi hoặc làm việc khác. Đôi khi các bé còn rất bướng bỉnh,không nghe lời dặn của ba mẹ khiến các bậc phụ huynh khá phiền lòng.

Tình trạng thiếu kiên nhẫn, nghịch ngợm rất hay gặp ở trẻ em 
Tình trạng thiếu kiên nhẫn, nghịch ngợm rất hay gặp ở trẻ em

Ngay từ nhỏ ba mẹ hãy giải thích cho bé tầm quan trọng của tính kiên nhẫn và cho bé tham gia các hoạt động để học được điều này. Những việc thích hợp tính kiên nhẫn phải kể đến như trồng cây, tiết kiệm tiền, làm việc nhà bởi vì những hoạt động này đòi hỏi phải trải qua một khoảng thời gian mới nhận được kết quả.

Xem thêm: 15 trò chơi rèn luyện tính kiên nhẫn cho trẻ CỰC KỲ HIỆU QUẢ

Lòng biết ơn

Lòng biết ơn là thái độ trân trọng, luôn nhớ đến những gì người khác làm cho mình. Đây là một đức tính có từ lâu đời của dân tộc ta, có nhiều câu ca dao tục ngữ nói về đức tính này như: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ Dù đi khắp bốn phương trời – Công cha nghĩa mẹ không ai sánh bằng”,…

Vì vậy ba mẹ hãy dạy trẻ lòng biết ơn với tất cả những người luôn giúp đỡ, mang lại những điều tốt đẹp cho mẹ. Không chỉ biết ơn ba mẹ – người đã sinh ra mình mà còn biết ơn tất cả những bạn bè, họ hàng luôn yêu thương và giúp đỡ khi gặp khó khăn, thậm chí là những anh hùng, các chiến sĩ đã xả thân mang lại một xã hội tốt đẹp, một đất nước độc lập tự do như bây giờ.

Bé có thể trau dồi thói quen bằng cách viết ra mỗi điều mình được giúp đỡ, cảm thấy biết ơn vào một cuốn sổ. Ba mẹ cũng dạy bé cách nói cảm ơn cho đúng trường hợp, ngoài việc nhận lại hãy nhẳn nhủ bé phải biết cho đi để mối quan hệ giữa mọi người tốt đẹp hơn.

Chịu trách nhiệm với điều mình làm và nói

Mỗi chúng ta đều phải có trách nhiệm với từng lời nói, hành vi và quyết định của mình. Trẻ phải hiểu điều này để có thể làm đúng và không gây ảnh hưởng đến bản thân và người khác.

Hãy dạy bé trở thành một người tốt bằng việc có trách nhiệm với lời nói và hành động của mình
Hãy dạy bé trở thành một người tốt bằng việc có trách nhiệm với lời nói và hành động của mình

Điều ba mẹ có thể làm chính là dạy bé biết cách nhận lỗi nếu bản thân làm sai. Nên suy nghĩ cẩn thận trước khi nói chuyện với người khác để tránh làm họ bị tổn thương, phải nói đúng sự thật, không được bịa đặt câu chuyện. Hơn nữa, khi đã hứa với ai, nhất định phải thực hiện được điều đó, nếu có sự cố gì không thể làm khác được thì phải thông báo và xin lỗi đối phương. Khi tập được thói quen này từ nhỏ sẽ giúp quá trình phát triển của bé tốt hơn, giúp bản thân hoàn thiện và trở thành hình mẫu người tốt.

Rèn luyện thói quen tốt cho trẻ về sức khỏe

Sức khỏe là thứ quý giá nhất của mỗi người, việc phòng bệnh luôn dễ hơn chữa bệnh. Vì thế ngay từ khi còn nhỏ, ba mẹ hãy dạy bé các thói quen để giữ cơ thể luôn khỏe mạnh. Là vấn đề rất quan trọng nhưng đây lại là thứ thường bị trẻ lơ là nhất, vậy nên hãy rèn cho trẻ tính kiên trì.

Vệ sinh cá nhân

Vệ sinh cá nhân là việc làm hằng ngày và không thể bỏ qua. Mỗi ngày bé hoạt động vui chơi nhiều, chạy nhảy nô đùa nên cơ thể ra nhiều mồ hôi, tiếp xúc với môi trường bụi bẩn bên ngoài nên việc làm sạch cơ thể rất cần thiết.

Bé nên học cách vệ sinh cá nhân một cách tự lập
Bé nên học cách vệ sinh cá nhân một cách tự lập

Ba mẹ hãy dạy trẻ giữ gìn vệ sinh cá nhân bắt đầu từ những thói quen nhỏ như tập rửa tay trước khi ăn thật kỹ bằng xà phòng để tránh vi khuẩn, nên rửa mặt 2-3 lần tùy vào nhu cầu và tắm rửa hàng ngày. Ngoài ra còn phải cắt móng tay và cắt tóc cho bé thường xuyên để gọn gàng và sạch sẽ hơn.

Đi vệ sinh đúng nơi quy định

Sau khi bé có thể học cách tự đi vệ sinh, bố mẹ hãy dạy trẻ đi vệ sinh đúng nơi quy định. Ở nhà sẽ luôn có nhà vệ sinh, bé cần đi gọn gàng, tránh dây bẩn ảnh hưởng đến người khác. Nếu như ở bên ngoài, bé có thể đi ở các nhà vệ sinh công cộng hoặc nhà vệ sinh của các hàng quán. 

Bé nên chú ý vệ sinh để không bị các bệnh truyền nhiễm và giữ vệ sinh chung cho những người đi sau.

Đối với các bé còn nhỏ, ba mẹ có thể dạy bé vấn đề đi vệ sinh bằng cách dùng bô hoặc ghế đi vệ sinh. Đầu tiên hãy cho bé biết cách sử dụng và tác dụng của bô, sau đó cho bé ngồi bô nhưng vẫn mặc quần hoặc mang bỉm bình thường trong khoảng 1 – 2 ngày, sau thời gian đó mới cho bé bỏ quần ra trước khi ngồi bô. 

Tập thể dục

Việc rèn luyện thói quen tốt cho trẻ không thể nào không nhắc tới giáo dục thể chất! Tập thể dục thường xuyên sẽ mang lại những hiệu quả bất ngờ cho bé. Một số bé gặp tình trạng lười vận động, thích chơi game và dùng thiết bị điện tử hơn, những bé này sẽ có nguy cơ cao bị bệnh béo phì, cận thị, hay bị ốm vặt.

Tập thể dục thường xuyên hỗ trợ nâng cao sức khoẻ
Tập thể dục thường xuyên hỗ trợ nâng cao sức khoẻ

Ba mẹ hãy cùng trẻ tham gia các trò chơi vận động như đánh cầu lông, đá bóng, đạp xe, đá cầu,… Hoặc mỗi buổi sáng cùng rủ bé chạy bộ, nếu không có nhiều thời gian và địa điểm thích hợp, ba mẹ có thể hướng dẫn bé tập các động tác vận động hoặc tập yoga ở nhà. Thói quen tập thể dục thường xuyên sẽ giúp bé nhanh nhẹn hơn, cơ thể dẻo dai và còn hỗ trợ bé tập trung vào công việc, học tập.  

Không uống thuốc bừa bãi

Trẻ nhỏ thường rất hay bị ốm vặt, tuy nhiên bé chưa có nhiều hiểu biết về các triệu chứng bệnh cũng như các loại thuốc. Do đó đã có vài trường hợp bé uống nhầm loại thuốc, uống không đủ hoặc quá liều. Nếu uống không đủ lượng thuốc sẽ khó làm bệnh tình suy giảm, tuy nhiên với những trường hợp nghiêm trọng như uống nhầm hoặc quá liều thuốc có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm.

Khi bé uống thuốc cần có sự hướng dẫn của người lớn
Khi bé uống thuốc cần có sự hướng dẫn của người lớn

Khi con ốm, ba mẹ hãy hỏi bé về các triệu chứng, đồng thời quan sát kỹ các biểu hiện của bé, nếu trường hợp bé bị sốt cao, mê sảng, co giật khác hãy mang ngay đến cơ sở y tế gần nhất thay vì cho bé uống thuốc bừa bãi. Ba mẹ cũng phải dặn bé không nên ăn, uống những thứ lạ, khi khó chịu hoặc muốn uống thuốc phải cần sự đồng ý của người lớn.

Ăn uống lành mạnh

Các bé đang ở trong độ tuổi phát triển, cần bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho cơ thể phát triển. Ở thời gian này ba mẹ nên đặc biệt chú ý cung cấp chế độ ăn uống lành mạnh cho con.

  • Chế độ dinh dưỡng hợp lý: Chế độ dinh dưỡng của bác bé cần được quan tâm đặc biệt vì đây là khoảng thời gian cơ thể bé phát triển tốt nhất. Bé cần ăn đúng bữa, cung cấp đầy đủ tinh bột, protein, đạm và đặc biệt là rau củ quả. cho bé ăn đủ no sẽ khiến bé hạn chế ăn thêm đồ ăn vặt, một số sản phẩm sẽ không tốt cho sức khỏe của bé.
  • Uống nhiều nước: Theo các nghiên cứu, một bé 10kg cần uống đủ 1 lít nước mỗi ngày, trẻ nặng hơn 10kg thì mỗi kg thêm 50ml nước. Đối với trẻ 10 tuổi thì lượng nước uống bằng người lớn, tức là 2- 2,5 lít một ngày. Ba mẹ cần tập cho bé thói quen uống nước mỗi ngày để đáp ứng đủ nhu cầu cho cơ thể.

Xem thêm: Xây dựng kỹ năng sống chế độ ăn uống lành mạnh cho bé yêu

Vui chơi ngoài trời

Với sự linh hoạt của bé trong độ tuổi đang phát triển thì các hoạt động ngoài trời chắc chắn sẽ mang lại sự hứng thú cho bé. Trẻ em có đam mê khám phá những điều mới lạ xung quanh, việc ngồi một chỗ và làm những việc lặp đi lặp lại khiến bé rất chán. Thay vào đó hãy cho bé tham gia các trò chơi ngoài trời, đi dạo công việc hoặc hoạt động nhóm với bạn bè. Thói quen này không những giúp tinh thần, thể chất của bé tốt hơn mà còn giúp bé có cơ hội học hỏi được nhiều điều hơn.

Các trẻ nhỏ thường rất hứng thú với các trò chơi ngoài trời
Các trẻ nhỏ thường rất hứng thú với các trò chơi ngoài trời

Vui chơi ngoài trời giúp các bé năng động hơn, có không gian rộng thoải mái để hoạt động đồng thời giúp bé bớt phụ thuộc vào các trò chơi game và thiết bị điện tử. Quan trọng hơn là ba mẹ hãy cùng tham gia với bé, đôi lúc vì bận rộn mà hiếm có thời gian ba mẹ vui chơi cùng con. Sau giờ làm việc ba mẹ có thể cùng con chơi thể thao, tập thể dục hoặc tạo những chuyến picnic, du lịch cho cả gia định khi bé được thành tích tốt. Chắc chắn sau những chuyến đi này, các bé và ba mẹ thấu hiểu nhau, tình cảm gia đình cũng gắn bó hơn.

Nếu nhà có sân vườn, ba mẹ có thể tổ chức các trò chơi đồng đội cho trẻ em như đá bóng, đuổi bắt, trốn tìm,… hoặc có thể cùng nhổ cỏ, dọn dung quanh vườn để tạo không gian sạch đẹp hơn. Nếu gia đình không có không gian ngoài trời cho bé thì cũng không sao, phụ huynh có thể dẫn bé chơi ở các công viên, đi leo núi, picnic dã ngoại.

Ăn sáng

Bữa sáng là bữa ăn đầu tiên trong ngày, được các chuyên gia cho là bữa ăn quan trọng nhất, cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho cả ngày. Khi đó cơ thể có đầy đủ năng lượng, tinh thần tỉnh táo để đáp ứng được các hoạt động trong ngày.

Trẻ nhỏ chưa thể tự chuẩn bị bữa sáng cho mình được nên cần sự chăm sóc của ba mẹ. Mỗi sáng nên cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, vừa đủ no để đáp ứng năng lượng cho cả ngày. Bữa sáng cho bé có thể là bún, phở, bánh mì hoặc xôi,…Nếu không có thời gian hoặc vội việc gấp thì hãy cho bé uống tạm hộp sữa. Tuyệt đối không nên để bé nhịn ăn sáng, bởi vì sau một đêm cơ thể không được bổ sung năng lượng cho ngày hôm sau, cơ thể sẽ mệt mỏi, không giữ được tinh thần minh mẫn và nếu kéo dài còn gây ra nguy cơ bị đau dạ dày.

Xem thêm: Rèn bé ăn rau – Trận chiến “khốc liệt” của mọi gia đình!

Những thói quen tích cực ở trường học

Khi bé ở nhà, ba mẹ có thể theo dõi và dạy bé các thói quen tốt, tuy nhiên khi đi học bé cũng cần học thêm những kỹ năng khác ở đây. Ba mẹ và giáo viên có thể cũng phối hợp để việc rèn luyện của bé được diễn ra tốt nhất.

Chia sẻ, giúp đỡ người khác

Trẻ nhỏ thường được nuông chiều nên một số sẽ coi bản thân mình là trung tâm, luôn muốn được người khác chú ý, không thích hợp tác hay không có thói quen giúp đỡ người khác kể cả bạn bè và người thân.  Người lớn cần khuyến khích bé chia sẻ và giúp đỡ bạn bè, những người gặp khó khăn trong khả năng mình có thể.

Thói quen chia sẻ và giúp đỡ khiến bạn bè yêu quý bé hơn
Thói quen chia sẻ và giúp đỡ khiến bạn bè yêu quý bé hơn

Hãy phân tích cho bé hiểu việc giúp đỡ người khác mang đến nhiều lợi ích như xây dựng nhân cách tốt cho bé, giúp bé tự tin, học được tính trách nhiệm, có lòng vị tha. Ngoài ra biết chia sẻ còn khiến người xung quanh yêu quý, xây dựng được nhiều mối quan hệ tốt đẹp hơn.

Trong những trường hợp như bạn bị quên dụng cụ học tập, bé có thể cho bạn mượn hoặc dùng chung, ngoài ra bé còn có thể chia sẻ những thứ như đồ ăn vặt đồ uống,..

Tự giác học tập

Khi lên trên lớp, bé sẽ gặp nhiều bạn và có khả năng dễ bị phân tâm bởi các câu chuyện hoặc các trò chơi thú vị. Ba mẹ nên rèn con tính tự giác học tập đều đặn để bé nghe lời giáo viên, chăm chú nghe giảng.

Học tập chính là nhiệm vụ, là quyền lợi của mỗi trẻ em. Ba mẹ cần giải thích để bé hiểu rằng chỉ có chăm chỉ học tập mới giúp bé học hỏi được nhiều kiến thức, phát triển tư duy, khiến bé trở thành người có giá trị và thành công trong tương lai, từ đó mới giúp cuộc sống của mình tốt hơn.

Ngoài ra giáo viên và ba mẹ nên phối hợp với nhau để cùng nắm bắt tình hình và tính cách của trẻ, từ đó có thể dễ dàng hỗ trợ bé.

Xem thêm: 20+ kỹ năng sống dành cho học sinh để phát triển TỐI ƯU NHẤT

Học tập hàng ngày

Ba mẹ nên khuyến khích con có thói quen làm bài tập về nhà hàng ngày, soạn bài và xem trước những bài học cho ngày hôm sau. Thói quen này rất có lợi cho việc học tập của bé, giúp bé ghi nhớ kiến thức lâu hơn và có thể nằm khái quát về kiến thức mới, giúp buổi học diễn ra suôn sẻ hơn.

Bổ sung kiến thức hàng ngày giúp kết quả học tập tốt hơn
Bổ sung kiến thức hàng ngày giúp kết quả học tập tốt hơn

Ba mẹ nên quy định một khoảng thời gian thích hợp để bé tự giác học bài, ví dụ như 8h tối, sau khi tắm rửa và ăn cơm. Sau khi bé tự ý thức được giờ giấc học bài của mình hàng ngày, kết quả học tập sẽ cải thiện rõ rệt. Tuy nhiên hãy phân bổ thời gian học tập hợp lý đối với từng bé, không nên quá cứng nhắc hoặc ép buộc bé học quá sức, có thể gây ra kiệt sức và căng thẳng.

Giữ gìn vệ sinh chung

Khi bé ở nhà đã được ba mẹ dạy kỹ năng giữ gìn vệ sinh, tương tự như vậy hãy giải thích cho bé hiểu sự cần thiết của việc giữ vệ sinh chung trong lớp học. Đó là nơi bé và mọi người cùng học tập và gắn bó trong thời gian dài nên cũng cần quét lớp, lau bảng thường xuyên. Đây cũng là cơ hội để bé học được kỹ năng làm việc nhóm và tính tự giác, kỷ luật chung.

Bé cần giữ gìn vệ sinh chung dù ở nhà hay ở trên lớp
Bé cần giữ gìn vệ sinh chung dù ở nhà hay ở trên lớp

Trên lớp học thường có những lịch phân công trực nhật, ba mẹ và cả giáo viên hãy nhắc nhở bé tự giác trực nhật khi đến lượt, nghiêm túc với nhiệm vụ của mình, lau dọn, vứt rác đúng nơi quy định. 

Luôn đúng giờ

Một trong những thứ khi mất đi không thể lấy lại được chính là thời gian. Chính vì thế hãy dạy bé cách luôn tuân thủ thời gian, không nên đi trễ để không ảnh hưởng đến bản thân và người xung quanh.

Hãy dạy bé cách tuân thủ thời gian
Hãy dạy bé cách tuân thủ thời gian

Ba mẹ phải tập cho bé thói quen đi học đúng giờ, thậm chí trong các khâu chuẩn bị như thức dậy, vệ sinh cá nhân hay ăn sáng cũng nên đúng với thời gian đã định. Nếu bé trì hoãn việc thức dậy và đi học trễ sẽ khiến bản thân bỏ qua các bài giảng từ giáo viên cũng như đi vào lớp trễ sẽ làm ảnh hưởng đến quá trình nghe giảng của các bạn. Việc đúng giờ cũng là một cách để rèn cho bé tính kỷ luật trong cuộc sống. Ba mẹ nên cùng con thức dậy đúng giờ, cùng ăn sáng và thực hiện những công việc khác đúng giờ để làm gương và dần dần tạo thành thói quen tốt cho trẻ.

Xem thêm: Dạy trẻ mầm non chuẩn bị vào lớp 1 VỮNG VÀNG và TỰ TIN

Một số phương pháp khuyến khích rèn luyện thói quen cho trẻ bố mẹ có thể lưu tâm

Để thay đổi và hình thành một thói quen ở trẻ cần một khoảng thời gian đủ để bé có thể làm quen với những điều mới mẻ hơn. Một số trường hợp bé có thể cảm thấy chán với những thói quen mới, chính vì thế ba mẹ nên tìm ra những phương pháp để khuyến khích bé làm quen với những điều này.

Có những quy tắc rõ ràng

Ở độ tuổi của các bé, để làm quen với một thói quen mới là một điều khá khó khăn và đòi hỏi phải cần một khoảng thời gian khá lâu. Đôi khi bé cảm thấy nản trước khi hoàn thành mục tiêu, chính vì thế ba mẹ nên đặt ra những quy tắc cho bé để hoàn thành mục tiêu. 

Đặt ra các quy tắc giúp bé mau hoàn thành mục tiêu
Đặt ra các quy tắc giúp bé mau hoàn thành mục tiêu

Những quy tắc này thường được quy định về thời gian, phương pháp và những yêu cầu để bé thực hiện theo. Ví dụ trường hợp ba mẹ muốn bé tạo được thói quen tập thể dục hàng ngày, những quy định ba mẹ đặt ra cho bé bao gồm thời gian thực hiện lúc 17h30 hằng ngày, thời gian kéo dài 30- 45 phút tại công viên. Bé cần tuân thủ theo những quy định này trong vòng trong vòng ít nhất 21 ngày hoặc đến khi có sự cho phép của ba mẹ. Những quy định rõ ràng này sẽ khiến mục tiêu của bé được thực hiện một cách rõ ràng và sát sao hơn.

Chính bố mẹ cần tôn trọng và làm gương với các thói quen đúng đắn

Trong đa số các thói quen và các bài học mới, hầu như trường hợp nào ba mẹ cũng cần làm mẫu để noi gương cho bé. Bởi lẽ ba mẹ là người thân cận nhất , là người bé tiếp xúc hàng ngày nhiều nhất, chính vì vậy bé sẽ có xu hướng học hỏi theo ba mẹ. Nếu không làm tốt hoặc làm không đúng với những gì đã dạy, bé sẽ không còn niềm tin vì nếu người lớn không làm được thì bé cũng sẽ không làm được.

Trong quá trình rèn luyện các thói quen tốt cho bé, ba mẹ hãy tôn trọng và tránh nổi nóng bởi vì các bé còn nhỏ, nhận thức chưa được phát triển như người trưởng thành được. Chỉ cần dành đủ thời gian và cố gắng, chắc chắn bé và ba mẹ sẽ hoàn thành mục tiêu cùng nhau.

Khen thưởng và đánh giá cao hành vi của con

Lời khen mang lợi nhiều tác động tích cực cho mọi người, đặc biệt là ở trẻ em. Khen ngợi đúng cách giúp bé hào hứng, vui vẻ và có động lực để càng cố gắng trong nhiều lĩnh vực hơn nữa. Trong học tập, nhận được lời khen sẽ giúp bé phấn đấu để đạt thành tích tốt hơn. Trong cuộc sống, lời khen sẽ cho bé biết đâu là hành vi đúng cầm phát huy và đâu là hành vi chưa đúng để sửa chữa. 

Khen thưởng cho bé khi được kết quả tốt 
Khen thưởng cho bé khi được kết quả tốt

Tuy nhiên ba mẹ cần chú ý khen đúng lúc và đúng việc, tránh việc bé hiểu nhầm và hình thành tính tự cao tự đại, dễ bị hụt hẫng khi gặp thất bại.  Nhiều ba mẹ thường tặng quà cho con sau khi làm được một điều tốt, khen thưởng không phải xấu nhưng không nên làm quá thường xuyên, khiến bé ỷ lại, thậm chí những lần sau bé sẽ chỉ làm việc khi có quà, ảnh hưởng đến mục tiêu ban đầu cho con.

Xem thêm: “Bật mí” cách rèn nề nếp thói quen cho trẻ mầm non TỐT NHẤT

Xây dựng thái độ sống tích cực

Ngoài việc tập trung nâng cao thành tích học tập, hiện nay các bậc phụ huynh cũng không quên xây dựng thái độ sống tích cực cho con. Những suy nghĩ tích cực sẽ giúp bé có động lực để vượt qua các khó khăn, bé có thể nghĩ thoáng và thoải mái theo đuổi những điều mình đam mê.

Với tư cách là những người luôn sẵn sàng hỗ trợ cho con vô điều kiện, ba mẹ có thể dạy con cách chấp nhận những thất bại, rút ra các kinh nghiệm để thử sức với những cơ hội lần sau.

Nếu con trẻ gặp thất bại, hãy động viên và nhắc nhở rằng thất bại là một phần tự nhiên của quá trình học tập và trưởng thành
Nếu con trẻ gặp thất bại, hãy động viên và nhắc nhở rằng thất bại là một phần tự nhiên của quá trình học tập và trưởng thành

Ví dụ khi bé không đạt được thành tích như mong muốn trong một cuộc thi, ba mẹ hãy nhẹ nhàng an ủi, giải thích cho bé hiểu mỗi một thất bại sẽ mang đến những bài học kinh nghiệm, việc bé cần làm là trau dồi bản thân để lần sau đạt kết quả tốt hơn

Rèn luyện thói quen cho trẻ – Hãy thực tế!

Việc đánh giá khách quan năng lực của con sẽ giúp ba mẹ biết khả năng của con mình đến đâu, từ đó tìm ra phương pháp phù hợp nhất để rèn luyện cho bé. Ba mẹ hãy luôn nhớ, ai cũng sẽ có lúc mắc phải sai lầm, thế nên khi trẻ mắc lỗi không nên giận dữ, quát mắng mà thay vào đó hãy an ủi và giúp đỡ con vượt qua khó khăn.Hãy nhớ rằng, các bé còn nhỏ nên thiếu kinh nghiệm, tuy nhiên sau mỗi lần thất bại chắc chắn bé sẽ rút ra được bài học và tiến bộ hơn.

Việc rèn luyện thói quen tốt cho trẻ là rất cần thiết, nhất là khi bé đang ở trong độ tuổi mới phát triển để bé có cho mình những hành trang lành mạnh, hữu ích xây dựng cuộc sống trong tương lai.

Ngoài các phương pháp trên, ba mẹ có thể rèn luyện thói quen cho trẻ và dạy trẻ kỹ năng sống qua khóa học KidUP của trung tâm giáo dục UPO. Được thành lập dưới sự cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cho đến nay quy mô của UPO đã trải rộng khắp cả nước và hỗ trợ được cho rất nhiều học viên. Khi đến với khoá KidUP, bé sẽ được dạy những kỹ năng sống cơ bản, khả năng khai phóng và tư duy nhận thức, giúp bé nhìn nhận khả năng của bản thân mình và có cơ hội phát triển thoải mái sáng tạo.

Đăng ký khoá học KidUP cho bé NGAY

Trainer Lê Đặng Minh Nhật

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Icon Facebook tác giả    Icon Youtube tác giả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được
Tư vấn & Test tính cách Miễn phí

    Thông tin liên lạc

    Công ty cổ phần Tiềm năng vô hạn

    Mã số thuế: 4201892928

    Người đại diện theo pháp luật: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

    Theo dõi chúng tôi icon FB icon YT

    background footer

    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x