Thái độ chống đối của trẻ là một trong những vấn đề thường gặp trong quá trình nuôi dạy trẻ. Đây là tình trạng bé nhà bạn cố ý phản đối, từ chối thực hiện một số hoạt động hoặc lời mời của người lớn. Cha mẹ hãy cùng UPO tham khảo để hiểu rõ và có những biện pháp đối phó với thái độ chống đối của trẻ trong bài viết dưới đây.
Tại sao trẻ có thái độ và hành vi chống đối?
Thái độ chống đối là hành vi từ chối hoặc phản đối một yêu cầu, một lời mời hoặc hoạt động của người khác, trong đó có thể bao gồm việc không tuân thủ quy tắc, không chấp nhận lời khuyên hoặc chỉ trích của người lớn hoặc từ chối tham gia các hoạt động tập thể.
Thái độ chống đối ở trẻ được biểu hiện như: Không nghe lời người lớn và cãi lại, không chấp nhận lời khuyên của người lớn,… Ví dụ như: Trẻ làm trái ý bố mẹ, chen ngang cuộc nói chuyện của người lớn, hung dữ đánh anh chị em trong nhà,…
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra thái độ chống đối của trẻ, bao gồm:
Khẳng định cái “tôi” và sự độc lập
Trong quá trình phát triển của bé, đến một độ tuổi nhất định trẻ em thường có nhu cầu khẳng định cái “tôi” và sự độc lập của bé, nó gắn liền với tư duy và nhận thức của bé. Việc bé khẳng định cái “tôi” của bản thân thông qua việc bé tự chọn hoạt động, sở thích theo phong cách của riêng mình, trẻ muốn tỏ ra khác biệt so với những người khác.

Sự độc lập của trẻ được thể hiện qua việc trẻ tự quản lý, chăm sóc bản thân và các hoạt động một mình.
Từng bước khám phá bản thân
Đây là quá trình trẻ phát triển và học hỏi về chính mình qua các hoạt động, trải nghiệm và mối quan hệ xã hội.

Khi trẻ được cung cấp các trải nghiệm khác nhau, các hoạt động ngoại khóa cũng giúp trẻ từng bước khám phá bản thân. Nhưng điều đó sẽ khiến trẻ dễ phản đối khi nghe lời khuyên từ cha mẹ
Tìm kiếm giới hạn bằng “phép thử”
Bé rất dễ có thể đối đầu với cha mẹ để thử thách và thử nghiệm giới hạn của chính bố mẹ. Điều này bé có thể được thể hiện qua cách không muốn nghe theo lệnh của cha mẹ, làm những việc bố mẹ cấm hoặc trốn tránh nhiệm vụ mà bố mẹ yêu cầu.
Nếu bạn đầu hàng hay thoả hiệp, rất có thể trẻ sẽ tiếp tục hành xử như vậy ở những lần sau, đây chính là “được đà lấn tới”!

Trẻ có thái độ chống đối do áp lực tâm lý
Áp lực và stress có thể khiến trẻ cảm thấy bất an và khó chịu, dẫn đến thái độ chống đối. Trẻ có thể gặp áp lực từ nhiều phía khác nhau như gia đình, bạn bè, giáo viên hoặc từ chính bản thân trẻ.

Áp lực yêu cầu quá cao từ gia đình, những kỳ vọng đặt ra không phù hợp với trẻ, không được tự do, bị gò bó, cấm đoán những sở thích của bé dẫn đến việc bé không thỏa mãn với những gì mình đã làm và cảm thấy ép buộc và trở nên chống đối.
Xem thêm: Dấu hiệu trẻ có EQ thấp – Nguyên nhân không phải ai cũng biết!
Gây chú ý
Trẻ cảm thấy không được chú ý, bị bỏ qua nên trẻ tìm cách để thu hút sự chú ý của người lớn bằng cách có thái độ chống đối, gây khó chịu và tranh cãi.

Để có sự chú ý của người lớn trẻ sẽ có nhiều cách với thái độ chống đối, phản đối những yêu cầu của người lớn, tìm cách phá vỡ quy tắc giới hạn được đặt ra.
Gặp một vấn đề thực sự nào đó
Khi trẻ thực sự gặp vấn đề, trẻ sẽ không còn tự tin vào khả năng của mình hoặc không được đánh giá cao sẽ khiến trẻ chống đối với tất cả mọi thứ.
Cũng có thể do mâu thuẫn trong gia đình, bất ổn trong hôn nhân của cha mẹ, sự phân ly dẫn đến thái độ chống đối của trẻ.

Thái độ chống đối của trẻ đến từ chứng ODD
Rối loạn thách thức chống đối (ODD) ở trẻ em là sự tái diễn của những kiểu hành vi bất hợp tác, ương bướng, không tuân theo, chống đối người lớn, người có quyền lực.
Nếu những hành động chỉ diễn ra trong một thời gian ngắn thì không có vấn đề gì. Tuy nhiên, nếu việc này trở thành một thói quen của bé thì sẽ ảnh hưởng đến việc hình thành tính cách của bé sau này.
Rối loạn thách thức chống đối bao gồm rối loạn hành vi và rối loạn tăng động giảm chú ý. Nếu không chữa trị, bệnh có thể dẫn đến rối loạn hành vi nghiêm trọng như hung hăng, bạo lực và có thể là vi phạm pháp luật.

Các triệu chứng của chứng ODD thường xảy ra ở độ tuổi mẫu giáo hoặc tiểu học và có để kéo dài đến khi bé tới tuổi vị thành niên. Một số triệu chứng của chứng ODD:
- Thường xuyên tranh cãi và phản đối người lớn
- Trách móc, phàn nàn, buộc tội người khác
- Làm phiền và quấy rối người khác
- Dễ giận, nổi nóng và hay đe dọa
- Không tuân thủ lời chỉ dẫn và các quy tắc xã hội
- Thường hay mắc cỡ trong các mối quan hệ xã hội, bao gồm các mối quan hệ với người lớn và trẻ em cùng trang lứa.
- Có thái độ thách thức gây khó chịu và căng thẳng.
Làm thế nào để “đối phó” với trẻ có thái độ chống đối
Để “đối phó” với trẻ có thái độ chống đối, cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng một số cách dưới đây:
Không quá kỳ vọng ở con
Cha mẹ đặt quá nhiều kỳ vọng vào con sẽ gây ra sự căng thẳng và áp lực tâm lý cho con, đồng thời dẫn đến thái độ phản kháng, chống đối và bất lực của con.

Thay vì đặt quá nhiều kỳ vọng vào con, cha mẹ nên tạo cho con môi trường phát triển phù hợp với con, tôn trọng sở thích và năng lực của con, cân nhắc yêu cầu để phù hợp với bản thân của con.
Không nên từ chối mọi sự bộc phát
Khi mà bé có sự bộc phát tình cảm hay cảm xúc, bé sẽ rất dễ mất kiểm soát tạo ra sự chống đối, trẻ sẽ ương bướng vì mọi người không ai hiểu mình.

Những lúc gặp trường hợp như vậy, cha mẹ hãy ngồi xuống lắng nghe suy nghĩ và cố gắng hiểu cảm giác của trẻ, hãy cho trẻ biết rằng cảm xúc của bé đang được chấp nhận và có hướng giải quyết tích cực.
Đặt mình vào vị trí của con để hiểu con hơn
Việc đặt mình vào vị trí của của con có vai trò rất lớn trong việc tránh cho bé cảm thấy bị thất bại hoặc tổn thương khi có những hành động chống đối. Cha mẹ thử đặt mình vào vị trí của con để có thể nhận ra điều mà con đang trải qua, những khó khăn và thách thức mà con đang đối mặt, và đưa ra các giải pháp hợp lý giúp con vượt qua.

Đặt mình vào vị trí của con cũng giúp cha mẹ gắn kết với con hơn, xây dựng được sự tôn trọng và tin tưởng của con. Còn đối với con sẽ cảm thấy được cha mẹ đồng cảm và tôn trọng cảm xúc của mình, con sẽ dễ dàng chấp nhận và nghe lời ba mẹ.
Dạy con kỹ năng nhận biết và phản ứng trước những mối nguy hiểm
Dạy con kỹ năng nhận biết và phản ứng trước những mối nguy hiểm là để giúp con tự vệ ngoài xã hội. Cha mẹ có thể mô phỏng tình huống để giúp trẻ phát triển kỹ năng phản ứng trước những mối nguy hiểm. Ví dụ cha mẹ giả lập một cuộc tấn công và hướng dẫn con cách phản ứng.

Rèn luyện tính kỷ luật
Rèn luyện tính kỷ luật là một phương pháp hiệu quả để “đối phó” với trẻ có thái độ chống đối. Trẻ cần biết rõ những hành vi nào là đúng và những hành vi nào là sai. Và khi có hành vi sai, trẻ phải biết chịu trách nhiệm và hậu quả của mình.

Cha mẹ cần phải lưu ý rằng rèn tính kỷ luật cho bé là một quá trình dài và cần sự kiên nhẫn và áp dụng một cách công bằng và hợp lý. Một số thứ cần trẻ thực hiện theo quy định và trở thành thói quen tốt:
- Thiết lập quy tắc rõ ràng
- Thưởng và phạt một cách rõ ràng
- Tạo không gian lưu động cho trẻ
Giải thích cho trẻ hiểu cụ thể những mệnh lệnh và yêu cầu của bạn
Giúp trẻ hiểu rõ hơn về những mệnh lệnh và yêu cầu của cha mẹ, cha mẹ nên giải thích một cách cụ thể và rõ ràng. Đừng là nhà độc tài thay vì chỉ ra lệnh và bắt trẻ làm mà cha mẹ hãy giải thích tại sao yêu cầu này quan trọng và nếu trẻ không thực hiện sẽ có những hậu quả ra sao.

Ví dụ, thay vì nói với trẻ “Hãy làm bài tập của con” thì cha mẹ có thể giải thích rõ ràng hơn là “Con cần phải hoàn thành bài tập của mình để có kết quả tốt và đạt điểm cao trong lớp”.
Tôn trọng trẻ
khi cha mẹ tôn trọng trẻ là đang giúp trẻ cảm thấy được quan tâm, được yêu thương, được coi trọng. Nếu cha mẹ không tôn trọng bé thì bé sẽ cảm thấy bị coi thường, bé sẽ trở nên chống đối.

Tôn trọng trẻ sẽ làm cho trẻ cảm thấy an toàn và được sự tin cậy nhất định. Đồng thời cha mẹ cũng cần tôn trọng quyền riêng tư của con, không đưa ra những thông tin bí mật mà trẻ nói với cha mẹ trước mặt người khác.
Khi mà trẻ cảm thấy được yêu thương và trân trọng thì cha mẹ sẽ được củng cố về mối quan hệ tình cảm, gắn kết với con yêu hơn nói chung và trẻ sẽ tự tin phát triển toàn diện nói riêng.
Tạo môi trường sống lành mạnh
Tạo môi trường sống lành mạnh để giúp trẻ phát triển một thái độ tích cực tránh được thái độ chống đối. Cha mẹ hãy đồng hành cùng bé và lắng nghe đồng cảm với những khó khăn của trẻ. Một môi trường tốt có thể giúp trẻ giảm thiểu các hành vi phản đối, tăng cường sức khỏe tinh thần,…

Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động ngoại khóa để rèn luyện sức khỏe và tinh thần, khám phá những điều mới lạ.
Khuyến khích con tâm sự
Khuyến khích con tâm sự là một cách rất tốt để giúp trẻ giải tỏa cảm xúc, giúp bé cảm thấy an toàn, tin tưởng và có thể chia sẻ những gì bé đang nghĩ một cách tự do và trung thực.

Bố mẹ cũng có thể sử dụng các câu hỏi mở để khuyến khích con tâm sự hơn, như: “Con cảm thấy thế nào khi…?”, “Con có muốn chia sẻ về điều gì không?” hay “Con nghĩ gì về điều này như thế nào?”. Việc khuyến khích con tâm sự cũng cần có sự kiên nhẫn và thường xuyên, và không nên ép con phải chia sẻ khi con không muốn.
Trao quyền tự chủ cho con ở mức nhất định
Trẻ con cũng cần có được sự cho phép tự quyết định và hành động trong giới hạn an toàn và phù hợp. Việc này cũng giúp bé tăng cường tính độc lập, khám phá bản thân. Cha mẹ có thể trao quyền tự chủ cho con trong trường hợp như chọn quần áo, hoạt động giải trí,…

Đừng phán xét
Bố mẹ nên lắng nghe và cố gắng hiểu những gì con đang muốn chia sẻ, không nên nặng lời hoặc cố gắng giải quyết vấn đề của con ngay lập tức. Nếu con cảm thấy bị nặng lời hoặc bị phán xét, con có thể cảm thấy ngại nói và không muốn chia sẻ thêm.

Cha mẹ trong trường hợp này nên bình tĩnh, kiên nhẫn không được quát mắng con nếu không cả hai bên sẽ cùng chống đối sẽ không giải quyết được vấn đề nào.
Những câu hỏi chắc chắn bố mẹ sẽ quan tâm!
Thái độ chống đối xuất hiện ở trẻ vào những thời gian nào?

Thái độ chống độ của trẻ xuất hiện vào nhiều khoảng thời gian:
- Xuất hiện ở trẻ từ khoảng 2 tuổi, khi trẻ bắt đầu phát triển tính độc lập và khám phá thế giới xung quanh. Tuy nhiên không phải tất cả trẻ đều có thái độ chống đối trong giai đoạn này.
- Khi trẻ vào độ tuổi dậy thì, khi có nhiều thay đổi về cảm xúc, tình cảm và quan hệ xã hội.
- Cũng có thể xuất hiện khi trẻ trải qua những giai đoạn khó khăn như: chuyển nhà, ly hôn, mất mát, hoặc khi trẻ gặp khó khăn trong học tập hoặc quan hệ với bạn bè.
Nổi loạn có phải vấn đề quá nghiêm trọng hay không?
Nổi loạn không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nếu được xử lý và quản lý đúng cách. Sự nổi loạn là một phần trong quá trình phát triển của trẻ, trẻ đang khám phá bản thân, thế giới xung quan và giao tiếp xã hội

Nhưng nếu sự nổi loạn trở thành hành vi thường xuyên và gây ảnh hưởng đến trẻ và cuộc sống hàng ngày của gia đình thì sẽ là một vấn đề nghiêm trọng. Trong trường hợp này, gia đình nên quan tâm tới bé nhiều hơn để vượt qua những khó khăn này.
Hy vọng qua bài viết này cha mẹ sẽ hiểu hơn về thái độ chống đối của trẻ và có phương án giáo dục trẻ hợp lý. Ngoài ra cha mẹ và bé có thể đến với khóa học DreamUP thuộc Tổ chức Giáo dục UPO để giúp bé khai phóng, thay đổi hành vi của trẻ bằng giáo dục tự thức, giúp trẻ nhận thức đúng đắn hơn trong cách suy nghĩ và thái độ.

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT
Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO
Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…
"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.
- 15 lớp kỹ năng sống cho trẻ 14 tuổi DANH TIẾNG NHẤT hiện nay
- 7 phương pháp dạy trẻ kỹ năng sống BỀN VỮNG mà ĐƠN GIẢN
- “Điểm danh” 10+ lớp học kỹ năng sống cho trẻ 7 tuổi TỐT NHẤT
- Sự phát triển nhận thức của trẻ mầm non qua các giai đoạn
- 5 lớp học cho trẻ thiếu tự tin ở Đà Nẵng thể hiện bản thân
- Các lớp học cho trẻ thiếu tự tin ở Nha Trang hấp dẫn nhất
- TOP 10 trò chơi giúp trẻ tự tin thể hiện tài năng và cá tính
- 12 cách dạy trẻ tư duy phản biện NHANH NHẠY và TỐI ƯU
- 20 trò chơi phát triển nhận thức cho trẻ mầm non ĐƠN GIẢN
- Cách dạy trẻ nhận thức chậm – Cẩm nang đồng hành cùng con