Dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ – Vấn đề có nghiêm trọng?

Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu sẽ giúp trẻ hình thành và phát triển hệ thống ngôn ngữ, trẻ sẽ học giao tiếp trước khi biết nói

Trẻ lên 2, lên 3 vẫn chưa thể nói chuyện rõ ràng như các bạn bè đồng trang lứa khác. Nhiều bố mẹ vẫn nhận định rằng đây là một vấn đề chậm nói bình thường của con trẻ, nhưng có nên xem nhẹ vấn đề này không? Cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ như thế nào hiệu quả? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây.

Thế nào là chậm phát triển ngôn ngữ?

Chậm phát triển ngôn ngữ (Language Delay) là một dạng rối loạn giao tiếp. Tình trạng này xảy ra khi ngôn ngữ của trẻ phát triển chậm hơn so với những đứa trẻ cùng tuổi khác, nói cách khác là trẻ không đáp ứng được các mốc phát triển ngôn ngữ theo độ tuổi.

Ví dụ khi trẻ 4 tuổi nhưng chỉ hiểu và nói được những từ cơ bản như trẻ 2 tuổi rưỡi.

Chậm phát triển ngôn ngữ là tình trạng trẻ không đáp ứng được các mốc phát triển ngôn ngữ theo độ tuổi
Chậm phát triển ngôn ngữ là tình trạng trẻ không đáp ứng được các mốc phát triển ngôn ngữ theo độ tuổi

Hầu hết trẻ chậm phát triển ngôn ngữ xảy ra một cách tự nhiên và không có nguyên nhân cụ thể nào. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu cho thấy rằng trẻ chậm phát triển ngôn ngữ có thể liên quan đến các tình trạng bệnh lý như tự kỷ, chậm phát triển trí tuệ, trẻ bị khe hở môi – chẻ vòm, hội chứng Down và điếc hoặc nghe kém.

Chậm phát triển ngôn ngữ được chia làm 3 loại phổ biến là: 

  • Chậm tiếp thu: Trẻ sẽ gặp các khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ.
  • Chậm diễn đạt: Trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp bằng lời nói.
  • Kết hợp cả 2: Trẻ vừa chậm tiếp thu, hiểu ngôn ngữ và vừa kém diễn đạt bằng lời nói.

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ gặp khó khăn khi:

  • Phản ứng với ngôn ngữ: Bé có thể phản ứng lại những lời nói hoặc giao tiếp bằng ngôn ngữ kém.
  • Hiểu từ hoặc câu: Trẻ khó hiểu từ hoặc một câu, từ đó trẻ gặp một số khó khăn trong việc cố gắng hiểu những gì mà người khác nói với chúng và không thể làm theo những hướng dẫn dù là những hướng dẫn với những câu ngắn gọn và dễ hiểu nhất.
  • Nói những từ đầu tiên hoặc học từ: Trẻ khó khăn và chậm nói những từ ngữ cơ bản đầu tiên. Trẻ học từ chậm hơn các bạn khác có cùng độ tuổi với trẻ.
  • Ghép các từ lại với nhau để tạo thành câu: Bé gặp khó khăn trong việc ghép các từ với nhau để xây dựng thành một câu có ý nghĩa hoàn chỉnh.
  • Xây dựng vốn từ vựng: Bé khó khăn ghi nhớ và xây dựng cho mình vốn từ vựng hoặc không thể nói được nhiều từ ngữ khác nhau cũng như học các từ mới.

Nhiều nghiên cứu đã cho thấy rằng cứ 5 trẻ thì có 1 trẻ học nói, sử dụng từ ngữ, ngôn ngữ muộn hơn so với những trẻ khác có cùng độ tuổi. Trong đó, một số trẻ cũng sẽ có biểu hiện các vấn đề về hành vi, vì trẻ cảm thấy thất vọng khi không thể bày tỏ những gì mà trẻ cần hoặc mong muốn. Chứng chậm phát triển ngôn ngữ đã và đang ảnh hưởng 5% đến 10% trẻ em ở độ tuổi mẫu giáo.

Chứng chậm phát triển ngôn ngữ thường bị nhầm lẫn với các triệu chứng rối loạn ngôn ngữ. Chứng rối loạn ngôn ngữ là sự phát triển ngôn ngữ KHÔNG tuân theo khuôn mẫu hoặc trình tự thông thường. Ngôn ngữ của trẻ có thể đang phát triển theo một khuôn mẫu khác thường hoặc khác với các bạn cùng lứa tuổi. Trẻ em bị rối loạn ngôn ngữ gặp khó khăn trong việc hình thành các từ, câu và ngôn ngữ của chúng có âm thanh khác với ngôn ngữ của các bạn cùng trang lứa, dẫn đến việc giao tiếp của trẻ trở nên khó hiểu mặc dù trẻ hiểu rõ các từ và sắp xếp câu đúng ngữ pháp.

Nếu trẻ gặp chứng chậm phát triển ngôn ngữ nhưng lâu không được cải thiện, đây sẽ là tiền đề cho chứng rối loạn ngôn ngữ phát triển. Lâu dần trẻ sẽ gặp một số vấn đề về hiểu và hói ngôn ngữ làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống hiện tại và sau này của trẻ.

Xem thêm: Cách dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ – Liệu bố mẹ đã hiểu đúng?

Dấu hiệu trẻ đang bị chậm phát triển ngôn ngữ

Sự phát triển ngôn ngữ ở mỗi trẻ sẽ có sự khác nhau, nhiều trẻ có thể phát triển nhanh hoặc chậm hơn. Vì vậy nếu bố mẹ so sánh con với những bạn cùng tuổi về sự phát triển ngôn ngữ sẽ không phù hợp. Theo nhiều nghiên cứu cho thấy sự phát triển ngôn ngữ ở từng độ tuổi chuẩn là mức tham chiếu phù hợp nhất mà bố mẹ cần tham khảo để theo dõi tiến độ phát triển ngôn ngữ của trẻ.

Sự phát triển ngôn ngữ ở từng độ tuổi chuẩn là mức tham chiếu phù hợp nhất mà bố mẹ cần tham khảo để theo dõi tiến độ phát triển ngôn ngữ của trẻ
Sự phát triển ngôn ngữ ở từng độ tuổi chuẩn là mức tham chiếu phù hợp nhất mà bố mẹ cần tham khảo để theo dõi tiến độ phát triển ngôn ngữ của trẻ

Trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ không làm được những điều sau:

  • 6 tháng: Trẻ cố gắng giao tiếp bằng mắt và nhìn bố mẹ khi bố mẹ gọi tên trẻ. Đồng thời bé sẽ phản ứng khi bố mẹ gọi tên một đồ vật nào đó bằng cách quay sang nhìn đồ vật đó.
  • 12 tháng: Bé thích chơi các trò chơi “Ú òa” và cố gắng nói, giao tiếp với mọi người bằng cách phát âm bập bẹ, cử chỉ,… Lúc này bé sẽ cố gắng giao tiếp với bố mẹ khi cần giúp đỡ hoặc cần đáp ứng nhu cầu, mong muốn. Bé có thể vẫy tay chào tạm biệt nếu được mẹ hướng dẫn, biết thay phiên nhau nói chuyện và lắng nghe chú ý đến những người xung quanh. Lúc này bé có thể nói ít nhất 1 từ.
  • 18 tháng: Bé có thể trả lời và làm theo các hướng dẫn đơn giản hằng ngày như cất đồ chơi, vứt vỏ bánh,… Bé có thể đặt 2 từ cạnh nhau như “Mẹ ơi”, “Uống nước”, “Ăn bánh”, “ra ngoài”, “đi thôi”,…
  • 2 tuổi:  Bé có thể nói khoảng 50 – 100 từ khác nhau và biết ghép các từ lại với nhau như ”Con muốn nước”, “Đi chơi thôi”,… Đồng thời bé sẽ tạo và phát âm các từ một cách tự nhiên hay nói cách khác là con hiểu và sao chép lại lời nói của người khác dễ dàng. Bé ở độ tuổi này cũng biết và đọc tên ít nhất 1 màu nhất định. 
  • 3 tuổi: Bé có thể kết hợp cá từ lại với nhau và tạo thành một câu có nghĩa dài hơn như “Mẹ ơi giúp con với”, “Mẹ ơi con muốn đi vệ sinh”,… Đồng thời bé có thể trả lời các hướng dẫn như “ Hãy lấy chiếc giày của con cạnh cái ghế”, “ Con đã ăn cơm vào buổi sáng chưa?”,… Trẻ sẽ tỏ ra quan tâm đến sách và bắt đầu có những câu hỏi.
  • Trẻ đến độ tuổi 4 – 5 tuổi, là độ tuổi học mẫu giáo và bắt đầu lên tiểu học, trẻ vẫn gặp khó khăn khi giao tiếp và nói chuyện. Nếu bé không bị các chứng bệnh khác như tự kỷ, mất thính giác,… Thì rất có thể con đang bị rối loạn ngôn ngữ. Biểu hiện có thể là:
    • Bé cố gắng và nỗ lực để học những từ mới hơn để có thể nói chuyện và giao tiếp.
    • Sử dụng những câu đơn giản, ngăn nhưng thường bỏ qua các từ quan trọng trong câu.
    • Trẻ chỉ có thể trả lời hoặc làm theo một phần của câu hỏi hay hướng dẫn nào đó.
    • Khó có thể nói về quá khứ hoặc tương lai.
    • Bé tỏ ra không hiểu nghĩa của từ, câu hoặc một câu chuyện đơn giản cụ thể nào đó.
    • Trẻ cảm thấy việc sử dụng các từ khó, thay vào đó sẽ sử dụng các từ chung chung như từ “Nhỏ” thay cho từ “Đơn giản”, “Nhỏ nhắn”,…

Ngoài ra trẻ sẽ có một số triệu chứng chung khác thường gặp ở các trẻ chậm phát triển ngôn ngữ như:

  • Trẻ ngừng nói hoặc ngừng làm những điều mà trẻ từng làm trước đây.
  • Không âu yếm như các trẻ khác.
  • Không chú ý đến lời nói và sự hiện diện của người khác.
  • Không đáp lại khi bố mẹ cười.
  • Có những hành động và cử chỉ một mình.
  • Dường như không nhận thấy được một số tiếng ồn như tiếng xe, tiếng mèo kêu,… Trừ khi có người gọi trẻ.
  • Trẻ dường như không sợ một điều gì.
  • Trẻ có thể nói ABC hoặc các số theo chương trình trên tivi nhưng lại không thể sử dụng các từ ngữ để yêu cầu hoặc bày tỏ thứ mà trẻ muốn.
  • Trẻ dường như không cảm thấy đau và biểu đạt như cách bình thường.

Xem thêm: 8 phương pháp dạy trẻ chậm nói bố mẹ có thể hỗ trợ TÍCH CỰC

Những nguyên nhân dẫn đến chứng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ; nó thường là kết quả của một chứng rối loạn phát triển khác và việc điều trị đòi hỏi phải phân tích các nguyên nhân riêng biệt của từng cá nhân.

Tuy nhiên có thể có 3 nguyên nhân phổ biến dẫn đến chứng chậm phát triển ngôn ngữ sau:

  • Tự kỷ: Tự kỷ có nhiều biểu hiện bệnh lý và thường ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ như chậm phát triển ngôn ngữ, nhưng không phải tất cả các trẻ bị tử kỷ đều chậm phát triển ngôn ngữ.
  • Khiếm thính: Thông thường, những trẻ có vấn đề về thính giác, khiếm thích rất có khả năng chậm phát triển ngôn ngữ vì bé không thể nghe và khó đọc.
  • Một số vấn đề tâm lý xã hội: Có nhiều vấn đề về tâm lý xã hội khiến bé chậm phát triển ngôn ngữ, ví dụ như nếu bé bị bỏ bê và không được dạy, giáo dục tốt cũng sẽ dẫn đến các vấn đề về sự phát triển ngôn ngữ.
Trẻ bị tự kỷ có nhiều biểu hiện bệnh lý và thường ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ như chậm phát triển ngôn ngữ
Trẻ bị tự kỷ có nhiều biểu hiện bệnh lý và thường ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp của trẻ như chậm phát triển ngôn ngữ

Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng sẽ dẫn đến tình trạng chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ em như:

  • Hội chứng Down: Trẻ bị mắc hội chứng Down thường phải đối mặt với các vấn đề về ngôn ngữ, hành vi, tập trung, dễ nổi giận, ám ảnh cưỡng chế,… Điều này dẫn đến trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.
  • Trẻ bị khe hở môi – chẻ vòm, hàm ếch, thắng lưỡi (phanh lưỡi ngắn): Khi bị các vấn đề này, trẻ sẽ khó có thể kiểm soát được các cơ quan và bộ phận liên quan đến việc nói, khiến việc phát ra âm thanh khó khăn hơn. Ví dụ như môi và hàm không thể kết hợp để tạo ra một số âm thanh nhất định.
  • Chậm phát triển trí tuệ: Bé chậm phát triển trí tuệ sẽ thường có khả năng cao chậm phát triển ngôn ngữ.

Dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ như thế nào? Lời khuyên cho bố mẹ

Nếu có có các biểu hiện của việc chậm phát triển ngôn ngữ, bố mẹ hãy tạo điều kiện cho con tham khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời hoặc giải quyết các lo lắng của bố mẹ. Ngoài việc ghé thăm các bác sĩ chuyên khoa về nhi, thính giác và tâm lý, bố mẹ có các cách sau giúp con chậm phát triển ngôn ngữ ngay tại nhà.

Hãy để trẻ tự nói ra yêu cầu của mình

Bố mẹ là người tiếp xúc trực tiếp với trẻ, vì vậy bố mẹ thường biết được các nhu cầu mong muốn của trẻ. Trẻ có thể biểu hiện những yêu cầu và mong muốn của mình thông qua các giao tiếp hình thể, chỉ trỏ, khóc lóc, rên rỉ,… Tuy nhiên hãy đừng đoán trước những nhu cầu của trẻ và để trẻ tự nói ra những vấn đề và mong muốn của mình.

Bố mẹ hãy để con tự cảm nhận và biết được mong muốn của mình thay vì đáp ứng ngay cho con, bố mẹ hãy hỏi con muốn gì và yêu cầu con nói lên mong muốn hoặc sử dụng một số ngôn ngữ ký hiệu. Ví dụ nếu con muốn uống nước, khóc và chỉ tay vào ly nước, hãy hỏi con “Con muốn gì?” và nếu con chưa sử dụng được lời nói để bày tỏ mong muốn, hãy kích thích con nói ra yêu cầu đó bằng cách dạy con nói từ từ và ghép lại hoặc dùng các ngôn ngữ ký hiệu cho bé.

Bố mẹ hãy để con tự nói lên nhu cầu của mình thay vì để trẻ giao tiếp hình thể như chỉ tay 
Bố mẹ hãy để con tự nói lên nhu cầu của mình thay vì để trẻ giao tiếp hình thể như chỉ tay

Điều quan trọng của cách dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ này là bố mẹ cần tạo điều kiện để con nói ra mong muốn của mình, không để con quá ỉ lại vào bố mẹ. Hãy cho con biết nếu con cần gì thì phải nói chứ bố mẹ sẽ không thể hiểu được ý của con. Điều này giúp trẻ tăng sự mong muốn nói chuyện hơn.

Xem thêm: Cách dạy trẻ chậm nói giảm chú ý – Bố mẹ có thể giúp gì?

Có thể sử dụng ngôn ngữ ký hiệu với trẻ chậm nói hoặc trẻ chưa biết nói

Như đã biết, nhiều trẻ có thể chưa nhận ra sự quan trọng của lời nói và giao tiếp, trẻ chưa biết được chỉ cần sử dụng lời nói, trẻ có thể đạt được những gì mình muốn. Vì vậy việc tìm ra cầu nối cho bé để giao tiếp sẽ rất hữu ích. Bố mẹ hãy thử sử dụng ngôn ngữ ký hiệu với con để con biết được sức mạnh của lời nói và ngôn từ.

Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu sẽ giúp trẻ hình thành và phát triển hệ thống ngôn ngữ, trẻ sẽ học giao tiếp trước khi biết nói và tạo động lực để bé nói vì bé sẽ biết được điều gì sẽ xảy ra khi trẻ giao tiếp.

Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu sẽ giúp trẻ hình thành và phát triển hệ thống ngôn ngữ, trẻ sẽ học giao tiếp trước khi biết nói
Sử dụng ngôn ngữ ký hiệu sẽ giúp trẻ hình thành và phát triển hệ thống ngôn ngữ, trẻ sẽ học giao tiếp trước khi biết nói

Lúc đầu, bố mẹ hãy dạy cho con những ngôn ngữ ký hiệu cho các yêu câu cơ bản và sử dụng để nói chuyện với con. Sau đó hãy cho con đưa ra ký hiệu lại cho bố mẹ. Bố mẹ có thể học các ngôn ngữ ký hiệu trên youtube, sách,…

Chia nhỏ và làm ngắn gọn mệnh lệnh

Khi trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, con sẽ gặp khó khăn với những hướng dẫn, mệnh lệnh dài, vì vậy bố mẹ cần làm ngắn gọn yêu cầu và câu nói của mình. Đồng thời hãy chia nhỏ vấn đề để trẻ dễ hiểu và giải quyết dần dần. 

Việc loại bỏ những từ ngữ không cần thiết, rút ngắn lại lời nói sẽ giúp con hiểu và phát triển ngôn ngữ tốt hơn. Ví dụ khi yêu câu con “ Bi, đến cửa và lấy cho mẹ đôi giày” hãy nói ngắn gọn hơn “Bi, lấy giày”. Hoặc thay vì nói “ Bi, con có thể tìm chỗ ngồi và ngồi vào bàn ăn tối” hãy nói rằng “Bi, ngồi xuống ghế”.

Ngoài ra việc làm ngắn và chia nhỏ một số hướng dẫn cũng rất hữu ích cho trẻ, ví dụ khi bố mẹ muốn con chuẩn bị ra ngoài, đi giày, mang khẩu trang và mặc áo ấm, hãy chia nhỏ những nhiệm vụ này và bảo con mặc áo khoác trước, sau đó mang khẩu trang, và sau khi làm xong thì hãy hướng dẫn con đi giày. Sau khi con có thể tự mình thực hiện các hướng dẫn dễ dàng, lúc này bố mẹ hãy cho con làm các hướng dẫn 2 bước và tăng thử thách này lên từ từ.

Xem thêm: Dạy trẻ giao tiếp bằng mắt – Bước đệm phát triển tư duy và nhận thức

Luôn nói cho con biết thứ đó/điều đó là gì

Việc dạy kỹ năng giao tiếp cho trẻ em bằng cách liên tục nói cho trẻ biết về một sự việc, một vật, cái đó là gì trong những môi trường khác nhau là cách cực kỳ hiệu quả để khuyến khích trẻ phát triển ngôn ngữ. Khi được nghe nhiều, làm quen với nhiều thứ mới, bé sẽ nâng cao được vốn từ vựng của mình. Đồng thời khi trẻ nghe được một vật gì đó và làm thông qua một điều gì đó trẻ sẽ hình thành sự kết nối và mối quan hệ giữa chúng, hiểu hơn về chúng sẽ giúp trẻ sử dụng và diễn đạt, nói về chúng một cách dễ dàng hơn.

Việc liên tục nói cho trẻ biết về một sự việc, một vật, cái đó là gì trong những môi trường khác nhau để khuyến khích trẻ phát triển ngôn ngữ
Việc liên tục nói cho trẻ biết về một sự việc, một vật, cái đó là gì trong những môi trường khác nhau để khuyến khích trẻ phát triển ngôn ngữ

Ngoài ra, ở những điều kiện và môi trường khác nhau, cho trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ sẽ tăng khả năng thích nghi và thích ứng với ngôn ngữ của bé. Khuyến khích bé tham gia vào câu chuyện, từ đó bé sẽ hình thành sự phản xạ, tương tác và giao tiếp với bố mẹ một cách tự nhiên.

Bố mẹ hãy nói chuyện với trẻ nhiều hơn bằng cách mô tả những việc bố mẹ đang làm bằng lời nói với những câu từ đơn giản. Điều này sẽ giúp trẻ mở rộng vốn từ vựng và có thể làm quen với các đồ vật và thế giới xung quanh trẻ. Ví dụ “Mẹ đang nấu cơm”, “Mẹ mang giày vào cho con thì mình đi chơi nhé!”,…

Đọc cùng con!

Sách tích hợp rất nhiều kiến thức cho bé, đồng thời nó cũng là một phương pháp hiệu quả cho những bé gặp chứng chậm phát triển ngôn ngữ. Việc đọc sách cùng con sẽ kết hợp được rất nhiều phương pháp dạy trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ. Bố mẹ đọc sách cùng con, sẽ giúp con nghe, tăng sự hiểu về ngôn ngữ, kích thích giao tiếp và nói chuyện,… và cũng dần dần rèn luyện thói quen đọc sách cho trẻ.

Ví dụ, khi trẻ muốn lật trang, bố mẹ hãy đợi con đưa ra yêu cầu, đồng thời có thể chỉ một số ký hiệu, một đồ vật trong sách. Ngoài ra bố mẹ cũng có thể mô tả một cách ngắn gọn để con dễ hiểu như “con mèo”, “con mèo ngủ”, “chúc con mèo ngủ ngon”,… Bố mẹ cũng có thể đưa những chỉ dẫn ngắn gọn như “chạm vào con mèo”, “tạm biệt con mèo”,…

Bố mẹ đọc sách cùng con, sẽ giúp con nghe, tăng sự hiểu về ngôn ngữ, kích thích giao tiếp và nói chuyện
Bố mẹ đọc sách cùng con, sẽ giúp con nghe, tăng sự hiểu về ngôn ngữ, kích thích giao tiếp và nói chuyện

Sau khi đọc cùng con 1 cuốn sách, bố mẹ hãy hỏi về cảm nghĩ của con như “Con cảm thấy thế nào?”, “Bố cảm thấy hay, còn con?”,… Giao tiếp với con đơn giản, sẽ giúp con làm quen với giao tiếp và kích thích phát triển ngôn ngữ. Bố mẹ có thể tham khảo nhiều sách với nhiều thể loại để tăng tính thú vị cho con.

Những trò chơi luôn đem lại tác động tích cực

Trẻ em thường thích vui chơi, chạy nhảy, vì vậy những trò chơi luôn đem lại tác động tích cực cho việc học tập và trau dồi thông tin, kiến thức, kỹ năng cho trẻ. Đối với trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cũng vậy, những trò chơi phát triển kỹ năng giao tiếp cho trẻ thú vị sẽ giúp hỗ trợ bé phát triển ngôn ngữ tốt hơn. 

Trò chơi đóng vai là một trò chơi rất phù hợp với các bé chậm phát triển ngôn ngữ. Thông qua trò chơi này bé có thể tăng cường từ vựng, hiểu hơn về cấu trúc câu, đồng thời rèn luyện những kỹ năng giao tiếp, hành vi xã hội và nâng cao tính tưởng tượng. Trò chơi tạo ra một môi trường hỗ trợ và tạo cho bé hứng thú giao tiếp, học từ ngữ và phát triển được ngôn ngữ của mình.

Bé đóng vai làm bác sĩ chữa bệnh cho bạn gấu
Bé đóng vai làm bác sĩ chữa bệnh cho bạn gấu

Một số trò chơi đóng vai phù hợp và thân thuộc cho bé mà bố mẹ nên tham khảo như đóng vai bác sĩ, nhân viên cửa hàng, tài xế xe buýt, gia đình, các câu chuyện cổ tích,… Hãy giúp bé mô phỏng hình ảnh và tình huống cụ thể, bé có thể chơi trò chơi cùng với các vật dụng đồ chơi phù hợp, nói chuyện với các búp bê, gấu bông, siêu nhân,… Tuy nhiên bố mẹ có thể hỗ trợ và chơi cùng bé để giúp bé tăng khả năng tương tác nhiều hơn và tăng tình cảm, gắn kết với gia đình, tạo động lực cho bé mong muốn nói chuyện và giao tiếp. Bố mẹ cũng nên khuyến khích bé chơi cùng với các bạn bè để tạo niềm vui và hứng thú cho trẻ, tạo môi trường thoải mái, tích cực cho bé.

Xem thêm: 50+ trò chơi phát triển tư duy cho trẻ mầm non từ 3 – 5 tuổi

Ngoài ra, cho bé tiếp xúc với FlashCard để bé học các từ vựng có mô tả hình ảnh cũng là một phương pháp hiệu quả. Những hình ảnh sinh động cho các từ vựng sẽ giúp bé liên kết nghĩa của từ với hình ảnh, từ đó ghi nhớ từ vựng nhanh hơn và dễ dàng hơn. Bố mẹ hãy cho bé làm quen với các thẻ từ vựng, sau đó chỉ và yêu cầu bé đọc tên từ và hình ảnh nhìn thấy. Điều này giúp trẻ có thể giao tiếp với bố mẹ và tương tác, học thêm từ vựng một cách tự nhiên. Một số FlashCard có mô phỏng âm thanh, giọng nói, cách đọc từ vựng sẽ rất phù hợp với các bé chậm phát triển ngôn ngữ.

Điều quan trọng nhất trong việc dạy trẻ chậm phát triển ngôn ngữ là sự yêu thương của bố mẹ dành cho trẻ. Bố mẹ cần kiên nhẫn và nỗ lực, sát cánh cùng con học tập mỗi ngày, điều này sẽ đem lại hiệu quả tốt nhất cho quá trình phát triển ngôn ngữ của con. Đồng thời bố mẹ hãy chia sẻ và tâm sự với con nhiều hơn, tạo môi trường giao tiếp và cần sự giao tiếp để thúc đẩy trẻ tập nói. Việc giảng dạy cần dựa theo tính cách và tư duy của trẻ để dạy trẻ theo phương pháp phù hợp nhất.

Nếu bố mẹ đang tò mò không biết con trẻ có tính cách như thế nào, đâu là điểm mạnh, điểm yếu của con, thì chương trình Sinh Trắc Vân Tay chắc chắn sẽ là trải nghiệm thú vị cho cả bố mẹ và bé!

Bố mẹ hãy đăng ký chương trình Sinh Trắc Vân Tay MIỄN PHÍ cho bé TẠI ĐÂY

Trainer Lê Đặng Minh Nhật

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Icon Facebook tác giả    Icon Youtube tác giả

0 0 đánh giá
Đánh giá bài viết
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận
Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được
Tư vấn & Test tính cách Miễn phí

    Thông tin liên lạc

    Công ty cổ phần Tiềm năng vô hạn

    Mã số thuế: 4201892928

    Người đại diện theo pháp luật: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

    Theo dõi chúng tôi icon FB icon YT

    background footer

    0
    Rất thích suy nghĩ của bạn, hãy bình luận.x