5 cách giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học TỐI ƯU

Học sinh tiểu học cần được học kỹ năng gì?

Ba mẹ có con bắt đầu bước vào độ tuổi đi học cần trang bị những điều gì? Ngoài tiếp thu kiến thức sách vở ở trường, các bậc phụ huynh cũng cần trang bị kỹ năng sống cho con. Nhưng dùng phương pháp nào để dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học được hiệu quả nhất?

Tại sao việc chọn cách giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học lại quan trọng?

Theo Tổ chức Giáo dục, KH & VH liên hiệp quốc (UNESCO): “Kỹ năng sống gắn với 4 trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI: Học để biết – Học để làm – Học để chung sống – Học để làm người. Theo đó kỹ năng sống được định nghĩa là những năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày”.

Hiện nay có rất nhiều thông tin, phương pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Nhưng việc chọn đúng phương pháp với từng đối tượng trẻ ở từng hoàn cảnh, giai đoạn với việc tiếp thu của trẻ ảnh hưởng đến hiệu quả cách dạy của ba mẹ. Giai đoạn trẻ mầm non cần dạy phương pháp khác, trẻ tiểu học, trung học lại là phương pháp khác. Cho nên ba mẹ cần kỹ càng khi chọn lọc các phương pháp phù hợp giáo dục kỹ năng sống cho con để đạt được hiệu quả tốt nhất.

Trẻ khi bắt đầu bước vào tiểu học sẽ có vài sự khác biệt về tính cách, thái độ so với trẻ hồi mầm non. Nên ba mẹ không thể sử dụng phương pháp cũ hay áp đặt lên con theo cách dạy của ông bà ngày xưa. Điều này có thể ảnh hưởng đến cảm xúc của con, thái độ của con đối với bố mẹ, dễ bị rạn nứt tình cảm gia đình, thậm chí có trường hợp còn khó nói hơn,…  Và đối với thầy cô rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học cũng vậy, các cô đều phải nắm bắt được tâm lý của trẻ và phối hợp với gia đình để giáo dục trẻ một cách tốt nhất.

Dạy trẻ kết bạn và hoà nhập để nâng cao tự tin giao tiếp 
Việc chọn cách giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học rất quan trọng

Xem thêm: 18+ kỹ năng sống cho trẻ tiểu học VỮNG CHÃI bước vào đời

Các phương pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học bố mẹ cần biết

Trao cơ hội để trẻ được thể hiện bản thân

Ba mẹ hãy khuyến khích trẻ phát biểu cảm nghĩ, chia sẻ của bản thân, mặc dù đôi khi câu nói hơi buồn cười nhưng đây là bước đầu để ba mẹ giáo dục kỹ năng sống cho con, ngoài ra còn giúp gia đình lắng nghe nhau, gắn kết hơn. Ba mẹ còn tổ chức thêm các hoạt động trong xóm làng, khu phố; các trò chơi để con trẻ được làm “thủ lĩnh” điều này giúp trẻ tự tin, mạnh dạn, hoạt bát hơn; thể hiện được cá tính của bản thân như: giao lưu văn hóa văn nghệ, “đóng vai” hoặc hùng biện; trò chơi dân gian,….

Hướng dẫn trẻ kỹ năng giao tiếp tự tin
Trao cơ hội để trẻ được thể hiện bản thân

Thông qua các hoạt động vui chơi giải trí

Nhà trường và gia đình giáo dục kỹ năng sống cho trẻ tiểu học thông qua hoạt động vui chơi giải trí, đây là phương pháp giúp con học hỏi một cách tự nhiên và thú vị hơn. Ba mẹ có thể tổ chức trò chơi cờ vua giúp con rèn luyện kỹ năng tư duy, giải quyết vấn đề, tập trung; hoạt động đọc sách giúp con phát triển kỹ năng ngôn ngữ, tư duy; hoạt động thực tế như làm bánh, trồng rau, dọn nhà giúp con tăng kỹ năng tự lập, trách nhiệm cá nhân. Tổ chức hoạt động ngoài trời như: nhảy dây, đi xe đạp giúp trẻ tăng kỹ năng thể chất.

Độ tuổi đi học trẻ sẽ yêu thích các bài hát có ý nghĩa, qua đó sẽ giúp trẻ phát triển tư duy và năng lực cần thiết cho hành trang trưởng thành của mình
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua hoạt động vui chơi giải trí

Xem thêm: Kỹ năng sống không mở cửa cho người lạ với 4 bài học THỰC TẾ

Thông qua truyện kể, phim ảnh

Dạy kỹ năng sống cho trẻ thông qua truyện kể, hình ảnh là phương pháp rất hiệu quả và phổ biến trong giáo dục trẻ em tiểu học. Điều này sẽ khiến các con thích thú khi được xem truyện tranh, phim hoạt hình; vừa giải trí mà con học tiếp thu rất nhanh.

Dạy trẻ qua truyện kể giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và kỹ năng đọc hiểu. Chúng giúp trẻ em mở rộng vốn từ vựng và cải thiện khả năng phân tích, đánh giá và hiểu nội dung. Ngoài ra truyện kể và phim ảnh mở ra một thế giới thú vị đầy màu sắc cho trẻ em; giúp các bé khơi gợi trí tưởng tượng, sáng tạo từ đó phát triển khả năng tư duy, khơi gợi sự tò mò, tìm hiểu kỹ năng, kiến thức.

Phim ảnh thường chứa đựng các câu chuyện, trường hợp xảy ra trong cuộc sống, từ đó trẻ học được thêm nhiều nhiều bài học; kỹ năng xử lý tình huống trong cuộc sống. Ngoài ra còn chứa đựng các giá trị sống như tình bạn, tình thương, sự đồng cảm, đoàn kết, trung thực. Giúp cho trẻ phát triển những kỹ năng này vào đời sống của chính mình.

Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua truyện kể, phim ảnh
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua truyện kể, phim ảnh

Qua chính các hoạt động đời sống hàng ngày ở nhà và trên trường học

“Cháu tôi lớp ba rồi nhưng vẫn không biết làm gì cả, từ việc vệ sinh cá nhân cũng cần bố mẹ phải nhắc. Có hôm bố mẹ đi vắng, tôi bảo cháu đi cắm nồi cơm, nó thản nhiên đáp: Cháu có bao giờ nấu cơm đâu mà biết, ở nhà với bố mẹ cháu không phải nấu cơm. Tôi thật sự ngỡ ngàng, có lẽ lâu nay ba mẹ cháu chiều cháu hơi nhiều, không rèn cho cháu tính kỷ luật” – Bà T.T.Duyên ở Đống Đa, Hà Nội tâm sự.

Ba mẹ nên nắm được rằng dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học thông qua các hoạt động đỡ giản ngay tại đời sống trong nhà là một phương pháp dễ dàng nhưng cũng cần ba mẹ kỷ luật, nghiêm khắc. Để làm được điều này ba mẹ hãy dạy con kỹ năng tự lập, trách nhiệm, quản lý thời gian thông qua việc dạy con: nấu cơm, quét nhà, gấp quần áo, dọn đồ chơi,…

Nhà trường nên tổ chức nhiều hoạt động ngoại khóa: văn nghệ, thi nấu ăn, trò chơi dân gian, thi ứng xử, hùng biện,… để các con có thể phát triển tính cách cá nhân; nâng cao kỹ năng làm việc đội nhóm, quản lý thời gian, kỹ năng giao tiếp.

Trẻ tự lập giúp bố mẹ có nhiều thời gian và đỡ vất vả hơn
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ qua hoạt động ở nhà, ở trường

Tham gia các khóa học, trại hè kỹ năng sống

Sự thành công của một người chỉ 20% – 25% là dựa vào kỹ thuật chuyên ngành, còn lại là dựa vào kỹ năng sống 70% – 85%. Rèn luyện kỹ năng sống cho con thông qua các khóa học trại hè là phương pháp vô cùng hiệu quả bởi vì con được học trên môi trường nhiều bạn bè, tinh thần hứng thú và tiếp thu kiến thức một cách rất tự nhiên. Hầu như những kỹ năng trẻ em tiểu học học được thông qua khóa học, trại hè đều rất thiết thực trong đời sống của con trẻ; khiến trẻ thay đổi nhanh chóng về thái độ, tư duy, kỹ năng.

UPO luôn đặt mục tiêu không chỉ trở thành một môi trường học tập đơn thuần mà còn là một ngôi nhà và sân chơi cho trẻ
Giáo dục kỹ năng sống cho trẻ thông qua khóa học, trại hè kỹ năng sống

Hiện nay có rất nhiều đơn vị trường học tổ chức các khóa học, trại hè dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học. Điều này khiến cho nhiều phụ huynh băn khoăn không biết đơn vị nào tổ chức uy tín, hiệu quả. Hiểu được nỗi lòng của Phụ huynh, chúng tôi đã khảo sát rất nhiều bố mẹ đã từng cho con tham gia các khóa học, trại hè kỹ năng sống. Nhận được nhiều phản hồi tích cực, có cả phản hồi chưa ưng ý, nhưng hầu hết phụ huynh đều hài lòng về kỹ năng sống con được học. Để nói về khóa học kỹ năng sống giúp trẻ chuyển hóa ngay sau buổi học, chúng tôi nhận được phản hồi của phụ huynh cho con tham gia khóa KidUP của Trường đào tạo kỹ năng UPO

“Chị cảm ơn chương trình giáo dục UPO. Trong thời gian cháu theo học, chị thấy Yến có sự thay đổi về cách tự lo cho bản thân, biết quan tâm đến gia đình, tự kiềm chế được mỗi khi làm việc khó. Nhất là kỹ năng giao tiếp với mọi người Yến có vẻ tự tin hơn trước đây. Gia đình cảm ơn trung tâm rất nhiều” – chị L.T. Huệ cho con Yến 7 tuổi tham gia khóa KidUP bày tỏ.

Bố mẹ hãy đăng ký khoá học KidUP cho bé ngay TẠI ĐÂY

Một số lưu ý dành cho ba mẹ khi dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học

Không áp đặt

Khi dạy kỹ năng sống cho con ba mẹ cần lưu ý không được áp đặt mà phải tôn trọng, lắng nghe quan điểm của con. Điều này khiến con cảm thấy được quan tâm, tôn trọng và gắn kết tình cảm gia đình hơn. Nếu con không đồng ý với một ý tưởng hoặc phương pháp nào đó, hãy thảo luận và tìm kiếm giải pháp thích hợp cùng con. Mỗi đứa trẻ đều có một điểm mạnh khác nhau, kỹ năng nào con đang là điểm mạnh ba mẹ cần tạo điều kiện cho con phát huy thay vì phải ép buộc con theo ý của mình.

Đừng gay gắt, hãy khen ngợi nhiều hơn!

Bố mẹ hãy cảm nhận con và xem thử con đã sẵn sàng tự lập chưa
Hãy khen ngợi để cổ động khi rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học

Khi giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, phụ huynh cần lưu ý việc khen ngợi rất quan trọng. Nó sẽ giúp con cảm thấy được động viên, khích lệ, tự tin hơn trong việc học tập kỹ năng sống. Nếu phụ huynh quá nghiêm khắc, chỉ tập trung vào điểm con chưa được hoàn thiện sẽ khiến con cảm thấy bị chỉ trích, tự ti khi thực hành kỹ năng này dẫn đến hiệu quả học tập của con không được tốt. Nếu con đã cố gắng hết sức để thực hiện kỹ năng sống, bố mẹ hãy khen ngợi con dù kết quả thành công hay thất bại.

Xem thêm: [Tổng hợp] Các kỹ năng sống cho nữ sinh “HIỆN ĐẠI” 2023

Chọn thời điểm dạy thích hợp

Nên chọn thời điểm thích hợp để dạy kỹ năng sống cho con. Không nên chọn lúc con đang bận rộn hoặc quá mệt mỏi. Hãy để con có thời gian nghỉ ngơi, thoải mái tinh thần, khi con đã sẵn sàng trò chuyện thì mới bắt đầu. Điều này ảnh hưởng quan trọng đến việc tiếp thu kỹ năng sống của con.

Con cũng cần sẵn sàng!

Trẻ biết làm nhiều thứ sẽ dễ dàng tìm được nhiều giải pháp hay cho các vấn đề xung quanh và tự tin hơn về bản thân
Bố mẹ hãy cảm nhận và có thể hỏi trực tiếp để lắng nghe ý kiến của con

Ba mẹ hãy cho con quyền quyết định và hoạt động độc lập. Phụ huynh có thể dạy kỹ năng sống cho trẻ tiểu học, nhưng không nên can thiệp quá nhiều vào quá trình thực hành của con. Không phải lúc nào ba mẹ muốn thì con cũng muốn, cho nên bố mẹ hãy tôn trọng quyết định của con.

Độ khó của các bài tập

Hãy diễn giải cho con hiểu được không phải bố mẹ lười mà bố mẹ đang muốn tốt cho con
Để giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, bố mẹ cần lưu ý xem trẻ đã có đủ kỹ năng và nhận thức cho nhiệm vụ sắp tới chưa

Trong quá trình rèn kỹ năng sống cho con, bố mẹ cần để ý đến độ khó của các bài tập mà con thực hiện. Việc gia tăng độ khó của các bài tập giúp con phát triển kỹ năng sống nhanh hơn, nhưng ba mẹ cũng cần lưu ý độ khó phải nằm trong khả năng của con. Ba mẹ nên thay đổi độ khó các bài tập từ từ và thay đổi theo nhiều phong cách, màu sắc khác nhau để con trẻ không thấy nhàm chán.

Xem thêm: “Bí kíp” rèn luyện kỹ năng sống tự lập cho trẻ BÀI BẢN NHẤT

Chú trọng vào các trải nghiệm tích cực trong mỗi bài học

Ba mẹ nên chú trọng vào các trải nghiệm tích cực của con khi thực hành bài học nâng cao kỹ năng sống. Không nên quá nghiêm khắc, áp đặt và chú ý đến tinh thần, sức khỏe của con. Nếu hôm nay con hơi mệt, cảm xúc không được tốt phụ huynh nên đổi bài tập sang hoạt động cùng con xem hoạt hình, đọc truyện, nghe nhạc.Để con được giải trí, nghỉ ngơi mà vẫn rèn luyện kỹ năng lắng nghe, đọc hiểu, tưởng tượng của con.

Cho con thời gian để hoàn thiện

Hãy kiên trì
Hãy kiên trì

Trong quá trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học, ba mẹ không nên kỳ vọng quá nhiều dẫn tới tạo áp lực vô hình cho con. Ba mẹ hãy cho con thời gian để hoàn thiện mình, không thể ngày một ngày hai mà con trở nên giao tiếp tốt, kỷ luật tốt mà đó là cả một quá trình. bố mẹ hãy kiên nhẫn, nhẹ nhàng, đồng hành cùng con trên con đường hoàn thiện mình của bé.

Tôn trọng không gian riêng tư của trẻ

Con trẻ cũng cần có nhu cầu được có không gian riêng tư, nơi mà trẻ coi là vùng đất "bất khả xâm phạm"
Con trẻ cũng cần có nhu cầu được có không gian riêng tư, nơi mà trẻ coi là vùng đất “bất khả xâm phạm”

Ba mẹ cần nhớ dạy kỹ năng sống cho con chứ không phải quyết định, can thiệp vào cuộc sống của con; con cần được tôn trọng và đồng thời được hướng dẫn cách bảo vệ quyền riêng tư của mình. Ba mẹ không nên nói những thông tin riêng tư của con cho người khác như sở thích, mối quan hệ, tình cảm,… Trong quá trình rèn kỹ năng sống cho con bố mẹ cần tránh điều tra thông tin của con như: đọc trộm tin nhắn, xem nhật ký của con,..Việc này sẽ khiến con cảm thấy không được tôn trọng và bị xâm phạm đến quyền riêng tư của mình.

Điều quan trọng, ba mẹ cần hướng dẫn con về các nguy cơ an toàn trên mạng và cách bảo vệ thông tin cá nhân của mình. Con cần được hướng dẫn cách sử dụng mạng xã hội và internet một cách an toàn và đúng đắn.

Phối hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường

Trẻ không phải lúc nào cũng có cơ hội thể hiện cá tính, khả năng hoặc việc gì đó ở nhà giống ở trường nên cha mẹ thường không nắm bắt hết những điều về con để dạy con những kỹ năng sống còn thiếu, ngược lại khi con ở nhà cũng vậy, nhà trường cũng không thể hiểu hết bản chất và biết được những kỹ năng còn thiếu của con để rèn luyện. Chính vì vậy gia đình và nhà trường hai bên cần phối hợp với nhau để nhận diện, nắm bắt thông tin kịp thời giúp con hoàn thiện kỹ năng sống được tốt nhất.

Hy vọng qua bài viết này bố mẹ cũng như các thầy cô đã có thêm những kiến thức hữu ích về các phương pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học. Bố mẹ và các thầy cô hãy tiếp tục theo dõi các bài viết mới nhất từ UPO nhé!

Trainer Lê Đặng Minh Nhật

Tác giả/Tham vấn: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

Founder - CEO Công Ty CP Tiềm Năng Vô Hạn UPO

Thầy Lê Đặng Minh Nhật là nhà đào tạo, nhà nghiên cứu tâm lý giáo dục vời hơn 10 năm giảng dạy và đào tạo hơn 30.000 học viên toàn quốc. Thầy cũng là nhà huấn luyện và tư vấn cho đội ngũ nhân sự và khách hàng của các tập đoàn và doanh nghiệp: FPT, PQC hospitality, J&T express, Amyra, ILA, RMIT, AIA EXCHANGE, Chubb Life, Global Media…

"Giáo dục nào đâu phải là quần áo để khoác lên cho đẹp, bởi giáo dục vốn dĩ là khơi dậy cái đẹp từ bên trong mỗi đứa trẻ" chính là châm ngôn của thầy trong giáo dục con trẻ.

Icon Facebook tác giả    Icon Youtube tác giả

0 0 votes
Đánh giá bài viết
Subscribe
Notify of
guest
0 Góp ý
Inline Feedbacks
View all comments
Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được Đăng ký Test sinh trắc vân tay để được
Tư vấn & Test tính cách Miễn phí

    Thông tin liên lạc

    Công ty cổ phần Tiềm năng vô hạn

    Mã số thuế: 4201892928

    Người đại diện theo pháp luật: LÊ ĐẶNG MINH NHẬT

    Theo dõi chúng tôi icon FB icon YT

    background footer

    0
    Would love your thoughts, please comment.x
    ()
    x